Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn tổng công ty chè việt...

Tài liệu Pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn tổng công ty chè việt nam

.PDF
99
437
76

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt lª anh linh ph¸p luËt vÒ m« h×nh c«ng ty mÑ - c«ng ty con vµ thùc tiÔn tæng c«ng ty chÌ viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2008 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt lª anh linh ph¸p luËt vÒ m« h×nh c«ng ty mÑ - c«ng ty con vµ thùc tiÔn tæng c«ng ty chÌ viÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS Ph¹m Duy NghÜa Hµ néi - 2008 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU Chương 1: 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH 6 CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1.1. Khái niệm công ty mẹ - công ty con 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Những đặc trưng pháp lý mô hình công ty mẹ - công ty con 9 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ 12 1.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty con 25 1.1.5. Mối quan hệ giữa các công ty trong mô hình công ty mẹ và công ty con 26 1.1.6. Vai trò của chủ sở hữu nhà nước với các tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con 29 1.2. Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ - công ty con trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước 34 1.2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về mô hình công ty mẹ công ty con trong đổi mới doanh nghiệp nhà nước 34 1.2.2. Những điểm mới của Nghị định 111/2007/NĐ-CP về tổ chức quản lý, quản lý Tổng công ty nhà nước và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước độc lập, công ty mẹ là công ty nhà nước hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 40 1.2.3. Thành công và hạn chế của pháp luật Việt Nam đối với mô hình công ty mẹ - công ty con 42 Chương 2: THỰC TẾ VIỆC CHUYỂN ĐỔI TỔNG CÔNG TY CHÈ 45 VIỆT NAM THEO MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 2.1. Thực tiễn của việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ công ty con 45 2.2. Thực tiễn của việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - 49 công ty con 2.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh cơ cấu của Tổng công ty Chè 52 Việt Nam khi tiến hành cổ phần hóa 2.3.1. Khắc phục tồn tại của công ty mẹ theo mô hình hiện tại 52 2.3.2. Điều chỉnh cơ cấu tổ chức nhằm phát huy vai trò công ty 52 mẹ trong mô hình công ty mẹ - công ty con 2.4. Phương án chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam thành 57 Tổng công ty cổ phần 2.4.1. Mục tiêu phát triển đến năm 2015 57 2.4.2. Mô hình tổ chức của Tổng công ty sau đổi mới 58 2.5. Các vướng mắc, bất cập trong quá trình chuyển Tổng công 54 ty Chè Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con 2.5.1. Vấn đề làm chủ của người lao động 64 2.5.2. Các chế độ chính sách về cổ phần hóa ban hành chậm và 64 thường xuyên thay đổi 2.5.3. Vị trí của các đơn vị sản xuất thuộc công ty mẹ 65 2.5.4. Mâu thuẫn trong việc xác định giá trị vườn chè 66 2.5.5. Đất đai 68 2.5.6. Giá trị lợi thế về vị trí địa lý 69 2.5.7. Thủ tục hành chính phức tạp 70 2.5.8. Chưa có chương trình tổng thể với mục tiêu rõ ràng và lộ 70 trình cho từng giai đoạn, dẫn đến tình trạng "vừa chạy vừa xếp hàng" 2.5.9. Quan hệ giữa mẹ và con còn lỏng lẻo 72 2.6. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chuyển đổi Tổng công ty 73 Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con Chương 3: KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ 76 MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 3.1. Định hướng của Đảng về việc hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con 76 3.2. Một số kiến nghị của tác giả về việc hoàn thiện pháp luật 80 về mô hình công ty mẹ - công ty con 3.2.1. Kiến nghị về quan hệ về đầu tư tài chính 80 3.2.2. Kiến nghị về cách hạch toán và cơ chế tài chính 83 3.2.3. Kiến nghị về việc xác định giá trị lợi thế vị trí địa lý của 84 doanh nghiệp 3.2.4. Kiến nghị về việc xác định lại giá trị vườn cây từ thực tế chuyển đổi Tổng Công ty Chè Việt Nam sang mô hình công ty mẹ - công ty con 84 3.2.5. Kiến nghị về việc kiện toàn và đổi mới hoạt động của Tổ công tác liên ngành - Ban Đổi mới doanh nghiệp Trung ương 85 3.2.6. Kiến nghị về thủ tục hành chính trong vấn đề chuyển đổi 85 doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con 3.2.7. Tăng cường sức mạnh của tổ hợp công ty mẹ - công ty con 86 KẾT LUẬN 87 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1. Một số mục tiêu chủ yếu 58 2.2 Tình hình sắp xếp lại lao động tại thời điểm chuyển sang 63 cổ phần ở Tổng công ty Chè Việt Nam MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc tự do hóa các hoạt động đầu tư, thương mại, mở rộng liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, đầu tư thâm nhập lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế, đặc biệt là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã làm thay đổi đáng kể quan hệ giữa các doanh nghiệp, trong đó có quan hệ giữa thành viên với tổng công ty và giữa tổng công ty với các doanh nghiệp khác ngoài tổng công ty. Điều đó đã tạo ra các tiền đề để chuyển đổi các tổng công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, cho đến trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp nhà nước sửa đổi năm 2003, các quy định pháp luật, điều lệ mẫu và quy chế hoạt động của tổng công ty hầu như không thay đổi. Các tổng công ty 90 và 91 tiếp tục là sự ghép nối, gom đầu mối các doanh nghiệp độc lập mà thành, hầu như không có sự đầu tư vốn của doanh nghiệp này vào doanh nghiệp kia để gắn kết với nhau chặt chẽ về tài chính. Do đó, mô hình tổng công ty chứa đựng nhiều hạn chế. Một số tổng công ty tuy có đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước, nhưng chưa có tổng công ty nào trở thành tập đoàn kinh tế mạnh, tương xứng với tiềm năng và nguồn lực được Nhà nước trang bị và đầu tư. Đứng trước các hạn chế của mô hình tổng công ty và tác dụng của mô hình công ty mẹ - công ty con, Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa IX) đã đề ra chủ trương thí điểm chuyển tổng công ty sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Lợi ích của việc chuyển đổi là giúp phân định rõ về vốn, tài sản, quyền lợi, nghĩa vụ giữa các đơn vị trong tổng công ty; bảo đảm lợi ích của Nhà nước. Đồng thời, chuyển đổi tổng công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con lại thúc đẩy tổng công ty tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên 1 hoặc sử dụng vốn để liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần, nhờ đó mà tổng công ty giữ cổ phần chi phối tại các doanh nghiệp này. Thông qua mối liên kết công ty mẹ - công ty con mà thúc đẩy mở rộng đầu tư, góp vốn ra ngoài phạm vi của tổng công ty, kể cả đầu tư ra nước ngoài, từ đó xây dựng, phát triển tổng công ty thành tập đoàn. Những lợi ích của việc chuyển tổng công ty theo mô hình công ty mẹ công ty con là xuất phát từ chuyển đổi cơ chế hoạt động và quan hệ giữa tổng công ty với các doanh nghiệp thành viên. Trong đó, nền tảng của mối quan hệ này là việc đầu tư và chi phối của tổng công ty đối với doanh nghiệp thành viên. Việc chi phối hoặc kiểm soát chủ yếu là về sở hữu vốn, công nghệ, thị trường, thương hiệu hoặc thông qua một hợp đồng chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư và chi phối doanh nghiệp khác trở thành công ty mẹ. Doanh nghiệp tiếp nhận vốn đầu tư và bị doanh nghiệp khác chi phối trở thành công ty con. Quan hệ ghép nối, cấp trên - cấp dưới trên thực tế đã chuyển thành quan hệ công ty mẹ - công ty con. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu pháp luật thực định cũng như thực tiễn của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con cũng còn nhiều bất cập. Do việc thể chế hóa và xây dựng pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và việc chuyển đổi tổng công ty sang mô hình này được thực hiện theo chủ trương thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên pháp luật còn nhiều điểm chưa hoàn thiện như các quy định về loại mô hình này mới chỉ tồn tại ở dạng "luật khung". Luật Doanh nghiệp nhà nước chưa có các quy định về loại mô hình này nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả của các tổng công ty sau khi chuyển đổi; Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng chỉ mới giành một chương (chương VII) với bốn điều (từ Điều 146 đến Điều 149) quy định về nhóm công ty trong đó có mô hình công ty mẹ - công ty con. Thậm chí trong Luật Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 vẫn còn hình thức tổng công ty do Nhà nước tự đầu tư thành lập. Đây là một hạn chế lớn cần chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Với xu 2 hướng phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, mô hình công ty mẹ - công ty con sẽ phát triển với nhiều hình thức đa dạng, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế dưới nhiều hình thức sở hữu. Trong xu hướng chung như vậy, Luật Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một hành lang pháp lý, điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mô hình công ty mẹ - công ty con. Với sứ mệnh lịch sử đó, Luật Doanh nghiệp cần phải có sự thay đổi, theo đó, cần bổ sung các quy định mới nhằm tạo dựng khung pháp lý cần thiết điều chỉnh tổ chức và hoạt động của mô hình này. Việc nghiên cứu các khía cạnh pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty con và chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang mô hình này và thực tiễn áp dụng đã và đang đặt ra như một yêu cầu cấp thiết. Đây cũng chính là lý do chúng tôi chọn đề tài: "Pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con và thực tiễn Tổng Công ty Chè Việt Nam" để góp phần giải đáp một cách thiết thực các vấn đề đặt ra từ các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn chuyển đổi Tổng công ty nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con. 2. Tình hình nghiên cứu và ý nghĩa lý luận của đề tài Mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam hiện nay là một mô hình hoàn toàn mới. Sau khi cho ra đời các tổng công ty 90, 91 với hy vọng đó sẽ trở thành những "quả đấm thép" trong nền kinh tế nhưng các tổng công ty 90, 91 này đã chưa thực sự đáp ứng được sự mong mỏi và trông đợi của nền kinh tế về những bước phát triển vượt bậc của mình. Việc ra đời công ty mẹ - công ty con đang hy vọng mở ra lối đi mới cho doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, đây là một mô hình hoàn toàn mới và có rất nhiều vấn đề pháp lý cần được nghiên cứu như cơ cấu tổ chức của công ty mẹ, công ty con; vị trí, vai trò, sự chi phối của công ty mẹ đối với công ty con thông qua hình thức đầu tư tài chính v.v... Hiện nay, ở Việt Nam, việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con đã được bàn luận nhiều tại các cuộc hội 3 thảo, các cuộc gặp gỡ giữa Chính phủ và các doanh nghiệp và có nhiều bài báo, bài viết đề cập hoặc nghiên cứu về vấn đề này. Bên cạnh đó cũng có những nghiên cứu trực tiếp, có hệ thống và sâu sắc vấn đề này, một số luận văn thạc sĩ Luật học như: "Pháp luật về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con ở Việt Nam", của giả Nguyễn Huy Giang, 2003; "Mô hình tập đoàn kinh doanh theo pháp luật Việt Nam và kinh nghiệm của Cộng hòa Pháp", của Ngô Thúy Giang, 2004 v.v... Đặc biệt có luận án tiến sĩ Luật học: "Những vấn đề pháp lý về đổi mới tổ chức Tổng công ty nhà nước theo mô hình công ty mẹ - công ty con", của Nguyễn Thị Mai Phương, 2007. Điều này đã chứng tỏ việc nghiên cứu để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của loại hình công ty mẹ - công ty con đang được những người nghiên cứu và những người làm thực tiễn quan tâm. Tuy nhiên, các công trình này mặc dù đã thể hiện sự tiếp cận của các nhà nghiên cứu với kinh nghiệm pháp luật của các nước về tập đoàn kinh doanh, mô hình công ty mẹ - công ty con nhưng chưa có công trình nào đi sâu, tập trung phân tích về mô hình tổ chức hoạt động cũng như đi sâu thực tế tại một doanh nghiệp chuyển đổi cụ thể. Trong quá trình phát triển hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Đề tài mà tác giả lựa chọn mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng khung pháp lý đầy đủ, phù hợp với pháp luật quốc tế là cơ sở pháp lý để xây dựng mô hình công ty mẹ công ty con. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về công ty mẹ - công ty con để mô hình hoạt động có hiệu quả, thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tác giả hy vọng và tin tưởng rằng với quá trình nghiên cứu, tìm hiểu một cách nghiêm túc thì kết quả thu được sẽ trở thành một tài liệu tham khảo có giá trị và sẽ đóng góp một phần nhỏ vào những cơ sở lý luận pháp lý về mô hình công ty mẹ - công ty con. 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý, tính thực tế cũng như cơ sở lý luận của mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra các nhận xét, đánh giá thực tiễn về sự cần thiết của việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang mô hình công ty mẹ - công ty con, các vấn đề pháp lý, các vướng mắc, bất cập khi chuyển đổi, từ đó đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện khung pháp lý của mô hình công ty mẹ - công ty con. Luận văn cũng tập trung đi sâu nghiên cứu thực tiễn khi chuyển đổi Tổng Công ty Chè Việt Nam hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con và kiến giải các bất cập pháp lý trong quá trình chuyển đổi, đề xuất hướng phát triển tiếp theo để xây dựng VINATEA trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận truyền thống của chủ nghĩa Mác - Lênin, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê xã hội học và các phương pháp khác như phân tích, so sánh các quy định của pháp luật các quốc gia điển hình trên thế giới về mô hình công ty mẹ - công ty con. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Các vấn đề lý luận pháp lý về mô hình công ty mẹ - công ty con. Chương 2: Thực tiễn chuyển đổi Tổng Công ty Chè Việt Nam theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Chương 3: Kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về mô hình công ty mẹ - công ty con. 5 Chương 1 CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN PHÁP LÝ VỀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1.1. KHÁI NIỆM CÔNG TY MẸ - CÔNG TY CON 1.1.1. Khái niệm Theo G.E. FITZGERALD và A.E.SPECK trong cuốn: "Công ty mẹ tại Australia và Niu DiLân (xuất bản lần thứ năm) thì: "Một định nghĩa của thuật ngữ được chấp nhận chung là không có". Xem xét theo nghĩa rộng nhất, nó có thể bao hàm bất kỳ công ty nào nắm giữ cổ phần tại công ty khác. Nhưng thông thường, thuật ngữ chỉ giới hạn trong phạm vi hẹp những công ty mà tỷ lệ nắm giữ cổ phần đủ để có thể tiến hành hoạt động kiểm soát đối với công ty khác, do đó các công ty nắm giữ cổ phần như các khoản đầu tư không được bao hàm trong định nghĩa này. Cũng có những khía cạnh khác của thuật ngữ liên quan đến những khía cạnh này không có sự nhất trí chung nào. Một số người viết chỉ áp dụng đối với những công ty thực sự tiến hành hoạt động kiểm soát, trong khi những người khác cho rằng "khả năng kiểm soát, chứ không phải chính bản thân hành động kiểm soát là yếu tố quyết định". Từ "kiểm soát" cũng có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Liệu khái niệm này chỉ nên áp dụng với trường hợp tỷ lệ cổ phần nắm giữ đủ để công ty bầu tất cả hay đa số thành viên hội đồng quản trị, hay nên bao hàm cả trường hợp một công ty có ảnh hưởng quan trọng đến chính sách của một công ty khác thông qua tỷ lệ cổ phần nắm giữ "thiểu số có tính chất ảnh hưởng" [25, tr. 7-8]. 6 Theo diễn giải của chuẩn mực kế toán quốc tế ISA (International Accounting Standard), công ty mẹ (Parent company) là một thực thể pháp lý có ít nhất một đơn vị trực thuộc - công ty con (Subsidiary). Công ty con là thực thể pháp lý bị kiểm soát bởi công ty mẹ. Kiểm soát ở đây được hiểu là: (1) sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp nhiều hơn 50% số phiếu bầu; hoặc (2) sở hữu 50% số phiếu bầu hoặc ít hơn nhưng nắm quyền đối với hơn 50% số phiếu bầu theo sự thỏa thuận với các cổ đông khác; hoặc nắm quyền lãnh đạo, điều hành liên quan đến các chính sách tài chính hay sản xuất kinh doanh của công ty và được qui định tại điều lệ, theo sự thỏa thuận hay hợp đồng; hoặc có quyền bổ nhiệm hay miễn nhiệm phần lớn các thành viên của Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo; hay có quyền quyết định, định hướng đến phần lớn số phiếu bầu tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo. Theo Luật công ty của Anh năm 1985, công ty mẹ được hiểu là công ty nắm cổ phần khống chế (trên 50%) ở công ty khác (công ty con). Tuy nhiên, theo tu chính năm 1989 để phù hợp với "Hướng dẫn chính thức lần thứ 7 về Luật công ty" (Seventh Company Law Directive) của Cộng đồng châu Âu (EC) thì (A) là công ty mẹ của công ty con (B) khi: (1) A là cổ đông nắm giữ đa số phiếu bầu ở B; (2) A là cổ đông và có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm phần lớn thành viên Hội đồng quản trị của B; (3) A có quyền quyết định về chính sách tài chính và sản xuất kinh doanh của B bằng sự thỏa thuận chính thức, hợp đồng; (4) A là cổ đông của B và có quyền kiểm soát phần lớn phiếu bầu một cách độc lập hay liên kết với các cổ đông khác; hoặc (5) A có quyền lợi tham gia điều hành (participating interest - được hiểu là nắm giữ từ 20% cổ phần) và trên thực tế thực hiện quyền chi phối đối với B hoặc A và B có cùng một cơ chế quản lý thống nhất. 7 Theo Luật công ty của Cộng hòa Liên bang Nga năm 1995, một công ty được gọi là công ty con (tiếng Nga gọi là Dotchernie) nếu do một công ty khác - công ty mẹ (Osnovnoe) nắm giữ cổ phần khống chế trong vốn điều lệ hoặc bị công ty khác chi phối các quyết định của mình hoặc bằng một thỏa thuận chính thức hay dưới hình thức nào đó. Luật không qui định một cách cụ thể thế nào là cổ phần khống chế và không nêu cụ thể hình thức hợp đồng, thỏa thuận như thế nào liên quan đến việc chi phối các quyết định của công ty con [17, tr. 1-2]. Khái niệm về công ty mẹ - công ty con còn có định nghĩa khác. Theo từ điển pháp luật của Black (Back’s Law Dictionary) thì công ty mẹ là: Công ty thường giới hạn các hoạt động của mình trong việc sở hữu cổ phần trong các công ty khác và thực hiện việc giám sát quản lý đối với các công ty này. Công ty mẹ cần phải nắm giữ quyền kiểm soát trong các công ty mà nó có cổ phần. Để được hưởng những quyền về thuế, công ty mẹ phải nắm giữ 80% hoặc hơn số cổ phần biểu quyết của một công ty [25, tr. 40]. Cũng theo từ điển này thì công ty con là: "Công ty bị công ty khác nắm giữ đa số cổ phần và kiểm soát; hoặc là công ty mà hơn 50% cổ phần biểu quyết bị công ty khác (công ty mẹ) nắm giữ" [25, tr. 42]. Theo quy định của pháp luật Việt Nam (khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2005) thì công ty mẹ - công ty được định nghĩa như sau: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó; b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó; 8 c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó [14]. 1.1.2. Những đặc trƣng pháp lý mô hình công ty mẹ - công ty con Tuy cách diễn giải có khác nhau, có thể rút ra những đặc trưng của quan hệ công ty mẹ - công ty con như sau: Thứ nhất, công ty mẹ - công ty con là một tập hợp các công ty, trong đó, mỗi công ty là một pháp nhân độc lập, có tài sản riêng, có bộ máy điều hành quản lý riêng và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản của mình. Trong các công ty này, mỗi công ty đều có quyền và nghĩa vụ riêng biệt, hoạt động trước tiên là vì lợi ích của công ty mình nhằm thu lợi nhuận tối đa. Thứ hai, quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thiết lập trên cơ sở sở hữu vốn. Theo đó, công ty mẹ đầu tư toàn bộ hoặc đầu tư phần vốn góp chi phối vào công ty con. Tùy theo pháp luật của mỗi nước và điều lệ của từng công ty quy định mà mức chi phối được thể hiện ở tỷ lệ vốn góp. Thông thường, công ty mẹ chiếm từ 50% trở lên vốn góp của công ty con. Tuy nhiên, có trường hợp vẫn được coi là công ty mẹ mặc dù vốn góp dưới 50% tùy thuộc vào điều lệ công ty. Thứ ba, công ty mẹ là công ty nắm giữ quyền chi phối, kiểm soát công ty con. Việc kiểm soát, chi phối của công ty mẹ đối với công ty con thể hiện ở việc tác động tới các quyết định quan trọng của công ty con thông qua người đại diện phần vốn góp hay người trực tiếp quản lý phần vốn của công ty mẹ tại công ty con (các thành viên Hội đồng quản trị). Các luật của Anh quốc và Niu Dilân quy định rằng "một công ty sẽ được coi là công ty mẹ của một công ty khác nếu, và chỉ nếu khi công ty khác đó là công ty con của công ty mẹ nói trên". Phụ thuộc vào một số những điều kiện nhất định, những đạo luật này quy định rằng một công ty là công ty con của một công ty khác nếu: 9 (a) Công ty khác đó: (i) Là thành viên của công ty này và kiểm soát thành phần hội đồng quản trị; hoặc (ii) Nắm giữ hơn một nửa giá trị danh nghĩa của vốn cổ phần; hoặc (b) Công ty đề cập đầu tiên là một công ty con của bất kỳ một công ty nào là công ty con của công ty khác đó. Định nghĩa của công ty con trong các đạo luật công ty thống nhất các bang nước Ôxtrâylia quy định rằng công ty A là một công ty con của công ty B nếu: (a) Công ty B(i) Kiểm soát cơ cấu thành phần của hội đồng quản trị công ty A; (ii) Kiểm soát hơn một nửa quyền biểu quyết của công ty A; hoặc (iii) Nắm giữ hơn một nửa tỷ lệ vốn cổ phần đã phát hành của công ty A (không bao gồm những phần không tạo quyền tham gia vượt quá mức phân phối lợi nhuận hoặc vốn); hoặc (b) Công ty A là công ty con của bất kỳ công ty nào là công ty con của công ty B [25, tr. 8]. Thứ tư, mỗi công ty mẹ có thể có nhiều công ty con nhưng mỗi công ty con chỉ có một công ty mẹ. Và các công ty con có thể tiếp tục đầu tư vào các công ty con khác. Một câu hỏi đặt ra là có trường hợp nào công ty con đầu tư ngược trở lại công ty mẹ và trở thành công ty mẹ hay không? Theo luật pháp của một số nước như Cộng hòa Liên bang Nga thì công ty con không được phép nắm giữ cổ phần của công ty mẹ [28, tr. 22]. Ở Việt Nam, pháp luật chưa thấy quy định về vấn đề này và trên thực tế cũng chưa thấy xuất hiện trường hợp công ty con nào đầu tư ngược trở lại công ty mẹ để trở thành công ty mẹ. Thứ năm, công ty mẹ không bị ràng buộc hay phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các nghĩa vụ tài sản của công ty con. Các công ty tự chịu 10 trách nhiệm về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài chính khác bằng tài sản của mình, không sử dụng tài sản của công ty này để trả nợ cho công ty kia. Với năm đặc trưng trên đây thì đặc trưng cơ bản nhất của mô hình công ty mẹ - công ty con là đặc trưng về sở hữu vốn của công ty mẹ với công ty con và sự kiểm soát chi phối của công ty mẹ đối với công ty con. Việc sở hữu vốn quyết định việc kiểm soát chi phối của công ty mẹ với công ty con. Công ty mẹ thường tiến hành kiểm soát đối với các công ty con bằng cách bổ nhiệm các thành viên hội đồng quản trị. Đôi khi hội đồng quản trị của công ty mẹ trở thành hội đồng quản trị của công ty con, trong các trường hợp khác chúng ta thấy hội đồng quản trị công ty mẹ thường chỉ có đại diện tại hội đồng quản trị của công ty con. Phương pháp áp dụng tại bất kỳ trường hợp nào đều sẽ phụ thuộc vào một số các nguyên tắc cơ sở sau đây: - Bản chất kinh doanh, tình hình công ty con; - Mức độ hiểu biết chuyên môn cần thiết đối với hội đồng quản trị; - Sở thích của các thành viên hội đồng quản trị công ty mẹ. Sau đây là một ví dụ minh họa về cách quản trị trong mô hình công ty mẹ, công ty con, đó là Công ty Điện thoại và Điện tín Mỹ. Công ty này thống trị ngành công nghiệp điện thoại tại Mỹ. Đây có lẽ là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dịch vụ công ích lớn nhất trên thế giới kiểm soát các công ty con bao gồm các công ty kinh doanh điện thoại chính với một hệ thống dây đường dài trên phạm vi toàn quốc; công ty cũng là nhà sản xuất thiết bị điện thoại hàng đầu. Vốn cổ phần của công ty được nắm giữ bởi trên 600.000 nhà đầu tư và không có nhà đầu tư nào nắm giữ trên 1% của tổng số vốn cổ phần và công ty được kiểm soát bởi phương pháp quản lý rất thành công. Cơ cấu tổ chức được miêu tả như sau: Công ty Điện thoại và Điện tín Mỹ thuê một loạt các công ty con, mỗi công ty được quản trị bởi một Hội đồng quản trị riêng biệt, Hội đồng quản trị 11 sẽ có trách nhiệm đầy đủ đối với công ty con đó. Để đảm bảo, các Hội đồng quản trị này được bầu bởi các nhân viên cao cấp của công ty mẹ, nhưng thực chất các Hội đồng quản trị tách biệt này có quyền tự chủ rất lớn. Hội đồng quản trị của một công ty con điển hình, Công ty Điện thoại New York, nơi tất cả cổ phiếu đều do công ty mẹ sở hữu, bao gồm 14 thành viên, và chỉ có ba trong số 14 thành viên này là thành viên Hội đồng quản trị của công ty mẹ, 1 thành viên là chủ tịch. Trong số 11 thành viên còn lại, 5 là các nhân viên cao cấp của công ty con, 6 thành viên là các cá nhân không liên quan gì đến công ty con hoặc công ty mẹ. Hầu hết những người này đều có những vị trí đã được thừa nhận trong giới ngân hàng hoặc công nghiệp - các nhân viên điều hành có năng lực và có kiến thức về điều kiện địa phương có thể tác động đến ngành nghề kinh doanh. Điều này cũng tương tự như ở các công ty điện thoại con khác. Trong tất cả các trường hợp được điều tra, các thành viên hội đồng quản trị công ty con không có mối liên hệ nào khác với lĩnh vực kinh doanh điện thoại được lựa chọn từ khu vực địa lý nơi công ty con hoạt động và hầu hết đều là những người có khả năng đã được thừa nhận. Có một vấn đề nhỏ là hội đồng quản trị của các công ty con đều không phải là những bù nhìn được lựa chọn chủ yếu là để thực hiện các chỉ thị của Công ty Điện thoại và Điện tín Mỹ. Kết quả đạt được gần giống như một tổ chức của một tập đoàn các công ty liên kết, trong đó các công ty hoạt động độc lập với nhau, nhưng các hoạt động được điều phối với các công ty liên kết thông qua công ty mẹ [25, tr. 12]. 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty mẹ Công ty mẹ không phải là một hiện tượng mới vì có những bằng chứng về cơ cấu hợp nhất đó tại Mỹ trước năm 1850 và tại Ôxtrâylia là trước Thế chiến I. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 30 đến 40 năm qua, chúng đã chiếm vị trí quan trọng trong các lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Hình thức tổ chức này đã phát triển tới mức độ một công ty độc lập - công ty không phải là một đơn vị trong tập đoàn công ty mẹ - giờ đây đã trở thành ngoại lệ chứ không phải là một quy tắc. Xấp xỉ 70% số lượng niêm yết trên Sở giao dịch 12 chứng khoán Melbourne là các công ty mẹ với tổng số vốn đã góp vượt quá 85% của tất cả các công ty niêm yết. Tuy nhiên, cũng phải chấp nhận rằng có rất nhiều các liên kết bao gồm một công ty mẹ nắm giữ cổ phần của một công ty con và thường xuyên chỉ có công ty con tham gia vào các hoạt động giao dịch. Người ta đã nói rằng, công ty mẹ "giờ đây trở thành một phần thiết yếu của cơ cấu kinh doanh quy mô lớn mà nếu phá bỏ chúng hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nếu không nói là mang tính sống còn đến tính hiệu quả của ngành công nghiệp Mỹ". Nhận xét này cũng có thể áp dụng được đối với trường hợp của Ôxtrâylia [25, tr. 9]. Tổ chức và kiểm soát Công ty mẹ có thể thành lập nhằm mục đích sáp nhập một số những doanh nghiệp hiện tại với mục tiêu tăng hiệu quả kinh tế hoạt động, loại trừ cạnh tranh, đảm bảo được nguồn cung cấp nguyên liệu hoặc vì những lý do khác. Các doanh nghiệp cùng ngành và với cùng mục tiêu thường được sáp nhập để có được một doanh nghiệp quy mô lớn hơn và để loại trừ những cạnh tranh không cần thiết; sự hợp nhất đó được đề cập đến như là sự mở rộng theo chiều ngang và có những giới hạn rất rộng mà trong đó có thể gia tăng tính hiệu quả và tăng tính kinh tế. Tuy nhiên, sự mở rộng cũng có thể được tiến hành theo chiều dọc; đó là giữa những tổ chức không cạnh tranh với nhau, về bản chất thì tiến hành các hoạt động kinh doanh mang tính bổ sung lẫn nhau, ví dụ như khi một doanh nghiệp chế tạo được sáp nhập với một tổ chức sản xuất nguyên liệu sử dụng trong quá trình hoạt động chế tạo của mình hoặc với một tổ chức phân phối làm nhiệm vụ phát mại các sản phẩm chế tạo. Việc sáp nhập được thực hiện bằng cách hình thành một công ty mới sẽ mua tất cả, hoặc đa số lợi ích cổ phần của các công ty đang hoạt động; hoặc bằng cách một trong số các công ty tham gia sáp nhập trở thành công ty mẹ và mua cổ phần kiểm soát tại (các) công ty khác, theo đó (các) công ty đó sẽ trở thành những công ty con. Cả hai phương pháp đều được chấp nhận và việc 13 lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hoàn cảnh của trường hợp cụ thể. Một vấn đề quan trọng cần phải xác định là tỷ lệ cổ phần cần thiết phải mua được để giành quyền kiểm soát. Điều này sẽ phụ thuộc vào cơ cấu vốn của công ty được thâu tóm và quyền biểu quyết của các loại cổ đông khác nhau. Tại rất nhiều công ty, cổ đông ưu đãi chỉ có quyền biểu quyết khi phần cổ tức của họ chưa được thanh toán, nhưng trong một số trường hợp, họ cũng có quyền biểu quyết như là các cổ đông thường khác. Việc kiểm soát hoạt động thực tế của một công ty có thể đạt được bằng cách mua được khoảng trên 50% quyền biểu quyết, mặc dù để thông qua các nghị quyết đặc biệt và bất thường, thông thường cần phải có cổ phần đa số tới 3/4 tổng số. Trừ phi cổ phiếu thiểu số được nắm giữ chặt chẽ bởi một số ít người, một cổ đông nắm giữ đa số cổ phần sẽ không gặp khó khăn gì trong việc đạt được sự ủng hộ cần thiết từ các cổ đông khác để tiến hành một nghị quyết bất thường hoặc đặc biệt phê chuẩn bất kỳ công việc hợp lý nào. Cổ phiếu trong các công ty con có thể được các công ty mẹ mua bằng cách trả bằng tiền mặt hoặc bằng cách phát hành chính cổ phiếu của công ty mẹ đổi lấy cổ phiếu của các công ty con; phương pháp thứ hai thường được ưa chuộng hơn, bởi vì đó là một cách mua rất đơn giản. Mặc dù việc kiểm soát công việc thực tế có thể được thực hiện bằng cách sở hữu vừa đủ đa số cổ phiếu trong một công ty con, có thể có những trường hợp khiến công ty mẹ có động cơ mua hết tất cả các cổ phiếu. Các luật công ty tại Anh quốc, Ôxtrâylia và Niu Dilân có các quy định tạo điều kiện cho công ty mua được mua cổ phiếu của số cổ đông thiểu sổ bất đồng ý kiến, miễn là chín phần mười cổ đông đồng hạng đã thông qua phương án bán cổ phiếu. Trong trường hợp sáp nhập, cần thiết phải tiến tới định giá cổ phiếu tại các công ty khác nhau tham gia sáp nhập. Cho đến nay, vì những cổ phiếu này được đảm bảo bằng những tài sản vật chất nên không có khó khăn gì và nói 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan