Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở...

Tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường trung học phổ thông huyện đoan hùng, phú thọ giai đoạn 2010 - 201

.PDF
109
1341
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HỒNG ĐIỆP BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐOAN HÙNG, PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN HỒNG ĐIỆP BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐOAN HÙNG, PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ GIÁO DỤC Chuyên ngành: QUẢN LÍ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Anh Tuấn HÀ NỘI - 2010 Lời cảm ơn .....@..... Lêi ®Çu tiªn t¸c gi¶ b¶n luËn v¨n xin tr©n träng c¶m ¬n Tr-êng §¹i häc Gi¸o dôc - §¹i häc Quèc gia Hµ Néi vµ c¸c thÇy c« gi¸o cña nhµ tr-êng ®· gi¶ng d¹y vµ t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho chóng t«i trong suèt kho¸ häc §Æc biÖt, t¸c gi¶ b¶n luËn v¨n xin bµy tá lßng biÕt ¬n s©u s¾c tíi TS. TrÇn Anh TuÊn, ng-êi thÇy ®· trùc tiÕp h-íng dÉn vµ tËn t×nh chØ b¶o, gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu, thùc hiÖn ®Ò tµi. Nh©n dÞp nµy, còng xin ®-îc ch©n thµnh c¸m ¬n L·nh ®¹o Së Gi¸o dôc vµ §µo t¹o Phó Thä, C¸c phßng chøc n¨ng cña Së, Ban gi¸m hiÖu vµ c¸c thÇy c« gi¸o cña c¸c tr-êng THPT trªn ®Þa bµn huyÖn §oan Hïng; c¸c b¹n ®ång nghiÖp vµ nh÷ng ng-êi th©n ®· tËn t×nh gióp ®ì, t¹o mäi ®iÒu kiÖn thuËn lîi ®Ó t«i hoµn thµnh nhiÖm vô häc tËp, nghiªn cøu vµ hoµn thµnh luËn v¨n. MÆc dï ®· rÊt cè g¾ng, song luËn v¨n khã tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt vµ h¹n chÕ. KÝnh mong nhËn ®-îc nhøng ý kiÕn ®ãng gãp, chØ b¶o cña c¸c thÇy c« gi¸o, c¸c b¹n ®ång nghiÖp vµ nh÷ng ng-êi quan t©m ®Ó luËn v¨n ®-îc hoµn thiÖn h¬n. Xin tr©n träng c¶m ¬n! Hµ Néi, th¸ng 12 n¨m 2010 T¸c gi¶ NguyÔn Hång §iÖp DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHƢ VIẾT TẮT Từ viết tắt STT Viết đầy đủ 1 BGH Ban giám hiệu 2 CBQL Cán bộ quản lý 3 CC Cao cấp 4 CĐ Cao đẳng 5 CM Chuyên môn 6 CNTT Công nghệ thông tin 7 ĐH Đại học 8 ĐNGV Đội ngũ giáo viên 9 GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo 10 GD Giáo dục 11 GV Giáo viên 12 HS Học sinh 13 KT-XH Kinh tế - Xã hội 14 PPDH Phương pháp dạy học 15 QLGD Quản lý giáo dục 16 SC Sơ cấp 17 SGK Sách giáo khoa 18 TBD Tự bồi dưỡng 19 TC Trung cấp 20 THPT Trung học phổ thông 21 THCS Trung học cơ sở 22 TNCS Thanh niên cộng sản 23 TTCM Tổ trưởng chuyên môn 24 UBND Ủy ban nhân dân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3 5. Giả thuyết khoa học 3 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN THPT MỚI VÀO NGHỀ 6 1.1. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng 6 1.1.1. Quản lí giáo dục và các chức năng quản lý 6 1.1.1.1. Quản lí giáo dục 6 1.1.1.2. Các chức năng quản lý trong quản lý giáo dục 8 1.1.2. Khái niệm “biện pháp” trong quản lý giáo dục 10 1.1.2.1. Khái niệm biện pháp quản lý 10 1.1.2.2. Các biện pháp quản lí trong giáo dục. 10 1.1.3. Quản lí nhà trường và vai trò của Hiệu trưởng 11 1.1.3.1. Quản lí nhà trường 11 1.1.3.2. Vai trò của Hiệu trưởng nhà trường THPT 13 1.2. Vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 14 1.2.1. Khái niệm phát triển đội ngũ giáo viên 14 1.2.1.1. Đội ngũ và phát triển đội ngũ 14 1.2.1.2. Phát triển đội ngũ giáo viên 15 1.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhìn từ góc độ lý thuyết phát triển nguồn nhân lực 16 1.2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực và đào tạo nguồn nhân lực 16 1.2.2.2. Nội dung cơ bản của phát triển nguồn nhân lực và định hướng vận dụng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên 19 1.2.3. Quản lý Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 19 1.2.3.2. Bồi dưỡng chuyên môn và quản lý bồi dưỡng chuyên môn 20 1.2.3.3. Các điều kiện đảm bảo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 22 1.3. Hiệu trƣởng THPT với nhiệm vụ quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề 23 1.3.1. Mục tiêu và các cấp độ quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn trong trường THPT 23 1.3.1.1. Một số căn cứ pháp lý 23 1.3.1.2. Một số mục tiêu chủ yếu về phát triển đội ngũ giáo viên 23 1.3.2. Đặc điểm của giáo viên THPT mới vào nghề và yêu cầu đặt ra 25 1.3.2.1. Đặc điểm của giáo viên THPT mới vào nghề 25 1.3.2.2. Yêu cầu đối với giáo viên THPT mới vào nghề 25 1.3.3. Nội dung, quy trình quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên THPT mới vào nghề 29 1.3.3.1. Nội dung quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên THPT mới vào nghề 29 1.3.3.2. Quy trình quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho giáo viên THPT 29 Kết luận chƣơng 1 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN ĐOAN HÙNG, PHÚ THỌ 34 2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu 34 2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội của huyện Đoan Hùng 34 2.1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện Kinh tế - xã hội 34 2.1.1.2. Khái quát về quy mô phát triển giáo 35 2.1.2 Về giáo dục THPT và đội ngũ giáo viên THPT huyện Đoan Hùng 37 2.1.2.1. Quy mô và loại hình giáo dục THPT 37 2.1.2.2. Một số kết quả giáo dục THPT 38 2.1.2.3. Về phát triển đội ngũ 39 2.2. Thực trạng quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ 42 2.2.1. Khái quát thực trạng các hoạt động bồi dƣỡng chuyên môn 42 2.2.2. Khảo sát thực trạng quản lý trong công tác bồi dưỡng chuyên môn 44 2.2.2.1. Về việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển đội ngũ và kế hoạch quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên 45 2.2.2.2. Về tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT 46 2.2.2.3. Đánh giá thực trạng vai trò quản lý của tổ chuyên môn và các bộ phận chức năng 47 2.2.2.4. Vai trò của giáo viên mới trong công tác bồi dưỡng chuyên môn 49 2.3. Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dƣỡng chuyên môn của Hiệu trƣởng THPT huyện Đoan Hùng, đối với giáo viên mới vào nghề 50 2.3.1. Thực trạng biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên THPT mới vào nghề 51 2.3.1.2. Về tổ chức bồi dưỡng việc lập kế hoạch cá nhân của giáo viên mới và quản lý kế hoạch bồi dưỡng giáo viên mới của các tổ chuyên môn. 52 2.3.1.3. Nội dung chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng giáo viên mới về nghiên cứu chương trình dạy học và đổi mới PPDH 53 2.3.1.4. Về nội dung chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng giáo viên mới chuẩn bị bài trước khi lên lớp. 54 2.3.1.5. Về chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn trong việc thực hiện dạy học trên lớp và thực hiện nền nếp chuyên môn của GV mới 54 2.3.1.6. Về chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn trong việc hướng dẫn giáo viên mới thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập đúng quy định 55 2.3.1.7. Về quản lý công tác tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên mới 56 2.3.1.8. Về quản lí hồ sơ chuyên môn của giáo viên mới vào nghề 57 2.3.2. Thuận lợi, khó khăn trong việc quản lí công tác bồi dƣỡng chuyên môn của hiệu trƣởng đối với GV mới vào nghề 57 2.3.2.1. Những thuận lợi 57 2.3.2.2. Những khó khăn 58 2.3.2.3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hƣởng đến việc Hiệu trƣởng quản lí hoạt động chuyên môn đối với GV mới vào nghề 59 Kết luận chƣơng 2 (những vấn đề đặt ra cần giải quyết) 60 Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN MỚI VÀO NGHỀ Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ 62 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất 62 3.2. Các biện pháp quản lí công tác bồi dƣỡng chuyên môn đối với giáo viên THPT mới vào nghề 63 3.2.1. Bồi dƣỡng, nâng cao nhận thức về hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ GV mới vào nghề 63 3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 63 3.2.1.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 63 3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 65 3.2.2. Xây dựng Chƣơng trình và kế hoạch bồi dƣỡng chuyên môn cho GV mới vào nghề 65 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 65 3.2.2.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 66 3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 68 3.2.3. Tăng cƣờng quản lí việc thực hiện nội dung chƣơng trình, nền nếp dạy học của GV 69 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 69 3.2.3.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 69 3.2.3.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 71 3.2.4. Tăng cƣờng quản lí việc đổi mới phƣơng pháp và sử dụng phƣơng tiện dạy học 72 3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 72 3.2.4.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 72 3.2.4.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 74 3.2.5. Tổ chức kèm cặp, giúp đỡ GV mới vào nghề và giao lƣu chuyên môn với đồng nghiệp ở các trƣờng THPT trên địa bàn huyện 74 3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 74 3.2.5.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 75 3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 76 3.2.6. Tăng cƣờng quản lí hoạt động tự bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn của GV mới vào nghề 77 3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 77 3.2.6.2. Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp. 77 3.2.6.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp. 79 3.2.7. Chú trọng các biện pháp tạo động lực phấn đấu bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề 80 3.2.7.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 80 3.2.7.2. . Nội dung và cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp 80 3.2.7.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp 82 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí đề xuất 82 3.4. Khảo sát tính khả thi, cần thiết của các biện pháp quản lí đề xuất 83 3.4.1. Các bƣớc tiến hành khảo sát 83 3.4.2. Kết quả khảo sát tính khả thi, cần thiết của các biện pháp quản lí đề xuất 84 Kết luận chƣơng 3 88 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90 1. Kết luận 90 2. Khuyến nghị 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trước những yêu cầu mới về phát triển kinh tế - xã hội và của sự nghiệp đổi mới giáo dục, hơn bao giờ hết, vai trò đội ngũ giáo viên lại càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp "trồng người". Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII đã xác định: “Xây dựng đội ngũ GV, tạo động lực cho người dạy, người học, tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo, biến những mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực”. Luật giáo dục 2005, tại Điều 15, cũng đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục…”. Mặt khác, trong các nhà trường nói chung, trong các trường THPT nói riêng luôn có sự tiếp nối các thế hệ nhà giáo. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ, trong đó có các giáo viên mới vào nghề luôn là một công tác thường xuyên, quan trọng và cấp thiết của quản lý nhà trường. Thực tế ở huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ cho thấy, quy mô trường lớp tăng nhanh, từ 01 trường THPT năm học 2000 - 2001 tăng lên 04 trường THPT năm học 2009- 2010. Đồng thời, để thực hiện Nghị quyết số 08NQ/TU ngày 27/11/2006 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về việc phổ cập giáo dục bậc trung học giai đoạn 2006 – 2010, định hướng đến 2015 và các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo bậc trung học, riêng các trường THPT công lập được giao thêm nhiệm vụ phổ cập giáo dục bậc trung học phổ thông. Bởi vậy, chỉ trong 2 năm học 2008 - 2009 và 2009 2010 Sở GD& ĐT Phú Thọ đã tiến hành tuyển mới một số lượng lớn giáo viên THPT là khoảng 404 người trong đó riêng các trường THPT huyện Đoan Hùng có 62 giáo viên mới (chiếm tỷ lệ 15,3%). Số lượng giáo viên trẻ tăng nhanh, đó vừa là cơ hội để các trường THPT có một lực lượng giáo viên kế cận cho sự nghiệp phát triển giáo dục THPT 1 nói chung và các trường THPT huyện Đoan Hùng, Phú Thọ nói riêng. Đó là một yêu cầu cấp thiết trong việc tạo nguồn nhân lực đủ và mạnh, đảm bảo thành công công tác phổ cập giáo dục THPT giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên bên cạnh những mặt mạnh mà đội ngũ giáo viên trẻ mang lại, thì cũng tiềm ẩn những tồn tại. Đa số giáo viên trẻ rất năng động và nhiệt huyết trong công việc, song kinh nghiệm thực tế giảng dạy và năng lực sư phạm còn nhiều hạn chế. Vậy phải làm gì để giúp những giáo viên mới vào nghề này trong thời gian ngắn có thể làm quen với công việc chuyên môn, đảm bảo chất lượng giảng dạy khi đứng trên bục giảng? Trước thực tế đó, nhiều Hiệu trưởng trường THPT còn lúng túng, thậm chí còn chưa quan tâm đúng mức tới việc quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề. Tình hình mới và nhiệm vụ mới đang đòi hỏi công tác quản lý phát triển đội ngũ và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT cần phải có những đổi mới nhất định. Tìm được biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn phù hợp đối với bộ phận giáo viên mới này không những giúp họ tự tin, nhanh chóng cống hiến năng lực của mình, mà còn làm cho chất lượng giáo dục- dạy học của các nhà trường được nâng cao. Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên cho nên chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường trung học phổ thông huyện Đoan Hùng, Phú Thọ giai đoạn 2010 – 2015 với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé công sức của mình vào việc hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục THPT và phát triển đội ngũ giáo viên của tỉnh. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 Đề xuất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với đội ngũ giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn 2010- 2015. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Xác lập hệ thống khái niệm và các cơ sở lí luận khoa học quản lí liên quan đến đề tài: quản lý nhà trường, phát triển đội ngũ, quản lý hoạt động chuyên môn, biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề… 3.2. Khảo sát thực trạng việc quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nhằm nâng cao năng lực của giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất. 4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác phát triển đội ngũ trong hoạt động quản lý nhà trường THPT. 4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ phục vụ mục tiêu phổ cập giáo dục THPT (giai đoạn 2010- 2015). 5. Giả thuyết khoa học Nếu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng THPT trong công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với số giáo viên trẻ mới vào nghề được xác lập phù hợp với các cơ sở lí luận quản lý nhà trường nói chung và lí luận quản lý phát triển đội ngũ nói riêng, phù hợp với các cơ sở thực tiễn và điều kiện thực tế của giáo dục THPT huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ sẽ giúp nhóm đối tượng quản lý này nhanh chóng trưởng thành về năng lực chuyên môn, tự tin nghề 3 nghiệp, góp phần giữ ổn định chất lượng dạy học của các trường THPT huyện Đoan Hùng phục vụ mục tiêu phổ cập giáo dục THPT (giai đoạn 2010- 2015) và sự phát triển trong tương lai. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Đề tài tập trung nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng trong công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu ở 3 trường THPT: THPT Đoan Hùng, THPT Quế Lâm, THPT Chân Mộng trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. 6.3. Giới hạn về đối tƣợng khảo sát - Số giáo viên mới vào nghề (thời gian công tác chưa quá 3 năm) ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đoan Hùng. - Các Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng trường THPT của huyện Đoan Hùng; 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết : Thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu lí luận quản lý giáo dục, các văn kiện Đảng các cấp, các văn bản pháp quy về giáo dục và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Từ đó rút ra cơ sở lý luận đề xuất các biện pháp quản lý. 7.2.Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với giáo viên mới vào nghề, cán bộ quản lý... nhằm thu thập thông tin cần thiết về vấn đề được nghiên cứu. 7.2.2. Phương pháp quan sát: Sử dụng các quan sát để thu thập thông tin về biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề. 7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Đọc, nghiên cứu hồ sơ chuyên môn (giáo án, kế hoạch giảng dạy bộ môn,…) của giáo viên nói chung, của giáo viên mới vào nghề nói riêng để nắm bắt các vấn đề của năng lực chuyên 4 môn, đồng thời phát hiện thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn của Hiệu trưởng các trường THPT trong địa bàn nghiên cứu. 7.2.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, giáo viên mới vào nghề...về nhu cầu và về thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn làm căn cứ đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả. 7.3. Phƣơng pháp chuyên gia: Thông qua các Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên lâu năm để xác định các giải pháp tối ưu cho các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng chuyên môn . 7.4. Phƣơng pháp toán thống kê: Sử dụng các công thức toán để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và các nhận xét, đánh giá khoa học. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương : Chương 1. Cơ sở lí luận & Cơ sở pháp lí công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên THPT mới vào nghề. Chương 2. Thực trạng quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. Chương 3. Biện pháp quản lí công tác bồi dưỡng chuyên môn đối với giáo viên mới vào nghề ở các trường THPT huyện Đoan Hùng, Phú Thọ. 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÍ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG CHUYÊN MÔN ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN THPT MỚI VÀO NGHỀ 1.1. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trƣờng 1.1.1. Quản lí giáo dục và các chức năng quản lý 1.1.1.1. Quản lí giáo dục Giáo dục là một hoạt động cơ bản của xã hội và "Quản lí giáo dục" là một lĩnh vực chuyên biệt của hoạt động quản lý các quá trình xã hội. • Quản lý Trong xu thế phát triển xã hội hiện nay, quản lý và khoa học quản lý đang trở thành nhu cầu tất yếu mọi lĩnh vực đời sống. Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc, “Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [21, tr.1]. Quản lý, cũng như các hoạt động khác đều có mục tiêu và các chức năng riêng của nó. • Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục (QLGD) được hiểu là hoạt động quản lý trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, trong đó cơ bản là quản lý hoạt động dạy và học diễn ra ở các cơ sở giáo dục- đào tạo. Theo Trần Kiểm, QLGD có thể được hiểu ở các cấp độ khác nhau, tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý. - Đối với cấp vĩ mô: + QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) đến tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục (từ cấp cao nhất là hệ thống GD quốc dân, tới các cơ sở giáo dục là nhà 6 trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đã đặt ra cho ngành giáo dục. + Cũng có thể định nghĩa Quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát … một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục (nhân lực, vật lực,tài lực) phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục và yêu cầu phát triển KT-XH. [25, tr.10]. - Đối với cấp vi mô: QLGD ở cấp vi mô (cấp cơ sở) được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các nguồn lực xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường (của cơ sở), nhằm thực hiện các mục tiêu, kế hoạch, chương trình GD&ĐT đã các cấp trên đề ra. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang định nghĩa về QLGD: "Là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất" [31, tr.56]. Ông còn nói rõ hơn: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là qui trình dạy học - giáo dục thể hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Từ đó có thể hiểu: Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lí nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, Nhà nước, thực hiện được các tính chất của trường học xã hội chủ nghĩa của Việt Nam mà tiêu điểm là quá trình dạy học – giáo dục cho mọi người, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến đến trạng thái mới về chất. 7 1.1.1.2. Các chức năng quản lý trong quản lý giáo dục Quản lý giáo dục chính là thực hiện các chức năng quản lý trong công tác giáo dục, thông qua đó, bằng những biện pháp phù hợp với lý luận khoa học và các cơ sở thực tiễn, chủ thể quản lý tác động lên khách thể nhằm đạt những mục tiêu xác định. Trong các giáo trình kinh điển thường chỉ ra 4 chức năng cơ bản cơ bản của hoạt động quản lý: Kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra. - Chức năng lập kế hoạch: Là vạch ra mục tiêu, các bước đi và phải tìm kiếm các biện pháp, cách thức phù hợp để thực hiện các bước đi. + Bước chuẩn bị: Thu thập số liệu, dự báo tình hình phát triển kinh tếxã hội có liên quan. Rà soát lại các thông tin môi trường, phác thảo mục tiêu, tính toán sơ bộ các nguồn lực, vật lực; Dự thảo kế hoạch, lấy ý kiến đóng góp nội bộ và tranh thủ ý kiến cấp trên, các chuyên gia … + Bước xây dựng kế hoạch chính thức: Vạch ra chương trình hành động cụ thể của tổ chức theo thời gian cụ thể với mục đích, nội dung rõ ràng, phương pháp và phương tiện, hình thức hoạt động cụ thể và bộ phận thực hiện, kinh phí; - Chức năng tổ chức: Tập trung và tiếp nhận các nguồn lực; Thiết lập cấu trúc của bộ máy; Xác lập cơ chế phối hợp, giám sát. Sắp đặt một cách khoa học và hợp lý các yếu tố, công việc, các bộ phận, ra quy định cho các thành viên trong một tổ chức nhằm thực hiện tốt các kế hoạch và đạt mục tiêu tổng thể của tổ chức. - Chức năng chỉ đạo: Là tác động chuyển hoá, biến tất cả những gì hoạch định, sắp xếp trở thành hiện thực. Có phương thức động viên, khuyến khích con người dưới quyền làm việc có hiệu quả để đạt mục tiêu đã đề ra đồng thời phải có những biện pháp để ngăn chặn những hành vi xấu. 8 Điều chỉnh, sửa đổi, thêm bớt… những tác nhân cần thiết, đảm bảo cho hệ vận hành đúng hướng, duy trì và giữ vững mục tiêu của hệ thống. - Chức năng kiểm tra, đánh giá: Thu thập thông tin ngược từ phía bộ máy để đạt hai mục đích: Nắm được trạng thái hoạt động, đánh giá thực trạng của bộ máy và nắm được mức độ khả thi, hiệu quả của các Quyết định quản lý để điều chỉnh cách quản lý, tạo đà cho các chu kỳ hoạt động sau. Nếu quản lý mà không kiểm tra thì coi như là không quản lý. Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu còn đề nghị coi Thông tin quản lý cũng có vai trò một chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Sơ đồ 1.1. Quan hệ giữa các chức năng quản lý và thông tin Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức Chỉ đạo Năm chức năng cơ bản của quản lý: Kế hoạch hóa, Tổ chức, Chỉ đạo, Kiểm tra và Thông tin quản lý có quan hệ chặt chẽ, biện chứng, bổ sung cho nhau và diễn ra có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian và không gian xác định, đưa hệ vận hành đến mục tiêu đã định trước gọi là chu trình quản lý. Trong chu trình đó, yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với 9 vai trò vừa là điều kiện vừa là phương tiện để thực hiện các chức năng quản lý. Ví dụ, trong nhà trường thì thường là một năm học, hoặc một khoá học. 1.1.2. Khái niệm “biện pháp” trong quản lý giáo dục 1.1.2.1. Khái niệm biện pháp quản lý Theo từ điển Tiếng Việt: Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể. [29] Biện pháp quản lí là sự tác động, chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển hợp với quy luật, đạt được mục đích đã đề ra và đúng ý chí của người quản lí. Biện pháp quản lí là những cách thức cụ thể để thực hiện phương pháp quản lí. Vì đối tượng quản lí phức tạp nên đòi hỏi các biện pháp quản lí phải đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đối tượng quản lí. Từ đó, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định: Biện pháp quản lí là cách làm, cách giải quyết hợp lý... trong từng hoàn cảnh, điều kiện, tình huống cụ thể, do chủ thể quản lý lựa chọn và ra quyết định nhằm thực thi các công việc cần thiết, hoặc xử lí các vấn đề đặt ra, từ đó giúp hệ thống/ đơn vị đạt được mục tiêu quản lí. 1.1.2.2. Các biện pháp quản lí trong giáo dục. Các biện pháp quản lí được vận dụng thực thi trong lĩnh vực giáo dụcđào tạo cũng được gọi là các biện pháp quản lý giáo dục. Trong các giáo trình kinh điển về quản lý học thường đưa ra 3 loại phƣơng pháp cơ bản trong quản lý: Các phương pháp hành chính - tổ chức, Các phương pháp xã hội- tâm lý (phương pháp tâm lý- giáo dục) và Các phương pháp kinh tế. Biện pháp là các cách thức cụ thể, là bộ phận cấu thành của một phương pháp, do đó có thể dựa trên các loại phương pháp cơ bản này mà xác định các nhóm biện pháp trong quản lý giáo dục. Các biện pháp hành chính tổ chức: là cách tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực 10 hành chính bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định...đảm bảo mục tiêu giáo dục và hiệu quả các hoạt động giáo dục. Các biện pháp xã hội- tâm lý (còn được gọi là biện pháp tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục) là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý ứng dụng thành tựu các khoa học như Tâm lý học, Khoa học giáo dục... nhằm khai thác tiềm năng con người, kích thích ý thức tự giác, lòng say mê, sự sáng tạo của con người trong mọi hoạt động của tổ chức. Mặt khác, cũng là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý là con người, dựa trên cơ sở dùng lý lẽ làm cho họ nhận thức đúng đắn và tự nguyện thừa nhận các yêu cầu của nhà quản lý, từ đó có thái độ và hành vi phù hợp với yêu cầu quản lý. Các biện pháp kinh tế: là cách tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở thuyết động lực kinh tế, với luận điểm: lợi ích kinh tế sẽ tạo nên động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động mà không cần sự can thiệp trực tiếp về mặt hành chính của cấp trên. Các biện pháp quản lí nói chung, các biện pháp quản lý giáo dục nói riêng thường có liên quan chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống các biện pháp trong hệ thống quản lí, sẽ giúp cho nhà quản lí thực hiện tốt các phương pháp quản lí của mình mang lại hiệu quả hoạt động tối ưu của bộ máy. 1.1.3. Quản lí nhà trường và vai trò của Hiệu trưởng 1.1.3.1. Quản lí nhà trường Nhà trường (cơ sở giáo dục- đào tạo, trường học) là các thiết chế chuyên biệt của xã hội, nơi tổ chức, quản lí và trực tiếp thực hiện các hoạt động giáo dục- dạy học. Trong các hoạt động giáo dục- dạy học, có nhiều mối quan hệ chức năng và và các quan hệ xã hội đa dạng: giữa người học và người dạy (theo nghĩa rộng), giữa người học với nhau, giữa những người làm công tác giáo dục với nhau, giữa nhà quản lý và các đối tượng quản lý... chi phối lẫn nhau để thực hiện mục tiêu, 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất