Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý chương trình đào tạo đại học ngành quản trị kinh doanh ở đại học quốc gi...

Tài liệu Quản lý chương trình đào tạo đại học ngành quản trị kinh doanh ở đại học quốc gia hà nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực đông nam á (aun)

.PDF
236
1091
136

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC SÁI CÔNG HỒNG QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG CỦA MẠNG LƢỚI CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (AUN) LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC SÁI CÔNG HỒNG QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA MẠNG LƯỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (AUN) Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 62 14 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Lê Đức Ngọc 2. PGS. TS. Lê Kim Long HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Lê Đức Ngọc và PGS.TS. Lê Kim Long, những ngƣời thầy đã hƣớng dẫn tác giả tận tình trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tác giả xin cảm ơn các thầy cô Trƣờng Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận án. Tác giả xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự khích lệ và ủng hộ nhiệt tình của gia đình, ngƣời thân, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian tác giả thực hiện luận án này. Hà Nội, ngày…… tháng…… năm 2013 Tác giả luận án i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Sái Công Hồng ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... ix DANH MỤC CÁC BẢNG..........................................................................................x MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................2 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................2 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu ..............................................................................3 7. Những luận điểm bảo vệ .........................................................................................3 8. Những đóng góp của luận án ..................................................................................4 9. Phƣơng pháp nghiên cứu.........................................................................................4 10. Kết cấu luận án ......................................................................................................5 CHƢƠNG 1 ................................................................................................................6 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .............................................................................6 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ..............................................................................6 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài.......................................................................6 1.1.2. Một số nghiên cứu trong nƣớc ........................................................................11 1.2. Một số khái niệm cơ bản ....................................................................................15 1.2.1. Chất lƣợng .......................................................................................................15 1.2.2. Quản lý chất lƣợng giáo dục đại học...............................................................20 1.2.3. Chƣơng trình đào ta ̣o .......................................................................................35 iii 1.2.4. Quản lý chƣơng trình đào tạo theo cách tiếp cận truyền thống ......................38 1.3. Quản lý chƣơng trình đào tạo theo các tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN 42 1.3.1. Hệ thống đảm bảo chất lƣợng bên trong của AUN .........................................42 1.3.2. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chƣơng trình đào tạo của AUN .................................45 1.3.3. Các nội dung cốt lõi quản lý chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN .........................................................................................................47 Tiểu kết Chƣơng 1 .....................................................................................................49 CHƢƠNG 2 ..............................................................................................................51 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ...................................51 ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH ....................................................51 Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ...........................................................................51 2.1. Định hƣớng phát triển các chƣơng trình đào tạo ở Đại học Quốc gia Hà Nội...51 2.2. Yêu cầu sản phẩm của các nội dung quản lý chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN ...................................................................................55 2.3. Thực trạng quản lý chƣơng trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội ..........................................................................................60 2.3.1. Thực trạng các thành phần chính của chƣơng trình ...........................................62 2.3.2. Thực trạng kế hoạch chiến lƣợc của chƣơng trình ..........................................65 2.3.3. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá ngƣời học ........................................66 2.3.4. Thực trạng nhân lực của chƣơng trình ............................................................69 2.3.5. Thực trạng chất lƣợng của ngƣời học và các dịch vụ hỗ trợ ngƣời học, cơ sở vật chất của chƣơng trình .........................................................................................73 2.3.6. Thực trạng hoạt động đảm bảo chất lƣợng của chƣơng trình .........................77 Tiểu kết Chƣơng 2 .....................................................................................................78 CHƢƠNG 3 ..............................................................................................................80 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH ............................................80 Ở ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI .........................................................................80 3.1. Định hƣớng phát triển ngành Quản trị Kinh doanh ở ĐHQGHN ......................80 iv 3.2. Các nguyên tắc lựa chọn giải pháp ....................................................................81 3.2.1. Đảm bảo tính kế thừa ......................................................................................82 3.2.2. Đảm bảo tính hiệu quả ....................................................................................82 3.2.3. Đảm bảo tính khả thi .......................................................................................82 3.2.4. Đảm bảo tính phát triển ...................................................................................82 3.3. Các giải pháp tăng cƣờng quản lý chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN..................................................................................................83 3.3.1. Giải pháp tăng cƣờng về chất lƣợng giảng viên .............................................83 3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách quản lý chất lƣợng .................................83 3.3.3. Giải pháp về tăng cƣờng cơ sở vật chất, trang thiết bị, học liệu và nguồn tài chính ..........................................................................................................................84 3.3.4. Giải pháp về tăng cƣờng hoạt động đảm bảo chất lƣợng bên trong ...............84 3.4. Triển khai và kiểm nghiệm một số giải pháp ....................................................85 3.4.1. Triển khai một số giải pháp .............................................................................85 3.4.2. Kiểm nghiệm một số giải pháp .....................................................................109 Tiểu kết Chƣơng 3 ...................................................................................................137 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................139 1. Kết luận ...............................................................................................................139 2. Khuyến nghị ........................................................................................................141 2.1. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội ....................................................................141 2.2. Đối với các Trƣờng/Khoa thành viên của Đại học Quốc gia Hà Nội ..............142 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ....................143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................144 PHỤ LỤC ................................................................................................................157 Phụ lục 1: Báo cáo tự đánh giá sơ bộ CTĐT ĐH ngành QTKD theo bộ tiêu chuẩn đánh giá CTĐT của AUN_QA ................................................................................157 Phụ lục 2: Phiếu khảo sát sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp về CTĐT khóa học .........158 Phụ lục 3: Tóm tắt khung logic về các sản phẩm của đề án ...................................161 v Phụ lục 4: Kế hoạch triển khai các hoạt động của đề án .........................................170 Phụ lục 5: Quy định về chức năng, nhiệm vụ và cách thức giải quyết công việc của Ban điều hành NVCL Trƣờng ĐHKT – ĐHQGHN ...............................................175 Phụ lục 6: Hình ảnh phòng học đƣợc đầu tƣ mới ...................................................182 Phụ lục 7: Kinh phí tích hợp từ các nguồn phân theo năm .....................................183 Phụ lục 8: Chuẩn đầu ra chƣơng trình QTKD ........................................................184 Phụ lục 9: Khung chƣơng trình QTKD sau điều chỉnh ...........................................188 Phụ lục 10: Các mẫu phiếu điều tra khảo sát ..........................................................194 Phụ lục 11: Tỷ lệ phần trăm ý kiến khảo sát về CĐR và khung chƣơng trình .......217 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ Giáo dục và Đào tạo: Bộ GD&ĐT Bộ tiêu chuẩn đánh giá chƣơng trình giáo dục của Mạng lƣới các trƣờng đại học Đông Nam Á: AUN_QA Cán bộ quản lý: CBQL Cao đẳng: CĐ Cấu trúc đề thi: CTĐT Chƣơng trình đào tạo: CTĐT Đại học ĐH Đại học Kinh tế: ĐHKT Đại học Quốc gia Hà Nội: ĐHQGHN Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: ĐHQGTPHCM Đảm bảo chất lƣợng ĐBCL Đảm bảo chất lƣợng bên ngoài EQA Đàm bảo chất lƣợng bên trong IQA Đề án thành phần: ĐATP Giảng viên: GV Giáo dục đại học: GDĐH Khoa học và công nghệ: KH&CN Kiểm định chất lƣợng: KĐCL Kiểm soát chất lƣợng: KSCL Kiểm tra đánh giá: KTĐG Mạng lƣới các trƣờng đại học khu vực Đông Nam Á: AUN Nghiên cứu khoa học: NCKH Nhiệm vụ chiến lƣợc: NVCL Phƣơng pháp giảng dạy: PPGD Quản lý chất lƣợng tổng thể QLCLTT Quản lý chất lƣợng: QLCL vii Quản trị Kinh doanh: QTKD Sinh viên: SV Trọng số nội dung : TSND viii DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1: Quá trình phát triển của khoa học QLCL 22 2 Hình 1.2: Các cấp độ quản lý chất lƣợng 25 3 Hình 1.3: Mô hình hệ thống IQA của AUN 43 ix DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: Hệ thống nội theo tiếp cận ĐBCL của AUN CTĐT 48 2 Bảng 2.1: Yêu cầu sản phẩm của hệ thống nội dung quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL của AUN 55 3 Bảng 2.2: Kết quả khảo sát SV CTĐT ĐH ngành QTKD về các nội dung liên quan đến các cấu phần chính của CTĐT 63 4 Bảng 2.3: Kết quả khảo sát SV CTĐT ĐH ngành QTKD về các nội dung liên quan đến KTĐG của CTĐT 68 5 Bảng 2.4: Kết quả khảo sát SV CTĐT ĐH ngành QTKD về các nội dung liên quan đến nguồn nhân lực của CTĐT 72 6 Bảng 2.5: Kết quả khảo sát SV CTĐT ĐH ngành QTKD về các nội dung liên quan đến các dịch vụ hỗ trợ ngƣời học, cơ sở vật chất phục vụ cho CTĐT 75 7 Bảng 3.1: Chi tiết kết quả đối sánh các môn học đào tạo cử nhân QTKD giữa Trƣờng ĐHKT và Trƣờng Haas school of Business 89 9 Bảng 3.2: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ cần thiết của các kỹ năng và phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp 110 10 Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ cần thiết của các kỹ năng xã hội và giao tiếp 113 11 Bảng 3.4: Tổng hợp ý kiến khảo sát về mức độ cần thiết của các môn học trong khung chƣơng trình 115 12 Bảng 3.5: Thống kê đánh giá giá trị của TSND của SV 121 13 Bảng 3.6: Thống kê về sự cần thiết phải có TSND của SV 122 14 Bảng 3.7: Thống kê đánh giá giá trị của TSND của GV 124 15 Bảng 3.8: Thống kê đánh giá giá trị của TSND của GV 125 16 Bảng 3.9: Độ phân biệt của câu hỏi thi đề số 1 129 17 Bảng 3.10: Biểu đồ phân bố độ khó của câu hỏi và năng lực thí sinh tham gia trả lời đề số 1 131 x dung quản lý MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học, kỹ thuật, công nghệ đã làm cho nhu cầu phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở nên cấp bách đối với mọi quốc gia, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lƣợng cao đạt chuẩn đẳng cấp quốc tế. Ở Việt Nam, điều này đƣợc nhấn mạnh trong nhiều văn kiện, nghị quyết Đảng (các Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII, Kết luận Hội nghị Trung ƣơng 6 khóa IX và Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X…). Chúng ta đang trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc, việc đào tạo một đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao đang trở thành vấn đề cấp thiết. Dân số nƣớc ta đang ở thời kỳ dân số vàng, do vậy việc đào tạo nguồn nhân lực đang ngày càng đƣợc mở rộng, đặc biệt là nguồn nhân lực đƣợc đào tạo bài bản, có chất lƣợng cao đạt trình độ đẳng cấp quốc tế. Giáo dục đại học là nhân tố quan trọng đối với việc cung cấp nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Bởi vậy, việc ĐBCL trong quá trình đào tạo của các cơ sở GDĐH nói chung và các chƣơng trình đào tạo nói riêng là yếu tố quyết định đến sự phát triển bền vững nguồn nhân lực của đất nƣớc. 1.2. Hiện nay, Chính phủ đang chủ trƣơng đổi mới cơ bản, toàn diện GDĐH Việt Nam giai đoạn 2010-2020, quyết tâm xây dựng một số trƣờng đại học đẳng cấp quốc tế; thực hiện đổi mới quản lý giáo dục, trong đó kiểm định chất lƣợng đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ quan trọng để khuyến khích tất cả các cơ sở GDĐH, kể cả các cơ sở trung cấp chuyên nghiệp, nâng cao chất lƣợng giáo dục thông qua việc phấn đấu đạt các tiêu chuẩn chất lƣợng giáo dục. 1.3. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ IV, năm 2010 khẳng định mục tiêu tổng quát trong 5 năm giai đoạn 2010-2015 của ĐHQGHN là: “Tập trung mọi nguồn lực, tạo những bước đột phá về chất lượng, hiệu quả đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát triển ĐHQGHN theo 1 mô hình ĐH nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, tiến tới đạt trình độ ngang tầm các ĐH tiên tiến trong nhóm 200 của châu Á, trong đó một số ngành, chuyên ngành khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế – xã hội mũi nhọn đạt chuẩn quốc tế”. 1.4. Việc xây dựng và phát triển các ngành đào tạo ĐH, chuyên ngành đào tạo sau ĐH (gọi tắt là ngành, chuyên ngành) đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN là một nội dung quan trọng trong chiến lƣợc phát triển ĐHQGHN đến 2010 và tầm nhìn 2020; phù hợp với sứ mệnh xây dựng và phát triển ĐHQGHN thành trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH, NCKH ngang tầm khu vực, từng bƣớc đạt chuẩn quốc tế, góp phần phát triển KH&CN và kinh tế – xã hội của đất nƣớc, nâng cao chất lƣợng và uy tín của GDĐH Việt Nam trên thế giới. Với những lý do nhƣ trên, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ: “Quản lý chương trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng của mạng lưới các trường đại học khu vực Đông Nam Á (AUN)”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp quản lí chƣơng trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở ĐHQGHN theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng dựa vào Chuẩn của Mạng lƣới các đại học khu vực Đông Nam Á. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Các hoạt động quản lý CTĐT ĐH ở ĐHQGHN. 3.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ở ĐHQGHN. 4. Giả thuyết khoa học Nếu các giải pháp quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng của AUN đƣợc thiết kế và thực hiện thích hợp với hoạt động 2 quản lý chƣơng trình đào tạo thì chúng sẽ có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả quản lý CTĐT nhƣ thế nào. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ vấn đề QLCL theo mô hình ĐBCL giáo dục. 5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý CTĐT ngành QTKD ở ĐHQGHN 5.3. Đề xuất các nhóm giải pháp tăng cƣờng quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL bên trong (IQA). 5.4. Thử nghiệm và bàn luận kết quả một số giải pháp tăng cƣờng quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ĐHQGHN theo tiếp cận IQA. 6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu 6.1. Về thời gian - Số liệu nghiên cứu: Thu thập từ năm 2008-2011 - Đề xuất giải pháp để thực hiện: Từ năm 2011 6.2. Về giới hạn CTĐT ngành QTKD thuộc chƣơng trình NVCL của ĐHQGHN. 7. Những luận điểm bảo vệ - Phải xây dựng khung lý thuyết nhƣ thế nào để có thể quản lý CTĐT ĐH theo tiếp cận ĐBCL của AUN. - Các hoạt động quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ở ĐHQGHN hiện nay đã đƣợc triển khai nhƣ thế nào theo khung lý thuyết đƣợc xây dựng. - Khi tăng cƣờng các giải pháp theo tiếp cận ĐBCL của AUN với hoạt động quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ở ĐHQGHN để nâng cao chất lƣợng thì những giải pháp nào là hiệu quả để sử dụng trong quản lý CTĐT. 3 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Về mặt lý luận - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến ĐBCL giáo dục, quản lý CTĐT. - Đề xuất các nội dung cốt lõi quản lý CTĐT theo tiếp cận ĐBCL của AUN. 8.2. Về mặt thực tiễn - Áp dụng thí điểm một số giải pháp ĐBCL trong hoạt động quản lý CTĐT. 8.3. Những điểm mới của luận án - Đề xuất các nội dung cốt lõi quản lý CTĐT theo tiếp cận IQA. - Quản lý CTĐT ĐH ngành QTKD ở ĐHQGHN theo tiếp cận ĐBCL của AUN. - Đề xuất, triển khai một số nhóm giải pháp theo tiếp cận ĐBCL của AUN để quản lý hiệu quả CTĐT. 9. Phƣơng pháp nghiên cứu 9.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các tri thức chủ yếu trong các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, các văn kiện của Đảng và Nhà nƣớc liên quan đến vấn đề chất lƣợng, ĐBCL GDĐH để xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Tổng kết các kinh nghiệm quốc tế về hệ thống ĐBCL cấp hệ thống và ở trƣờng ĐH nhằm tham khảo và xác định thêm cơ sở để tiến hành đề xuất, triển khai một số nhóm giải pháp theo tiếp cận ĐBCL của AUN để quản lý hiệu quả CTĐT ĐH QTKD ở ĐHQGHN. 4 9.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn Điều tra khảo sát: Xây dựng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của các đối tƣợng khảo sát về thực trạng ĐBCL quản lý CTĐT QTKD trình độ ĐH ở ĐHQGHN. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu các Nghị quyết, chiến lƣợc phát triển, báo cáo tổng kết và phƣơng hƣớng năm học trong các năm 2006-2009, các đề án xây dựng và phát triển ngành, chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế ở ĐHQGHN, để có cơ sở đối sánh với thực trạng thông qua kết quả khảo sát. Phương pháp chuyên gia: Tiến hành lấy ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý thực tiễn (thông qua hội thảo, phỏng vấn, tọa đàm) về hoạt động quản lý CTĐT. Một số công cụ trợ giúp: Sử dụng phần mềm SPSS, EXCEL; phần mềm phân tích và đánh giá chuyên dụng trong đo lƣờng và đánh giá câu hỏi thi, đề thi: Quest, Conquest. 10. Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của quản lý chƣơng trình đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý chƣơng trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội. Chƣơng 3: Các giải pháp tăng cƣờng quản lý chƣơng trình đào tạo đại học ngành Quản trị Kinh doanh ở Đại học Quốc gia Hà Nội. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài Ở nƣớc ngoài, về mặt lý luận, nhiều tác giả đã đề cập tới khái niệm chất lƣợng, chất lƣợng GDĐH, ĐBCL, hệ thống ĐBCL... Chất lƣợng là khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lƣờng, và cách hiểu của ngƣời này khác cách hiểu của ngƣời kia. Chất lƣợng đƣợc định nghĩa nhƣ một quá trình thanh tra mà ở đó mỗi sản phẩm hay mẫu sản phẩm đƣợc kiểm soát [124]. Định nghĩa khác coi chất lƣợng là sự phù hợp với yêu cầu [113]. Ngoài ra, chất lƣợng còn đƣợc hiểu theo nghĩa tƣơng đối và nghĩa tuyệt đối. Trong đó, khái niệm chất lƣợng dùng trong cuộc sống hàng ngày thƣờng mang ý nghĩa tuyệt đối, đề cập đến những từ tuyệt hảo, hoàn mỹ. Chất lƣợng hiểu theo nghĩa này chính là chất lƣợng cao, hay chất lƣợng cao nhất. Ngƣợc lại, quan niệm chất lƣợng theo nghĩa tƣơng đối không xem chất lƣợng là thuộc tính của đồ vật hoặc dịch vụ mà là cái ngƣời ta gắn cho nó. Chất lƣợng không đƣợc coi là cái đích mà nó đƣợc coi là phƣơng tiện, theo đó sản phẩm hoặc dịch vụ đƣợc đánh giá [125]. Đối với chất lƣợng trong GDĐH, các nhà nghiên cứu phân ra ba trƣờng phái lý thuyết: Lý thuyết về sự khan hiếm, lý thuyết về sự gia tăng giá trị và lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu [74]. Trƣớc tiên, trƣờng phái lý thuyết về sự khan hiếm chứng minh chất lƣợng tuân thủ theo quy luật hình chóp. Chất lƣợng chỉ có ở số lƣợng sản phẩm rất hạn chế và nó phụ thuộc vào chi phí, nguồn lực, quy mô của trƣờng ĐH, sự tuyển chọn, sự công nhận trong phạm vi toàn quốc. Lý thuyết về sự gia tăng giá trị, với Astin (1985) là đại diện, cho rằng các trƣờng ĐH có chất lƣợng cao tập trung vào làm tăng sự khác biệt về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên (SV) từ khi nhập trƣờng đến khi ra trƣờng. 6 Đại diện của trƣờng phái lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu, Bogue và Saunders (1992) cho rằng “Chất lƣợng là sự phù hợp với những tuyên bố sứ mạng và kết quả đạt đƣợc của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực đƣợc chấp nhận công khai”. Đồng quan điểm này, Green (1994) trong định nghĩa trƣờng ĐH chất lƣợng cao là “nơi tuyên bố sứ mệnh và mục tiêu đã chứa đựng ý nghĩa chất lƣợng và đƣợc thực hiện một cách có kết quả và hiệu quả”. Trong ba trƣờng phái lý thuyết vừa nêu trên thì trƣờng phái lý thuyết về sứ mệnh và mục tiêu có rất nhiều ƣu điểm và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu ủng hộ. Năm 1998, Luis Eduarda Gonzalez đã đƣa ra mô hình kiểm tra và đánh giá chất lƣợng giáo dục trong các trƣờng ĐH. Trong mô hình này, chất lƣợng đƣợc xem nhƣ một hệ thống gồm các khía cạnh gắn kết với nhau: sự phù hợp, hiệu quả, nguồn lực, hiệu suất, sự công hiệu... và quá trình. Các khía cạnh này lại đƣợc xem xét trong tất cả các lĩnh vực của giáo dục: sự phát triển học vấn nền tảng, chức năng dạy học, nghiên cứu và sáng tạo tri thức, dịch vụ và quản lý. Trong hai thập kỷ qua, có nhiều thuyết ĐBCL GDĐH bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và một vài thuyết trong số đó đã trở thành nổi tiếng trên thế giới. Trƣớc đây, mô hình KSCL thƣờng đƣợc sử dụng để kiểm tra chất lƣợng và mô hình này có nguồn gốc từ sản xuất hàng hóa. Lý thuyết chủ đạo của hệ thống ĐBCL xuất phát từ lĩnh vực kinh doanh sau đó đƣợc đƣa vào giáo dục. Hiện nay, các lý thuyết có liên quan đến ĐBCL nhƣ Tiêu chuẩn hóa quốc tế dành cho các cơ quan, tổ chức (ISO) xuất phát từ kinh doanh và công nghiệp đã đƣợc đƣa vào giáo dục, đặc biệt là GDĐH. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về QLCL đƣợc hình thành từ năm 1955 và đƣợc soát xét nhiều lần. Đến nay, bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2000 đƣợc chính thức ban hành vào ngày 15/12/2000, bao gồm 4 tiêu chuẩn cốt lõi với mục đích là đảm bảo cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ không 7 những đáp ứng đƣợc những nhu cầu đã đề ra mà còn cao hơn nữa là thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng trong tƣơng lai. Hiện nay, một vài phiên bản của các mô hình ĐBCL đã xuất hiện nhƣ Giải thƣởng chất lƣợng quốc gia Baldrige ở Hoa Kỳ, các giải thƣởng chất lƣợng ở châu Âu hoặc một số nƣớc khác nhƣ Giải thƣởng chất lƣợng Deming (Nhật Bản), Giải thƣởng chất lƣợng Hàn Quốc, Giải thƣởng chất lƣợng Singapore, Giải thƣởng chất lƣợng Philippines, Giải thƣởng chất lƣợng quốc tế châu Á – Thái Bình Dƣơng..., đặc biệt một số giải thƣởng đã đƣợc áp dụng vào giáo dục. Trong xu thế hội nhập và phát triển, chất lƣợng GDĐH không đơn thuần là vấn đề của riêng một quốc gia mà có tính khu vực và quốc tế. Ngày 19/6/1999, các Bộ trƣởng Bộ Giáo dục của 29 quốc gia châu Âu đã họp tại Bologna (Ý) để ký Tuyên ngôn Bologna về tƣơng lai GDĐH tại châu Âu, khởi đầu cho một quá trình cải cách rộng lớn và quan trọng trong lĩnh vực GDĐH. Mục tiêu của các quốc gia này là làm thế nào đến 2010 thành lập đƣợc không gian GDĐH châu Âu trong đó giảng viên, SV và những học viên đã tốt nghiệp có thể di chuyển dễ dàng từ nơi này sang nơi khác trong cộng đồng. Điều này có nghĩa là quá trình và chất lƣợng đào tạo của họ phải đƣợc các quốc gia châu Âu công nhận. Trong các thập kỷ gần đây, các thay đổi chính đã diễn ra trong GDĐH phƣơng Tây với tốc độ không thể lƣờng trƣớc đƣợc. Các phong trào phát triển này đã đem lại sự thay đổi trong phƣơng pháp dạy và học cũng nhƣ trong việc kiểm tra chất lƣợng các khóa học. Chất lƣợng, khi xảy ra các thay đổi này, đƣợc xem là các vấn đề nổi bật ở các trƣờng ĐH châu Âu. Các trƣờng ĐH đã cố gắng xây dựng các cơ chế ĐBCL. Có nhiều lý do khác giải thích cho khuynh hƣớng này, bao gồm cả các nhu cầu sau đây: - Chứng minh cho công chúng và Chính phủ rằng các trƣờng ĐH có thể cung cấp một nền giáo dục cao; 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan