Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang tìn...

Tài liệu Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
87
709
73

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÂM THỊ THANH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành : Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số : 60.38.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Phạm Văn Tỉnh. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Người cam đoan Lâm Thị Thanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1: TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2015................................................................................................................ 7 1.1 Phần hiện của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011 – 2015 ........................................................ 7 1.2 Phần ẩn của tình hình các tội phạm về ma túy....................................... 23 Chương 2: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG ..................................................................................................................... 29 2.1 Tư tưởng phương pháp luận ................................................................... 29 2.2 Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội phạm về ma túy ..................................................................................................................... 30 Chương 3: HỆ THỐNG GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG THỜI GIAN TỚI ....................................... 52 3.1 Dự báo tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang ........................................................................................................................ 52 3.2 Hệ thống các biện pháp phòng ngừa...................................................... 56 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 74 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BCA Bộ Công an TAND Tòa án nhân dân THTP Tình hình tội phạm TP Thành phố XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mức độ tổng quan tuyệt đối (Mức độ cơ bản) của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015………………………………………………………..9 Bảng 1.2 Mức độ tổng quan tương đối – Tỷ lệ tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015……………….10 Bàng 1.3 Số vụ, bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang………………….11 Diễn biến tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Bảng 1.4 Tuyên Quang từ năm 2011-2015………………………………12 Diễn biến của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Bảng 1.5 Tuyên Quang theo giai đoạn từ năm 2011-2015………………13 Cơ cấu xét theo lứa tuổi của tình hình tội phạm về ma túy trên địa Bảng 1.6 Bảng 1.7 bàn thành phố Tuyên Quang năm 2011-2015………………….14 Cơ cấu xét theo giới tính của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015…………...16 Bảng 1.8 Cơ cấu xét theo tiền án, tiền sự phạm tội về ma túy…………....17 Bảng 1.9 Cơ cấu xét theo thành phần mắc tệ nạn xã hội về ma túy trong 5 năm từ 2011-2015………………………………………………18 Bảng 1.10 Cơ cấu xét theo chế tài đã áp dụng ở cấp sơ thẩm đối với các bị cáo trong 5 năm từ 2011-2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang…………………………………………………………..19 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc, cách thủ đô Hà Nội 165km về phía đông bắc, có diện tích toàn tỉnh là 5868km2, chiếm 1,78% diện tích cả nước. Tuyên Quang bao gồm 1 thành phố là thành phố Tuyên Quang và 6 huyện (Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương. Thành phố Tuyên Quang là thành phố duy nhất thuộc tỉnh Tuyên Quang. Đây là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh. Thành phố Tuyên Quang được thành lập ngày 02/7/2010 theo Nghị quyết 27/NQ/CP của Chỉnh phủ. Nằm bên bờ sông Lô, lại có nhiều đồi núi bao quanh, thành phố Tuyên Quang ít chịu ảnh hưởng của thiên tai hơn các huyện miền núi khác. Thành phố có tổng diện tích là 11.917,45 ha đất tự nhiên, dân số là 110.119 người (năm 2010), được chia thành 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 8 phường và 5 xã [43] Trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển, tiến bộ nhiều mặt của thành phố, tình hình tội phạm vẫn diễn ra và có chiều hướng gia tăng, trong đó có các tội phạm về ma túy, gây ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của người dân và sự phát triển của xã hội. Tính từ 2011 – 2015, số lượng án ma túy trên địa bàn thành phố là 345 vụ với 410 bị cáo. Dù mức độ đó không phải là quá cao, nhưng các tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang đang có xu hướng tăng lên [26-30] Trước tình hình đó, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Tuyên Quang đã phối hợp đồng bộ với các ngành đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác phòng, chống ma túy và thực hiện nghiêm túc Luật phòng chống ma túy, Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy của Chính phủ và đặc biệt là Chỉ thị số 21 – CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ chính trị “Về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác, phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới”…Các cơ quan, các sở ban ngành chức năng đã phối hợp và đề ra nhiều phương hướng, kế hoạch cụ thể để triển khai và thực hiện Chỉ thị, cũng như Chương trình mục tiêu quốc gia thông qua công tác phòng, chống ma túy cụ 1 thể hàng năm. Hiệu quả hoạt động điều tra khám phá các tội phạm ma túy ngày càng cao, hạn chế bỏ lọt tội phạm [3]. Tuy vậy trên thực tế, tình hình tội phạm (THTP) về ma túy trên địa bàn TP Tuyên Quang vẫn diễn ra phức tạp và không có chiều hướng giảm, gây bức xúc tronh xã hội và đặc biệt là loại tội phạm này còn là mầm mống phát sinh các loại tội phạm khác. Thực tế này thôi thúc sự nghiên cứu một cách cơ bản tình hình các tội về ma túy trên địa bàn TP Tuyên Quang. Chính vì thế, đề tài “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được lựa chọn để nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1.Các công trình lý luận tội phạm học Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài Luận văn, các công trình khoa học sau đây đã được nghiên cứu: - “Tội phạm học, Luật hình sự, Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” Nxb Chính trị quốc gia, năm 1994; - “Tội phạm học Việt Nam – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb CAND, năm 2000; - Giáo trình “Tội phạm học” GS.TS Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, tái bản năm 2011, 2013; - Giáo trình “Tội phạm học” trường ĐH Luật Hà Nội, Nxb CAND năm 2004, 2012; - Giáo trình “Tội phạm học” Học viện Cảnh Sát nhân dân, Nxb CAND năm 2002, 2013; - “Những vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu của tội phạm học ở Việt Nam hiện nay” GS.TS Võ Khánh Vinh - “Tội phạm học Việt Nam” Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Yêm, Nxb CAND năm 2013 - Bộ Công an, Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, Học viện CSND, H.2013; 2 - “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” TS Phạm Văn Tỉnh, Nxb Tư pháp năm 2007 - “Đấu tranh với tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ ở nước ta hiện nay, một mô hình nghiên cứu tội phạm học chuyên ngành”, Phạm Văn Tỉnh, Đào Bá Sơn, Nxb CAND năm 2010; - Các bài viết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, về nhân thân người phạm tội, về phòng ngừa tội phạm được đăng tải trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, TC Nhân lực khoa học xã hội, TC Cảnh sát nhân dân, TC Kiểm sát nhân dân, TC Tòa án nhân dân, Công an nhân dân trong những năm gần đây. Các công trình đã nêu không thể thiếu được trong việc thực hiện đề tài luận văn. Bởi vì trong đó không chứa đựng lý luận tội phạm học về các vấn đề cơ bản mà đề tài luận văn phải giải quyết mà nó còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương pháp nghiên cứu đề tài, từ tổng quan cho đến chi tiết. 2.2.Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến vấn đề phòng, chống tội phạm về ma túy Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình được công bố về đề tài tệ nạn ma túy và tội phạm về ma túy. Cụ thể, những công trình đó như sau: - Ở cấp độ luận án tiến sĩ, có các công trình nghiên cứu như “Phát hiện và điều tra tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của lực lượng cảnh sát nhân dân” (2000) của tác giả Trần Văn Luyện; “Tội phạm về ma túy, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (2005) của tác giả Vũ Quang Vinh; “Đấu tranh phòng, chống ma túy ở Việt Nam” (2006) của tác giả Nguyễn Tuyết Mai; - Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, có các công trình nghiên cứu như “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lào Cai” (2008) của tác giả Thân Công Thanh; “Phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Lai Châu” (2009) của tác giả Đỗ Tiến Dũng; “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tình hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng, chống” (2013) của tác giả Đặng Thị Huệ… 3 - Ở dạng tạp chí, có nhiều bài viết về ma túy và tội phạm về ma túy được công bố trên các tạp chí chuyên ngành như: Luật học, Tòa án nhân dân, Kiểm sát, Nhà nước và pháp luật, trong đó có thể kể đến các bài như: “Cần hoàn thiện một số quy định trong BLHS về các hành vi tang trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy” của tác giả Nguyễn Văn Trượng – Tạp chí Kiểm sát số 04/2004 (trang 47-51); “Một số vấn đề liên quan đến hướng dẫn áp dụng điều 194 BLHS” của tác giả Cao Thị Oanh – Tạp chí Luật học số 09/2012 (trang 33-38)… Các công trình khoa học nói trên đều liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy trên phạm vi cả nước hoặc một địa bàn cụ thể và đều có giá trị kế thừa đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang: tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu Thông qua việc làm rõ mức độ, cơ cấu, động thái và tính chất của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, xác định nguyên nhân và điều kiện của loại hiện tượng tiêu cực nguy hiểm này. Mục tiêu của công trình nghiên cứu đề tài này phải kiến giải được hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy. đảm bảo góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa loại tội phạm nguy hiểm này trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trong tương lai. Về nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các tài liệu, bao gồm tài liệu chuyên môn tội phạm học; tài liệu về pháp luật; tài liệu của Đảng ở dạng Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và địa phương. - Nghiên cứu thực tế, bao gồm việc thu thập số liệu, thống kê thường xuyên, báo cáo tổng kết năm các cơ quan Tư pháp hình sự và thu thập bản án, hồ sơ cụ thể: 4 - Nghiên cứu sáng tạo, bao gồm: + Mô tả, đánh giá tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn từ năm 2011 – 2015 + Phân tích làm rõ các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. + Dự báo và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu Thông qua việc làm rõ tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, luận văn phải làm rõ được quy luật vận động của loại tội phạm mà đề tài nghiên cứu. Điều này được thể hiện ở việc làm rõ mối quan hệ phụ thuộc giữa tình hình tội phạm về ma túy với các hiện tượng, các quá trình kinh tế và xã hội khác, tức là làm rõ quy luật của sự phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang trên cơ sở vận dụng cơ chế hành vi phạm tội. Về phạm vi nghiên cứu - Xét về nội dung, đề tài Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi tội phạm học thuộc chuyên ngành Tội phạm học và Điều tra tội phạm; - Về cấp xét xử, Luận văn sử dụng số liệu thống kê xét xử hình sự cấp sơ thẩm; - Về thời gian, đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu trong vòng năm năm, từ năm 2011 đến 2015, bao gồm số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự của TAND thành phố Tuyên Quang đối với các tội phạm về ma túy và các bản án hình sự sơ thẩm về các tội phạm ma túy; - Về không gian, đề tài Luận văn được thực hiện trên phạm vi toàn thành phố Tuyên Quang; - Về tội danh, đề tài nghiên cứu các tội phạm về ma túy được quy định tại các Điều từ 192 đến 201 – BLHS năm 1999. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng hợp lý và linh hoạt các phương pháp sau: Tổng kết thực tiễn, quan sát, thống kê hình sự, điều tra điển hình, nghiên cứu hồ sơ vụ án, phân tích, so sánh, hệ thống, kế thừa… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa về mặt lý luận: Đề tài là công trình khoa học nghiên cứu các tội phạm về ma túy một cách toàn diện, hệ thống và nhất quán dưới góc độ tội phạm học Việt Nam trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các trường Luật, các trường Công an, Học viện khoa học xã hội. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương. Cụ thể như sau: Chương 1: Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang,tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2011 – 2015 Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Hệ thống các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang, thời gian tới. 6 Chương 1 TÌNH HÌNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2015 Tình hình tội phạm với tư cách là một hiện tượng xã hội được thể hiện qua các thông số về số lượng lượng và chất. Các thông số của tình hình tội phạm là các thông tin, số liệu phản ánh mức độ tồn tại , tính phổ biến của THTP trên thực tế. Các thông số này biểu thị các đặc trưng về lượng và chất, bao gồm các thông số thực trạng, động thái, cơ cấu và tính chất của THTP. Thông số về lượng và chất có mối liên hệ tác động qua lại với nhau, có mối liên hệ và tạo thành một thể thống nhất biện chứng [6] Cũng như tình hình tội phạm (THTP) nói chung, tình hình các tội phạm về ma túy được tạo thành bởi hai phần không tách rời nhau. Thực tế của THTP về ma túy ở thành phố Tuyên Quang bao giờ cũng là một chỉnh thể, vì thế ở mọi thời điểm nhận thức, THTP loại này hay loại khác, cũng có hai phần, một phần được phát hiện, xử lý theo quy định của pháp luật hình sự và được đưa vào thống kê của tội phạm được gọi là “Phần hiện của THTP”. Còn một phần khác là tuy tội phạm cũng đã xảy ra trên thực tế, song không được xử lý đúng theo pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm, gọi là “Phần ẩn của THTP”. Để làm rõ cả hai phần - phần ẩn và phần hiện của THTP được đề cập đến trong đề tài về “Tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang giai đoạn 2011-2015”. 1.1 Phần hiện của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011 - 2015 Phần hiện của tình hình tội phạm bao hàm tổng thể các hành vi phạm tội cùng với các chủ thể của các hành vi đó đã được phát hiện, xử lý theo pháp luật hình sự và có trong thống kê hình sự hàng năm. Để làm rõ THTP ở thành phố Tuyên Quang, tội phạm học đã chỉ ra phải làm rõ phần định lượng và định tính, 7 được biểu hiện thông qua các thông số được gọi là Mức độ (có thể gọi là tình trạng), Diễn biến (có thể gọi là động thái), Cơ cấu và tính chất của THTP loại này. 1.1.1. Mức độ của tình hình tội phạm Mức độ của tình hình tội phạm là đặc điểm định lượng của tình hình tội phạm, bao hàm những hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế và các chủ thể thực hiện hành vi đó ở một đơn vị thời gian và không gian nhất định. Để mô tả và đánh giá một cách chính xác mức độ của tình hình tội phạm về tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, Luận văn đã sử dụng số liệu thống kê thường xuyên của Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang từ năm 2010-2015, sổ thụ lý những vụ án hình sự sơ thẩm, sổ kết quả xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự cùng gần 100 bản án hình sự sơ thẩm và các bản báo cáo tổng kết hàng năm ngành tư pháp hình sự trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015 để làm chất liệu nghiên cứu cho Luận văn. Mức độ của tình hình tội phạm về ma túy có thể được làm rõ ở 3 phạm vi đó là: Mức độ tổng quan, mức độ nhóm và mức độ hành vi [ 26, tr17] a) Mức độ tổng quan Để mô tả và đánh giá một cách chính xác tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang thì mức độ tổng quan của tình hình tội phạm được chia thành hai loại đó là mức độ tuyệt đối (còn gọi là mức độ tổng quạn cơ bản) và mức độ tổng quan tương đối (còn gọi là mức độ so sánh). a.1. Mức độ cơ bản Mức độ cơ bản ở đây chỉ nhằm trả lời câu hỏi, hàng năm, trong giai đoạn 2011-2015, trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, Tòa án nhân dân các cấp đã tiến hành xét xử sơ thẩm hình sự đối với bao nhiêu vụ và đối với bao nhiêu bị cáo phạm các tội về ma túy. Bảng 1.1 sau đây là câu trả lời: 8 Bảng 1.1. Mức độ tổng quan tuyệt đối (Mức độ cơ bản) của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015 Năm Số vụ Số bị cáo 2011 52 61 2012 60 74 2013 71 80 2014 77 93 2015 85 102 Tổng 345 410 Trung bình 69 82 (Nguồn: Báo cáo tổng kết TAND thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015) Qua bảng số liệu trên có thể thấy rằng trong thời gian từ năm 2011-2015 trên toàn thành phố Tuyên Quang, TAND thành phố đã xét xử 345 vụ án về ma túy với 410 bị cáo. Như vậy, trung bình mỗi năm trên địa bàn tp Tuyên Quang xảy ra 69 vụ với khoảng 82 bị cáo. Muốn biết mức độ như vậy là cao hay thấp thì phải đưa về số lượng tương đối để so sánh. a.2. Mức độ so sánh a.2.1. Để so sánh mức độ của tình hình tội phạm ma túy với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. Bảng 1.2 sau đây sẽ cho thấy rõ tỉ phần của mức độ cơ bản về tội phạm ma túy nói so với mức độ của THTP chung trên địa bàn thành phố Tuyên Quang. 9 Bảng 1.2. Mức độ tổng quan tương đối – Tỷ lệ tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015 THTP về ma túy Năm Số vụ Số bị cáo THTP (chung) Số vụ Tỷ lệ % Số bị cáo (1)(3) (2)(4) (1) (2) (3) (4) 2011 52 61 160 177 32,5 34,5 2012 60 74 175 183 34,3 40,4 2013 71 80 183 198 38,8 40,4 2014 77 93 194 209 39,7 44,5 2015 85 102 210 222 40,5 45,9 Tổng 345 410 922 989 37,4 41,5 (Nguồn: Báo cáo tổng kết TAND thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015) Qua bảng số liệu 1.2 trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đã xảy ra 922 vụ phạm tội nói chung với tổng số 989 bị cáo; trong đó có 345 vụ với 410 bị cáo phạm tội về ma túy, chiếm 37,4% về số vụ và 41,5% về số bị cáo trên toàn thành phố. Đây là tỉ lệ khá cao ở nước ta, so sánh với các thành phố khác và so với cả nước. a.2.2. So sánh mức độ của THTP về ma túy trên địa bàn TP. Tuyên Quang với các đơn vị hành chính khác thuộc tỉnh Tuyên Quang Để thấy rõ hơn mức độ của tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, một phép so sánh khác cũng đã được thực hiện, so sánh với mức độ của tình hình tội phạm cùng loại trên địa bàn ở các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang. 10 Bảng 1.3. Số vụ, bị cáo phạm tội về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang và các huyện thuộc tỉnh Tuyên Quang Địa phương Năm TP Tuyên Quang Chiêm Hàm Sơn Yên Na Lâm Hóa Yên Dương Sơn Hang Bình 2011 52/61 50/77 45/50 18/23 24/32 60/77 12/15 2012 60/74 62/84 49/53 21/26 25/33 71/89 17/20 2013 71/80 68/75 50/55 25/33 30/35 88/93 18/22 2014 77/93 89/93 60/64 28/30 33/41 92/98 22/26 2015 85/102 84/91 69/79 30/32 36/50 95/105 25/30 Tổng số 345/410 353/420 273/301 122/144 148/191 406/462 94/113 (Nguồn: TAND tỉnh Tuyên Quang) Qua bảng 1.3 cho thấy, tình hình tội phạm về ma túy trong 5 năm trên địa bàn thành phố Tuyên Quang với các huyện có sự chênh lệch khá rõ rệt. Từ số liệu này có thể đánh giá tình hình tội phạm về ma túy ở các huyện trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang đề có sự tăng dần như thành phố Tuyên Quang. Điều đó cho thấy tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang ngày càng có chiều hướng gia tăng với số bị cáo tăng đáng kể. b) Mức độ nhóm Xác định mức độ nhóm của tình hình tội phạm về ma túy là một bước đi sâu vào bên trong cái tổng đã được xác định ở trên. Thế nhưng, do đặc thù của đề tài đang nói ở đây, nên mức độ nhóm chỉ có thể là mức độ tổng quan đã trình bày ở trên được chia tiếp theo hệ thống nào, theo phương thức thực hiện tội phạm (một bước, hai bước hay ba bước), hoặc theo hệ thống giới tính, hoặc dân 11 tộc, tôn giáo v.v... Điều đó có nghĩa là mức độ trong cơ cấu. Vì thế, để tránh trùng lặp, mức độ này sẽ được làm rõ thông qua việc nghiên cứu cơ cấu của tình hình tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang. Các tội chiếm tỉ lệ rất nhỏ như: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy là 03 vụ/ 04 bị cáo (chiếm tỉ lệ 0,87% số vụ/0,98% số bị cáo), tội sử dụng trái phép chất ma túy là 06 vụ/ 08 bị cáo (chiếm tỉ lệ 1,74% số vụ/1,95% số bị cáo). Các tội danh không có mức độ phạm tội nào gồm: tội sản xuất trái phép chất ma túy, tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (điều 192); tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy (điều 195); tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (điều 198); tội cưỡng bức, lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (điều 200) và tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thuốc gây nghiện hoặc các chất ma túy khác (điều 201). 1.1.2. Diễn biến của tình hình các tội phạm về may túy ở thành phố Tuyên Quang Diễn biến (hay còn gọi là động thái) của tình hình tội phạm là sự phản ánh xu hướng tăng, giảm hay ổn định tương đối của tội phạm xảy ra trong một khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định. Như vậy, ở đây phải áp dụng phương pháp so sánh. Phương pháp so sánh được chọn ở đây là phương pháp so sánh định gốc theo năm và theo giai đoạn 3 năm. Bảng 1.4. Diễn biến tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang từ năm 2011-2015 Năm Số bị cáo Số vụ 2011 52 100% 61 100% 2012 60 115,4% (+15,4%) 74 121,3% (+21,3%) 12 2013 71 136,5% (+36,5%) 80 131,1% (+31,1%) 2014 77 148,1% (+48,1%) 93 152,5% (+52,5%) 2015 85 163,5% (+63,5%) 102 167,2% (+67,2%) (Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang) Bảng 1.4 cho thấy xu hướng tăng liên tục về tình hình tội phạm ma túy những năm gần đây. Xu hướng tăng là điều khẳng định với mức tăng rõ rệt cả về số vụ và số bị cáo. Với cách phân tích như trên đã khẳng định được mức độ nguy hiểm của loại tội phạm này. Bảng 1.5. Diễn biến của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang theo giai đoạn từ năm 2011-2015 Năm/Giai đoạn Số vụ Số bị cáo 2011 52 61 2012 60 74 2013 71 80 2014 77 93 2015 85 102 2011-2013 183 (100%) 215 (100%) 2013-2015 233 (127,3%) 275 (127,9%) (Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang) Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2015 tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang liên tục tăng và tăng 13 khá nhanh trong giai đoạn từ năm 2013-2015 (tăng 27,3% số vụ/27,9% số bị cáo, tương đương với 50 số vụ/60 số bị cáo) so với giai đoạn từ năm 2011-2013. 1.1.3. Cơ cấu của tình hình các tội phạm về ma túy ở thành phố Tuyên Quang Cơ cấu của THTP giữ vai trò là nền tảng cho việc phân tích nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, đồng thời cũng là cơ sở để nhận biết về tình hình tội phạm tiềm tàng. a) Cơ cấu xét theo nhân thân người phạm tội a.1. Cơ cấu xét theo lứa tuổi Theo số liệu thống kê của TAND thành phố Tuyên Quang trong 5 năm (2011-2015) trong tổng số 410 bị cáo đã bị xét xử về tội ma túy thể hiện như sau: Bảng 1.6. Cơ cấu xét theo lứa tuổi của tình hình các tội phạm về ma túy trên địa bàn thành phố Tuyên Quang năm 2011-2015 Tuổi của bị cáo Số bị cáo Tỉ lệ % Dưới 18 tuổi 15 3,7 Từ 18-30 tuổi 202 49,3 Từ 30-50 tuổi 165 40,2 Trên 50 tuổi 28 6,8 Tổng 410 100 (Nguồn: TAND thành phố Tuyên Quang) Như vậy, bảng 1.6 cho thấy từ năm 2011-2015 trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nhóm người phạm tội về ma túy có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 49,3%. Trong độ tuổi này con người bắt đầu bước vào đời để tự lập cho cuộc sổng và công việc, nhu cầu chi tiêu cá nhân lớn nhưng bản thân họ kinh nghiệm sống còn non trẻ cộng thêm với đặc trưng tâm lý của tuổi này thích khám phá, thích thể hiện, ưa mạo hiểm, dễ bị tác động của các mặt tiêu cực trong xã hội và có những hành vi lệch lạc. Nhóm người phạm tội này có tỷ lệ cao thứ hai là độ tuổi từ trên 30 tuổi đến 50 tuổi, chiếm 40,2%; nhóm 14 người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi, chiếm tỷ lệ thấp nhất 3,7%; nhóm người trên 50 tuổi phạm tội này chỉ chiếm 6,8%. Như vậy, nhóm người phạm tội từ 18 đến dưới 50 tuổi chiếm tỷ lệ cao trong số những người phạm tội về ma túy (chiếm 89,5%), điều này cho thấy tội phạm này diễn ra chủ yếu ở các đối tượng trong độ tuổi lao động, và đó là điều mà các cơ quan chức năng cần phải quan tâm hơn nữa để phòng ngừa tội phạm vì đây là nguồn lao động chính cũng như tương lai của đất nước. Qua nghiên cứu các vụ án về ma túy ta thấy tỷ lệ nhóm tuổi từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ không cao (3,7% tổng số bị cáo phạm tội này) thế nhưng đang có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Nhóm tuổi này các bị cáo đang ở độ tuổi đến trường, đang chịu sự quản lý giáo dục của nhà trường và gia đình, chưa nhận thức đầy đủ về giá trị cuộc sống, thế nhưng các bị cáo đã có hành vi phạm tội thuộc loại tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Điều này đòi hỏi hơn nữa sự quan tâm của các cơ quan chức năng cũng như nhà trường và gia đình trong công tác phòng ngừa tội phạm của nhóm tuổi chưa thành niên. Trong độ tuổi chưa thành niên, sự phát triển chưa đầy đủ về thể chất và trí tuệ, chưa hoàn toàn trưởng thành, vì vậy các em rất dễ tiếp thu cái mới kể cả cái tốt và cái xấu. Qua phân tích các vụ án về ma túy cho thấy đa số bị cáo chưa thành niên phạm tội khi các em nhiễm các tật xấu ham chơi, đua đòi, nghiện chơi game, nghiện thuốc lá và có những em còn nghiện cả ma túy hoặc do ảnh hưởng của gia đình hay bị chính người thân thích trong gia đình lôi kéo, dụ dỗ. Những thói hư tật xấu này ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của người phạm tội, vì vậy họ dễ bị kích động, lôi kéo vào con đường phạm tội mà không thấy được hậu quả do hành vi phạm tội mà mình gây ra. a.2. Cơ cấu xét theo giới tính của người phạm tội Kết quả thống kê của TAND thành phố Tuyên Quang cho thấy trong 5 năm (2011-2015) trong tổng số 410 bị cáo đã bị xét xử về tội phạm ma túy có 365 người là nam giới và có 45 người là nữ giới. Điều đó chứng tỏ tỷ lệ tội 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan