Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở...

Tài liệu Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở việt nam. luận văn ths. luật

.PDF
102
397
124

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ GIANG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT CHU THỊ GIANG PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TSKH Đào Trí Úc HÀ NỘI - 2012 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Chu Thị Giang 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH ĐỐI 5 VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. Khái niệm pháp lý về hành vi cạnh tranh không lành mạnh 5 1.1.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam 6 1.1.2. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật một số nước trên thế giới 13 1.2. Nguồn của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh 17 1.2.1. Pháp luật tố tụng cạnh tranh của Việt Nam 17 1.2.2. Pháp luật tố tụng cạnh tranh một số nước trên thế giới 19 1.3. Tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 22 1.3.1. Khái niệm tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 22 1.3.2. Các nguyên tắc tố tụng cạnh tranh 22 1.3.3. Thành phần tham gia tố tụng cạnh tranh 24 4 1.3.3.1. Cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh 24 1.3.3.2. Người tham gia tố tụng cạnh tranh 27 1.3.4. Các giai đoạn tố tụng cạnh tranh 29 1.3.4.1. Thụ lý hồ sơ khiếu nại 29 1.3.4.2. Điều tra sơ bộ 30 1.3.4.3. Điều tra chính thức 30 1.3.4.4. Thời hạn, thời hiệu 31 1.4. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh và hậu quả pháp lý Chƣơng 2: những bất cập trong tố tụng cạnh tranh đối với hành vi 33 37 cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam 2.1. Những bất cập trong các quy định pháp luật 37 2.1.1. Quy phạm pháp luật nội dung 37 2.1.2. Xung đột thẩm quyền 42 2.1.3. Cơ quan quản lý cạnh tranh 43 2.1.4. Vấn đề tranh tụng 46 2.1.5. Chứng cứ 48 2.2. Những bất cập trong các quy định về trình tự và thủ tục tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 52 2.2.1. Thụ lý hồ sơ khiếu nại 52 2.2.2. Điều tra sơ bộ 53 2.2.3. Điều tra chính thức 55 2.2.4. Điều tra bổ sung 57 2.2.5. Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh 57 2.2.6. Trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ quá trình điều tra 58 2.2.7. Vấn đề bồi thường thiệt hại 59 5 2.3. Những bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 64 2.3.1. Cục quản lý cạnh tranh 64 2.3.2. Hợp tác của cơ quan điều tiết ngành, tổ chức và doanh nghiệp trong quá trình điều tra 69 2.3.3. Nhận thức của doanh nghiệp, tổ chức ngành nghề về pháp luật cạnh tranh 70 Chƣơng 3: 73 phƣơng hƣớng và các giảI pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam 3.1. Bảo đảm tính hệ thống của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại Việt Nam 73 3.2. Hoàn thiện năng lực thể chế và khả năng thực thi pháp luật cạnh tranh của Cơ quan quản lý cạnh tranh Việt Nam 79 3.3. Bảo đảm tính phù hợp của pháp luật tố tụng cạnh tranh của Việt Nam với pháp luật tố tụng cạnh tranh thế giới 85 3.4. Nâng cao nhận thức cộng đồng về tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 86 KếT LUậN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 6 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh Cục quản lý cạnh tranh tiếp nhận năm 2006 - 2011 66 2.2 Thống kê số vụ việc cạnh tranh không lành mạnh năm 2006 - 2011 66 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 1.1 Cơ cấu quản lý của Cục quản lý cạnh tranh 26 1.2 Trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh 35 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Điều 57 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định: "Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật" [22]. Điểm 1 Điều 4 Luật Cạnh tranh năm 2004 cũng quy định: "Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh" [25]. Sản xuất hàng hóa, hoạt động kinh tế là hoạt động cơ bản để duy trì đời sống vật chất của xã hội; cạnh tranh là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa, nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế. Việt Nam đang tiến lên xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh văn hoá pháp lý và văn hoá cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa cao lại tạo dung môi cho những hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát triển. Môi trường kinh doanh của Việt Nam chưa thực sự tạo ra sự cạnh tranh, trong khi đó, hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại không hiếm gặp. Pháp luật cạnh tranh đã có nhưng chưa thực sự được biết đến và vận dụng rộng rãi. Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn chưa hoàn thiện, gây khó khăn cho việc giải thích và áp dụng. Tố tụng cạnh tranh - "bộ máy" để đưa các chế định nội dung về cạnh tranh vào thực tiễn, theo đó, đòi hỏi phải phù hợp và hiệu quả với đa dạng các đối tượng. Trong bối cảnh pháp luật cạnh tranh còn mới mẻ, tố tụng cạnh tranh ít được quan tâm, nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn đề tài "Pháp luật về tố tụng cạnh tranh đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam" với mục đích nghiên cứu một cách hệ thống trên phương diện lý luận và thực tiễn về pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam; qua đó, xuất phát từ hiện thực khách quan, thực trạng văn hóa xã hội, văn hóa kinh doanh 8 và đặc biệt là văn hóa pháp lý Việt Nam, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của pháp luật cạnh tranh một số nước trên thế giới, kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng cạnh tranh, đưa pháp luật cạnh tranh thực sự trở thành công cụ bảo vệ doanh nghiệp và phát triển nền kinh tế một cách bền vững. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn Trước yêu cầu của tình hình thực tế, pháp luật cạnh tranh và vấn đề đưa pháp luật cạnh tranh vào cuộc sống được đề cập dưới nhiều dạng thức, trong nhiều lĩnh vực. Ngày 03/12/2004, Luật Cạnh tranh được Quốc hội thông qua, Cục Quản lý cạnh tranh được thành lập (cổng thông tin: www.qlct.gov.vn) đã tiến hành nhiều hoạt động nghiên cứu, trao đổi trong nước cũng như quốc tế về vấn đề cạnh tranh. Pháp luật đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được các chuyên gia, nhà nghiên cứu, luật gia quan tâm, nghiên cứu. Năm 2008, Lê Anh Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài "Pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam" đã làm rõ đặc điểm, tính chất chung, cơ cấu của pháp luật cạnh tranh không lành mạnh, về mô hình pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh, từ đó kiến nghị cơ chế để thực thi có hiệu quả pháp luật cạnh tranh. Tiến sĩ Bùi Nguyên Khánh với những nghiên cứu hoàn thiện pháp luật cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập trên cơ sở mối tương quan với pháp luật cạnh tranh của một số nước như Đức, Mỹ, các nước ASEAN: "Những thách thức pháp lý đặt ra đối với việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý cạnh tranh ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9, 2004; "Hiện đại hóa pháp luật cạnh tranh không lành mạnh của Cộng hòa Liên bang Đức trên nền tảng của quá trình hài hòa hóa pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh của Liên Minh Châu Âu", Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11, 2004... Những nghiên cứu, đóng góp đã góp phần hoàn thiện các chế định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh, song 9 vấn đề tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh dường như ít được quan tâm. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài: "Pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam", luận văn mục đích trước hết là hệ thống một cách cơ bản về tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại các lĩnh vực kinh tế theo quy định của pháp luật Việt Nam. Bên cạnh đó, trên cơ sở nghiên cứu, đề ra một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao tính hiệu quả của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam và những vấn đề pháp lý phát sinh trong tố tụng: Thành phần tham gia tố tụng cạnh tranh, các giai đoạn của tố tụng cạnh tranh, vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thời hạn, thời hiệu, chứng cứ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những quy định pháp luật Việt Nam về tố tụng cạnh tranh, quy định tố tụng cạnh tranh của một số nước trên thế giới, những phát sinh trong thực tiễn khi tham gia quá trình tố tụng, thực trạng và xu hướng cạnh tranh ở Việt Nam. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản được quy định trong pháp luật Việt Nam về tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh một cách có hệ thống: Các nguyên tắc tố tụng, thành phần tham gia, trình tự, thủ tục tố tụng cạnh tranh và những vấn đề phát sinh trong tố tụng cạnh tranh. Trên cơ sở lý luận về tố tụng, thực tiễn thi hành pháp luật 10 tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam trong những năm vừa qua, đồng thời, tiếp thu những điểm phù hợp của pháp luật tố tụng cạnh tranh một số nước trên thế giới, luận văn đã bước đầu nêu lên những bất cập, từ đó, đề ra một số phương hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh của Việt Nam. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận văn đã sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý của tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Chương 2: Những bất cập trong tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Chương 3: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả của pháp luật tố tụng cạnh tranh đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. 11 Chƣơng 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TỐ TỤNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH 1.1. KHÁI NIỆM PHÁP LÝ VỀ HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" và Hiến pháp năm 1992 xác định: Đưa nền kinh tế nước ta phát triển thành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, nền kinh tế Việt Nam đã chuyển mình, từng bước được thị trường hoá, cơ chế quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính giảm dần, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể được thừa nhận, bắt đầu được tạo điều kiện hoạt động. Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định chống đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), chấp nhận các đòi hỏi về tự do hoá thương mại. Kinh tế phát triển, quyền lợi của các nhóm người trong xã hội trỗi dậy, đan xen và ràng buộc lẫn nhau kìm hãm mọi quá trình cải cách trong nền kinh tế; tham ô, tham nhũng bóp méo mọi quan hệ của đời sống kinh tế xã hội. Cạnh tranh kinh tế là một quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, là một nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường, nhằm mục đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận cao nhất. Cạnh tranh là "sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba"; là "sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình". Cạnh tranh 12 góp phần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng; điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường; đảm bảo cho việc sử dụng các nguồn lực kinh tế có hiệu quả; thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh; kích thích sự sáng tạo, là nguồn gốc của sự đổi mới liên tục trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, ngay trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên công nghiệp, doanh nghiệp thường xuyên phải cạnh tranh khốc liệt trong tình huống đối đầu để duy trì sự phát triển và gia tăng lợi nhuận. Cạnh tranh không lành mạnh theo đó hình thành, ngày càng phát triển dẫn đến tình huống "cùng thua" (lose - lose) và sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. Pháp luật về cạnh tranh ra đời nhằm quản lý và đảm bảo một nền kinh tế phát triển bền vững. 1.1.1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật Việt Nam Khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2004 của Việt Nam quy định: "Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng" [25]. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được cấu thành từ các yếu tố: Chủ thể thực hiện hành vi: Doanh nghiệp là tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở Việt Nam. Khách thể của hành vi: Lợi ích của nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Mặt khách quan: Hành vi trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Đạo đức kinh doanh trên cơ sở của hệ giá trị và chuẩn mực đạo đức xã hội chung là một dạng đạo đức 13 nghề nghiệp có tính đặc thù của hoạt động kinh doanh với các nguyên tắc và chuẩn mực: Tính trung thực: Không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời, trung thực trong chấp hành luật pháp; không thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục; trung thực trong giao tiếp với bạn hàng và người tiêu dùng; không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, bán phá giá theo lối ăn cướp; tôn trọng con người; tôn trọng cộng sự và dưới quyền; tôn trọng khách hàng, đối thủ cạnh tranh,… Tùy từng ngành, nghề, theo khu vực địa lý, khái niệm đạo đức kinh doanh lại có những nét đặc thù. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 bao gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; Xâm phạm bí mật kinh doanh; Ép buộc trong kinh doanh; Gièm pha doanh nghiệp khác; Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; Phân biệt đối xử của hiệp hội; Bán hàng đa cấp bất chính. Và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo tiêu chí xác định của khoản 4 Điều 3 của Luật Cạnh tranh do Chính phủ quy định. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng được xác định qua các quy định pháp luật của các lĩnh vực chuyên ngành như: Pháp lệnh Giá năm 2002, 14 Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001, Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung năm 2009, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, Luật các tổ chức tín dụng năm 2010,… Hành vi cạnh tranh không lành mạnh tại mỗi lĩnh vực kinh tế mang dấu hiệu, đặc điểm nguyên tắc của hành vi cạnh tranh không lành mạnh nói chung. Tuy nhiên, đối với mỗi lĩnh vực kinh tế, hành vi cạnh tranh không lành mạnh có những đặc thù. Theo Pháp lệnh Giá năm 2002 Để xây dựng nền kinh tế thị trường, nhà nước phải tôn trọng và thừa nhận quyền định giá của doanh nghiệp đồng thời tạo lập môi trường cạnh tranh về giá ổn định, trật tự và loại trừ những biểu hiện không lành mạnh. Pháp lệnh Giá do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26/4/2002 có hiệu lực ngày 01/7/2002; Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá; Thông tư số 15/2004/TT-BTC ngày 09/3/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP, bên cạnh các quy định về các biện pháp quản lý giá, ổn định trật tự giá, các hành vi vi phạm pháp luật về giá được chú trọng, hành vi mang bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định gồm: Hành vi bán phá giá. Hành vi bán phá giá là hành vi bán hàng hóa, dịch vụ với giá quá thấp so với giá thông thường trên thị trường Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường, hạn chế cạnh tranh đúng pháp luật, gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác và lợi ích của nhà nước. Hành vi này chỉ có thể được thực hiện bởi chủ thể kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, việc tự do hình thành và xác định giá cả hàng hóa, dịch vụ là quyền của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên, mọi hoạt động vật chất đều có những quy luật nhất định, giá cả được hình thành dưới sự thúc đẩy của nhu cầu, lợi nhuận và sự điều tiết của quy luật giá trị, quy luật cung, cầu trên thị trường. Những hành vi bán hàng dưới hoặc bằng mức chi phí sản xuất đều 15 được coi là những toan tính phi kinh tế bởi doanh nghiệp thực hiện hành vi đã chấp nhận hy sinh lợi nhuận, thậm chí là lỗ để chỉ nhằm chiếm lĩnh vi trí độc quyền trên thị trường sản phẩm bằng cách loại bỏ các đối thủ cạnh tranh - phá giá độc quyền; hoặc, mở rộng thị trường nhằm làm suy yếu đối thủ cạnh tranh, qua đó mở rộng thị phần của mình - hành vi phá giá nhằm mở rộng thị trường. Hành vi bán phá giá thực chất là hành vi lạm dụng ưu thế tài chính của bên bán phá giá, dẫn đến thiệt hại trực tiếp cho bên bị cạnh tranh, cho ngành hàng và cho người tiêu dùng. Bịa đặt, loan tin không có căn cứ về việc tăng giá hoặc hạ giá gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh khác, của người tiêu dùng và lợi ích của nhà nước. Đây là hành vi mang bản chất gian dối bằng những thông tin không có thật về giá cả hàng hóa, dịch vụ trên thị trường gây rối hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động tiêu dùng của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến hoạt động của nền kinh tế. Doanh nghiệp tạo ra thông tin gian dối hoặc chỉ loan truyền thông tin gian dối do người khác tạo ra đều vi phạm hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực giá. Định giá sai để lừa dối người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất, kinh doanh với mình; Tăng hoặc giảm giá giả tạo bằng cách thay đổi số lượng, chất lượng, địa điểm giao nhận hàng hóa, dịch vụ. Đây cũng là hành vi mang bản chất gian dối, chủ thể kinh doanh giảm giá nhưng không tôn trọng nguyên tắc của việc giảm giá, không cung cấp thông tin về việc đồng thời giảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo cho mình lợi thế cạnh tranh trong giao dịch, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc tổ chức, cá nhân hợp tác sản xuất kinh doanh với mình. Lợi dụng thiên tai, địch họa và diễn biến bất thường khác để đầu cơ tăng giá, ép giá - hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh. Khi xảy ra thiên tai, địch họa, nhu cầu tiêu dùng, nền kinh tế bị ảnh hưởng một cách trực tiếp và nhanh chóng nhất. Cầu lớn và nguồn cung hạn chế khiến cho giá cả có chiều hướng 16 tăng cao là diễn biến tất yếu. Tuy nhiên, việc đầu cơ, tăng giá, ép giá sẽ xâm phạm đến quyền, lợi ích của người tiêu dùng, xâm hại, làm trầm trọng đến trật tự kinh tế xã hội, ảnh hưởng không tốt đến khả năng kiểm soát của nhà nước. Theo Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 Pháp lệnh Quảng cáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 16/11/2001 đã quy định các hành vi quảng cáo vi phạm pháp luật có các biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh, gồm: Quảng cáo gian dối: Quảng cáo không đúng chất lượng hàng hóa, dịch vụ; không đúng cơ sở sản xuất, kinh doanh; không đúng địa chỉ sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Quảng cáo nói xấu, xúc phạm danh dự, uy tín, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác. Quảng cáo so sánh với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của người khác. Quảng cáo gây nhầm lẫn với cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của người khác. Quảng cáo dùng danh nghĩa, hình ảnh của tổ chức, cá nhân khác để quảng cáo mà không được sự chấp thuận của tổ chức, cá nhân đó. Quảng cáo hàng hóa, sản phẩm chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép thực hiện tại thời điểm quảng cáo. Quảng cáo hàng hóa, dịch vụ mà pháp luật cấm kinh doanh hoặc cấm quảng cáo. Theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009 Sở hữu công nghiệp là một lợi thế trong thương mại, đặc biệt trong môi trường kinh tế hiện đại, sở hữu công nghiệp ngày càng chiếm vị trí quyết định tạo lợi thế cạnh tranh trong thương mại. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh 17 xuất hiện ở mọi lĩnh vực sở hữu công nghiệp, nó mang những đặc tính chung của hành vi cạnh tranh không lành mạnh và những biểu hiện riêng biệt của lĩnh vực sở hữu trí tuệ với khách thể là quyền sở hữu công nghiệp; chủ thể có thể là người không nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ hoặc có thể do chính chủ thể kinh doanh nắm giữ quyền sở hữu trí tuệ, với tính độc quyền cản trở hoạt động thương mại do xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là độc quyền cá nhân và một bên là nguyên tắc tự do cạnh tranh, nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp cho phát triển. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ có thể liệt kê, gồm những hành vi dưới đây: Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ. Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Sử dụng nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đó mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên, nếu người sử dụng là người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu và việc sử dụng đó không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu và không có lý do chính đáng. Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương tự. Theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 18 Trong lĩnh vực ngân hàng, tại Điều 16, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh bao gồm: Khuyến mại bất hợp pháp. Cung cấp các thông tin dễ gây hiểu lầm (dưới bất kỳ hình thức nào) có hại cho các tổ chức tín dụng và khách hàng khác như: Hành vi sử dụng các tên gọi, logo, chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn với các tổ chức tín dụng nước ngoài, khiến cho khách hàng tưởng nhầm dịch vụ đó do tổ chức tín dụng uy tín hoặc nổi tiếng cung cấp; hành vi cung cấp thông tin sai sự thật về các chiến lược trong tương lai với các đối tác nước ngoài như: Đối tác nước ngoài mua cổ phần, ký kết hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ khiến cho khách hàng lầm tưởng vào khả năng tài chính, khả năng kinh doanh của tổ chức tín dụng. Xâm phạm bí mật kinh doanh của các tổ chức tín dụng. Bí mật kinh doanh của các tổ chức tín dụng là bí mật liên quan đến hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng như: Thông tin liên quan đến chiến lược phát triển của tổ chức tín dụng, các hợp đồng, giao dịch, tình hình tài chính (trừ những bí mật mà theo quy định pháp luật phải công khai), bí mật liên quan đến tài khoản của khách hàng. Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của các tổ chức tín dụng có thể bao gồm: Tiếp cận thông tin, phá hệ thống bảo mật của tổ chức tín dung nhằm chiếm đoạt những thông tin bảo mật của tổ chức tín dụng; tiết lộ những thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng mà không được phép; lừa gạt, mua chuộc, lợi dụng lòng tin của nhân viên bảo mật của tổ chức tín dụng cạnh tranh nhằm thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng này; tiếp cận thông tin, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng khi tổ chức tín dụng này đang làm các thủ tục hành chính nhà nước (ví dụ: Đăng ký thêm loại hình dịch vụ ngân hàng), hoặc dùng các biện pháp thâm nhập hệ thống thông tin bảo mật của cơ quan nhà nước để chiếm đoạt thông tin về tổ chức tín dụng khác nhằm mục đích phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. 19 Đầu cơ dẫn đến lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ. Trên cơ sở các dấu hiệu cấu thành của hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng còn có thể kể đến như: ép buộc khách hàng trong kinh doanh; gièm pha tổ chức tín dụng khác, gây rối hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng khác; quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; lạm dụng cơ chế lãi suất trong cạnh tranh (ví dụ: Các tổ chức tín dụng đưa ra mức lãi suất huy động tiền gửi trong dân cư ở mức chấp nhận lỗ để giành thị phần, hoặc Ngân hàng nhà nước đã có chỉ thị về hạn chế cho vay đầu tư chứng khoán nhưng một số ngân hàng vẫn chưa tuân thủ nghiêm túc hoặc vẫn tìm cách lách quy định này); phân biệt đối xử của hiệp hội. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh có các dạng thức vô cùng đa dạng lại được nhân lên cùng với bội số của các lĩnh vực, ngành nghề, đã tạo nên một tập hợp đông đảo. Dựa vào các căn cứ khác nhau, có thể phân chia các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thành các nhóm khác nhau. Căn cứ vào đối tượng điều tra để xác định có hay không có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, luận văn đề xuất phân chia hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo hai nhóm: Nhóm thứ nhất: Đối tượng điều tra là các thực thể hiện hữu, thông qua việc phân tích các yếu tố cấu thành nên thực thể, từ đó xác định có hay không sự tồn tại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh, gồm các hành vi: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn, Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, Bán hàng đa cấp bất chính. Nhóm thứ hai: Đối tượng điều tra là các hành vi đã được thực hiện, đòi hỏi việc thu thập chứng cứ để khẳng định chủ thể bị điều tra có hay không đã thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh như: Xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh, Gièm pha doanh nghiệp khác, Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, Phân biệt đối xử của hiệp hội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan