Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghi...

Tài liệu Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp việt nam luận văn ths. luật

.PDF
140
730
129

Mô tả:

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ 8 NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam 8 1.1.1. Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các 8 doanh nghiệp Việt Nam 1.1.2. Khái niệm nhà đầu tư nước ngoài 16 1.1.3. Quan điểm, nhận định về doanh nghiệp Việt Nam 18 1.2. Sự cần thiết huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 26 1.2.1. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tăng cường vốn vào thị trường Việt Nam 27 1.2.2. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đưa Việt 28 Nam tiếp cận được với nguồn công nghệ mới, tiên tiến và hiện đại 1.2.3. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đổi mới phương pháp quản lý 29 1.2.4. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam 30 1.2.5. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần 31 giải quyết việc làm 1.2.6. Huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần góp phần 32 thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 34 2.1. Tổng quan quá trình phát triển của pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 34 2.1.1 Giai đoạn từ trước khi có Luật Đầu tư năm 2005 34 2.1.2 Giai đoạn từ khi có Luật Đầu tư năm 2005 đến nay 36 2.2. Quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần 38 2.3. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam 39 2.4. Quy định về nhà đầu tư nước ngoài 41 2.4.1 Quy định về tổ chức nước ngoài 41 2.4.2 Quy định về cá nhân nước ngoài 42 2.5. Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 43 2.5.1 Quy định chung về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 43 2.5.2. Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân hàng thương mại Việt Nam 46 2.5.3. Quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường chứng 48 khoán Việt Nam 2.5.4. Quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam kinh doanh thương mại dịch vụ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 48 2.5.5 Quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước cổ phần hóa 51 2.6. Các hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam 52 2.7 Thủ tục góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam 54 2.7.1. Các quy định chung về thủ tục góp vốn, mua cổ phần 54 2.7.2. Thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 62 ngân hàng thương mại Việt Nam 2.7.3 Thủ tục góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trên thị 65 trường chứng khoán Việt Nam 2.7.4 Thủ tục mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh 67 nghiệp 100% vốn Nhà nước 2.8 Tài khoản góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 70 2.9 Thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật góp vốn, mua cổ phần 73 của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.9.1 Nhu cầu góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 73 các doanh nghiệp Việt Nam 2.9.2 Tình hình mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các ngân 74 hàng thương mại Việt Nam 2.9.3 Tình hình giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông 77 qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.9.4 Một số nguyên nhân của các hạn chế, tồn tại trong hoạt động góp 80 vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 2.10 Một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà 85 đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA 92 CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần 90 của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 3.1.1 Yêu cầu của sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam 90 3.1.2 Sự hấp dẫn đầu tư của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài 94 3.1.3 Các quan hệ đầu tư mới phát sinh cần sự điều chỉnh của pháp luật 96 3.2. Hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 97 3.2.1. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp 97 Việt Nam 3.2.2. Một số giải pháp về tổ chức thực hiện việc nhà đầu tư nước ngoài 107 góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam 3.2.3. Một số giải pháp bổ trợ khác 114 KẾT LUẬN 120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 122 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Đầu tư của Ngân hàng nước ngoài tại các Ngân hàng Việt Nam 75 Bảng 2.2 Một số giao dịch thâu tóm cổ phiếu điển hình trên thị trường 78 chứng khoán niêm yết DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình vẽ 3.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài phân theo đối tác 114 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Thuật ngữ viết tắt: Trong Bản luận văn này, các thuật ngữ sau đây được viết tắt như sau: I. Thuật ngữ chung 1. CNH-HĐH 2. GATS 3. IPO Công nghiệp hóa, hiện đại hóa General Agreement on Trade Hiệp định chung về thương in Services mại dịch vụ Initial Public Offering Bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng 4. SHCN Sở hữu công nghiệp 5. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 6. WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới II. Văn bản Pháp luật của Việt Nam 6. Cam kết WTO Cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam với WTO 7. Luật các TCTD năm 2010 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng 8. Luật Chứng khoán năm 2006 Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006; 9. Luật DNNN năm 2003 Luật Doanh nghiệp Nhà nước số 14/ 2003/QH11 ngày 26/11/2003 10. Luật Doanh nghiệp năm 2005 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 11. Luật Đầu tư năm 2005 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 12. Luật Đất đai năm 2003 Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26 /11/2003 13. Luật KDBĐS năm 2007 Luật Kinh doanh bất động sản số 63/2006/QH11 ngày 29/06/2007 14. Luật SHTT năm 2005 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 15. Luật SHTT SĐ, BS năm 2009 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19/6/2009 16. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 17. Nghị định số 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 Nghị định số 160/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối 18. Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam 19. Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 Nghị định số 109/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/6/2007 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 20. Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 Nghị định số 139/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 21. Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 Nghị định số 153/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/10/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật kinh doanh bất động sản 22. Nghị định số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/03/2010 Nghị định số 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/03/2010 về chuyển công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu 23. Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/04/2010 về đăng ký doanh nghiệp 24. Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp 25. Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/07/2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần 26. Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg ngày 10/06/1999 Quyết định số 139/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/06/1999 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam 27. Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg ngày 28/06/1999 Quyết định số 145/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/06/1999 về ban hành Quy chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài 28. Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg ngày 11/03/2003 Quyết định số 36/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/03/2003 về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt nam 29. Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg ngày 17/7/2003 Quyết định số 146/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/7/2003 về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam 30. Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 Quyết định số 238/2005/QĐ-TTg ngày 29/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam 31. Quyết định số 121/2008/QĐBTC ngày 02/12/2008 Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC của Bộ tài chính ngày 02/12/2008 về việc ban hành Quy chế hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 32. Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/4/2009 về tỷ lệ tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 33. Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18/06/2009 về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 34. Thông tư số 03/2004/TT-NHNN ngày 25/5/2004 Thông tư số 03/2004/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 25/5/2004 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 35. Thông tư số 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 Thông tư số 07/2007/TT-NHNN của Ngân hàng nhà nước ngày 29/11/2007 hướng dẫn Nghị định số 69/2007/NĐCP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam 36. Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06/09/2010 Thông tư số 131/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 06/09/2010 Hướng dẫn thực hiện Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế luôn là mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta hướng đến nhằm “sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” [14]. Chính vì vậy, việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng trong việc tạo nên sức mạnh của tài chính nói riêng, hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung; làm tăng tổng vốn đầu tư của xã hội; góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hóa phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân; đóng góp tích cực vào tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới… Hình thức đầu tư của nước ngoài có thể thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư …(đầu tư trực tiếp) hoặc thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán; Thông qua các định chế tài chính trung gian khác (đầu tư gián tiếp). Trong các hình thức đầu tư trên, việc góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam theo cả hình thức đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp cũng được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam là bộ phận cấu thành không thể thiếu của pháp luật kinh doanh để tạo hành lang pháp lý cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam quy định khá đầy đủ các văn bản pháp luật điều chỉnh quan hệ đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam còn một số hạn chế, bất cập. Đó là, hệ thống pháp luật về đầu tư còn chưa đồng bộ; Quản lý nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu phát triển; Thủ tục hành chính còn rườm rà đối với nhà đầu tư nước ngoài; Thủ tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần còn vòng quanh đến mức không khả thi khiến nhà đầu tư nước ngoài mất rất nhiều thời 1 gian, chi phí và cơ hội đầu tư; Sự quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật về các trường hợp được coi là nhà đầu tư nước ngoài; Mức góp vốn, mua cổ phần vẫn chưa rõ ràng, cụ thể, chẳng hạn về mức góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề có những điều kiện hạn chế khác nhau; một số quy định về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại không thống nhất với Luật các TCTD năm 2010 mới ban hành…Những bất cập này cần được khắc phục nhằm phát huy hơn nữa vai trò của pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng được yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Từ nhâ ̣n thức nêu trên tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam”. Nghiên cứu đề tài này là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật này phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam là lĩnh vực được nhiều tác giả quan tâm. Tiêu biểu là các bài viết như: “Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam” (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội) của Lê Minh Toàn (2004); “Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, (Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội) của Trần Xuân Tùng (2005); “Hiệu quả từ quá trình các ngân hàng nước ngoài tham gia góp vốn và trở thành cổ đông của ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Đức Lệnh tại Tạp chí Ngân hàng số 9 năm 2006; “Hai nội dung phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài” của Luật sư Phùng Thanh Sơn tại Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10 năm 2007; “Giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng chưa niêm yết” của Luật sư Nguyễn Văn Phương tại Tạp chí Ngân hàng số 18 năm 2009; “Một số bất cập của pháp luật về đầu tư gián tiếp nước ngoài tại Việt Nam và phương hướng hoàn thiện” của Thạc sĩ Luật học Mai Hữu Đạt tại Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 3 năm 2010; “Pháp luật về thực hiện thủ tục đăng ký và thẩm tra dự án đầu tư” – Luận án Thạc sĩ Luật học của Nguyễn Thị Phương Hồng (2010); “Thực trạng thi hành pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư 2 theo Luật đầu tư 2005” - Luận án Thạc sĩ Luật học của Đặng Ngọc Bảo (2011) …Những công trình của các tác giả đi trước là những kết quả nghiên cứu quý báu nên tác giả đã kế thừa những thành tựu đã đạt được và nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh và điều kiện mới. Do vậy, tác giả đã nghiên cứu về vấn đề này để làm sáng tỏ hệ thống lý luận cũng như pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam một cách toàn diện, qua đó đề xuất các kiến nghị phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật này nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu những mô hình quản lý tiến tiến cùng phương thức kinh doanh hiện đại, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật này, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó, phân tích một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam và đề xuất các kiến nghị phục vụ cho việc hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam...trong thời kỳ CNHHĐH đất nước. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Một là, nghiên cứu quan niệm về góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam; sự cần thiết huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần đối với nền kinh tế. Hai là, nghiên cứu tổng quan quá trình phát triển của pháp luật quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; nghiên cứu, phân tích và bình luận các quy phạm góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; đánh giá khái quát thành tựu đạt 3 được khi áp dụng pháp luật về góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó, phân tích một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Ba là, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần đồng thời huy động vốn, công nghệ, phương pháp quản lý doanh nghiệp của nước ngoài, mở rộng thị trường, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam..., góp phần tăng tính khả thi của pháp luật này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những quy định, chế định pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam theo Luật Đầu tư năm 2005, Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành hai văn bản này, Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 của Chính phủ, Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg ngày 15/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 121/2008/QĐ-BTC ngày 02/12/2008 của Bộ Tài chính; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 của Chính phủ; Quyết định số 88/2009/QĐ-TTg ngày 18/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 131/2010/TT-BTC ngày 06/09/2010 của Bộ Tài chính, Biểu cam kết cụ thể về dịch vụ… Khi đề cập đến hệ thống pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những chế định pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam có nội dung rộng và phức tạp. Với mục đích và đối tượng nghiên cứu như đã đề cập ở trên, luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu ở những vấn đề chung nhất về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này có nghĩa là chỉ nghiên cứu tập trung một số vấn đề pháp lý cơ bản 4 nhất liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam đặc thù là ngân hàng thương mại Việt Nam như quy định về hình thức góp vốn, mua cổ phần; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam, quy định về nhà đầu tư nước ngoài; quy định về mức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam; các hình thức góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam; thủ tục góp vốn, mua cổ phần trong doanh nghiệp Việt Nam; tài khoản góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài; nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần này; phân tích một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần này, từ đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật này. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Với mục đích triển khai những nội dung cơ bản của luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp như: phân tích, tổng hợp; duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phương pháp so sánh để khái quát, đánh giá và đưa ra nhận xét về các vấn đề pháp lý có liên quan đến pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam đồng thời đánh giá khái quát thành tựu đạt được khi áp dụng pháp luật này; tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó; một số rủi ro trong hoạt động này; mô tả về quá trình phát triển của pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên dưới hình thức là một luận văn Thạc sĩ về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn đã nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề này; chỉ ra một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Qua đó, đóng góp đáng kể cho việc làm rõ các quan niệm về góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam; Sự cần thiết huy động vốn theo hình thức góp vốn, mua cổ phần; tổng quan quá trình phát triển của pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. 5 Luận văn đã chỉ ra các thiếu sót, bất cập của pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam khi đặt trước yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là: Hệ thống pháp luật về đầu tư còn chưa đồng bộ; Quản lý nhà nước chưa theo kịp với yêu cầu phát triển; Thủ tục hành chính còn rườm rà đối với nhà đầu tư; Thủ tục thực hiện góp vốn, mua cổ phần còn vòng quanh đến mức không khả thi khiến nhà đầu tư nước ngoài mất rất nhiều thời gian, chi phí và cơ hội đầu tư; Sự quy định không thống nhất giữa các văn bản pháp luật về các trường hợp được coi là nhà đầu tư nước ngoài; Mức góp vốn, mua cổ phần vẫn chưa rõ ràng, cụ thể, chẳng hạn về mức góp vốn, mua cổ phần đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề có những điều kiện hạn chế khác nhau… Luận văn đã nghiên cứu kinh nghiệm của pháp luật Ấn Độ; tìm ra những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên đồng thời phân tích một số rủi ro trong hoạt động góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ các yêu cầu và tác động của sự phát triển kinh tế và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đến pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam làm cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó tập trung vào các giải pháp: Hoàn thiện quy định về định giá tài sản góp vốn, mua cổ phần; Hoàn thiện quy định về khái niệm nhà đầu tư nước ngoài; Hoàn thiện quy định về mức góp vốn, mua cổ phần; Hoàn thiện quy định về thủ tục góp vốn, mua cổ phần; Hoàn thiện quy định về tài khoản góp vốn, mua cổ phần và một số giải pháp tổ chức thực hiện, giải pháp bổ trợ khác như: Nhà nước cần ổn định nền kinh tế vĩ mô; chính sách của Nhà nước khuyến khích đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần; Cải cách thủ tục hành chính; Tăng cường mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đầu tư; Nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ, công chức. 6 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được chia thành ba chương bao gồm: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Chương 2: Thực trạng về pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện pháp luật góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT GÓP VỐN, MUA CỔ PHẦN CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam 1.1.1. Góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam 1.1.1.1. Các loại tài sản đưa vào góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam Nhà đầu tư nước ngoài được góp vốn, mua cổ phần theo các hình thức: tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty. Vấn đề này được quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2005. “Góp vốn là việc đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc các chủ sở hữu chung của công ty. Tài sản góp vốn có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.” [44, Khoản 4 Điều 4] "Cổ phần, trái phiếu của công ty cổ phần có thể được mua bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần." [44, Điều 89] Riêng đối với trường hợp mua cổ phần trong doanh nghiệp 100% thực hiện cổ phần hóa, trong ngân hàng thương mại Việt Nam và việc góp vốn, mua cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì các nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần vào các doanh nghiệp Việt Nam bằng đồng Việt Nam. Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 cũng quy định vốn đầu tư bao gồm: Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các tài sản hợp pháp khác để thực 8 hiện hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp. Tài sản hợp pháp bao gồm : Cổ phần, cổ phiếu hoặc các giấy tờ có giá khác; Trái phiếu, khoản nợ và các hình thức vay nợ khác; Các quyền theo hợp đồng; Công nghệ và quyền sở hữu trí tuệ; Bất động sản; quyền đối với bất động sản...Cả Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 liệt kê khá đầy đủ các loại tài sản góp vốn, mua cổ phần, tuy nhiên, tác giả chỉ đi sâu phân tích một số loại tài sản góp vốn, mua cổ phần điển hình hoặc pháp luật Việt Nam có quy định rõ hơn như tiền Việt Nam, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ và bí quyết kỹ thuật. Thứ nhất, đối với góp vốn, mua cổ phần bằng tiền Việt Nam Nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn hình thức này để góp vốn, mua cổ phần vào trong doanh nghiệp Việt Nam. Tiền Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành, đơn vị tiền tệ là “đồng”, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là "VND". Nhà đầu tư nước ngoài là chủ sở hữu hợp pháp tiền Việt Nam có quyền thực hiện góp vốn, mua cổ phần, chẳng hạn: Tiền Việt Nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt Nam, tiền Việt Nam được đổi tại các ngân hàng, tiền Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài vay của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài... Khi góp vốn, mua cổ phần, nhà đầu tư nước ngoài đã “thực hiện quyền định đoạt (chuyển giao quyền quyền sở hữu tiền cho doanh nghiệp Việt Nam) chứ không phải là thực hiện quyền sử dụng”. [23, tr.39], [7, tr.358] Thứ hai, đối với góp vốn, mua cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất "Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất, kinh doanh trong thời hạn thuê đất. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất, thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất thuê, đất thuê lại và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác liên doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong thời hạn thuê đất, thuê lại đất đối với trường hợp đã trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, thời gian thuê lại”.[46, Điểm đ, Khoản 3 Điều 119; Điểm c, Khoản 2 Điều 120] 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan