Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở việt nam...

Tài liệu Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở việt nam

.PDF
80
495
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƢƠNG LY PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN HƢƠNG LY PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Vũ Hoàng Hà nội – 2014 [ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Hƣơng Ly MỤC LỤC Trang Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Danh mục hình vẽtừ viết tắt 4 MỞ ĐẦU 5 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận chung 11 1.1 Khái niệm người lao động trong cơ quan nhà nước 11 1.2 So sánh hoạt động tuyển dụng công chức, viên chức và 20 người lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước 1.2.1 Khái niệm tuyển dụng 20 1.2.2 Đối tượng tuyển dụng 22 1.2.3 Quy trình tuyển dụng 23 1.2.4 Hình thức tuyển dụng 27 1.2.5 Mục đích tuyển dụng 29 Chƣơng 2: Thực tiễnình hình thực hiện pháp luật về 3219 tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam 2.1 Các quy định về tuyển dụng người lao động nói chung trong 32 Bộ luật Lao động 2.1.1 Sự phát triển của quy định pháp luật 32 2.1.2 Khái quát chung về hợp đồng lao động 2.2 Các quy định về tuyển dụng người lao động hợp đồng trong 35 38 cơ quan nhà nước 2.2.1 Sự phát triển của quy định pháp luật 38 2.2.2 Một số đặc trưng của hợp đồng lao động trong cơ quan nhà 39 nước 2.2.3 Những tồn tại, hạn chế trong quy định của pháp luật về hợp 41 đồng lao động trong cơ quan nhà nước 2.3 Thực tiễn tuyển dụng lao động ở các cơ quan nhà nước 44 Chƣơng 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về tuyển 53 dụng lao động trong các cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam 3.1 Kinh nghiệm tuyển dụng ở một số nước 53 3.1.1 Cộng hòa Pháp 53 3.1.2 Tuyển dụng công chức ở Mỹ 57 3.1.3 Tuyển dụng công chức ở Singapore 59 3.2 Định hướng hoàn thiện 60 3.3 Các giải pháp hoàn thiện 64 3.3.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật 64 3.3.2 Nâng cao hiệu quả việc tuyển lao động trong các cơ quan 69 nhà nước KẾT LUẬN 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Lực lượng lao động trong cơ quan nhà nước 12 Hình 1.2. Quy trình tuyển chọn người 22 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLĐTBXHThS Bộ Lao động-Thương binh và Xã hộiThạc sỹ BLLĐ Bộ luật Lao động BNVTS Bộ Nội vụTiến sỹ BTP Bộ Tư pháp CP Chính phủ HĐLĐ Hợp đồng lao động NĐ Nghị định PGS Phó giáo sư SL Sắc lệnh ThS Thạc sỹ TS Tiến sỹ TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch UBND Ủy ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, vấn đề xây dựng và quản lý nguồn nhân lực luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhiều nước trên thế giới. Tổ chức nhân sự trong cơ quan nhà nước có ý nghĩa quan trọng vì tính chất đặc biệt của hệ thống các cơ quan này. Ở nước ta những thành tựu đạt được trong những năm thực hiện công cuộc đổi mới có phần đóng góp quan trọng của đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan nhà nước. Trước yêu cầu phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong xu hướng hội nhập quốc tế thì vấn đề cấp bách đặt ra là phải xây dựng và phát triển đội ngũ người lao động… Việc xây dựng một đội ngũ bao gồm những người có trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất đạo đức tốt, làm việc nghiêm túc vì trách nhiệm của mình trước công vụ là yêu cầu cấp thiết trước tình hình đổi mới đất nước để xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh. Công tác tuyển dụng là khâu tiên quyết để tuyển chọn được nguồn nhân lực phù hợp, có chất lượng. Hệ thống pháp luật quy định về việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ công chức, viên chức cơ bản đã được hoàn thiện, đổi mới, góp phần phát hiện, tuyển chọn được những người có đức, có tài, sắp xếp, bố trí đúng người đúng việc, nâng cao hiệu quả nền công vụ của nước ta trong thời gian qua. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, trong cơ quan nhà nước còn sự hiện diện của một số lượng lớn người làm việc theo chế độ HĐLĐ. Đội ngũ người lao động này cũng chiếm vai trò, vị trí, quyền lợi cũng như trách nhiệm không nhỏ trong thực thi các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, các chế độ về tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ người lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước còn nhiều bất cập, thiếu sót, thực 1 tế tuyển dụng đội ngũ này đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc, thậm chí là tiêu cực, vi phạm quy định của pháp luật. Trong điều kiện cải cách hành chính, hướng tới xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, từng bước hiện đại hóa và trong bối cảnh BLLĐ 2012 ra đời với nhiều chế định mới, đặc biệt là chế định về HĐLĐ phù hợp trong điều kiện mới theo hướng khuyến khích, bảo vệ và phát triển những quan hệ lao động tốt, phù hợp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần quan trọng trong việc tiếp tục phát triển sức sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam hiện nay thì vấn đề tuyển dụng người lao động trong cơ quan nhà nước cần được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, để từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật và khắc phục tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật về lao động. Chính vì ý nghĩa to lớn đó nên em đã chọn đề tài “Pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nƣớc ở Việt Nam”. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học, tuy nhiên đề tài pháp luật về tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu sắc. Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức hoặc viên chức. Có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu sau: - Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta của tác giả Đào Thị Thanh Thủy. Tác giả nêu sơ qua một số bất cập, hạn chế trong hoạt động tuyển dụng công chức, từ đó 2 đưa ra 3 biện pháp để khắc phục những hạn chế: Thứ nhất là phải xây dựng đồng bộ hệ thống bản mô tả công việc phù hợp với từng vị trí của từng cơ quan, tổ chức; Thứ hai là đổi mới nội dung và cách thức thi tuyển công chức; Thứ ba là đổi mới cơ bản chế độ tiền lương đối với công chức theo từng vị trí việc làm. - Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước của ThS. Lê Cẩm Hà. Trong bài viết này, tác giả trao đổi về nội dung một số khâu trong công tác tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước bao gồm các bước xác định nhu cầu, xác định tiêu chuẩn người cần tuyển, thu hút ứng viên cho quá trình tuyển dụng và lựa chọn ứng viên. - Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ, TS. Ngô Thành Can. Tác giả bài viết này tập trung nghiên cứu về việc xây dựng đội ngũ người tài năng trong công vụ, trong đó đưa ra các quan điểm và giải pháp để tuyển chọn, thu hút, sử dụng, bồi dưỡng người tài năng làm việc trong cơ quan nhà nước. - Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài của TS. Trần Văn Quảng. Bài viết này chủ yếu phân tích những hạn chế, những yêu cầu đặt ra trong việc tuyển chọn, thu hút người có năng lực, trình độ vào làm việc trong nền công vụ và kiến nghị bổ sung các nội dung về tuyển dụng, sử dụng nhân tài vào các văn kiện trình Đại hội Đảng lần thứ XI. - Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay, luận văn thạc sỹ của Nguyễn Huy Hoàng. Nội dung luận văn tập trung phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của tuyển dụng viên chức, những bất cập của pháp luật, chính sách liên quan tới tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập và đề xuất những phương hướng, giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động này. 3 Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về công chức, viên chức tại nhiều khía cạnh. Tuy nhiên, vấn đề tuyển dụng lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong cơ quan nhà nước chưa được nghiên cứu nhiều và sâu. Với mong muốn nghiên cứu về hoạt động tuyển dụng lao động trong cơ quan nhà nước trong tình hình cơ chế, pháp luật đối với đội ngũ này đang có những đổi mới, hoàn thiện, luận văn hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu hoạt động tuyển dụng người lao động hợp đồng nói riêng và công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước nói chung. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Đưa ra các vấn đề lý luận chung về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước và so sánh chế độ tuyển dụng giữa công chức, viên chức và lao động hợp đồng. - Đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động, xác định rõ những tồn tại, hạn chế, bất cập, vướng mắc trong thực hiện ký HĐLĐ ở các cơ quan nhà nước - Kiến nghị một số giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng lao động hợp đồng đồng thời nâng cao hiệu quả và chất lượng việc tuyển dụng lao động vào làm việc tại cơ quan nhà nước. 4. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Hệ thống các cơ quan nhà nước và nguồn nhân lực làm việc trong cơ quan nhà nước ở Việt Nam tương đối rộng, bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng. Cán bộ làm việc trong cơ quan nhà nước theo chế độ bổ nhiệm, việc tuyển dụng chỉ áp dụng với đối tượng công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng. Tuy nhiên, tuyển dụng công chức, viên chức được điều chỉnh bởi hệ thống văn bản mang tính chuyên ngành luật hành chính. Do 4 đó, Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước và trong mối liên hệ với pháp luật lao động chung. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương pháp phân tích, tổng hợp sử dụng trong việc nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan tới tuyển dụng công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng và thực trạng tuyển dụng hiện nay trong các cơ quan nhà nước. Phương pháp so sánh được sử dụng để tìm hiểu sự khác biệt giữa tuyển dụng công chức, viên chức và ký HĐLĐ, khác biệt giữa hoạt động tuyển dụng của một số cơ quan nhà nước và so sánh giữa các quy định cũ với quy định hiện hành về tuyển dụng. 6. Những đóng góp mới của luận văn Từ trước đến nay, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vẫn luôn được coi trọng, quan tâm, hệ thống văn bản quy định về việc quản lý, sử dụng đội ngũ này ngày càng được hoàn thiện, đổi mới, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của đất nước. Tuy nhiên, đội ngũ người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng trong cơ quan nhà nước cũng đóng góp một phần lớn những kết quả đạt được trong nền công vụ nước ta lại chưa có một hệ thống pháp luật quy định hoàn chỉnh về cơ chế, chính sách, quyền hạn và nghĩa vụ phù hợp. Đây có thể nói là một đề tài nghiên cứu mới về vấn đề tuyển dụng người lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo căn cứ pháp lý đúng, đầy đủ, phù hợp, thống nhất cho việc thực hiện tuyển người lao động hợp đồng làm việc trong cơ quan nhà nước và góp phần nâng cao hiệu lực, 5 hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước cũng như đảm bảo quyền lợi của người lao động. 7. Kết cấu của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận chung Chương 2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam Chương 3. Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng lao động trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam Ngoài ra, còn có phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo. 6 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 1.1. Khái niệm ngƣời lao động trong cơ quan nhà nƣớc Người lao động là những người trong độ tuổi lao động theo pháp luật quy định – là điểm chung của nhiều định nghĩa. BLLĐ Việt Nam quy định: người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo HĐLĐ, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động [23, Điều 3]. Theo quy định này thì người lao động phải có đủ các điều kiện là tuổi đủ trên 15 tuổi, có khả năng lao động, đang có giao kết và thực hiện HĐLĐ với chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, có hai cách hiểu về người lao động. Một cách tiếp cận về khả năng lao động của một người cụ thể. Mỗi một công dân trong độ tuổi lao động đều có quyền và nghĩa vụ lao động. Họ là người lao động. Khía cạnh thứ hai của người lao động là những con người lao động cụ thể làm việc cho một tổ chức, cá nhân hiểu theo nghĩa “làm công ăn lương”. Người lao động trong trường hợp này để chỉ một cặp người sử dụng lao động - người lao động. Người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước là nhóm người được hiểu theo khía cạnh thứ hai. Các cơ quan nhà nước chính là người sử dụng lao động. Nhà nước không chỉ là một thực thể được hình thành nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước, mà trên phương diện tổ chức, Nhà nước cũng là một tổ chức lớn nhất trong tất cả các loại tổ chức. Nét đặc trưng chung của các Nhà nước là phân thành ba nhóm: nhóm cơ quan thuộc hệ thống lập pháp, nhóm các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp và nhóm các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, ngoài các cơ quan thuộc ba hệ thống nêu trên, còn có hệ thống các cơ quan của Đảng, hệ thống các cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương 7 đến địa phương. Ngoài ra, hệ thống các doanh nghiệp nhà nước cũng tạo nên nguồn lao động của Nhà nước, thực hiện quản lý, sử dụng nhân lực theo cơ chế riêng phù hợp với nền kinh tế thị trường. Bộ máy quản lý nhà nước mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực và do đó đội ngũ lao động của hệ thống các cơ quan Nhà nước rất đa dạng cả về ngành nghề và lĩnh vực hoạt động. Với mô hình tổ chức rộng lớn, hoạt động ở nhiều cấp độ khác nhau, số lượng các tổ chức trực thuộc trong hệ thống cơ quan nhà nước trải rộng từ trung ương đến địa phương, tính đa dạng đó tạo cho hệ thống nhân sự của các cơ quan nhà nước vừa to về quy mô, vừa phức tạp về cơ cấu tổ chức và phân loại, do đó số lượng người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam rất lớn và có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, như phần trên đã nêu, bộ máy nhà nước bao gồm nhiều loại cơ quan khác nhau trong đó cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp mới được gọi là cơ quan nhà nước, còn các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp hay doanh nghiệp nhà nước chỉ là cơ quan thuộc khu vực nhà nước. Trên cơ sở hệ thống các cơ quan Nhà nước, có thể phân loại các đối tượng lao động làm việc trong cơ quan nhà nước bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên hợp đồng. Việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý các đối tượng này được thực hiện bằng những phương thức, quy định khác nhau và do đó cũng được điều chỉnh bằng những chế định pháp luật khác nhau. Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công vụ, công chức, thường xuyên xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước xã hội chủ nghĩa và bao hàm trong phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Tuy nhiên, để xác định cụ thể những tiêu chí nào là cán bộ thì từ trước đến nay chưa có văn bản 8 nào quy định chính thức. Ở Việt Nam, trải qua một thời gian dài cho đến trước khi Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức được ban hành, chúng ta chưa xác định rõ ràng cán bộ, công chức, viên chức, chưa có một văn bản luật nào giải thích các thuật ngữ này. Trong đời sống xã hội, từ lâu thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng rộng rãi nhưng không theo một quy định nào. “Cán bộ” không chỉ để gọi những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, của Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội mà còn được sử dụng cả trong các hoạt động sự nghiệp như “cán bộ y tế”, “cán bộ coi thi”, “cán bộ dân phố”… Có khi người ta sử dụng luôn cả cụm từ “cán bộ, công chức, viên chức” để chỉ chung những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội. Thuật ngữ “công chức”, “viên chức” thường được hiểu một cách khái quát là những người được Nhà nước tuyển dụng, nhận một công vụ hoặc một nhiệm vụ nhất định, do Nhà nước trả lương và có nghĩa vụ, bổn phận phục vụ nhân dân, phục vụ Nhà nước theo các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi xác định công chức hoặc viên chức lại là khác nhau đối với mỗi quốc gia khác nhau phụ thuộc vào thể chế chính trị, cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, và lịch sử, văn hóa dân tộc mỗi quốc gia. Ví dụ có những quốc gia coi công chức là những người làm việc trong bộ máy nhà nước (bao gồm cả cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp hay các lực lượng vũ trang, công an). Trong khi đó có những nước lại chỉ giới hạn những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hay hẹp hơn là cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Ở nhiều quốc gia, đặc điểm chung của công chức thường là: - Là công dân của nước đó; - Được tuyển dụng qua thi tuyển hoặc xét tuyển; 9 - Được bổ nhiệm vào một ngạch, một chức danh hoặc gắn với một ví trí việc làm; - Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Khái niệm “công chức” bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 76/SL ngày 20/5/1950 ban hành Quy chế công chức, trong đó công chức chỉ được xác định trong phạm vi các cơ quan Chính phủ, được quy định tại Điều 1 “những công dân Việt Nam được chính quyền nhân dân tuyển dụng, giao giữ một chức vụ thường xuyên trong các cơ quan Chính phủ, ở trong hay ngoài nước, đều là công chức theo Quy chế này, trừ những trường hợp riêng biệt do Chính phủ quy định”. Một thời gian dài chúng ta quen thuộc với việc thực hiện chế độ “cán bộ” trên phạm vi cả nước. Theo đó, tất cả những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang đều được gọi chung trong một cụm từ là “cán bộ, công nhân viên chức nhà nước”. Sau đó, tại Nghị định số 169/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng ban hành ngày 25/5/1991 về công chức Nhà nước đã quy định công chức theo một phạm vi rộng hơn, bao gồm: - Những người làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước ở Trung ương, ở các tỉnh, huyện và cấp tương đương; - Những người làm việc trong các Đại sứ quán, lãnh sự quán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài; - Những người làm việc trong các trường học, bệnh viện, cơ quan nghiên cứu khoa học, cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình của Nhà nước và nhận lương từ ngân sách; 10 - Những nhân viên dân sự làm việc trong các cơ quan Bộ Quốc phòng; - Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát các cấp; - Những người được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong bộ máy của Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp; Những trường hợp riêng biệt khác do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quy định. Phạm vi công chức không bao gồm: - Các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; - Những người giữ các chức vụ trong các hệ thống lập pháp, hành pháp, tư pháp được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu ra hoặc cử ra theo nhiệm kỳ; - Những hạ sĩ quan, sĩ quan tại ngũ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, bộ đội biên phòng; - Những người làm việc theo chế độ tạm tuyển, hợp đồng và những người đang thời kỳ tập sự chưa được xếp vào ngạch; - Những người làm việc trong các tổ chức sản xuất, kinh doanh của Nhà nước; - Những người làm việc trong các cơ quan của Đảng và Đoàn thể nhân dân. 11 Đến năm 1998, khi Pháp lệnh Cán bộ, công chức được ban hành, những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, đoàn thể được gọi chung trong một cụm từ là “cán bộ, công chức”. Lúc này, phạm vi và đối tượng cán bộ, công chức đã được thu hẹp so với trước, nhưng vẫn gồm cả khu vực hành chính nhà nước, khu vực sự nghiệp và các cơ quan của Đảng, đoàn thể. Những người làm việc trong các tổ chức, đơn vị còn lại như doanh nghiệp nhà nước, lực lượng vũ trang thì do các văn bản pháp luật về lao động, về sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, về công an nhân dân Việt Nam… điều chỉnh. Năm 2003, khi sửa đổi, bổ sung lần thứ hai (lần thứ nhất vào năm 2000) một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức, Nhà nước đã thực hiện việc phân định biên chế hành chính với biên chế sự nghiệp. Việc phân định này đã tạo cơ sở để đổi mới cơ chế quản lý đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước với cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước. Nhưng đến thời điểm này, vấn đề làm rõ thuật ngữ “công chức” và thuật ngữ “viên chức” vẫn chưa được giải quyết. Vì không xác định và phân biệt được rõ thuật ngữ “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” nên đã dẫn đến những hạn chế và khó khăn trong quá trình xác định những điểm khác nhau liên quan đến quyền và nghĩa vụ, đến cơ chế và các quy định về quản lý, tuyển dụng, sử dụng phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của từng đối tượng. Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức 2010 đã giải quyết tương đối triệt để và khoa học, làm rõ được những tiêu chí xác định ai là cán bộ, ai là công chức, ai là viên chức, phù hợp với lịch sử hình thành đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo cơ sở và căn cứ để đưa ra những nội dung đổi mới và cải cách chế độ công vụ, công chức trong thời gian tới. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan