Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt độngtranh tụng trong pháp luật tốtụng hình sự -thực trạng và hướng hoàn thi...

Tài liệu Hoạt độngtranh tụng trong pháp luật tốtụng hình sự -thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp

.PDF
79
397
97

Mô tả:

TR NG IH KHOA LU ----- CC N TH T ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 38 (2012 – 2015) Đề tài: HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ - THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN THEO TINH THẦN CẢI CÁCH TƯ PHÁP Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Ths. MẠC GIÁNG CHÂU TRẦN THÁI HƯNG Bộ môn: Tư pháp MSSV: S120028 Lớp: Luật hành chính - K38 Cần Thơ, tháng 12 năm 2014 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ‫٭٭ ٭‬ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu tháng năm 2014 SVTH: Trần Thái Hưng 2 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ‫٭٭٭‬ ........................................................................................................................... ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ Cần Thơ, ngày GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu tháng năm 2014 SVTH: Trần Thái Hưng 3 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG 1.....................................................................................................................6 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ .....................................................................................................6 1.1. Khái quát chung về nguyên tắc tranh tụng của luật Tố tụng Hình sự . ............6 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng ....................................................................... 6 1.1.1.1. Khái niệm tranh tụng .................................................................................. 6 1.1.1.2. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình .................................. 7 1.1.2. Các thuộc tính của nguyên tắc tranh tụng ......................................................... 9 1.1.3. Nội dung và phạm vi của nguyên tắc tranh tụng ............................................ 12 1.1.4. Nguyên tắc tranh tụng là tư tưởng chủ đạo trong cải cách tư pháp ................. 15 1.2. Cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng ..............................................................17 1.2.1. Tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng...................................................... 17 1.2.2. Nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam qua các thời kỳ ........................................................................................................................ 18 1.2.2.1.Giai đoạn trước năm 1945.......................................................................... 18 1.2.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003................................................................................................................. 20 1.2.2.3.Giai đoạn từ trước năm 1975 đến năm 1988 ............................................ 24 1.2.2.4. Giai đoạn từ sau năm 1988 đến nay......................................................... 25 CHƯƠNG 2...................................................................................................................28 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ ............28 2.1. Giai đoạn điều tra..................................................................................................28 2.1.1. Hoạt động của Điều tra viên trong hoạt động tranh tụng hình sự ............ 28 2.1.1.1. Hoạt động hỏi cung bị can........................................................................ 28 2.1.1.2. Hoạt động thu thập chứng cứ ................................................................... 30 2.1.2. Hoạt động của kiểm sát viên trong động tranh tụng hình sự........................... 32 2.1.2.1 . Thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra .................................. 32 2.1.2.2 .Kiểm sát các hoạt động điều tra ................................................................ 34 2.1.3. Hoạt động của người bào chữa, người bị tình nghi đến hoạt động tranh tụng hình sự. ....................................................................................................................... 35 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 4 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp 2.1.3.1. Hoạt động của người bào chữa ................................................................. 35 2.1.3.2. Hoạt động của người bị tình nghi............................................................. 38 2.2. Giai đoạn truy tố ...................................................................................................39 2.2.1. Hoạt động nghiên cứu hồ sơ của Kiểm sát viên khi vụ án kết thúc điều tra, truy tố, xét xử ............................................................................................................. 39 2.2.2. Bản luận tội của Kiểm sát viên ........................................................................ 40 2.3. Giai đoạn xét xử.....................................................................................................42 2.3.1. Hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên toà hình sự ........................ 43 2.3.2. Hoạt động tranh tụng của người bào chữa tại phiên toà hình sự ..................... 51 2.3.3. Hoạt động tranh tụng của bị cáo tại phiên toà hình sự..................................... 52 2.3.4. Vai trò của Hội đồng xét xử trong tranh tụng tại phiên tòa Hình sự ............... 53 CHƯƠNG 3...................................................................................................................57 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM ......................................57 3.1. Những tồn tại trong hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự hiện hành.......................................................................................................................57 3.1.1. Về mặt pháp lý ................................................................................................. 57 3.1.1.1. Chưa ghi nhận tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản của Tố tụng hình sự............................................................................................................................. 57 3.1.1.2. Các quy định về trách nhiệm tranh tụng của Kiểm sát viên...................... 58 3.1.1.3. Các quy định về trách nhiệm tranh tụng của người bào chữa .................. 59 3.1.1.4. Các quy định về quyền của người bị tình nghi tham gia tố tụng............... 61 3.1.1.5. Các quy định về vai trò của Hội đồng xét xử trong tranh tụng................. 62 3.1.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 63 3.1.2.1. Về hoạt động tranh tụng của Kiểm sát viên............................................... 63 3.1.2.2. Về hoạt động tranh tụng của người bào chữa ........................................... 65 3.1.2.3. Về vai trò của Hội đồng xét xử trong hoạt động tranh tụng ..................... 66 3.2. Kiến nghị giải pháp hoàn thiện hoạt động tranh tụng trong tố tụng hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp...................................................................................68 3.2.1. Về mặt pháp lý ................................................................................................. 68 3.2.1.1. Cần chính thức ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự ............................................................................................................ 68 3.2.1.2. Sửa đổi lại trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hình sự theo hướng quy định thủ tục tố tụng tranh tụng ....................................................................................... 69 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 5 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp 3.2.1.3. Sửa đổi các quy định về người bào chữa theo Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể....................................................................................................................... 69 3.2.1.4. Nên quy định bị cáo cũng có quyền đặt câu hỏi với những người tham gia tố tụng khác....................................................................................................... 71 3.2.1.5. Sửa đổi, bổ sung Điều 10 theo hướng Tòa án không có trách nhiệm chứng minh tội phạm .............................................................................................. 71 3.2.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................... 71 3.2.2.1. Nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa............. 71 3.2.2.2. Tăng cường về số lượng, chất lượng, chế độ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của Luật sư ................................................................. 73 3.2.2.3. Vị trí, vai trò của Hội đồng xét xử khi xét xử ............................................ 74 KẾT LUẬN ..................................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 6 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tòa án là cơ quan có chức năng xét xử duy nhất dựa vào kết quả tranh tụng, trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn bộ những tài liệu, chứng cứ được thẩm tra tại tòa. Chính vì thế mà tất cả những giai đoạn tiền xét xử như: điều tra, truy tố phải được diễn ra đúng pháp luật, bởi nó góp phần quan trọng vào hoạt động tranh tụng tại tòa, là cơ sở và là cứ pháp lý để các bên tranh tụng với nhau nhằm tìm ra sự thật khách quan vụ án, giúp vụ án được giải quyết nhanh chóng cũng như bản án được tuyên phải đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng với tinh thần tranh tụng mà Bộ Chính trị đề ra. Nhận thấy được tầm quan trọng đó mà trong suốt những năm qua các Cơ quan bảo vệ pháp luật đã có rất nhiều cố gắng trong việc bảo vệ an ninh, chính trị, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng bộc lộ nhiều thiếu sót, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thông qua hoạt động tranh tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng, mà tựu chung lại trong phiên tòa xét xử như oan, sai, bỏ lọt tội phạm mà vụ án của Nguyễn Thanh Chấn, Bùi Minh Hải là một minh chứng. Nhằm hướng tới xây dựng một nền tư pháp dân chủ, tiến bộ; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới đã chỉ rõ: “Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác….Việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa”1. Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị yêu cầu: “Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp..”. Quán triệt và triển khai thi hành nội dung của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử, vì đây là nguyên tắc cơ bản đảm bảo hoạt động tranh tụng được công bằng, khách quan, kịp thời bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, những nhà lập pháp cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật luôn kế thừa và phát huy để việc tranh tụng tại 1 Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị, về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp thời gian tới GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 7 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp phiên tòa hình sự được nâng cao chất lượng. Nhưng cho đến nay “tranh tụng” vẫn chưa được ghi nhận là một nguyên tắc cơ bản trong xét xử và từ khi có Nghị quyết số 08 và 49 của Bộ Chính trị đề ra thì các cơ quan tiến hành tố tụng có sự tiến bộ trong việc xét xử nhưng nhìn chung vẫn chưa xứng tầm với yêu cầu cải cách tư pháp. Cụ thể trong quá trình tiến hành tố tụng còn có tình trạng bức cung, nhục hình của Điều tra viên, Viện kiểm sát truy tố chưa đúng người, đúng tội bị Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, trong khi đó Tòa án chưa nhận thức được vai trò, vị trí của mình trong xét xử mà còn xem nặng chức năng buộc tội. Tất cả những điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi chính đáng của công dân, làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Ngành tư pháp, vi phạm nghiêm trọng tinh thần tranh tụng của Nghị quyết mà Bộ Chính trị đề ra. Trong khi đó bản án được tuyên có thể là quyết định tước đi quyền tự do, sinh mệnh, hoạt động chính trị của một con người nên đòi hỏi mỗi hoạt động của những người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải diễn ra vô tư, khách quan, đúng pháp luật. Trong khi chờ đợi sự sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó có nguyên tắc tranh tụng thì việc trao đổi ý kiến cũng như sự quan tâm sâu sắc đến hoạt động tranh tụng sẽ góp phần tích cực vào việc nhận thức đầy đủ về nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tranh tụng tại các phiên tòa hình sự. Chính vì những lẽ nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp” là vấn đề vô cùng cấp bách, đây còn là lý do, động lực thôi thúc người viết lựa chọn và nghiên cứu đề tài luận văn này. 2. Mục tiêu nghiên cứu Qua việc nghiên cứu hoạt động tranh tụng người viết hướng tới làm sáng tỏ những cơ sở lý luận, những quy định cũng như những bất cập của pháp luật có liên quan đến hoạt động tranh tụng. Qua đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tranh tụng, nâng cao chất lượng xét xử tại các phiên tòa hình sự theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay ở nước ta. 3. Phạm vi nghiên cứu Tranh tụng là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động tranh tụng, cũng như việc áp dụng các quy định đó trong thực tiễn theo Bộ luật tố tụng hình sự 2003. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 8 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp 4. Phương pháp nghiên cứu Có thể nói, chất lượng của luận văn có được đánh giá cao hay không thì phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp nghiên cứu. Bởi mỗi phương pháp đó quyết định sự đúng đắn và khoa học của luận văn. Chính vì tầm quan trọng của sự lựa chọn đó, người viết dựa trên những nhận thức, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội Chủ nghĩa. Đồng thời kết hợp các phương pháp so sánh, phân tích, giải thích để làm rõ những quy định của pháp luật về hoạt động tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự cũng như trong thực tiễn. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu hoạt động tranh tụng trước khi có Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Trên cơ sở nghiên cứu các chế định của hoạt động tranh tụng để đối chiếu với những quy định của Bộ luật tố tụng hiện hành để từ đó tìm ra những quy định mới, tiến bộ về hoạt động tranh tụng. Song song theo đó , người viết còn sử dụng các trang web tìm kiếm tài liệu trong quá trình nghiên cứu luận văn. 5. Bố cục đề tài Ngoài lời nói đầu, mục lục, kết luận. danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của luận văn được chia thành ba chương: Chương 1. Vấn đề lý luận về nguyên tắc tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Chương 2. Những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về hoạt động tranh tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Chương 3. Những tồn tại và giải pháp hoàn thiện hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Với đề tài nghiên cứu “Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp” là một đề tài rất rộng, nó đòi hỏi người viết có một trình độ nhất định về pháp luật cũng như về mặt lý luận và thực tiễn giải quyết vụ án hình sự. Song, nó còn yêu cầu người viết phải nắm bắt, lĩnh hội được những vấn đề cốt lõi, để từ đó tìm ra những thiếu sót, bất cập, để người viết có cơ sở đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về tranh tụng theo tinh thần cải cách tư pháp. Với một sinh viên năm cuối cũng như lần đầu nghiên cứu khoa học trong một thời gian ngắn cũng như kiến thức, hiểu biết về pháp luật có giới hạn nên sai sót là điều tất yếu. Chính vì lẽ đó. Người viết rất mong nhận được sự đóng góp, phê bình của quý Thầy, Cô, các nhà nghiên cứu pháp luật cùng các bạn sinh viên để luận văn được hoàn thiện hơn. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 9 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRANH TỤNG TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái quát chung về nguyên tắc tranh tụng của luật Tố tụng Hình sự . 1.1.1. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng 1.1.1. Khái niệm tranh tụng Khái niệm tranh tụng được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của loài người. Loại tố tụng này đã được áp dụng từ thời kỳ Hy lạp cổ đại, sau đó được áp dụng rộng rãi ở La Mã với thủ tục “ Hỏi đáp liên tục”. Cùng với thời gian, tranh tụng được kế thừa, phát triển và được khẳng định và đến nay nó được áp dụng ở hầu hết các nước thuộc hệ thống luật lục địa cũng như hệ thống luật án lệ Ở Việt Nam thì khái niệm tranh tụng được hiểu ở các bình diện sau: Về mặt lập pháp: Tranh tụng chưa được chính thức ghi nhận hoăc giải thích trong các văn bản quy phạm pháp luật của nước ta được ban hành từ năm 1945 cho đến nay. Về mặt ngôn ngữ: thì theo Đại từ điển tiếng Việt thì “tranh tụng” hiểu theo nghĩa rộng “là một quá trình được bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện việc khởi kiện và kết thúc khi bản án, quyết định của Tòa án” Tranh tụng hiểu theo nghĩa hẹp: “ Là sự đối đáp, đấu tranh giữa các bên đương sự với nhau về chứng cứ, yêu cầu và phản đối yêu cầu của mỗi bên” Mặc dù thuật ngữ “tranh tụng” xuất hiện rất lâu ở các nước trên thế giới, nhưng cho đến nay nó vẫn chưa được ghi nhận chính thức trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Tùy vào tình hình phát triển của mỗi nước sẽ ứng với một hệ thống pháp luật khác nhau nhưng suy cho cùng vẫn có một điểm chung nhất là đều có yếu tố “ tranh tụng” trong quá trình xét xử. Bởi đây không chỉ là phương pháp tố tụng tiến bộ mà nó con đảm bảo cho hoạt động tranh tụng được diễn ra chính xác khách quan, là cơ sở để Tòa án tuyên những bản án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, tránh tình trạng oan sai. Ví dụ, theo pháp luật tố tụng hình sự của Cộng Hòa Pháp quy định tranh tụng và đảm bảo tranh tụng giữa các bên tham gia tranh tụng tại Điều 278 “ Bị cáo được tự do tiếp xúc với Luật sư bào chữa. Luật sư có thể tham khảo toàn bộ hồ sơ tố tụng miễn không làm chậm trễ tiến trình tố tụng” GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 10 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp Theo quy định trên thì “ tranh tụng” là điều tiên quyết để nâng cao tranh tụng tại phiên tòa thông qua sự tự do tiếp xúc giựa bị cáo và Luật sư bào chữa. Vì đây chính là giai đoạn quan trọng để Luật sư thực hiện chức năng bào chữa bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Cũng có thể hiểu “ Tranh tụng là hoạt động tố tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa, các bên tiến hành tranh tụng có quyền bình đẳng với nhau tại phiên tòa đưa ra các chứng cứ làm rõ sự thật các vấn đề của vụ án hình sự, sau đó nêu lên các cơ sở áp dụng pháp luật, làm căn cứ để thuyết phục Hội đồng xét xử xem xét, quyết định đưa ra bản án” Theo quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh thì: “Tranh tụng là một quá trình xác định sự thật khách quan về vụ án, đồng thời cũng chính là phương tiện để đạt được mục đích, các nhiệm vụ đặt ra của Luật Tố tụng hình sự và bảo đảm cho các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng hình sự có thể tham gia một cách có hiệu quả nhất chức năng của mình ở tất cả các giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự” Vậy, với quan điểm của Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc thì khái niệm tranh tụng được hiểu khá đầy đủ hơn về mặt lý luận. 1.1.1.2. Khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình Khái niệm tranh tụng trong khoa học tố tụng hình sự được hiểu ở hai nghĩa: quá trình tranh tụng và nguyên tắc tranh tụng. Ở góc độ chung nhất, tranh tụng là quá trình tồn tại, vận động và đấu tranh giữa hai chức năng đối trọng nhau, có quyền ngang nhau trong việc bảo vệ các ý kiến, lập luận, lợi ích của mình và phản bác ý kiến lập luận của phía bên kia. Chức năng bào chữa và chức năng buộc tội. Khi xuất hiện chức năng buộc tội thì tất yếu đòi hỏi xuất hiện chức năng bào chữa. Đó chính là thời điểm bắt đầu của quá trình tranh tụng. Điều này có nghĩa rằng trong khi xét xử vụ án hình sự, và để đảm bảo sự công bằng, sự bình đẳng cũng như bảo vệ quyền con người trong quá trình xét xử thì đòi hỏi phán quyết của tòa án phải diễn ra vô tư, khách quan, Tòa án phải thực sự là trọng tài trong cuộc tranh luận giữa hai bên đối trọng nhau để tìm ra sự thật khách quan vụ án. Bên buộc tội ( Công tố viên), và bên gỡ tội( Luật sư bào chữa). Tuy nhiên một phiên tòa sẽ không có ý nghĩa khi việc xét xử chỉ diễn ra phiến diện, một phía là do các cơ quan tiến hành tố tụng với chức năng buộc tội bị cáo mà không có sự tham gia bào chữa cho bị cáo là chức năng gỡ tội. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 11 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp Ví dụ, theo pháp luật tố tụng hình sự của Liên Bang Nga thì nguyên tắc tranh tụng được quy định cụ thể tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2001 như sau “Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành trên cơ sở tranh tụng giữa các bên. Các chức năng buộc tội, bào chữa và giải quyết vụ án hình sự là độc lập với nhau và không thể giao cho một cơ quan hoặc một người có thẩm quyền thực hiện. Tòa án không phải là cơ quan truy tố hinh sự, không thuộc bên buộc tội hoặc bên bào chữa. Tòa án tạo điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các nghĩa vụ của mình và thực hiện các quyền được giao cho. Bên bào chữa và bên buộc tội bình đẳng trước Tòa án”2. Như vậy, theo quy định tại Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng Hòa Pháp thì nguyên tắc tranh tụng được quy định cụ thể và rõ ràng cho việc tìm ra sự thặt vụ án. Với vai trò là trọng tài Tòa án chỉ có chức năng xét xử là chính dựa trên kết quả tranh tụng giữa bên buộc tội và bên gỡ tội tại phiên tòa. Tòa án không phải là cơ quan truy tố hình sự nên Tòa án không phải là cơ quan buộc tội, cũng như là chủ thể của bên bao chữa3. Theo quan điểm của Nguyễn Thái Phúc, Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: “Nguyên tắc tranh tụng được hiểu là cách thức tổ chức phiên tòa sơ thẩm trong đó có sự tham gia của các bên buộc tội và bào chữa có quyền ngang nhau để bảo vệ các ý kiến, luận điểm của phía bên đối trọng dưới vai trò điều khiển và quyết định của Tòa án” Vậy, với khái niệm nguyên tắc tranh tụng trong tố tụng hình sự của Tiến sĩ Nguyễn Thái Phúc đã thể hiện rõ và đầy đủ về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, cũng như sự quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng chủ thể trong suốt quá trình tố tụng với mục đích đảm bảo cho việc tranh tụng diễn ra vô tư khách quan, đảm bảo quyền lợi của công dân, tạo lòng tin cho nhân dân vào Ngành tư pháp nước nhà. 1.1.2. Các thuộc tính của nguyên tắc tranh tụng * Tính khách quan của nguyên tắc tranh tụng Đây là thuộc tính của bất kỳ nguyên tắc nào của BLTTHS. Sự tồn tại của nguyên tắc tranh tụng là sự phản ánh quy luật khách quan trong hoạt động TTHS. 2 Xem Bộ luật tố tụng hình sự Liên Bang Nga, Nxb Proooxxpcc, Mat1xcova, 2001 3 Xem A.P. Rưgiacốp: Tố tụng hình sự, Nxb Norma Mat1xcova, 2004 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 12 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp Quy luật này không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta. Quả thực như vậy, hoạt động tố tụng hình sự từ cổ chí kim luôn là hoạt động không tách rời, gắn bó hữu cơ của ba chức năng buộc tội, bào chữa, xét xử. Sự tồn tại của chức năng này tất yếu đòi hỏi sự tồn tại của hai chức năng kia. Mỗi chức năng tồn tại và vận động trong chừng mực tồn tại và vận động của các chức năng còn lại. Sự khác biệt giữa các mô hình tố tụng là chính ở chỗ các chức năng này có sự tách bạch với nhau và có do các chủ thể độc lập thực hiện hay bị thâu tóm toàn bộ vào tay một chủ thể, có buộc tội mà không có bào chữa thì hoạt động tố tụng sẽ mang tính chất một chiều và đó là kết buộc chứ không phải là tranh tụng. Tố tụng hình sự không thể được thừa nhận là dân chủ khi chức năng buộc tội không có đối trọng là chức năng bào chữa. Trong các chức năng trên thì chức năng buộc tội là có vai trò động lực. Không có buộc tội thì cũng không có hoạt động tố tụng hoặc hoạt động đó sẽ là hoạt động không có định hướng. Bản thân hoạt động tố tụng hình sự, quá trình nhận thức chân lý khách quan từng vụ án cụ thể, đòi hỏi sự khách quan tranh tụng giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa như là tiền đề cần thiết cho chức năng xét xử. Ở góc độ lý luận, sự hiện diện của nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động tố tụng xuất phát từ chính bản chất của họat động đó. * Tính chủ quan của nguyên tắc tranh tụng Như bất kỳ nguyên tắc cơ bản nào của Bộ luật tố tụng hình sự, nguyên tắc tranh tụng còn là sản phẩm của hoạt động nhận thức, trước hết là hoạt động lập pháp của nhà làm luật. Quy luật, hiện tượng khách quan tồn tại tự thân nó, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của chúng ta, nhưng chúng ta có nhận thức được chúng hay không lại là chuyện khác, hay nói một cách khác, điều đó phụ thuộc vào khả năng nhận thức của chúng ta. Nếu như vào thời điểm 1988 chúng ta chưa nhận thức được sự cần thiết khách quan của nguyên tắc tranh tụng hoặc nhận thức chưa đầy đủ về nó thì bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để hoàn thiện nhận thức của chúng ta về vấn đề này. Nhận thức luôn là quá trình từ thấp đến cao, từ thức biết đến biết, từ biết ít, chưa đầy đủ đến biết nhiều, biết đầy đủ. Đã có không ít công trình nghiên cứu về đề tài này ở các cấp độ khác nhau. Sự thừa nhận hoặc không thừa nhận nguyên tắc tranh tụng trong Bộ luật tố tụng hình sự phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động lập pháp của Quốc hội và sự phát triển của khoa học pháp lý về TTHS ở nước ta. * Tính quy phạm của nguyên tắc tranh tụng Các nguyên tắc cơ bản của luật không thể tồn tại dưới dạng các học thuyết, quan điểm, mà chúng phải được thể hiện trong các quy phạm của luật. Và chỉ khi đó GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 13 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp chúng mới thực sự có vai trò định hướng cho hành vi của các chủ thể tham gia vào hoạt động tố tụng. Vấn đề tiếp theo là kỹ thuật lập pháp thể hiện nguyên tắc cơ bản của luật như thế nào. Thông thường các nguyên tắc cơ bản được xác định một cách rõ ràng về tên gọi, nội dung chính của nó ngay trong một điều luật ở chương “ Các nguyên tắc cơ bản” hoặc “ Những quy định chung”. Có trường hợp có điều luật gọi tên, thừa nhận nguyên tắc cơ bản nhưng không ghi nhận nội dung chính của nó. Các quy phạm tiếp theo cụ thể hóa, thể hiện nội dung của nguyên tắc cơ bản. Cũng có trường hợp khi mở luật ra chúng ta không tìm được một nguyên tắc nào chính thức gọi tên nguyên tắc cơ bản nhưng những nội dung chính của nó đã được thể hiện, ghi nhận trong nhiều điều khác của luật. Các kỹ thuật lập pháp khác nhau trong chừng mực nhất định nào đó thể hiện mức độ nhận thức của nhà lập pháp về vấn đề cụ thể. Về hình thức, tại chương 1: “ Những nguyên tắc cơ bản” của Bộ luật tố tụng Hình sự hiện hành không có điều luật nào ghi nhận về nguyên tắc tranh tụng. Vấn đề cốt lõi mà chúng ta quan tâm ở đây là những nội dung của nguyên tắc tranh tụng có được ghi nhận trong các điều luật hay không? Xung quanh vấn đề này thì ở nước ta còn có nhiều quan điểm khác nhau: Theo quan điểm của Tiến sĩ Luật học Khuất Văn Nga, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh cho rằng: Không thừa nhận nguyên tắc tranh tụng cả về phần “ xác” lẫn phần “ hồn”, có nghĩa là không thừa nhận nó cả về tên gọi cũng như những nội dung của nó trong Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành. Cụ thể, có tác giả phản đối bổ sung nguyên tắc tranh tụng vào hệ thống các nguyên tắc vận hành của các cơ quan tiến hành tố tụng vì điều đó vượt qua khuôn khổ cải cách tư pháp và dẫn đến sự thay đổi việc phân định địa vị pháp lý giữa một chủ thể là cơ quan tiến hành tố tụng và một chủ thể khác là những người tham gia tố tụng. Tác giả khác cho rằng tranh tụng mà Nghị quyết số 08 của Bộ Chinh trị đề cập là tranh tụng tại phiên tòa chứ không phải là một kiểu tố tụng mà một số nước theo truyền thống luật án lệ ( Comm mon Law) đang áp dụng, vì vậy không nên quy định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự Việt Nam, vì ngay từ đầu chúng đã bỏ qua, không xem xét đến quy định cụ thể của Bộ luật tố tụng hình sự phần quy định thủ tục tranh luận tại phiên tòa sơ thẩm và nhiều quy định khác hoặc đồng nhất nguyên tắc tranh tụng với mô hình tranh tụng4. 4 Nguyễn Thái Phúc, Dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự (Sửa đổi) và nguyên tắc tranh tụng, Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 9/2013 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 14 Ket-noi.com chia se mien phi Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp Theo quan điểm của Trịnh Tiến Việt cho rằng dù Bộ luật tố tụng hình sự chưa ghi nhận nguyên tắc tranh tụng như một nguyên tắc cơ bản nhưng tinh thần của nó được quy định rải rác ở một điều trong Bộ luật hiện hành. Nhưng theo đa số và theo Nguyễn Đức Lương thì hoàn toàn thống nhất với quan điểm trên. Cần nói rõ là Bộ luật tố tụng hình sự chưa có một điều luật gọi đích danh nguyên tắc tranh tụng trong số những nguyên tắc cơ bản nhưng phần “ hồn” của nó đã hiện diện trong các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành mặc dù còn nhiều hạn chế cần được hoàn thiện. Điều này cũng giống như nguyên tắc hai cấp xét xử. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa ghi nhận nguyên tắc này với tư cách là một nguyên tắc cơ bản nhưng toàn bộ nội dung của nguyên tắc nêu trên đã thể hiện sự tranh tụng. Về lý luận cũng như luật thực định chúng tôi cho rằng không ai có thể phủ nhận nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành. Vì vậy tác giả luận văn này không đồng ý với nhận định “ Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa quy định nguyên tắc hai cấp xét xử” và coi việc bổ sung nguyên tắc này như một nguyên tắc mới. Đã đến lúc chúng ta cần phải sửa đổi kỹ thuật lập pháp và bổ sung hoàn thiện những nội dung của nguyên tắc tranh tụng. Đây sẽ là một bước tiến mới của Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam theo tinh thần cải cách tư pháp, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền- Nhà nước tổ chức và quản lý theo pháp luật và đề cao các giá trị nhân văn, tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân. 1.1.3. Nội dung và phạm vi của nguyên tắc tranh tụng * Nội dung của nguyên tắc tranh tụng Trong khoa học tố tụng hình sự gần như có sự nhất trí về những nội dung của nguyên tắc tranh tụng: Có sự tách bạch giữa các chức năng buộc tội, bào chữa và xét xử. Tranh tụng đòi hỏi các chức năng khác nhau phải do các chủ thể khác nhau thực hiện. Một chủ thể không thể đồng thời thâu tóm trong tay mình nhiều chức năng khác nhau. Trong các chức năng nói trên thì chức năng buộc tội và chức năng bào chữa là những chức năng đối trọng với nhau, do vậy tranh tụng là tranh tụng giữa hai bên: bên buộc tội và bên bào chữa. Tòa án thông qua việc thực hiện chức năng xét xử là trọng tài trong quá trình tranh tụng giữa các bên, giải quyết cuộc tranh cải ( tranh luận) giữa các bên. Tòa án phải được giải phóng khỏi những chức năng không phải là chức năng xét xử. “ Sẽ là sai lầm nếu cho rằng chức của Tòa án không chỉ là xét xử mà bao gồm cả buộc tội và bào chữa nữa… Tòa án phải làm sáng tỏ tất cả các GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 15 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp tình tiết của vụ án ( cả các tình tiết buộc buộc và tình tiết gỡ tội) nhưng không phải để buộc tội hoặc gỡ tội đối với bị cáo mà nhằm mục đích xác định sự thật khách quan của vụ án, để có quyết định đúng đắn về vụ án, tức là để thực hiện chức năng xét xử. Việc xác định không chính xác chức năng của Tòa án trong tố tụng hình sự sẽ làm cho Tòa án mất đi vai trò của người trọng tài đứng giữa hai bên để phân xử đồng thời sẽ biến Tòa án thành một công tố viên hoặc một luật sư bào chữa thứ hai trong tranh tụng. Điều đó sẽ dẫn đến sự bất bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bào chữa và làm cho quá trình tranh tụng không đạt được mục đích của mình là xác định sự thật khách quan của vụ án. Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về cơ bản đã tách bạch các chức năng này cho các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, với Tòa án vẫn còn một số quy định chưa thể hiện triệt để yêu cầu này như: Quy định Tòa án có quyền khởi tố vụ án; Tòa án đóng vai trò chính trong quá trình xét hỏi tại phiên tòa; khi Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố, Tòa án vẫn tiếp tục xét xử vụ án. Quy định về giới hạn xét xử trong dự thảo vẫn cho phép Tòa án xét xử theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật, có nghĩa là Tòa án có thể làm xấu đi tình trạng của bị cáo so với truy tố của Viện kiểm sát. Nguyên tắc tranh tụng đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa tính tích cực giữa các bên với vai trò xét xử của Tòa án. Thật vậy tính cực của các bên tăng lên thì vai trò xét xử của Tòa án giảm xuống. Khi Tòa án giảm sự can thiệp không đúng chức năng của mình vào trong quá trình tranh tụng của các bên và làm những gì thuộc chức năng của mình – chức năng xét xử thì xét cho cùng, vai trò, uy tín của Tòa án được đề cao một số người rất khó chấp nhận hình ảnh của Tòa án của Nhà nước chúng ta như là “ trọng tài”, không phải là cơ quan đấu tranh chống tội phạm. Quan điểm này không có gì mới. Nó đã từng tồn tại ở Liên Xô trước kia, vào những năm 60 của thế kỷ trước. Hãy thử nhìn xem sự ra đời của Tòa hành chính, Tòa án lao động ở nước ta nói lên điều gì nêú không phải là vai trò trọng tài giải quyết một cách khách quan nhất những xung đột lợi ích pháp lý giữa công dân với các cơ quan Nhà nước ? Vụ án hình sự là gì nếu không phải là xung đột lợi ích pháp lý giữa Nhà nước – mà đại diện là cơ quan thực hiện chức năng buộc tội như cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và một bên là công dân- người đã bị truy tố về những hành vi có dấu hiệu của tội phạm, Tòa án cũng như những cơ quan bảo vệ pháp luật khác có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm nhưng Tòa án thực hiện nhiệm vụ này thông qua chức năng xét xử với vai trò trọng tài. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với nhiệm vụ hoạt động tố tụng hình9 sự ở nước ta là “ xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 16 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp Sự bình đẳng giữa các bên trong tiến trình tranh tụng. Đối với mô hình tố tụng pha trộn thì sự bình đẳng thực sự giữa các bên chỉ được thừa nhận ở trước Tòa án. Đây chính là nét đặc thù của nguyên tắc tranh tụng trong mô hình tố tụng này. Điều này có ý nghĩa là ở trước giai đoạn xét xử, sự bình đẳng giữa các bên có những hạn chế và hệ quả là tính tranh tụng cũng sẽ có những hạn chế nhất định. Bình đẳng ở đây là sự thừa nhận khả năng như nhau giữa các bên trong hoạt động chứng minh, trong việc đưa ra những yêu cầu và giải quyết những yêu cầu đó trước Tòa, không bên nào có lợi thế hơn bên nào. Điều này không đồng nghĩa với địa vị pháp lý giữa các bên bởi lẽ không thể đặt ngang hàng địa vị của Công tố viên – đại diện và nhân danh cho lợi ích Nhà nước với địa vị tố tụng của người bào chữa- đại diện cho lợi ích của cá nhân trên cơ sở ủy quyền của cá nhân. Luật tố tụng hình sự của Miền Nam trước 1975 có những quy định rất đáng chú ý về vấn đề này: Khi thăng đường xử án thì Chánh án và Biện lý ( Công tố viên) mỗi người đi một cửa thì Chánh án và các Thẩm phán ra trước, các đại diện Viện ra sau. Tại phiên Tòa Chánh thẩm có quyền chặn lời Luật sư khi Luật sư dùng những lời lẽ quá đáng hay nói dông dài vô ích nhưng lại không có quyền đó với Công tố viện. Tòa án không có quyền phê bình hay chỉ trích hành động hay lời nói của công tố viện dù là phê bình hay chỉ trích ngay ở phiên tòa công khai hay trong bản án. Ngoài ra, trong một số quan hệ khác bên có cần và có thể bình đẳng với nhau được hay không? Thí dụ như vị trí ngồi của các bên trước tòa, trang phục, số lượng bên buộc tội và số lượng của bên bào chữa. Những vấn đề này, theo ý kiến của tác giả luận văn này cho rằng sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tranh tụng, được giải quyết tùy thuộc vào truyền thống pháp lý, văn hóa, điều kiện lịch sử cụ thể ở mỗi quốc gia. * Phạm vi của nguyên tắc tranh tụng Quá trình tranh tụng chỉ thực sự được bắt đầu khi có sự hiện diện đầy đủ của các bên buộc tội, bên bào chữa dưới sự kiểm tra, giám sát của Tòa án. Tranh tụng chỉ thực sự tồn tại ở giai đoạn mà ở đó có sự hiện diện đầy đủ của các bên như bên buộc tội, bào chữa, xét xử. Nhưng quan điểm này không thuyết phục ở góc độ lý luận cũng như luật thực định. Bởi lẽ, nó phủ nhận sự tranh tụng thực tế giữa hai chức năng buộc tội và bào chữa ở những giai đoạn trước khi xét xử. Sự tranh tụng đó có diễn ra trong điều kiện công khai, có thực sự bình đẳng hay không lại là chuyện khác. Sự tranh tụng ở những giai đoạn trước Tòa đều trên cơ sở các quy định của pháp luật nên không thể nói là không chính thức. Các kết quả tranh tụng ở những giai đoạn này đều dựa trên những kết quả hoạt động tố tụng ở giai đoạn đó nên cũng không thể nói là phiến diện. Thí dụ, khi thân chủ của mình bị khởi tố bị GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 17 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp can thì Luật sư đã khiếu nại cho rằng quyết định khởi tố là trái pháp luật vì thân chủ chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thủ trưởng cơ quan điều tra chấp nhận khiếu nại, ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can, đình chỉ vụ án. Vậy sự tranh tụng ở đây là không chính thức? Sự tranh tụng ở đây là một quá trình và xuất hiện của Tòa án trong quá trình này chỉ là sự xác nhận sự tranh tụng đã lên đến đỉnh điểm, đòi hỏi phải có trọng tài để giải quyết. Thừa nhận nguyên tắc tranh tụng từ cả giai đoạn trước khi xét xử là phù hợp với lý luận, với luật thực định và định hướng cải cách tư pháp ở nước ta. Cũng như những nguyên tắc cơ bản khác, sự thể hiện nội dung của mỗi nguyên tắc ở các giai đoạn tố tụng có thể không đồng đều, có những hạn chế nhất định. Thí dụ, nguyên tắc xét xử trực tiếp, công khai được thực hiện đầy đủ ở phiên tòa sơ thẩm, nhưng ở các cấp xử tiếp theo có những hạn chế nhất định. Tranh tụng ở giai đoạn trước xét xử có thể có những điều kiện hạn chế hơn tranh tụng ở phiên tòa sơ thẩm nhưng chúng ta không thể phủ nhận nó được. 1.1.4. Nguyên tắc tranh tụng là tư tưởng chủ đạo trong cải cách tư pháp Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ trọng tâm là : “ Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ”, trong đó có nhiệm vụ trọng tâm là “ nâng cao chất lựơng chất lượng của Kiểm sát viên tại phiên tòa, đảm bảo tranh tụng dân chủ với Luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác” “ Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và lọi ích hợp pháp. Các cơ quan tư pháp có trách nhiệm tạo điều kiện để Luật sư tham gia vào quá trình tố tụng: tham gia hỏi cung bị can, nghiên cứu hồ sơ vụ án, tranh luận dân chủ tại phiên tòa”. Sau khi Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị được quán triệt thì tất cả các cơ quan tư pháp cũng như những người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng đều được quán triệt sâu rộng về nhận thức cũng như tầm quan trọng của công tác cải cách tư pháp trong thời gian tới. Điều đó được thể hiện cụ thể chính ngay trong các hoạt động tố tụng. Theo tinh thần mà Nghị quyết số 08 thì hiệu quả tranh tụng và phán quyết của Hội đồng xét xử có được diễn ra khách quan hay không, quyền và nghĩa vụ của các bên đối trọng trong tranh tụng các thật sự bình đẳng, dân chủ hay không thì có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động khởi tố vụ án, GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 18 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp điều tra của Cơ quan điều tra, kiểm sát các hoạt động điều tra của Viện kiểm sát, hoạt động xét xử của Tòa án, hoạt động bào chữa của Luật sư cũng như hoạt động tranh của bị can, bị cáo. Trong chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị đã yêu cầu: “ nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp..”. Tiếp theo đó Hiến pháp năm 2013 đã quy định: “nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Như vậy, dù Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành chưa quy định tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật tố tụng nhưng tinh thần của nó đã thể hiện rải rác ở một số điều luật, và đây còn là một nội dung mang tính Hiến định trong Hiến pháp 2013 “ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được đảm bảo”. Bởi lẽ, tầm quan trọng của nguyên tắc này có ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các hoạt động tố tụng từ giai đoạn khởi tố cho đến khi Hội đồng xét xử ra phán quyết cuối cùng bắng một bản án đúng ngừơi, đúng tội, đúng pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan tiến hành tố tụng cũng như niềm tin của nhân dân vào Ngành tư pháp nước ta. Chính vì lẽ đó mà nội dung cải cách tư pháp trong thời gian tới là làm sao cho hoạt động xét xử phải diễn ra khách quan, dân chủ với nhau giữa các chủ thể tiến hành tố tụng, Tòa án chỉ đóng vai trò là trọng tài, và phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa mà các bên buộc tội và bên gỡ tội đưa ra tranh luận công khai tại phiên tòa. Bởi trong giai đoạn xét xử là giai đoạn quan trọng để các bên buộc tội và gỡ tội có cơ hội làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án với sự chứng kiến và phân xử công bằng của Tòa án. Bên cạnh đó các chủ thể tiến hành tố tụng thấy đựơc khả năng tranh tụng của mình như thế nào để từ đó học hỏi rút kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế yếu kém. Nếu mỗi chủ thể tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc tinh thần tranh tụng theo Nghị quyết số 08 mà Bộ Chính trị đề cập thì chất lượng cũng như kết quả tranh tụng tại phiên tòa sẽ diễn ra dân chủ, phán quyết của Tòa án sẽ kết tội đúng người, đúng pháp luật, giảm đi thực trạng oan, sai. Đồng thời nâng cao vị thế của Ngành tư pháp, tạo niềm tin của nhân dân vào Nhà nước pháp quyền, Nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành đã có những sửa đổi nhưng vẫn chưa toàn diện và cụ thể, điều quan trọng trong những khiếm khuyết đó là Bộ luật tố tụng hình sự chưa ghi nhận tranh tụng là một nguyên tắc cơ bản trong xét xử, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xét xử của những người tiến hành tố tụng, ảnh hưởng đến quyền lợi của bị can, bị cáo, ảnh hưởng đến uy tín và lòng tin của nhân dân vào Ngành tư pháp. Đây chính là hạn chế của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và việc hoàn thiện pháp luật là điều tất yếu. Việc ghi nhận nguyên tắc tranh tụng không GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 19 Hoạt động tranh tụng trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Thực trạng và hướng hoàn thiện theo tinh thần cải cách tư pháp Luận văn tốt nghiệp những thể hiện chủ trương cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước mà còn thể hiện tư tưởng về đảm bảo quyền công dân, quyền con người là nội dung xuyên suốt, nhất quán trong Hiến pháp năm 20135. 1.2. Cơ sở lý luận về nguyên tắc tranh tụng 1.2.1. Tầm quan trọng của nguyên tắc tranh tụng Nguyên tắc tranh tụng đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng. Điều đó có nghĩa rằng giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng đều có quyền bình đẳng như nhau, giữa Kiểm sát viên, Luật sư, người bào chữa, bị cáo, và những người tham gia tố tụng khác đều bình đẳng trong việc tranh luận công khai để tìm ra sự thật khách quan của vụ án. Với chức năng buộc tội, Kiểm sát viên đại diện cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội nhưng phải dựa vào căn cứ tranh tụng công khai tại phiên tòa, đối đáp lại những điểm chưa làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Song song theo đó là quyền được thu thập chứng cứ, quyền tham gia tranh tụng, quyền đưa ra tài liệu để chứng minh cho việc gỡ tội. Với bị cáo luật cũng quy định những quyền như quyền tự bào chữa, hoặc nhờ người khác bào chữa. Nguyên tắc tranh tụng phân định rõ chức năng của các bên và Tòa án trong tố tụng hình sự, trong đó chức năng xét xử của Tòa án tách khỏi chức năng buộc tội và bào chữa. Theo tinh thần Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị thì “ “ Khi xét xử Tòa án phải đảm bảo cho các công dân đều bình đẳng trước pháp luật, việc phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, bị cáo, nhân chứng, nguyên đơn dân sự, bị đơn và những ngừơi có quyền và lọi ích hợp pháp”. Như vậy, Tòa án chỉ có chức năng xét xử là chính, Tòa án cũng có quyền tham gia vào tranh luận nhưng với tư cách là trọng tài chỉ gợi mở cho các bên tranh luận. Phán quyết của Tòa án chủ yếu căn cứ vào kết quả tranh tụng công khai tại tòa, trên cơ sở đánh giá, xem xét đầy đủ các chứng cứ đã được thẩm tra tại tòa. Việc tranh tụng tại phiên tòa chủ yếu chỉ do hai bên đối trọng với nhau thực hiện là bên buộc tội ( Kiểm sát viên) và bên gỡ tội ( Luật sư, người bào chữa). 5 Phan văn Sơn. Viện trưởng Viện thực hành công tố.. tại Đà Nẵng( Viện phúc thẩm 2), đề xuất giải pháp triển khai thi hành nguyên tắc tranh tụng trong ngành kiểm sát nhân dân.Tạp chí kiểm sát số 06/2014 GVHD: Th.S Mạc Giáng Châu SVTH: Trần Thái Hưng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan