Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự lý luận và thực tiễn...

Tài liệu Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự lý luận và thực tiễn

.PDF
59
1549
73

Mô tả:

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) ĐỀ TÀI: CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ - LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trương Thanh Hùng Bộ môn: Luật Tư pháp Sinh viên thực hiện: Lê Tấn Việt MSSV: S120104 Lớp: DT1263B1 Cần Thơ, tháng 11/2014 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 1 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 2 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 3 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài........................................................................................................1 2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 5. Bố cục đề tài ...............................................................................................................2 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ .....................................................3 1.1 Một số khái niệm có liên quan................................................................................3 1.1.1 Khái niệm tố tụng..............................................................................................3 1.1.2 Khái niệm Luật tố tụng dân sự.........................................................................4 1.2 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện áp dụng, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời...........................................................................................................................5 1.2.1 Khái niệm các biện pháp khẩn cấp tạm thời ...................................................5 1.2.2 Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời.....................................................6 1.2.2.1 Tính khẩn cấp..............................................................................................6 1.2.2.2 Tính tạm thời...............................................................................................7 1.2.2.3 Tính bảo đảm ..............................................................................................8 1.2.2.4 Tính cưỡng chế ...........................................................................................8 1.2.3 Điều kiện áp dụng các biện pháp khẩn câp tạm thời ......................................8 1.2.4 Ý nghĩa các biện pháp khẩn cấp tạm thời........................................................9 1.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự...........9 1.3.1 Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời ...................................................................9 1.3.2 Nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự và những người có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời....................................11 1.3.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích của các bên đương sự và người liên quan......................................................................................................................11 1.3.4 Nguyên tắc bảo đảm sự tương xứng với yêu cầu của người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời......................................................11 1.4 Lược sử phát triển của chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng Việt Nam ..................................................................................................12 1.4.1 Giai đoạn trước năm 1945 ..............................................................................12 1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 ...........................................................12 1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 ...........................................................12 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 4 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn 1.4.4 Từ năm 2005 đến nay......................................................................................13 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH ..............................................................................14 2.1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự ....................................14 2.1.1 Nhóm các quy định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng14 2.1.1.1 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng ...............................14 2.1.1.2 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm ........................................................................................15 2.1.1.3 Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền công, tiền lương, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động ............15 2.1.2 Nhóm các biện pháp khẩn cấp tạm thời áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp ....................................................................................................................16 2.1.2.1 Kê biên tài sản đang tranh chấp...............................................................17 2.1.2.2 Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp ........17 2.1.2.3 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang có tranh chấp ...............................18 2.1.2.4 Cho thu hoạch hoặc cho bán hoa màu, sản phẩm, hàng hóa...................18 2.1.3 Nhóm các biện pháp phong tỏa tài khoản, tài sản ........................................19 2.1.3.1 Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi giử giữ .....................................................................................19 2.1.3.2 Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ .................................................20 2.1.4 Nhóm các biện pháp cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định ..20 2.1.4.1 Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục ............................................................................................20 2.1.4.2 Tạm đình chỉ thi hành quyết định sa thải người lao động.......................21 2.1.4.3 Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định ................................22 2.1.5 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác..........................................................22 2.2 Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời điểm yêu cầu và thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ............................23 2.2.1 Chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ................23 2.2.2 Thời điểm yêu cầu và thời điểm áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.......25 2.3 Thủ tục áp dụng, thay đổi, áp dụng bổ sung và hủy bỏ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................................................................................25 2.3.1 Thủ tục áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời .......................................25 2.3.2 Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung và hủy bỏ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời...................................................................................................................29 2.3.2.1 Thủ tục thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời.............29 2.3.2.2 Thủ tục hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời............................................30 GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 5 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn 2.4 Cơ chế bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ................................31 2.4.1 Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm................................................................31 2.4.2 Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng ...........35 2.4.3 Thủ tục khiếu nại, kiến nghị; giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời .........................................................................................................................36 2.4.3.1 Quyền khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.....................................36 2.4.3.2 Giải quyết khiếu nại, kiến nghị về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời............................36 2.5 Thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.............................38 2.5.1 Thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ............38 2.5.2 Thi hành quyết định thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................................................................................................39 2.5.3 Đình chỉ thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời...........39 CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN...........................................................................41 3.1 Về các biện pháp khẩn cấp tạm thời....................................................................41 3.2 Về thực hiện biện pháp bảo đảm..........................................................................43 3.2.1 Về việc nộp các khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá..........43 3.2.2 Về việc thực hiện biện pháp bảo đảm tại phiên tòa.......................................44 3.2.3 Về giá trị các khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá mà người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải nộp............................................44 3.3 Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong thời gian tạm đình chỉ vụ việc dân sự ....................................................................................................................46 3.4 Sự nhằm lẫn trong việc xác định tài sản đang tranh chấp ................................46 3.5 Sự hiểu biết hạn chế của đương sự về quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời..................................................................................................................46 3.6 Về thời gian ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cáp tạm thời...................47 3.7 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ........................................................................................................... 48 3.7.1 Về trách nhiệm bồi thường của Tòa án .........................................................48 3.7.2 Trách nhiệm của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ...............49 3.7.3 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích của người khác .......................................................................................................49 KẾT LUẬN ..................................................................................................................51 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 6 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi xã hội phát triển, các mối quan hệ xã hội phát triển ngày càng phức tạp, mối quan hệ giữa người với người thường xuất hiện những mâu thuẩn về quyền và lợi ích, thường xảy ra những tranh chấp. Để đảm bảo cho sự công bằng thì đòi hỏi một Nhà nước phải có những biện pháp để can thiệp điều chỉnh các mối quan hệ đó. Chính vì vậy, Nhà nước nhiều nước trên thế giới đều sử dụng một công cụ đó chính là ban hành một hệ thống pháp luật. Xã hội có nhiều quan hệ xã hội phát sinh trên nhiều lĩnh vực như dân sự, hình sự, kinh doanh thương mại…nên Nhà nước đã ban hành những đạo luật cụ thể điều chỉnh từng lĩnh vực này. Trãi qua quá trình xây dựng đất nước Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương mở rộng quyền công dân, luôn tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện quyền của mình thông qua việc Nhà nước ban hành những văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thực hiện quyền của công dân. Một văn bản phải kể đến là Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định cụ thể trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện công việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Khi quyền và lợi ích của mình bị xâm hại, công dân có thể sử dụng những hình thức khác nhau để đòi lại sự công bằng cho mình, trong đó có cả việc đi kiện nhờ Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp khi bản án đã được tuyên đối tượng thi hành án đã không còn, dẫn đến việc thi hành bản án đó không thể thực hiện được. Nhằm bảo vệ lợi ích cho các đương sự và đảm bảo cho việc thi hành án trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã có những quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có ý nghĩa quan trọng, đây là một biện pháp bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự trong tố tụng dân sự. Điều này được thể hiện qua việc các văn bản tố tụng trước đây đều ghi nhận các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời và để tiện cho việc áp dụng mà Bộ luật Tố tụng dân sự đã ghi nhận khá đầy đủ biện pháp khẩn cấp tạm thời thành một chế định “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời” tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại, lao động, hôn nhân gia đình…Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định này gặp phải những hạn chế, vướng mắc nhất định. Với mong muốn tìm hiểu những vướng mắc đó cũng như đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định này người viết chọn đề tài “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn” để tìm hiểu những quy định của pháp luật về vấn đề này. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 7 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn 2. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài “Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn” người viết chỉ tập trung phân tích các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn, các văn bản quy phạm pháp luật trước đây có quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời (đã hết hiệu lực) để so sánh, đối chiếu với văn bản hiện hành nhằm tìm ra những điểm mới, tiến bộ, các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những quy định về áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và các văn bản hướng dẫn, từ đó tìm ra những hạn chế, vướng mắc, trên cơ sở đó người viết đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài này người viết sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích luật viết để phân tích các quy định tại Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn; phương pháp so sánh đối chiếu giữa văn bản hiện hành với các văn bản trước đây để tìm ra những điểm mới, tiến bộ. Ngoài ra, người viết còn tìm hiểu thêm vấn đề này qua việc sưu tầm những sách, báo, tạp chí…có liên quan đến đề tài từ đó tổng hợp phân tích, tìm ra những hạn chế và đưa ra những giải pháp hoàn thiện. 5. Bố cục đề tài Đề tài gồm ba phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Phần nội dung gồm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề lý luận về các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự Trong chương này chúng ta tìm hiểu những khái niệm có liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời từ đó có cái nhìn khái quát về đề tài. Chương 2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật hiện hành Trong chương này giúp người đọc tìm hiểu một cách cụ thể những quy định của pháp luật về các biện pháp khẩn cấp tạm thời, từ đó có thể áp dụng vào thực tế. Chương 3. Thực tiễn áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và hướng hoàn thiện Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay còn gặp những hạn chế, vướng mắc nào; từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn sẽ được tìm hiểu trong chương này. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 8 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ Trong chương này người viết nêu ra một số khái niệm có liên quan đến đề tài nhằm giúp người đọc có cái nhìn sơ đẳng về các vấn đề liên quan đến các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: khái niệm về tố tụng, khái niệm luật tố tụng dân sự, khái niệm các biện pháp khẩn cấp tạm thời, đặc điểm, ý nghĩa, điều kiện áp dụng… 1.1 Một số khái niệm có liên quan Các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể xem là một thủ tục trong quá trình tố tụng, nên ta tìm hiểu một số vấn đề về tố tụng như sau: 1.1.1 Khái niệm tố tụng Theo từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh: “tố tụng” là việc thưa kiện (procès), “tố tụng pháp lý” là việc pháp luật quy định những thủ tục về cách tố tụng (code deprocédure)”. Sách Tiếng nói môn na của Lê Gia, dẫn giải 30.000 từ tiếng Việt thường dùng có liên quan đến từ Hán Việt (NXB Văn Nghệ TP HCM, 1999) giải thích chi tiết hơn: “tố tụng” là vạch tội và đưa ra cửa công để phân giải phải trái do chữ “tố” là vạch tội; chữ “tụng” là thưa kiện ở cửa công để xin phân giải phải trái. Hiểu một cách đơn giản: “tố tụng” là việc thưa kiện ở Tòa án. Tố tụng được vận dụng vào lĩnh vực pháp luật để đặt tên cho ngành luật và được hiểu là thủ tục pháp luật quy định để giải quyết các vụ án, vụ kiện ở Tòa án. Thời Pháp thuộc, người ta dùng hai chữ “tố tụng” để dịch chữ “procédure” (chữ Pháp procédure hay chữ Anh procedure đều bắt nguồn từ chữ Latinh processus nghĩa là quá trình, trình tự, thủ tục), như hai bộ luật Bắc kỳ dân sự, thương sự tố tụng; Trung kỳ dân sự, thương sự tố tụng…dưới chế độ cũ của niềm Nam trước năm 1975, cũng có Bộ luật Hình sự tố tụng, Bộ luật Dân sự và Thương sự tố tụng năm 1972. Nói chung, các bộ luật tố tụng (Code de procédure) dù là Bộ luật tố tụng hình sự (Code de procédure pesnale hoặc Code de procédure criminelle) hay Bộ luật tố tụng dân sự (Code de procédure civile) đều là những hình thức pháp luật quy định về thủ tục làm việc của cơ quan nhà nước và những người có liên quan khi giải quyết, xử lý một vụ án1. Như vậy, tố tụng là thủ tục pháp luật quy định để giải quyết các vụ án, vụ kiện ở Tòa án. 1 Bộ Tư pháp: Pháp luật về tố tụng dân sự, http://www.moj.gov.vn/pbgdpl/AnPham /Lists/TapSan/View_ Detail. aspx?ItemID=74, [truy cập ngày 15-10-2014]. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 9 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn 1.1.2 Khái niệm Luật tố tụng dân sự Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhưng pháp luật của các nước trên thế giới đều công nhận và bảo vệ các quyền lợi ích chính đáng của các chủ thể. Các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể được nhà nước công nhận và bảo hộ được gọi là quyền, lợi ích hợp pháp. Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, nhà nước thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Theo đó, cá nhân, tổ chức, cơ quan hay chủ thể khác có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm có quyền sử dụng các biện pháp do pháp luật quy định để bảo vệ quyền và lợi ích đó như yêu cầu người có hành vi trái pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật, yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Căn cứ vào Điều 1 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì các Tòa án là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ tài sản Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng những nguyên tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, các vi phạm pháp luật khác. Do đó, khi có chủ thể yêu cầu bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp có vi phạm hoặc có tranh chấp thì Tòa án phải xem xét thụ lý giải quyết để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Các vụ việc pháp sinh từ quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động do Tòa án giải quyết được gọi là vụ việc dân sự. Trong đó, đối với những việc có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là vụ án dân sự; trong khi đó đối với những việc không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ giữa các bên được gọi là việc dân sự (Điều 1 Bộ luật Tố tụng dân sự). Quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiển sát, Cơ quan thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và những người có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự. Các chủ thể này tham gia vào GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 10 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn quá trình này với những mục đích, động cơ, nhiệm vụ khác nhau và giữa họ nảy sinh các quan hệ khác nhau như quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người có liên quan; quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án với nhau và quan hệ giữa các đương sự với những người có liên quan. Để đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được nhanh chóng đúng đắn; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan và lợi ích của Nhà nước, pháp luật quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào các quan hệ đó. Trong khoa học pháp lý, trình tự do pháp luật quy định cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự được gọi là “tố tụng dân sự”. Hoạt động của các chủ thể nêu trên tiến hành trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật được gọi là hoạt động tố tụng dân sự. Tập hợp các quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự thành ngành luật được gọi là luật tố tụng dân sự. Từ đó có thể định nghĩa luật tố tụng dân sự như sau: Luật tố tụng dân sự Việt Nam là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước2. 1.2 Khái niệm, đặc điểm, điều kiện áp dụng, ý nghĩa của các biện pháp khẩn cấp tạm thời Để tìm hiểu một cách đầy đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật tố tụng dân sự, đồng thời có cái nhìn khái quát nhất chúng ta nên tìm hiểu một số vấn đề sau đây: 1.2.1 Khái niệm các biện pháp khẩn cấp tạm thời Về nguyên tắc, việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án dân sự được thực hiện theo một trình tự các thủ tục do luật định và chỉ sau khi đã thực hiện đầy đủ trình tự các thủ tục đó, Tòa án mới có thể ra phán quyết về nội dung vụ việc dân sự. Vì thế, thông thường, thời gian để Tòa án ra phán quyết giải quyết về nội dung vụ việc dân sự là không thể ngắn và chỉ sau khi Tòa án đã xem xét, nghiên cứu, đánh giá rất kỹ lưỡng về chứng cứ, về yêu cầu của các đương sự thì Tòa án mới ra quyết định tuyên bố giải quyết nội dung vụ việc dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình Tòa án giải quyết một số vụ việc dân sự, vì chưa thể ra ngay bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ việc dân sự đó, nhưng do cần phải kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự, tránh cho đương sự khỏi bị thiệt hại như cần phải đáp ứng ngay nhu cầu cấp bách của đương sự, nếu không 2 Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005, tr 11. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 11 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn tính mạng, sức khỏe của đương sự sẽ không được đảm bảo hoặc do cần phải bảo vệ ngay chứng cứ dùng để giải quyết vụ việc dân sự, nếu không chứng cứ đó sẽ bị hủy hoại, không thể giải quyết được vụ án hoặc do cần phải bảo toàn tài sản của đương sự để đảm bảo cho khả năng thi hành án thì Tòa án cần phải ra ngay quyết định áp dụng một hoặc một số giải pháp trước mắt nhằm tạm thời đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản. Những giải pháp trước mắt nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự này gọi là những biện pháp khẩn cấp tạm thời. Như vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là cách thức giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án khi khẩn cấp mà theo cách thức này Tòa án sẽ ra ngay quyết định áp dụng giải pháp trước mắt nhằm tạm thời giải quyết nhu cầu nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng, bảo toàn tài sản, bảo đảm cho việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích cho đương sự trong tố tụng dân sự3. Nếu nhìn nhận một cách cụ thể, trực diện biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là giải pháp tạm thời được Tòa án quyết định áp dụng trong tình trạng khẩn cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự, nhằm bảo vệ chứng cứ, tài sản đảm bảo cho việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án, từ đó bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của đương sự trong vụ án dân sự. Tuy nhiên nhìn nhận một cách khái quát hơn, biện pháp khẩn cấp tạm thời là một trong những biện pháp giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Trong những trường hợp khẩn cấp, biện pháp này sẽ được Tòa án sử dụng kết hợp với một số biện pháp khác như biện pháp hòa giải, biện pháp chứng minh nhằm giải quyết vụ án. Xét về bản chất, biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được nhìn nhận là cách thức giải quyết khẩn cấp của Tòa án khi vụ án trong tình trạng khẩn cấp mà thực chất là Tòa án và các chủ thể liên quan phải tiến hành một quy trình tố tụng theo luật định để kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự. 1.2.2 Đặc điểm của biện pháp khẩn cấp tạm thời So với các biện pháp khác như biện pháp hòa giải, biện pháp chứng minh…mà Tòa án dùng để giải quyết vụ việc dân sự, biện pháp khẩn cấp tạm thời là một biện pháp quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo vệ trên thực tế quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Tuy nhiên, so với các biện pháp khác biện pháp khẩn cấp tạm thời có những đặc điểm đặc trưng mà các biện pháp khác không có, đó là tính khẩn cấp, tính tạm thời, tính bảo đảm và tính cưỡng chế. 1.2.2.1 Tính khẩn cấp Tính khẩn cấp là một đặc tính nổi bật đầu tiên của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự. Tính khẩn cấp có thể nhận thấy tương đối rõ qua những dấu hiệu khác nhau mà trước hết thể hiện qua dấu hiệu: Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp chỉ được Tòa án quyết định áp dụng trong trường hợp khẩn cấp, hay nói một cách 3 Nguyễn Công Bình, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2011, tr. 130. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 12 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn cụ thể hơn là chỉ áp dụng đối với những vụ việc dân sự có sự khẩn cấp. Một cách thông thường các vụ việc dân sự được Tòa án giải quyết theo một trình tự nhất định trong trường hợp này vụ việc dân sự không thể hiện sự khẩn cấp, nhưng đối với một số vụ việc dân sự nếu Tòa án giải quyết theo trình tự thì sẽ là quá chậm để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự bởi đương sự có nhu cầu rất cấp bách, chứng cứ đang bị đe dọa hủy hoại, tài sản tranh chấp, tài sản để thực hiện nghĩa vụ đang có nguy cơ bị tẩu tán…những vụ việc này đòi hỏi Tòa án phải can thiệp ngay bằng giải pháp tạm thời, trước mắt nhằm kịp thời bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự, ngay sau khi đã có đủ thời gian để xem xét kỹ lưỡng về chứng cứ Tòa án sẽ ra bản án, quyết định chính thức giải quyết vụ việc dân sự. Cơ sở pháp lý để Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chính là do yêu cầu khẩn cấp của chủ thể có quyền yêu cầu. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp có yêu cầu khẩn cấp của đương sự có quyền thì Tòa án mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong một số trường hợp Tòa án cũng có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cho dù do yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu hay do tự Tòa án thì biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng chỉ được áp dụng khi vụ việc dân sự có sự khẩn cấp. Tính chất khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời còn được thể hiện thông qua biện pháp khẩn cấp tạm thời được Tòa án quyết định áp dụng rất nhanh chóng. Nhanh chóng được thể hiện ở chỗ thời gian để Tòa án xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất ngắn, nếu không quyết định ngay tức khắc thì lâu nhất cũng chỉ có thể kéo dài một vài ngày sau khi nhận được yêu cầu. Mặt khác thủ tục mà Tòa án tiến hành để xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng hết sức đơn giản, nhanh chóng. Ngoài ra, tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời còn thể hiện ở một điểm nữa là biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi được Tòa án áp dụng sẽ được thi hành rất khẩn trương, nhanh chóng. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là một quyết định có hiệu lực ngay, có như vậy mới bảo vệ được quyền, lợi ích của đương sự. Tòa án phải chuyển giao quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho cơ quan hành quyết định đó. Việc nhanh chóng thi hành quyết định đó được nhận thấy qua thủ tục thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là rất đơn gian, khẩn trương. 1.2.2.2 Tính tạm thời Tính tạm thời của biện pháp khẩn cấp tạm thời được biểu hiện qua đặc điểm rất đặc trương đó là quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ là một quyết định tạm thời mà Tòa án áp dụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, đây không phải là quyết định cuối cùng giải quyết vụ việc dân sự. Sau khi vụ việc dân sự không còn trong tình trạng khẩn cấp và Tòa án đã xem xét kỹ lưỡng vụ việc thì Tòa án sẽ ra bản án, quyết định chính thức. Vì thế quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 13 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn thời của Tòa án mặc dù có ngay hiệu lực nhưng chỉ là quyết định tạm thời, quyết định không có hiệu lực pháp luật vĩnh viễn. Việc xử lý biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ phụ thuộc vào nội dung bản án, quyết định giải quyết nội dung vụ việc dân sự của Tòa án và quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng sẽ hết hiệu lực. Điều này có nghĩa khi lý do của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn nữa thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ bị hủy bỏ. 1.2.2.3 Tính bảo đảm Xét một cách khái quát nhất thì biện pháp khẩn cấp tạm thời là cách thức mà Tòa án dùng để đảm bảo hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án. Tính bảo đảm của biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện cụ thể thông qua mục đích của biện pháp khẩn cấp tạm thời là nhằm đáp ứng nhu cầu cấp bách của đương sự để đảm bảo không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của họ, nhằm bảo vệ chứng cứ khỏi bị hủy hoại để đảm bảo giải quyết được vụ việc dân sự, nhằm bảo toàn tài sản để bảo đảm cho việc thi hành án. Như vậy, dù biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng với mục đích cụ thể nào thì cuối cùng cũng thể hiện rõ vai trò là biện pháp bảo đảm cho việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích của đương sự. 1.2.2.4 Tính cưỡng chế Tính cưỡng chế được thể hiện qua dấu hiệu chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền quyết định áp dụng mà Tòa án là chủ thể đại diện cho quyền lực Nhà nước, các chủ thể khác trong mối quan hệ pháp luật tố tụng dân sự với Tòa án phải có nghĩa vụ phục tùng mệnh lệnh của Tòa án. Vì vậy, biện pháp khẩn cấp tạm thời khi đã được Tòa án quyết định áp dụng thì mọi chủ thể liên quan phải đều phải tuyệt đối chấp hành. Ngoài ra, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là quyết định không thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Có chăng, họ chỉ có thể khiếu nại, Viện kiểm sát chỉ có thể kiến nghị về quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1.2.3 Điều kiện áp dụng các biện pháp khẩn câp tạm thời Theo quy định tại Nghị quyết số 02/2005/NQ-HĐTP ngày 27 tháng 4 năm 2005 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì chỉ có đầy đủ các điều kiện sau đây, đồng thời với việc nộp đơn kiện (đơn khởi kiện phải được làm đúng theo quy định tại Điều 164 Bộ luật Tố tụng dân sự), thì cá nhân, cơ quan, tổ chức mới có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 102 của Bộ luật Tố tụng dân sự: Do tình thế khẩn cấp, tức là cần phải được giải quyết ngay, không chậm trễ; cần phải bảo vệ ngay bằng chứng trong trường hợp nguồn bằng chứng đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được; ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra (có thể là hậu quả về vật chất hoặc phi vật chất). GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 14 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn 1.2.4 Ý nghĩa các biện pháp khẩn cấp tạm thời Với mục đích là để giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc để bảo đảm việc thi hành án nên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mang nhiều ý nghĩa không những đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Toà án mà cả đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. - Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chống lại được các hành vi tẩu tán tài sản, huỷ hoại hoặc xâm phạm chứng cứ, mua chuộc người làm chứng…; bảo vệ được chứng cứ, giữ nguyên được giá trị chứng minh của chứng cứ, tránh cho hồ sơ vụ việc dân sự bị sai lệch bảo đảm việc giải quyết đúng được vụ việc dân sự. - Bảo toàn được tình trạng tài sản tránh việc gây thiệt hại không thể khắc phục được, giữ được tài sản bảo đảm cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án sau này. - Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiện cho đương sự ổn định đời sống của họ và những người sống phụ thuộc vào họ. Trên cơ sở đó, đảm bảo được quyền, lợi ít hợp pháp của đương sự. 1.3 Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Việt Nam, biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại Chương VIII, bao gồm 28 điều luật, từ Điều 99 đến Điều 126. So với các quy định trong Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trước đây, các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Bộ luật Tố tụng dân sự đã được quy định cụ thể hơn, đầy đủ hơn nhưng chưa có điều luật nào quy định về nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể xác định được những nguyên tắc cơ bản của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự thông qua các nguyên tắc chung mà Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và từ chính các điều luật về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong Chương VIII Bộ luật Tố tụng dân sự phải đảm bảo các nguyên tắc sau4: 1.3.1 Nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời Tính chất đặc trưng, cơ bản của biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự là tính khẩn cấp và tính tạm thời. Vì thế, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự của Tòa án luôn phải đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời. Nếu không nhanh chóng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì tính mạng, sức khỏe của đương sự có thể bị ảnh hưởng, chứng cứ, tài sản để thi hành án có thể bị hủy hoại, tẩu tán…Nói cách khác, Tòa án phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời một cách nhanh chóng thì mới kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích của đương sự trong vụ án dân sự. Để việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được nhanh chóng, Tòa án cần phải chú ý những vấn đề sau: 4 Trần Phương Thảo: Nguyên tắc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Tạp chí Luật học, số 4, 2010, tr. 25 – 31. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 15 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn - Cho phép và tạo điều kiện thuận lợi cho những chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được nộp đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kể cả khi chưa thụ lý vụ án. Trong tố tụng dân sự, dựa trên nguyên tắc quyền tự định đoạt, các chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp như đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện cho người khác có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào bất cứ thời điểm nào trong quá trình tố tụng khi thấy cần thiết (khoản 1 Điều 99). Thông thường, những chủ thể này yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã khởi kiện và vụ án đó đã được Tòa án thụ lý. Về nguyên tắc, Tòa án cũng chỉ can thiệp để bảo vệ quyền, lợi ích cho các chủ thể khi vụ án dân sự đã được yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là yêu cầu cấp bách nên tại khoản 2 Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định theo hướng khi cần thiết, thời điểm sớm nhất cho phép các chủ thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là thời điểm cùng với hành vi nộp đơn khởi kiện, tức là khi chưa thụ lý vụ án dân sự. Quy định này trong Bộ luật Tố tụng dân sự rất phù hợp với tính khẩn cấp của biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy, để việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án đảm bảo sự nhanh chóng, kịp thời thì kể cả trong trường hợp chưa thụ lý vụ án dân sự, Tòa án cũng cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể có quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp đơn yêu cầu. Khi có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì thủ tục nhận đơn yêu cầu cũng phải được quy định một cách đơn giản nhất và với thời gian ngắn nhất. - Ngay sau khi nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Tòa án cần phải xem xét, giải quyết ngay đơn yêu cầu đó trong thời gian ngắn nhất. Theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng dân sự, sau khi đương sự, cơ quan, tổ chức đã khởi kiện vì lợi ích của người khác nhận thấy quyền, lợi ích của đương sự cần được Tòa án can thiệp, bảo vệ ngay bằng biện pháp khẩn cấp tạm thời nên các chủ thể này làm đơn yêu cầu nộp đến Tòa án thì đơn này phải được Tòa án xem xét, giải quyết ngay. Việc xem xét đơn phải được tiến hành theo tinh thần càng nhanh càng tốt. Vì thế nguyên tắc nhanh chóng, kịp thời chỉ được đảm bảo khi trong thời gian rất ngắn, Tòa án đã quyết định được chấp nhận hay không chấp nhận đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của người yêu cầu. Muốn áp dụng nhanh chóng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự thì trước hết Tòa án phải nhanh chóng ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Nếu chậm ra quyết định thì rất có thể quyền, lợi ích của đương sự sẽ không bảo vệ được nữa và như vậy đương sự sẽ bị thiệt hại. Điều trên được quy định rõ tại Điều 117 Bộ luật Tố tụng dân sự. - Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay sau khi được ban hành phải được nhanh chóng thi hành bởi quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 16 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn Tòa án là quyết định có ngay hiệu lực pháp luật. Để đáp ứng sự khẩn cấp, việc tổ chức thi hành quyết định này cần phải được thực hiện theo nguyên tắc càng nhanh càng tốt. Có như vậy mới kịp thời bảo vệ được quyền, lợi ích của đương sự. 1.3.2 Nguyên tắc đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự và những người có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Trong tố tụng dân sự, những chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp có quyền tự định đoạt. Khi nhận thấy quyền, lợi ích của mình bị người khác xâm phạm, rất cần Tòa án có biện pháp can thiệp ngay, họ có quyền tự quyết định làm đơn hay không làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi họ có đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án mới có cơ sở pháp lý để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo quy định tại khoản 3 Điều 99 và Điều 119 Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thể tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần có đơn yêu cầu của đương sự (khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự). Quy định này không thể xem là vi phạm nguyên tắc trên mà trái lại quy định này đã thể hiện sự chủ động của Tòa án đối với việc bảo vệ quyền, lợi ích của những người cần được bảo vệ. 1.3.3 Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích của các bên đương sự và người liên quan Việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ liên quan đến quyền, lợi ích của các bên đương sự trong vụ án dân sự. Thông thường, Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là để đáp ứng nhu cầu cấp bách của bên đương sự có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời cũng là nhằm bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích cho bên đương sự đó. Tuy nhiên việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án không phải để bảo vệ duy nhất quyền, lợi ích của một bên đương sự trong vụ án dân sự mà trong hoạt động của mình Tòa án luôn phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa các bên đương sự. Ngoài ra, việc Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng còn cần phải đảm bảo quyền, lợi ích của những chủ thể khác không phải là đương sự nhưng có liên quan đến việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Vì vậy, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là việc giải quyết theo yêu cầu của bên đương sự có yêu cầu nhưng đồng thời phải xem xét, bảo vệ cả quyền, lợi ích của bên bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và những người liên quan. 1.3.4 Nguyên tắc bảo đảm sự tương xứng với yêu cầu của người có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Thực chất, nguyên tắc này được xác định dựa trên nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của những chủ thể có quyền, lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự. Biện pháp khẩn cấp tạm thời thường được Tòa án quyết định áp dụng dựa trên cơ sở có yêu cầu của chủ thể có quyền yêu cầu. Họ được quyền lựa chọn biện pháp khẩn cấp tạm thời mà theo họ là phù hợp với thực tế đang xảy ra. Vì thế khi Tòa án xem xét để quyết GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 17 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể nào trước hết phải dựa vào yêu cầu của các chủ thể đó. Ngoài yêu cầu phải xác định biện pháp khẩn cấp tạm thời nào để áp dụng sao cho vừa phù hợp, hiệu quả vừa đảm bảo tôn trọng quyền tự định đoạt của người yêu cầu thì một yêu cầu nữa khi Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phải áp dụng tương xứng với mức độ nghĩa vụ phải thi hành. Trong quy định tại Điều 101 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án phải bồi thường nếu như quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng do áp dụng biện pháp khác so với biện pháp đã được yêu cầu hoặc vượt quá yêu cầu của chủ thể yêu cầu. Như vậy, khi các chủ thể có quyền yêu cầu đưa ra mức cần phải thi hành thì Tòa án cần phải xem xét để có quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tương xứng với mức độ thi hành nghĩa vụ. 1.4 Lược sử phát triển của chế định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong pháp luật tố tụng Việt Nam 1.4.1 Giai đoạn trước năm 1945 Trước thời kỳ Pháp thuộc, do nền kinh tế phong kiến còn lạc hậu, kém pháp triển nên pháp luật cũng chưa phát triển. Trong các văn bản pháp luật ban hành vẫn chưa có sự phân biệt các lĩnh vực rõ ràng, riêng biệt về hành chính, dân sự, hình sự và tố tụng. Có thể thấy văn bản đáng chú ý trong thời kỳ này có quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời là “Bộ luật dân sự - thương sự - tố tụng” thi hành trong các Tòa Nam án Bắc kỳ được ban hành theo nghị định ngày 02 tháng 12 năm 1921 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 1923 trong phạm vi Bắc kỳ. Bộ luật này có một số nội dung đáng chú ý quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1.4.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 Thời kỳ này, các văn bản quy định riêng về tố tụng dân sự rất ít mà chủ yếu là hướng dẫn các thủ tục về giải quyết các việc ly hôn, chính vì thế các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự hầu như không có. Mặc dù vậy, giai đoạn này có Công văn số 003/NCPL ngày 30 tháng 01 năm 1962 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn về vấn đề thẩm quyền, trình tự giải quyết việc ly hôn, đáng chú ý là trong công văn này có quy định hiệu lực của quyết định công nhận thuận tình ly hôn, nguyên tắc và thủ tục hòa giải đối với các đương sự trọng vụ án ly hôn, những biện pháp khẩn cấp tạm thời và hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyền chống án đối với quyết định này, quyền lợi của người thứ ba. Ở miền Nam, năm 1972 chính quyền Sài Gòn đã ban hành Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng, trong đó có quy định khá cụ thể, chi tiết về biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1.4.3 Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 2004 Trong giai đoạn này văn bản quan trọng nhất phải kể đến là Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được thông qua ngày 29 tháng 11 năm 1989 có hiệu lực thi GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 18 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn hàng ngày 01 tháng 01 năm 1990. Pháp lệnh này đã dành chọn chương VIII để quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời. 1.4.4 Từ năm 2005 đến nay Đánh dấu bằng sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, Bộ luật tố tụng dân sự đầu tiên của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật này được quốc hội khóa XI thông qua ngày 15 tháng 6 năm 2004 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2005. Với 28 điều trong Bộ luật này, chế định biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được quy định khá đầy đủ và chi tiết, là sự kế thừa, bổ sung và phát triển của tất cả các quy định trước đó. Thông qua việc tìm hiểu nội dung Chương 1, chúng ta đã tìm hiểu những vấn đề chung nhất về các biện pháp khẩn cấp tạm thời và các khái niệm có liên quan. Đây là cơ sở để việc tìm hiểu các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thuận lợi hơn, giúp cho người đọc có cái nhìn đầu tiên về đề tài. GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 19 SVTH: Lê Tấn Việt Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong luật tố tụng dân sự - Lý luận và thực tiễn CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Biện pháp khẩn cấp tạm thời là biện pháp Tòa án áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ bằng chứng hoặc bảo đảm cho việc thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định của các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, Bộ luật tố tụng dân sự đã có Chương VIII với 28 điều luật (từ Điều 99 đến Điều 126) quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự đã quy định 12 biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Tòa án được áp dụng. Đây là sự kế thừa các quy định tại Điều 41 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Điều 42 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, Điều 44 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động. Tuy vậy, cũng có một số biện pháp lần đầu tiên được bổ sung quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự như các biện pháp về phong tỏa tài khoản, tài sản buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng sức khỏe bị xâm phạm...Ngoài ra, khoản 13 Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự còn thừa nhận cả những biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà pháp luật có quy định. Việc Bộ luật Tố tụng dân sự quy định tương đối đầy đủ các biện pháp khẩn cấp tạm thời đã góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Không chỉ quy định nhiều hơn về số lượng các biện pháp khẩn cấp tạm thời nhằm bảo vệ quyền lợi cho đương sự, Bộ luật tố tụng dân sự còn quy định tương đối cụ thể về điều kiện áp dụng đối với từng biện pháp. Chúng ta có thể nhận thấy điều này qua nội dung của 13 điều luật (từ Điều 103 đến Điều 116). Chính các điều luật này tạo nên cơ sở pháp lý cụ thể, giúp Tòa án có thể áp dụng đúng và phù hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cụ thể các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định như sau: 2.1 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự Theo quan điểm của người viết để tìm hiểu có hệ thống và tiện cho việc theo dõi người viết chia các biện pháp khẩn cấp tạm thời thành các nhóm có cùng tính chất để việc phân tích được tiện lợi hơn, cụ thể các quy định được chia làm các nhóm như sau: 2.1.1 Nhóm các quy định về buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng Nhóm các biện pháp khẩn cấp tạm thời này đều thể hiện ở việc các chủ thể bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đều phải thực hiện một phần nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm đảm bảo cho đời sống, sức khỏe, tính mạng… của người có quyền yêu cầu nếu không sẽ ảnh hưởng đến họ. 2.1.1.1 Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng Được quy định tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự: GVHD: ThS. Trương Thanh Hùng 20 SVTH: Lê Tấn Việt
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan