Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam...

Tài liệu Phát triển nhân lực tại tập đoàn công nghiệp than - khoáng sản việt nam

.PDF
188
1194
78

Mô tả:

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG ph¸t triÓn nh©n lùc t¹i tËp ®oµn c«ng nghiÖp than - kho¸ng s¶n viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG ph¸t triÓn nh©n lùc t¹i tËp ®oµn c«ng nghiÖp than - kho¸ng s¶n viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số : 62 31 05 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THƠM HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết luận khoa học nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Mai Phương MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực ở phạm vi vĩ mô 1.2. Các công trình nghiên cứu về phát triển nhân lực ở phạm vi vi mô 1.3. Kết luận rút ra từ những nghiên cứu về phát triển nhân lực và hướng nghiên cứu của đề tài luận án Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐOÀN KINH TẾ 2.1. Khái niệm, nội dung và chỉ tiêu đánh giá phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh tế 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nhân lực tại tập đoàn kinh tế 2.3. Kinh nghiệm phát triển nhân lực ở một số tập đoàn kinh tế và bài học rút ra cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM 3.1. Khái quát về Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam 3.2. Thực trạng phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2006 - 2014 3.3. Đánh giá chung về phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC TẠI TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 4.1. Phương hướng phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam 4.2. Giải pháp phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 4.3. Một số kiến nghị KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 7 14 19 22 22 40 49 60 60 64 91 113 113 125 146 149 151 152 162 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BHYT : Bảo hiểm y tế BHXH : Bảo hiểm xã hội BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CLC : Chất lượng cao CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CNKT : Công nhân kỹ thuật KH&KT : Khoa học và Công nghệ EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam NCS : Nghiên cứu sinh NL : Nhân lực NNL : Nguồn nhân lực NSLĐ : Năng suất lao động PHCN : Phục hồi chức năng PTNL : Phát triển nhân lực PVN : Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam SXKD : Sản xuất kinh doanh TĐKT : Tập đoàn kinh tế TKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu nhân lực theo vị trí công việc tại TKV giai đoạn 2006 - 2014 Bảng 3.2: Chất lượng nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tại TKV giai đoạn 2006 - 2013 Bảng 3.3: Trình độ của nhân lực tại TKV (tính đến tháng 9 năm 2014) Bảng 3.4: Tỷ lệ nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật tại TKV giai đoạn 2006 - 2013 Bảng 3.5: Bậc thợ của công nhân kỹ thuật sản xuất than tại TKV tính đến 30/6/2014 Bảng 3.6: Quy mô nhân lực được đào tạo công nhân kỹ thuật hầm lò theo nhu cầu của các doanh nghiệp thuộc TKV giai đoạn 2011-2014 Bảng 3.7: Số cán bộ được đào tạo đại học và sau đại học của TKV giai đoạn 2011-2014 Bảng 3.8: Tiền lương bình quân của nhân lực sản xuất than và khai thác hầm lò tại TKV giai đoạn 2007-2014 Bảng 3.9: Năng suất lao động tính theo doanh thu được tạo ra trên 1 đồng tiền lương tại bộ phận nhân lực sản xuất than giai đoạn 2007-2014 Bảng 3.10: Tình trạng biến động (tăng, giảm) lao động hầm lò tại TKV giai đoạn 2008 - 2013 Bảng 3.11: Về nhà ở của công nhân trong các doanh nghiệp khai thác và sàng tuyển than (năm 2014) Bảng 3.12: Tuyển dụng nhân lực hầm lò của TKV giai đoạn 2008-2013 (phân theo địa phương) Bảng 3.13: Tình hình tuyển dụng nhân lực hầm lò của TKV giai đoạn 2008 - 2013 Bảng 3.14: Quy mô đào tạo nghề của TKV giai đoạn 2010 - 2014 Bảng 3.15: Tỷ lệ công nhân đánh giá các quy định về chế độ, chính sách chưa phù hợp đối với lao động ngành than - khoáng sản Bảng 4.1: Nhu cầu than của nền kinh tế đến năm 2030 Bảng 4.2: Mục tiêu phát triển nhân lực của Tập đoàn đến năm 2020 và năm 2025 Bảng 4.3: Mục tiêu đào tạo nhân lực là cán bộ có trình độ trên Đại học và Kỹ sư chuyên ngành của TKV đến năm 2020 Bảng 4.4: Mục tiêu đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ hầm lò của TKV đến năm 2020 Bảng 4.5: Nhu cầu vốn đầu tư cho đào tạo phát triển nhân lực của TKV năm 2015 và năm 2020 66 68 69 70 71 73 76 78 90 94 99 104 105 106 110 116 118 120 121 134 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Sự biến động của quy mô nhân lực tại TKV giai đoạn 2006-2014 65 Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nhân lực theo tính chất công việc tại TKV giai đoạn 2009 - 2014 67 Biểu đồ 3.3: Nhân lực theo trình độ chuyên môn kỹ thuật của TKV giai 2006-2013 69 Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ nhân lực được đào tạo công nhân kỹ thuật hầm lò diện duy trì sản xuất và diện mở các mỏ mới thuộc TKV giai đoạn 2011 - 2014 74 Biểu đồ 3.5: Đánh giá của công nhân về mức độ đáp ứng của các công trình phúc lợi trong ngành khai thác Than - Khoáng sản 82 Biểu đồ 3.6: Năng suất lao động theo giá trị và sản lượng tại TKV giai đoạn 2006-2014 87 Biểu đồ 3.7: Cuộc sống của các nhóm công nhân tại TKV (phân nhóm theo nhà ở) 98 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của TKV 61 Hình 3.2: Hệ thống tổ chức quản lý ngành về đào tạo nhân lực của TKV 63 Hình 4.1: Quy trình thực hiện hoạch định phát triển nhân lực cho TKV 129 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhân lực là nguồn lực đặc biệt trong tất cả các nguồn lực. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy, một nước có thể nghèo về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý không thuận lợi cùng với sự khắc nghiệt của khí hậu, chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai song vẫn đạt được những thành tựu phát triển thần kỳ bởi lẽ họ có một chiến lược đúng để phát huy nhân tố con người. Hiện nay, quan điểm và hành động của các nhà quản lý ở các doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế phát triển nhất cũng cho một kết luận con người là một tài sản, một nguồn vốn có vai trò hạt nhân quyết định đến chiến lược, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Con người được đối xử giống như một phí tổn biến đổi (variable cost), là một nguồn lực không bao giờ cạn và luôn được tái sinh với chất lượng ngày càng cao hơn với bất cứ nguồn lực nào khác. So với nhiều nước trên thế giới, nhân lực của Việt Nam đã và đang bộc lộ những hạn chế nhất định, là lực cản rất lớn đến tăng năng suất lao động (NSLĐ), chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Thực tế này được nhiều công trình nghiên cứu công bố và trong các báo cáo chính thức của Đảng, Chính phủ Việt Nam và các cơ quan chức năng cũng thừa nhận. Ở cấp độ vi mô, các công ty Việt Nam không những chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh mà còn rất ít kinh nghiệm trong phát triển nhân lực (PTNL). Thời “bao cấp”, các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã quen với sự “áp đặt” và kế hoạch của Nhà nước, thiếu chủ động trong PTNL. Hiện nay, ở một số doanh nghiệp, thói quen đó vẫn in đậm dấu ấn. Vì vậy, yếu tố nhân lực chưa được đánh giá đúng mức để có sự đầu tư thỏa đáng hoặc nếu có được đánh giá đúng thì phương pháp thực hiện cũng bộc lộ nhiều bất cập, mà nguyên nhân cơ bản nhất là chưa có cơ chế, chính sách, biện pháp, mang tính bài bản, hệ thống và đồng bộ. Để khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên, đồng thời nhằm tạo sự đột phá để phát triển kinh tế-xã hội, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước với quan điểm nhất 2 quán là “nâng cao dân trí, phát triển nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững” [19, tr.130]. Ngày 19/4/2011 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 579/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020, với mục tiêu chung là đưa nhân lực Việt Nam trở thành nền tảng và lợi thế quan trọng nhất đối với việc phát triển bền vững đất nước và hội nhập quốc tế. Trên cơ sở đó, mỗi bộ, ngành, địa phương đã khẩn trương triển khai xây dựng chiến lược phát triển nhân lực của ngành mình nhằm tạo động lực đột phá cho sự phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức hiện nay. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) được thành lập theo Quyết định số 345/2005/QĐ-TTg ngày 26/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. TKV là tập đoàn kinh doanh đa ngành trên nền công nghiệp than và khoáng sản, hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con từ ngày 1/7/2010, TKV chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo Luật doanh nghiệp (Quyết định 989/QĐ-TTg ngày 25/6/2010). Với 100% vốn chủ sở hữu của nhà nước, TKV được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên được chuyển đổi hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Hoạt động của Tập đoàn luôn đạt hiệu quả, tạo sự tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, sự phát triển của Tập đoàn chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tiềm năng là một doanh nghiệp nhà nước lớn, có vị trí trọng yếu trong nền kinh tế đất nước. Hiệu quả sản xuất kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp, việc cổ phần hóa và tái cơ cấu diễn ra chậm… Thực trạng trên do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan, song nguyên nhân cơ bản 3 nhất nằm ở yếu tố con người - nhân lực. Tập đoàn vẫn chưa thực hiện có hiệu quả Quy hoạch PTNL đã được xây dựng; sự bất hợp lý, mất cân đối giữa phát triển về cơ cấu, số lượng và chất lượng đang là vấn đề lớn đặt ra. Tập đoàn còn thiếu những cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nhân lực, nhất là nhân lực có chất lượng cao, cũng như các chính sách hấp dẫn đủ mạnh để giữ chân người lao động, nhất là lao động hầm lò trong bối cảnh cạnh tranh cao về nhân lực mà sức hấp dẫn của ngành lại kém như hiện nay. Trong thời gian tới, thực hiện đề án tái cơ cấu TKV và thực hiện “Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với định hướng từ phát triển chiều rộng sang phát triển chiều sâu trong đó tập trung phát triển các mỏ hầm lò cơ giới hóa hiện đại, từ xuất khẩu chuyển sang nhập khẩu và chủ yếu đáp ứng thị trường trong nước; thực hiện chế biến sâu than, khoáng sản theo lộ trình hợp lý để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sạch hơn và thân thiện với môi trường, thì tình trạng thiếu nhân lực chất lượng cao, nhất là nhân lực hầm lò, nhân lực có khả năng làm việc ở nước ngoài lại càng trầm trọng. Đây là cản trở lớn trong việc đầu tư phát triển, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ trong nước cũng như đầu tư ra nước ngoài của TKV. Thêm vào đó, trong bối cảnh hội nhập, hợp tác sâu rộng và toàn diện - nhất là từ năm 2015 công nhân có tay nghề cao sẽ được tự do di chuyển trong Cộng đồng ASEAN, thì việc giữ chân thợ bậc cao sẽ là thách thức lớn đối với các tập đoàn kinh tế (TĐKT) nói chung và TKV nói riêng. Vì vậy, với mong muốn góp phần luận giải, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc PTNL tại TKV hiện nay và những năm tiếp theo, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Phát triển nhân lực tại Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam”, làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sỹ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế phát triển là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là đánh giá thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006 - 2014, từ đó đề xuất giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 4 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận về PTNL tại TĐKT. - Khảo cứu kinh nghiệm PTNL tại một số TĐKT trong và ngoài nước để rút ra bài học cho PTNL tại TKV. - Phân tích, đánh giá thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006 - 2014 trên cơ sở lý luận đã xây dựng. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là PTNL tại TKV. Cụ thể là luận án tập trung nghiên cứu sự chuyển biến về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu SXKD tại TKV; sự nâng cao trình độ nghề nghiệp, cải thiện đời sống cho nhân lực và nâng cao NSLĐ của TKV. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Theo Nghị định số 212/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về Điều lệ tổ chức và hoạt động củaTKV, thì TKV hiện đang hoạt động SXKD trong 04 ngành công nghiệp chính là (i) than, (ii) khoáng sản, (iii) điện lực và (iv) vật liệu nổ công nghiệp. Trong các ngành nghề kinh doanh nêu trên, ngành công nghiệp than hiện đang chiếm tỷ trọng lao động đông nhất tại TKV, tới 67% với 85.883 người. Trong luận án này, NCS chủ yếu tập trung nghiên cứu PTNL ở ngành công nghiệp than, còn nhân lực các bộ phận khác của TKV chỉ được đề cập trong chừng mực nhất định nhằm làm rõ hơn về PTNL tại TKV. - Chất lượng nhân lực bao gồm nhiều mặt như thể lực, trí lực, tâm lực và những phẩm chất, năng lực khác.Trong luận án này, nghiên cứu sinh (NCS) tập trung nghiên cứu về nâng cao chất lượng nhân lực ở khía cạnh kỹ năng và kiến thức, vấn đề thể lực và tâm lực chỉ nghiên cứu ở một chừng mực nhất định nhằm làm sáng rõ thêm thực trạng PTNL tại Tập đoàn. 5 - Nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu thực trạng PTNL tại TKV, kể từ thời điểm năm 2006, khi TKV được chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động. Giai đoạn trước đó chỉ nghiên cứu một cách phù hợp, các dữ liệu được làm cơ sở tham khảo, so sánh. Thời kỳ lựa chọn để nghiên cứu đưa ra định hướng, mục tiêu và các giải pháp PTNL tại Tập đoàn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đây là giai đoạn phù hợp với chiến lược phát triển Tập đoàn đã được phê duyệt. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận của luận án là quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, cơ chế chính sách của Nhà nước về phát triển con người, nguồn nhân lực cùng với các lý thuyết khác về PTNL, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về vấn đề này trong các công trình khoa học đã được công bố. - Cơ sở thực tiễn: Đề tài dựa trên kết quả nghiên cứu về PTNL tại một số tập đoàn kinh tế cả trong và ngoài nước; kết quả nghiên cứu về thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006 - 2014. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, NCS dự định sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... Đặc biệt để có thêm các thông tin, tư liệu nhằm đánh giá quá trình tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ đối với công nhân làm việc trong lĩnh vực khai thác và sàng tuyển than, NCS sẽ tiến hành một cuộc điều tra khảo sát 500 công nhân làm việc tại: Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc; Công ty Đầu tư thương mại và Dịch vụ - Vinacomin (Xí nghiệp khai thác than Quảng Ninh); Công ty cổ phần than Đèo Nai; Công ty than Cao Sơn; Công ty than Mông Dương (xem phụ lục 1). Các phương pháp được sử dụng cụ thể trong các chương như sau: Chương 1, chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích để đánh giá về quan điểm của các học giả trong nước cũng như trên thế giới về PTNL nói 6 chung, PTNL tại TĐKT nói riêng. Qua đó, rút ra những vấn đề đã được nghiên cứu và các vấn đề cần nghiên cứu bổ sung và nghiên cứu mới về PTNL tại TĐKT. Chương 2, chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa để đưa ra những khái niệm cốt lõi và luận giải những vấn đề cơ bản về PTNL tại TĐKT. Đồng thời, sử dụng phương pháp khảo cứu kinh nghiệm của một số tập đoàn kinh tế về PTNL tại tập đoàn và rút ra bài học cho TKV. Chương 3, chủ yếu sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,… nhằm đánh giá về PTNL tại TKV giai đoạn 2006 - 2014. Chương 4, sử dụng phương pháp khái quát hóa những vấn đề đã nghiên cứu ở chương 2, chương 3 cùng với đánh giá, dự báo về PTNL tại TKV để đề xuất định hướng, giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Nguồn thông tin nghiên cứu + Nguồn thông tin thứ cấp: bao gồm thông tin khoa học trong các công trình nghiên cứu về PTNL trong và ngoài nước; thông tin và số liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, cơ quan quản lý của tỉnh Quảng Ninh, của TKV. + Nguồn thông tin sơ cấp: bao gồm thông tin và số liệu thu thập qua điều tra bằng phương pháp bảng hỏi dành cho 500 người lao động đang sản xuất trực tiếp tại bộ phận khai thác và sàng tuyển than thuộc TKV. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm sáng rõ hơn cơ sở lý luận về PTNL tại TĐKT. - Đánh giá đúng thực trạng PTNL tại TKV giai đoạn 2006-2014. - Đề xuất giải pháp PTNL tại TKV đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho TKV và các đơn vị thành viên của TKV trong việc xây dựng kế hoạch và thực hiện PTNL nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Tập đoàn. Đồng thời, luận án là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cán bộ nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học đã được công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 12 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC Ở PHẠM VI VĨ MÔ 1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài Có khá nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài bàn về vai trò của nhân lực trong tăng trưởng kinh tế, cũng như về tác động của phân bổ nhân lực đối với phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trong phạm vi khuôn khổ của đề tài luận án, nghiên cứu sinh không đề cập đến các công trình này, mà chỉ đề cập đến các công trình bàn về PTNL. Nhìn chung, các công trình bàn về PTNL đều khẳng định phát triển giáo dục và đào tạo là con đường hữu hiệu nhất để PTNL của quốc gia. Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này phải kể đến các công trình sau: - “Human capital: an Theoretical and empirical analysis, with special reference to education” của Becker [2] cho rằng, đầu tư cho giáo dục và đào tạo cho con người có ý nghĩa to lớn tương tự như đầu tư cho máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng. Ông là người đưa ra những ý tưởng mới về vốn nhân lực. - “Education and Development: Measuring the Social Benefits” (Giáo dục và phát triển: Đo lường các lợi ích xã hội) của Walter W. McMahon [109] đưa ra một cách tiếp cận mới nhằm đo lường tổng lợi nhuận từ việc PTNL thông qua đầu tư vào giáo dục và đào tạo. Trên cơ sở sử dụng dữ liệu trong khu vực và trên toàn thế giới, ông đã phân tích và ước tính đóng góp cận biên ròng của giáo dục và kiến thức mới đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như những ảnh hưởng rộng lớn của nó đối với dân chủ, nhân quyền, ổn định chính trị, y tế, tỷ lệ gia tăng dân số, giảm nghèo, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, tội phạm, sử dụng ma túy, và môi trường. - “Bản đồ tư duy trong công việc” (Mind Maps at work) của Tony Buzan [84]. Theo Buzan, bản đồ tư duy là công cụ giúp cá nhân làm chủ với cuộc sống như ghi nhớ, quản lý, sáng tạo, lập kế hoạch. Buzan cho rằng chúng ta đang sống trong một vũ trụ bao la rộng lớn, nhưng có một vũ trụ khác chưa được khai phá, đó 8 là bộ não. Đi sâu khám phá “tiểu vũ trụ” này sẽ thu được những điều kỳ diệu về tiềm năng không giới hạn của con người. Cuốn sách đưa đến một cái nhìn mới mẻ về phát triển và sử dụng nhân lực trong thời đại cách mạng KH&CN. - “Recursive Methods in Economic Dynamics” của Stokey, Nancy; Robert Lucas and Edward Prescott [105]. Cuốn sách bàn về nhân lực và PTNL thông qua đào tạo. Các tác giả của cuốn sách phân chia vốn làm hai loại gồm: (i) vốn hữu hình, đó là vốn sản xuất (K) như máy móc thiết bị, nhà xưởng, đường sá, cầu cống... và lao động (L) nằm trong phạm vi vốn vật chất bao gồm số lượng, cơ cấu lực lượng lao động; (ii) vốn nhân lực, chỉ khả năng, kỹ năng, kiến thức... của người lao động được tích lũy thông qua quá trình giáo dục, đào tạo và lao động sản xuất. Vốn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong hàm sản xuất. Từ đó giải thích, quá trình tích lũy kiến thức, tiến bộ công nghệ trực tiếp thông qua tích lũy nguồn vốn nhân lực và gián tiếp thông qua nghiên cứu, triển khai và vai trò của chính phủ trong phát triển vốn nhân lực. - “Bảy tri thức tất yếu cho nền giáo dục tương lai” (Seven knowledges necessarily give future education to ground) của Edgar Morin [28]. Nội dung cuốn sách chủ yếu trình bày bảy tri thức cần được giảng dạy trong tương lai, đó là: Sự đui mù của nhận thức: sai lầm và ảo tưởng; Những nguyên tắc để có một nhận thức thích đáng; Giảng dạy về hoàn cảnh con người; Giảng dạy căn cước địa cầu; Đương đầu với những bất xác định; Giảng dạy sự thông cảm; và đạo lý của nhân loại. Theo tác giả, bảy tri thức này sẽ cho phép kết hợp tất cả các bộ môn khoa học hiện có và hình thành nền giáo dục mới giúp con người có khả năng đáp ứng những thách thức của cuộc sống cá nhân, văn hóa và xã hội của tương lai. Ông cho rằng, cần đổi mới về tâm thức ở mọi cấp giáo dục và ở mọi lứa tuổi nhằm phát triển sự thông cảm, hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên. Tất cả những phát triển thực sự của con người phải bao gồm sự phát triển cùng một lúc những độc lập cá nhân và sự tham gia cộng đồng. Cuốn sách đã gợi mở một phương thức giáo dục - đào tạo mới nhằm PTNL ở mọi quốc gia. - “Kinh tế học các nước đang phát triển” (The Economics of Developing countries) của E. Wayne Nafziger [29] đã dành 1 chương nói về phát triển nguồn 9 nhân lực. Tác giả đã khẳng định nguồn nguyên liệu sẵn có của các nước phát triển không phải là của cái vật chất mà chính là con người với những kiến thức của họ và sử dụng những kiến thức đó có hiệu quả. Sự tương phản trong tăng trưởng kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển đã bộc lộ tầm quan trọng của chất lượng lao động. Tác giả chú trọng phân tích ảnh hưởng của những yếu tố như đầu tư cho đào tạo, giáo dục của nhà nước, tính xã hội hóa, giáo dục trẻ em; tầm quan trọng của việc lập kế hoạch đào tạo và nhân sự; lợi tức của việc đầu tư cho giáo dục; các điều kiện về vật chất, y tế của các nước đang phát triển có quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tác giả cũng đề cập đến vấn đề chảy máu chất xám ở các nước đang phát triển do họ nhận được tiền lương và các chế độ phúc lợi ở các nước phát triển cao hơn. Từ đó giúp cho ta có một cách nhìn tổng quan về phát triển nguồn nhân lực các nước đang phát triển. - “Những chủ đề kinh tế học hiện đại” (Issues in Economic Today) của Robert C. Guell, Nguyễn Văn Dung biên dịch năm 2008 [49] đã đề cập đến giáo dục. Tác giả giúp ta hiểu rằng Giáo dục là một sự đầu tư vào nguồn vốn nhân lực, giáo dục từ nhà trẻ cho đến đại học đều mang lại lợi ích cho người được đào tạo và cho xã hội. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Cho đến nay có khá nhiều công trình khoa học được công bố ở trong nước bàn về PTNL ở tầm vĩ mô. Có thể chia các công trình này thành ba nhóm sau: * Các công trình bàn về PTNL thông qua đào tạo - “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân [39] đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý nguồn nhân lực, phân tích các chính sách vĩ mô của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho xã hội. Cách tiếp cận này nhằm lý giải sự cần thiết phải điều chỉnh các chính sách phát triển, đào tạo nhân lực ở Việt Nam hiện nay. - “Đào tạo nhân lực trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế” của Trần Thị Thái Hà, Trần Văn Hùng [32] đã bàn về nhu cầu về nhân lực có trình độ đáp ứng quá trình hội nhập và phát triển kinh tế; công tác đào tạo nguồn nhân lực 10 trong bối cảnh hội nhập và phát triển kinh tế. Từ đó đề xuất ra những giải pháp và chính sách đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập và phát triển kinh tế; dự báo và quy hoạch PTNL sao cho hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí nguồn nhân lực, vật lực, phục vụ đắc lực cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. - “Lao động, việc làm và NNL ở Việt Nam 15 năm đổi mới” của Nolwen Henaff, Jean-Yves Martin [43], gồm các bài viết tại Hội thảo điểm lại 15 năm thực hiện đường lối Đổi mới ở Việt Nam được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 18 đến ngày 20/7 năm 2000 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kết hợp với Viện nghiên cứu vì sự phát triển (Cộng hòa Pháp), Viện đại học nghiên cứu phát triển (Thụy Sĩ) và Ngân hàng Thế giới tổ chức. Các tác giả đã phân tích thực tế công cuộc đổi mới của Việt Nam trên các khía cạnh chính sách giáo dục-đào tạo và chính sách việc làm, tổ chức lại nền kinh tế và cơ cấu lại xã hội, phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp với giải quyết lao động, việc làm và phát triển... Trong đó, bàn về giáo dục đại học và PTNL đáp ứng yêu cầu của toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ. * Các công trình bàn về PTNL đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế - “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” của Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng [44] là một trong những công trình tiêu biểu bàn về nguồn nhân lực (NNL) ở nước ta hiện nay. Các tác giả đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản, hay những nhận thức mới và hiện đại về NNL cũng như vấn đề vốn con người và phát triển vốn con người, vai trò đặc biệt quan trọng của nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay. Các tác giả đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp với thực tế Việt Nam và con người Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập sâu rộng của đất nước. - “Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam trong điều kiện hiện nay” của Tạ Ngọc Tấn, Nguyễn Duy Hưng và Đoàn Văn Kiển [52] đã có những phân tích sâu về thực trạng, đặc điểm; những thuận lợi và thách thức đặt ra với giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và công nhân vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Công trình cũng đã đưa ra nhiều nội dung để xây dựng và 11 phát triển đội ngũ công nhân cả về mặt số lượng cũng như việc nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân nhằm xây dựng và phát triển đất nước trong điều kiện hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. - “Phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Phạm Minh Hạc [33]. Cuốn sách đã đề cập đến cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từ đó xác định tư tưởng, mục tiêu chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam; định hướng chiến lược xây dựng đạo đức, phát triển trí tuệ, thể chất con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (CNH, HĐH). Đây cũng là một cơ sở khoa học và thực tiến để xây dựng chiến lược giáo dục và phát triển toàn diện thế hệ trẻ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - “Khai thác và phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam” của Nguyễn Văn Phúc, Mai Thị Thu [45], bàn về cấu trúc tài nguyên nhân lực, phân tích thực trạng phát triển tài nguyên nhân lực ở Việt Nam thời kỳ 1975-2010. Những nhân tố tác động tới sự phát triển của tài nguyên này thời gian qua. Thực trạng khai thác và phát triển tài nguyên này, chỉ ra những bất cập trong khi thác và sử dụng và đề xuất định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam giai đoạn 2012-2020. - “Sử dụng hiệu quả nguồn lực con người ở Việt Nam” của Nguyễn Hữu Dũng [9] đã đề cập đến một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển, phân bố và sử dụng nguồn lực con người trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Tác giả đã đi sâu đánh giá thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam sau 15 năm đổi mới, những ưu điểm và hạn chế; giới thiệu kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc, từ đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực con người ở nước ta. Cách phân tích và trình bày các nội dung nghiên cứu chủ yếu được các tác giả tiếp cận từ góc độ nghiên cứu vĩ mô. Dù vậy, tác giả cũng bước đầu phân tích được vai trò của yếu tố quản lý trong việc phát huy hiệu quả nguồn nhân lực. - “Những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam” của Nguyễn Lộc [37], đề tài đã xây dựng hệ thống lý luận cơ bản về NNL và phát 12 triển NNL ở cấp độ quốc gia. Với cách tiếp cận tổng thể, có sự so sánh kinh nghiệm quốc tế phong phú về phát triển NNL công trình đã cung cấp nhiều luận cứ khoa học về lý luận và thực tiễn phát triển NNL. Tuy nhiên, những vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển NNL trong các tập đoàn kinh tế nói chung, Tập đoàn Than-Khoáng sản nói riêng chưa được tác giả đề cập tới trong phạm vi nghiên cứu của mình. - “Nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế” của Nguyễn Ngọc Tú [87], đã hệ thống hóa lý luận cơ bản về nhân lực chất lượng cao trong hội nhập kinh tế quốc tế trên các nội dung như cơ cấu, vai trò, sự cần thiết khách quan, các nhân tố ảnh hưởng đến nhân lực chất lượng cao trong phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Kinh nghiệm của một số nước châu Á (Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore) về xây dựng và phát triển nhân lực chất lượng cao. Đánh giá thực trạng nhân lực chất lượng cao của Việt Nam giai đoạn 20002011 và đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm phát triển nguồn lực này đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. * Các công trình bàn về kinh nghiệm PTNL của một số nước - Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo - Kinh nghiệm Đông Á” của Viện Kinh tế Thế giới [88], đã giới thiệu các thành tựu đạt được của nhóm nước trong khu vực Đông Á về PTNL. Các chính sách thành công về giáo dục và đào tạo của các nước này là giải pháp quan trọng trong cung cấp nhân lực đáp ứng yêu cầu của CNH. Đó cũng là bài học cho Việt Nam trong PTNL. - “Phát triển nhân lực, nhân tài - lựa chọn của Trung Quốc trong chiến lược phát triển bền vững” của Nguyễn Thị Thu Phương [47]. Tác giả bàn về một số chính sách PTNL, nhân tài của Trung Quốc hiện nay: (i) Đào tạo thông qua giáo dục - điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững nguồn lực con người; (ii)Thiết lập hệ thống sử dụng nhân lực, nhân tài hiệu quả, hợp lý. - “Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ở những quốc gia và vùng lãnh thổ Đông Á” của Phạm Thành Nghị [40] chỉ ra 5 kinh nghiệm quan trọng trong PTNL có ý nghĩa quyết định tới sự phát triển vượt bậc của các quốc gia và vùng lãnh thổ, đó là: (i) coi con người là yếu tố quyết định, (ii) PTNL theo nhu cầu quá 13 trình phát triển kinh tế - xã hội và chiến lược phát triển đón đầu, (iii) Kết hợp chương trình đào tạo nghề đại cương và đào tạo nghề chuyên sâu, (iv) Phối hợp vai trò Nhà nước, doanh nghiệp và khu vực tư nhân, (v) Thu hút và trọng dụng nhân tài. - “Phát triển nguồn nhân lực trong các công ty Nhật Bản hiện nay” của Trần Thị Nhung, Nguyễn Duy Dũng [42], phân tích hiện trạng phát triển NNL, các phương thức đào tạo lao động chủ yếu trong các công ty Nhật Bản từ những năm 1990 đến nay. Từ đó đưa ra một số gợi ý và kiến nghị về phát triển NNL ở Việt Nam nói chung và trong các công ty nói riêng trong thời gian tới. Ngoài ra, còn có các cuốn sách đã xuất bản và bài viết trên Tạp chí, diễn đàn khoa học về kinh nghiệm phát triển nhân lực, trong đó đáng chú ý là: “Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục đào tạo, kinh nghiệm Đông Á”, của Lê Ái Lâm [35]; “Phát triển nguồn nhân lực: kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới” của Nguyễn Thị Minh Phước [46]; “Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động CMKT trình độ cao nhằm đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, của Nguyễn Bá Ngọc [41], trong đó bàn về cơ sở khoa học và thực tiễn về nâng cao chất lượng loại lao động này, thực trạng ở nước ta hiện nay và giải pháp phát triển trong thời gian tới. Các tác giả đã quan tâm nghiên cứu vai trò của giáo dục, đào tạo và chính sách của nhà nước để phát triển lao động CMKT trình độ cao. - “Giáo dục, đào tạo với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Đường Vinh Sường [51]. - “Đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh mới” của Nguyễn Minh Đường [27] v.v... - “Đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La và vùng Tây Bắc trong tiến trình hội nhập” của Hội thảo KH quốc gia [86]. Hội thảo đã nhận được hơn trên 150 bài viết của các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực đào tạo NL của các trường đại học, cao đẳng khu vực phía Bắc. Trong đó, có những nghiên cứu, phân tích, nhận dạng cơ hội và thách thức từ quá trình hội nhập quốc tế và từ xu hướng tri thức hóa các hoạt động và quyết sách kinh tế đối với phát triển NL cho tỉnh miền núi Sơn La và vùng Tây Bắc hiện nay. Có bài viết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan