Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở...

Tài liệu Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở việt nam

.PDF
108
521
76

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ®inh c¶nh tiÕn ph¸p luËt vÒ thÕ chÊp tµi s¶n trong ho¹t ®éng cho vay cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ë viÖt nam luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ®inh c¶nh tiÕn ph¸p luËt vÒ thÕ chÊp tµi s¶n trong ho¹t ®éng cho vay cña ng©n hµng th-¬ng m¹i ë viÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: TS. Lª ThÞ Thu Thñy Hµ néi - 2009 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN 6 TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6 1.1.1. Vị trí, vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 6 1.1.2. Khái niệm đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 9 1.1.2.1. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại 9 1.1.2.2. Phân loại cho vay 13 1.1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 14 1.2. Một số biện pháp bảo đảm tiền vay cơ bản 16 1.2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 16 1.2.2. Sự cần thiết phải có bảo đảm tiền vay 20 1.2.3. Phân loại bảo đảm tiền vay 21 1.2.3.1. Bảo đảm đối nhân và bảo đảm đối vật 21 1.2.3.2. Bảo đảm bằng tài sản và bảo đảm không bằng tài sản bảo đảm 22 1.3. Thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 28 1.3.1. Khái niệm thế chấp tài sản 28 1.3.2. Đặc điểm thế chấp tài sản 29 1.3.3. Phân loại thế chấp tài sản 31 1.3.3.1. Thế chấp toàn bộ bất động sản và thế chấp một phần 31 1.3.3.2. Thế chấp bảo đảm nghĩa vụ cho chính mình và thế chấp 31 bảo đảm nghĩa vụ cho người thứ ba 1.4. Mối liên hệ giữa thế chấp tài sản và hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 32 Chương 2: 34 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về 34 thế chấp tài sản ở Việt Nam 2.2. Pháp luật hiện hành về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay 41 của ngân hàng thương mại tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng 2.2.1. Chủ thể trong quan hệ thế chấp 41 2.2.1.1. Bên thế chấp 41 2.2.1.2. Bên nhận thế chấp 47 2.2.2. Tài sản thế chấp và định giá tài sản thế chấp 47 2.2.2.1. Tài sản thế chấp 47 2.2.2.2. Các điều kiện đối với tài sản thế chấp 49 2.2.2.3. Định giá tài sản thế chấp 62 2.2.2.4. Phạm vi bảo đảm nghĩa vụ của tài sản thế chấp 55 2.2.2.5. Quản lý và thụ hưởng tài sản thế chấp 56 2.2.3. 59 Nội dung thế chấp 2.2.3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp 59 2.2.3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thế chấp 62 2.2.3.3. Các quyền và nghĩa vụ của bên thứ ba giữ tài sản thế chấp 65 2.2.4. Hình thức thế chấp 66 2.2.4.1. Hợp đồng thế chấp 66 2.2.4.2. Yêu cầu về công chứng, xác nhận hợp đồng thế chấp, đăng 68 ký thế chấp 2.2.5. Xử lý tài sản thế chấp 72 2.2.5.1. Các nguyên tắc cơ bản để xử lý tài sản thế chấp 72 2.2.5.2. Phương thức và thủ tục xử lý tài sản bảo đảm 74 2.2.5.3. Thanh toán thu nợ từ việc xử lý tài sản thế chấp 78 2.2.6. Chấp dứt thế chấp 79 2.3. Một số vấn đề đặt ra là từ thực tiễn áp dụng pháp luật về thế 80 chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 87 PHÁP LUẬT THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 3.1. Cơ sở để hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 87 3.2. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 88 3.3. Một số kiến nghị - đề xuất cụ thể về pháp luật thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 93 KẾT LUẬN 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Như chúng ta đã biết, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu về vốn cho phát triển, mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế là rất lớn, cùng với các định chế tài chính như: Các công ty tài chính, thị trường chứng khoán,… thì hệ thống ngân hàng (đại diện là các ngân hàng thương mại) là các "kênh" cung cấp vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế… Với vai trò, vị trí của mình, các ngân hàng thương mại có chức năng đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế mỗi quốc gia, nó là đòn bẩy cho nền kinh tế phát triển. Các ngân hàng thương mại - với tư cách là một trung gian tài chính - là nơi được thực hiện huy động tiền gửi từ phía công chúng - có trách nhiệm hoàn trả vốn vay của người gửi, thực hiện cho vay đối với khách hàng có nhu cầu về vốn. Cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các ngân hàng thương mại. Để đảm bảo cho ngân hàng thương mại có thể duy trì và phát triển vững chắc đòi hỏi hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại phải an toàn và hiệu quả. Để bảo đảm vốn vay của mình, thì toàn bộ các khâu trong quy trình cho vay phải được tuân thủ nghiêm ngặt (từ khâu nhận hồ sơ vay vốn đến ra quyết định cho vay, kể cả việc xử lý tài sản bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ…). Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay là hoạt động của ngân hàng thương mại, thông qua việc cho vay ngân hàng thực hiện việc điều hòa vốn trong sản xuất kinh doanh dưới hình thức phân phối vốn nhàn rỗi huy động được từ tiền gửi trong công chúng (có thời hạn) nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, đời sống xã hội. 1 Trong mối quan hệ này thì các ngân hàng thương mại là người cho vay. Có quyền lựa chọn khách hàng (người vay) để cho vay dựa trên các điều kiện, yêu cầu nhất định, có thể là yêu cầu về tài sản bảo đảm hoặc cho vay không có bảo đảm… Đây là các cơ sở pháp lý bảo đảm cho phía các ngân hàng thương mại thu hồi được vốn (gốc + lãi) theo thời hạn đã thỏa thuận trước, qua đó cũng phân biệt quan niệm cho vay với việc cấp phát của ngân sách nhà nước bởi đặc trưng của cho vay là việc phải có sự hoàn trả. Hoạt động cho vay luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro, bởi đây là yếu tố gắn liền với mọi hoạt động kinh doanh nói chung. Nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và hạn chế đến mức tối đa rủi ro trong hoạt động cho vay, ở tất cả các nước trên thế giới đều có các quy định chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay, trong đó đặc biệt chú trọng đến các vấn đề cho vay có bảo đảm bằng việc thế chấp tài sản. Trong trường hợp này thì tài sản bảo đảm tiền vay là tài sản của khách hàng vay, của bên bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Cần lưu ý rằng sự bảo đảm này là cơ sở để ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai (bởi nếu nguồn thu từ hiệu quả dự án đầu tư, quá trình sản xuất kinh doanh đưa lại) không đạt kết quả cao, việc cho vay có bảo đảm bằng tài sản chỉ áp dụng với những khách hàng không có uy tín không cao đối với các ngân hàng. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay trong các ngân hàng thương mại có thể tiếp cận một cách có hệ thống các quy định pháp luật quốc tế cơ bản điều chỉnh về vấn đề này. Đặc biệt hiện nay chúng ta đang thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn các dịch vụ 2 cho khối ngân hàng nước ngoài [13]. Vì vậy, việc nghiên cứu về hợp đồng cho vay thuộc ngân hàng thương mại nói chung và thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay thuộc ngân hàng thương mại nói riêng là rất cấp thiết, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Với lý do trên, tôi đã chọn đề tài "Pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam" để thực hiện luận văn thạc sĩ Luật học. + Làm rõ các vấn đề lý luận về thế chấp tài sản như: khái niệm, đặc điểm, vai trò, thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo pháp luật Việt Nam; có so sánh với pháp luật quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm tiền vay nói chung và thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đã được đề cập ở rất nhiều công trình nghiên cứu trong: sách, báo, tạp chí như: Tạp chí ngân hàng, báo Diễn đàn doanh nghiệp, Thời báo ngân hàng, sách chuyên khảo: "Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản của các tổ chức tín dụng" do TS. Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nxb Tư pháp, 2006 - Nội dung tác giả đã đề cập một cách có hệ thống, các biện pháp bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, chỉ ra những thiếu sót và hướng khắc phục, hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, có so sánh với các biện pháp bảo đảm tiền vay của các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Liên bang Nga, Mỹ, Pháp… Cuốn sách: "Hoàn thiện pháp luật về hoạt động của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam", của TS. Ngô Quốc Kỳ, Nxb Tư pháp, 2005, tác giả đã đề cập đến các hoạt động có tính chất nghiệp vụ của ngân hàng thương mại và pháp luật điều chỉnh hoạt động của ngân hàng thương mại kiến nghị và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật 3 về hoạt động của ngân hàng thương mại. Mặc dù vậy, các đề tài, công trình nghiên cứu trên do thời gian nghiên cứu cách đây nhiều năm do đó không đáp ứng được tính thực tiễn. Mặt khác, nhu cầu về vốn của khách hàng vay ngày càng tăng, nhu cầu mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại luôn đòi hỏi tính an toàn, hiệu quả, tính cạnh tranh trong xu thế hội nhập giữa các ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại có ý nghĩa rất lớn. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài, đó là: Các quy định pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam và mối quan hệ giữa pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay với các quy định khác về bảo đảm tiền vay. 4. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại: khái niệm, đặc điểm, thực tiễn áp dụng, trên cơ sở đó chỉ ra những bất cập của pháp luật Việt Nam về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại; có đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp thống kê, phân tích, đánh giá, đối chiếu, so sánh, tổng hợp… dựa trên nền tảng cơ bản đó là: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. 4 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về thế chấp tài sản trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Việt Nam. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Vị trí, vai trò của ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế Như chúng ta đã biết, ngân hàng là một tổ chức quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia. "Sự hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa, đến lượt mình, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành động lực thúc đẩy nền kinh tế" [21, tr. 6]. Trên thực tế, mặc dù thuật ngữ "ngân hàng" đã xuất hiện từ rất sớm. Song, quan niệm về ngân hàng luôn thay đổi qua mỗi thời kỳ, bởi lẽ do sự biến đổi và phát triển không ngừng của nền kinh tế mỗi quốc gia, cả trên phạm vi toàn cầu dẫn đến các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng ngày một đa dạng, phức tạp. Chúng ta có thể định nghĩa ngân hàng dựa trên các chức năng, dịch vụ hoặc vai trò của ngân hàng trong nền kinh tế. Cách tiếp cận thận trọng và phổ biến nhất là có thể xem xét ngân hàng trên phương diện những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. "Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế" [21, tr. 7]. Dựa trên các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng sau đây để có thể phân biệt chúng với các loại hình tổ chức khác và tổ chức tài chính phi ngân hàng như: 6 - Nhận tiền gửi của công chúng, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp… có hoàn trả. - Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay (cho các cá nhân, tổ chức, mọi thành phần kinh tế...). - Làm trung gian thanh toán và đồng thời cung cấp các dịch vụ, các phương tiện thanh toán. Ngoài ra, nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, ngân hàng cũng đã mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ gián tiếp khác như: các dịch vụ về bất động sản, môi giới chứng khoán tham gia hoạt động bảo hiểm, quỹ hỗ trợ đầu tư ủy thác và nhiều loại lĩnh vực dịch vụ mới khác. Qua những điểm cơ bản trên, có thể thấy rằng ngân hàng là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, có chức năng nhận tiền gửi của công chúng, có hoàn trả và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu. Và trong số các tổ chức tín dụng thì Ngân hàng thương mại có vai trò trung tâm, và là một loại hình tổ chức tín dụng quan trọng trong hệ thống ngân hàng. Quan niệm về ngân hàng thương mại được xem xét ở mỗi nước tuy có những cách hiểu khác nhau, song đều bao hàm các nội dung hoạt động cơ bản của ngân hàng. Ví dụ: Ở Mỹ, người ta thường nói ngân hàng thương mại là một trung gian giữa các đơn vị thừa tiền và đơn vị thiếu tiền; Đạo luật ngày 03/6/1942 của Pháp có quy định: "Được xem ngân hàng là những xí nghiệp hay cơ sở nào làm nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc hình thức khác những khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụ chiết khấu, nghiệp vụ tín dụng hay nghiệp vụ tài chính" [1, tr. 21], qua đây ta thấy ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. có mục tiêu chính là lợi nhuận. Tại Điều 20 điểm 7 Luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam sửa đổi, bổ sung năm 2004 ghi nhận: "Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền 7 tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp dịch vụ và cung ứng dịch vụ thanh toán" [28]. Từ những nhận định trên, ta thấy ngân hàng thương mại có những đặc điểm cơ bản sau: - Thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng. Các hoạt động đó bao gồm: Nhận tiền gửi, huy động vốn nhàn rỗi của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán, các hoạt động có liên quan và các dịch vụ ngân hàng. Đây là điểm khác biệt giữa ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ thực hiện một số hoạt động ngân hàng. Ví dụ: các công ty tài chính của các doanh nghiệp, hoặc của các tổ chức tín dụng có chức năng huy động vốn trung và dài hạn. - Thực hiện việc huy động vốn và cấp tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, đồng thời từng bước chuyển dần sang các nghiệp vụ huy động vốn và cấp tín dụng dài hạn, đáp ứng quy mô mở rộng hoạt động kinh doanh của khách hàng và nhu cầu vốn của nền kinh tế. "Đặc trưng này làm cho ngân hàng thương mại khác với thị trường chứng khoán và tạo ra mối quan hệ tương hỗ với thị trường chứng khoán vì hoạt động cung cầu vốn" [13, tr. 50]. - Khác với ngân hàng chính sách xã hội và quỹ hỗ trợ phát triển (hoạt động thực hiện chính sách), hoạt động của ngân hàng thương mại có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. - Tính đa dạng hóa trong hình thức sở hữu của các Ngân hàng Việt Nam hiện hành, nhằm phát huy tối đa khả năng của mọi thành phần kinh tế. Hiện tại, ở Việt Nam có: 04 Ngân hàng thương mại Nhà nước, 06 ngân hàng liên doanh, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 44 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam... riêng trong năm 2008, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép thành lập mới 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, 03 ngân hàng thương mại 8 cổ phần là ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt, Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong. Từ những nội dung phân tích trên đây có thể thấy được vai trò của hệ thống các ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Bản thân các ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính có vị trí số một trong hệ thống các định chế tài chính ở mỗi nước. Bởi vì, tổng số tài sản dư nợ của các ngân hàng thương mại bao giờ cũng lớn hơn tổng số tài sản nợ của các loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng khác. 1.1.2. Khái niệm đặc điểm hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại 1.1.2.1. Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại là một trong số các hoạt động cơ bản và mang lại nguồn thu chủ yếu (khoảng 70% lợi nhuận) hàng năm. Thông qua việc cho vay, các ngân hàng thương mại đã thực hiện việc điều hòa nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời (nguồn vốn mà ngân hàng có được thông qua việc huy động từ công chúng) để đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong xã hội… Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại (với tư cách là chủ nợ) và người đi vay (khách hàng vay- con nợ) được thể hiện bằng hợp đồng tín dụng, ghi nhận những thỏa thuận cơ bản ràng buộc người vay phải tuân thủ trước khi giao kết hợp đồng tín dụng. Ví dụ: Điều kiện về tài sản bảo đảm, mục đích sử dụng vốn vay, tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh… Và để đảm bảo cho ngân hàng thương mại tồn tại và phát triển bền vững thì hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại phải luôn tôn chỉ mục đích: An toàn lợi nhuận, và tính cạnh tranh. Việc cho vay được tiến hành theo một quy trình - quy trình cho vay. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của ngân hàng trong việc cho vay. Quy trình này bao gồm nhiều khâu, theo một trật tự nhất định. Có thể khái quát quy trình cho vay theo sơ đồ sau: 9 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CHO VAY Khách hàng cung cấp tài liệu thông tin Hồ sơ xin vay gồm: .Đơn xin vay .Hồ sơ pháp lý .Dự án, phương án kinh doanh (1).Cán bộ tín dụng tiếp xúc khách hàng tư vấn, hướng dẫn (2) .Thu thập thông tin . Qua trao đổi, thu thập mua, tự kiểm tra Thẩm định hồ sơ (3) Quyết định cho vay * Cập nhật thông tin . Thị trường . Chính sách . Pháp lý .Khách hàng (4) Thực hiện quyết định cho vay (5) Thông báo . Cho vay . Từ chối + Lý do . Thông báo khác Ký Ký hợp hợp đồng đồng tín dụng tín dụng (6) Giải ngân (7) Tổ chức giám sát khách hàng (8) Thu nợ (9b) (12) (9a) Thu đủ (11a) 10 Gia hạn nợ (10b) Không thu đủ đáo nợ ợ (11b) Thanh lý hợp đồng Xử lý rủi ro (10c) (11b) khởi kiện xử lý tài sản Giải thích: Các bước được tiến hành như sau: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn - thẩm định các điều kiện vay vốn (kiểm tra hồ sơ vay vốn và mục đích vay vốn; kiểm tra hồ sơ khoản vay và hồ sơ bảo đảm tiền vay; điều tra thu thập thông tin và xác minh thông tin về khách hàng, về phương án; thẩm định khách hàng; thẩm định phương án/ dự án đầu tư - xác minh phương thức cho vay - lập tờ trình thẩm định - trình duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng - giải ngân - kiểm tra giám sát tiền vay - yhu nợ lãi và gốc và xử lý những phát sinh - thanh lý hợp đồng tín dụng và giải chấp tài sản bảo đảm. Việc xây dựng quy trình tín dụng hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao doanh lợi. Như vậy về cơ bản có thể thấy rằng, cho vay là một quan hệ giao dịch giữa 02 chủ thể (ngân hàng thương mại và người vay), trong đó một bên (Ngân hàng thương mại) chuyển giao tiền hoặc tài sản cho bên kia (người vay) sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận tiền hoặc tài sản cam kết hoàn trả vốn (gốc và lãi) cho bên vay và theo điều kiện thời hạn đã thỏa thuận. Tại Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Nhân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, ghi nhận: cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Bản chất cho vay đó là chuyển nhượng quyền sở hữu trên cơ sở có sự hoàn trả (trong cho vay tiền mặt thì trả cả gốc và lãi vay). Đây là tiêu chí để phân biệt cho vay với cấp phát ngân sách của Nhà nước. Cho vay có đặc điểm khác với hoạt động chiết khấu; cho thuê tài chính; hoạt động bảo lãnh là ở chỗ: 11 Khác với cho vay, hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu các chứng từ có giá của các tổ chức tín dụng là một hình thức tín dụng hợp đồng, dựa trên thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và người thụ hưởng về việc tổ chức tín dụng sẽ mua hối phiếu và các giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán (Điều 57 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi năm 2004). Nét đặc trưng của việc chiết khấu là tổ chức tín dụng khấu trừ ngay lãi suất chiết khấu và chỉ cấp cho khách hàng phần tiền còn lại, phần lãi suất chiết khấu và các khoản hoa hồng khác liên quan chính là phần lãi của tổ chức tín dụng. Trong hoạt động bảo lãnh ngân hàng, Điều 58 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: "Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng cam kết" [28]. Khác với cho vay, ngân hàng không phải xuất tiền, hoạt động bảo lãnh của ngân hàng là hình thức tài trợ thông qua uy tín. Ngân hàng có thể thực hiện bảo lãnh dưới các hình thức cơ bản như: phát hành thư bảo lãnh, mở tín dụng thư, ký hối phiếu nhận nợ... - Đối với hoạt động cho thuê tài chính (quy định tại Điều 61 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004). Đây là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn của tổ chức tín dụng. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đã lập ra các phòng cho thuê hoặc các công ty cho thuê tài chính để thực hiện các hoạt động cho thuê. Điểm khác biệt với hoạt động cho vay đó là: bên thuê không được đơn phương hủy bỏ hợp đồng thuê, cho đến khi hết thời hạn thuê, bên thuê được quyền ưu tiên mua hoặc thuê lại tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận. - Không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về tài sản của bên cho thuê cho bên thuê. 12 So với các hình thức cấp tín dụng nêu trên hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại luôn chiếm tỷ lệ cao nhất (xấp xỉ 70% doanh số và lợi nhuận). 1.1.2.2. Phân loại cho vay Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng vay thông qua hợp đồng tín dụng, cho vay được phân loại thành: - Cho vay tiêu dùng. - Cho vay đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. - Cho vay đáp ứng vốn lưu động Căn cứ vào thời hạn cho vay, ta có: - Cho vay ngắn hạn (đến 01 năm). - Cho vay trung hạn (từ 1 đến 05 năm). - Cho vay dài hạn (từ 5 năm trở lên). Tổ chức tín dụng căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam [13, tr. 219]. Cho vay ngắn hạn là các khoản cho vay có thời hạn ≤ 12 tháng. Mục đích cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống của khách hàng. - Cho vay trung và dài hạn là các khoản cho vay có thời hạn trên 01 năm. Ở Việt Nam hiện nay,theo thông lệ của các ngân hàng thương mại thì các khoản cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm được coi là cho vay trung hạn, trên 13 05 năm gọi là cho vay dài hạn. Các sản phẩm chính đó là cho vay theo dự án đầu tư; cho thuê tài chính. - Căn cứ vào bảo đảm tiền vay, ta có: cho vay có bảo đảm và cho vay không có bảo đảm tiền vay. Ngoài ra, còn một số hình thức cho vay khác như: cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng... 1.1.3. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng thƣơng mại Trên thực tế, rủi ro có thể xảy ra đối với bất kỳ loại hình kinh doanh nào. Không loại trừ yếu tố đó, kinh doanh ngân hàng luôn gắn liền với yếu tố rủi ro. Tuy nhiên đây là hoạt động kinh doanh rủi ro có tính toán. Mặc dù vậy, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có những điểm khác biệt với các lĩnh vực kinh doanh khác về mức độ nguyên nhân. Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có tính lan truyền và để lại hậu quả to lớn, không chỉ bao gồm rủi ro nội tại của ngành, mà còn của tất cả các ngành khác trong nền kinh tế, không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà còn ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Một số rủi ro cơ bản mà các ngân hàng thương mại thường gặp trong hoạt động kinh doanh của mình đó là: - Rủi ro tín dụng. - Rủi ro lãi suất. - Rủi ro thanh toán. - Rủi ro hối đoái, rủi ro hoạt động khác... Rủi ro là sự kiện xảy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (ví dụ: kết quả đặt ra không đạt được, thất thoát tài sản, vốn..). Chính bởi xuất phát từ đặc trưng cơ bản trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đó là kinh doanh tiền gửi - chức năng ban đầu là nhận tiền gửi của xã hội, sau đó ngân hàng thương mại đã trở thành các 14 chủ thể chuyên mua bán quyền sử dụng vốn, và tính hệ thống cao nên kinh doanh trong ngân hàng có độ rủi ro gấp nhiều lần so với các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Rủi ro tín dụng, có thể nói, đây là loại rủi ro cơ bản nhất của ngân hàng xuất phát từ động như: cho vay, bảo lãnh, tài trợ, cho thuê tài chính... Rủi ro tín dụng xảy ra trong trường hợp đến hạn thanh toán các khoản vay theo hợp đồng tín dụng ký giữa ngân hàng và khách hàng. Khách hàng vi phạm cam kết nghĩa vụ trả nợ về: thời gian, số tiền phải thanh toán bao gồm gốc và lãi… đã không được hoàn trả đầy đủ. Theo thống kê cho thấy hiện nay, hoạt động cho vay trong các ngân hàng vẫn là chủ yếu, chiếm từ 70% đến 90% tổng tài sản có và một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập của hệ thống ngân hàng. Đồng thời, tỷ lệ nợ xấu mặc dù đã được cải thiện song vẫn ở mức cao và đang có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân gây nên rủi ro tín dụng xuất phát từ các lý do như: - Khách hàng vay lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính như: làm ăn thua lỗ nên không đủ khả năng thanh toán cho ngân hàng. + Công tác thẩm định, đánh giá về khách hàng, cũng như tính khả thi của dự án, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, phương án đầu tư không chính xác trước khi ngân hàng thương mại ra quyết định cấp tín dụng. + Việc định giá tài sản bảo đảm thấp hơn so với nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng; sự cố tình trì hoãn không trả nợ, hoặc xuất phát từ các lý do bất khả kháng khác. Ngoài ra, do sự yếu kém về nghiệp vụ, đạo đức của một số cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng thương mại cũng là tác nhân gây ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan