Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía ...

Tài liệu Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía bắc việt nam

.PDF
240
976
82

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -----------***------------- TRỊNH THỊ ANH HOA QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN THUỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Hà Nội, 2012 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC -----------***------------- TRỊNH THỊ ANH HOA QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN THUỘC MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản l ý giáo dục Mã số: 62140501 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Bá Lãm PGS.TS. Trần Khánh Đức Hà Nội, 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trịnh Thị Anh Hoa ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc nhất tới Ban Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, đến GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục cùng các Thầy Cô của trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương trình đào tạo tiến sĩ và hoàn thành luận án . Tôi đặc biệt cám ơn PGS.TS. Đặng Bá Lãm và PGS. TS . Trần Khánh Đức, người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu . Tôi xin bày tỏ lời cám ơn tới Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Sở GD & ĐT Hà Giang, Hòa Bình, Yên Bái , các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin cảm ơn gia đình, người thân đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình công tác, học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, ngày 6 tháng 6 năm 2012 Tác giả luận án Trịnh Thị Anh Hoa iii MỤC LỤC Lời cam đoan...................................................................................................................ii Lời cảm ơn .................................................................................................................iii Mục lục.................................................................................................................................................................iv Danh mục bảng..................................................................................................................................................vii Danh mục sơ đồ.................................................................................................................................................vii Danh mục chữ viết t ắt.................................................................................................. viii MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................................................5 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................................5 4. Giả thuyết khoa học .....................................................................................................................................6 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................7 7. Những luận điểm bảo vệ.............................................................................................................................8 8. Đóng góp mới của luận án..........................................................................................................................9 9. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................................................................10 10. Cấu trúc của luận án...................................................................................................................................10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC ......................................................................................................................................11 1.1.Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề .....................................................................................................11 1.2. Phổ cập giáo dục ........................................................................................................................................19 1.2.1.Phổ cập giáo dục và giáo dục phổ cập ................................................................19 1.2.2.Bắt buộc giáo dục và giáo dục bắt buộc ..............................................................21 1.2.3.Đánh giá, công nhận PCGD và xử lí khi vi phạm thực hiện PCGD ....................25 1.2.4.Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng PCGD .....................................................32 1.3. Địa phương khó khăn và đối tượng khó khăn về PCGD ................................................................33 1.3.1. Phân loại các vùng trong cả nước .......................................................................33 1.3.2. Tiêu chí xác định các địa phương khó khăn ........................................................33 1.3.3. Địa phương khó khăn về phổ cập giáo dục .........................................................35 1.3.4. Đối tượng khó khăn về phổ cập giáo dục ............................................................35 1.3.5. Những đặc điểm của công tác PCGD ở các địa phương khó khăn miền núi phía Bắc ..... .....................................................................................................................36 1.3.6. Điều kiện phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn ....................................37 1.3.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến PCGD ở các địa phương khó khăn ........................37 1.4. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý công tác phổ cập giáo dục .....................................................42 1.4.1. Quản lý, chức năng quản lý.................................................................................42 iv 1.4.2. Quản lý giáo dục .................................................................................................43 1.4.3. Quản lý công tác phổ cập giáo dục ....................................................................45 1.4.4 Quản lý công tác phổ cập giáo dục ở các địa phươ ng khó khăn .......................64 Tiểu kết chương 1 ..............................................................................................................................................67 CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ THỰC TIỄN QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠ NG KHÓ KHĂN CỦA VIỆT NAM..............................69 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về thực hiện phổ cập giáo dục cho các địa phương khó khăn ..........69 2.1.1. Thái Lan...............................................................................................................70 2.1.2. Trung Quốc..........................................................................................................75 2.1.3. Nhật Bản:.............................................................................................................83 2.1.4. Hoa kỳ ..................................................................................................................87 2.1.5. Bài học kinh nghiệm về giáo dục bắt buộc của các nước ...................................90 2.2. Tình hình PCGDở Việt Nam .................................................................................................................93 2.2.1. Chủ trương, chính sách về phổ cập giáo dục ......................................................93 2.2.2. Tình hình thực hiện PCGD trong cả nước ..........................................................95 2.2.3. Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn ......................98 2.2.4. Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn miền núi phía Bắc ..... .....................................................................................................................99 2.3. Quản lý công tác PCGD tại các địa phương khó khănở các tỉnh miền núi phía Bắc ............... 104 2.3.1. Thông tin về mẫu khảo sát, đối tượng và phương pháp khảo sát .....................104 2.3.2. Thực trạng quản lý công tác PCGD tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn của các tỉnh miền núi phía Bắc .....................................................................107 2.3.3. Những khó khăn có ảnh hưởng đến công tác quản lý PCGD tại các địa phương khó khăn..... ...................................................................................................................121 2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác PCGD tại các huyện khó khăn ........................127 2.3.5. Nguyên nhân.........................................................................................................135 2.3.6. Đánh giá chung .................................................................................................140 Tiểu kết chương 2.......................................................................................................................................... 142 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÓ KHĂN ........................................................................................................................145 3.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế - văn hóa- xã hội ở các vùng khó khăn 145 3.2. Mục tiêu PCGD của nước ta đến năm 2020. .................................................................................... 145 3.3. Nguyên tắc lựa chọn và đề xuất các giải pháp................................................................................... 146 3.4. Hệ thống các giải pháp chủ yếu thực hiện phổ cập giáo dục cho các địa phương khó khăn .... 148 3.4.1.Tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác PCGD tiểu học và THCS cho hệ thống chính trị - xã hội. ......................148 v 3.4.2. Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục và coi nó là một bộ phận của kế hoạch tổng thể phát triển giáo dục từ tỉnh đến huyện đến xã .................................................................151 3.4.3. Tăng cường quản lý chất lượng giáo d ục ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, các lớp phổ cập giáo dục, trung tam giáo dục thường xuyên thông qua việc đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. ..............................................................155 3.4.4. Đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ làm công tác PCGD ...........................160 3.3.5.Phát triển mạng lưới trường lớp và tăng cường đầu tư, cơ sở vật chất, trang thiết bị nâng cao chất lượng PCGD ......................................................................163 3.3.6. Huy động sự tham gia của các lực lượng xã hội vào công tác phổ cập giáo dục. 165 3.3.7. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn t hể nhân dân và các cơ quan giáo dục .................................................................................167 3.5. Kết quả trưng cầu ý kiến về mức độ cần thiết và tính khả thi của hệ thống các giải pháp pháp chủ yếu thực hiện PCGD cho các địa phương khó khăn. ................................................. 172 3.6. Kết quả thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp thực hiện PCGD cho các địa phương khó khăn. .................................................................................................................................. 177 Tiểu kết chương 3........................................................................................................................................... 182 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................................................................................184 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ……………………………………………………………………………………………...188 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................................................190 PHỤ LỤC ...............................................................................................................................................................198 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1. Danh sách các nước và số năm thực hiện PCGD ................................................. 26 Bảng 1. 2. Tiêu chuẩn công nhận PCGD tiểu học, PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở ...................................................................................................... 28 Bảng 1. 3. Số năm học bình quân của người dân .................................................................... 30 Bảng 2. 1: Chiến lược giáo dục nghĩa vụ 9 năm của Trung Quốc ........................................... 76 Bảng 2. 2. Chương trình hỗ trợ thực hiện giáo dục nghĩa vụ 9 năm ở các địa phương khó khăn của Trung Quốc ............................................................................................ 77 Bảng 2. 3. Tuổi giáo dục bắt buộc ở các Bang của Hoa Kỳ .................................................... 88 Bảng 2. 4. Thống kê tiến độ PCGD của các xã ở các huyện khó khăn của 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang tính đến thời điểm năm 2010 ................................................ 101 Bảng 2. 5. Số lượng các đối tượng khảo sát ........................................................................... 105 Bảng 2. 6.Chuẩn PCGD trung học cơ sở hiện hành ............................................................. 117 Bảng 2. 7. Ý kiến của giáo viên về điều chỉnh chuẩn PCGD hành chính .............................. 118 Bảng 2. 8. Ý kiến của giáo viên về điều chỉnh chuẩn PCGD cá nhân.................................... 119 Bảng 2. 9. Những khó khăn về địa lý, kinh tế, xã hội ............................................................. 121 Bảng 2. 10. Những khó khăn về mặt nhận thức và quản lý chỉ đạo ....................................... 123 Bảng 2. 11. Khó khăn về các điều kiện đảm bảo ................................................................... 125 Bảng 2. 12. Xác xuất các câu trả lời của giáo viên ................................................................ 127 Bảng 2. 13. Tập hợp xác xuất các câu trả lời của CBQL và GV về học sinh ........................ 129 Bảng 2. 14. Ý kiến giáo viên về điều kiện đi học cho trẻ trong độ tuổi .................................. 129 Bảng 2. 15. Ý kiến giáo viên và CBQL về những khó khăn của trẻ trong độ tuổi PCGD ...... 130 Bảng 2. 16. Ý kiến giáo viên và CBQL về nguyên nhân HS trong độ tuổi PCGD bỏ học ..... 130 Bảng 2. 17. Tổng hợp xác suất các câu trả lời của CBQL ..................................................... 131 Bảng 2. 18. Tổng hợp xác suất các câu trả lời của CB cộng đồng ........................................ 132 Bảng 2. 19. Tổng hợp xác xuất liên quan đến ........................................................................ 133 Bảng 2. 20. Tổng hợp xác suất và phân phối xác suất của 3 tỉnh Hòa Bình, Yên Bái, Hà Giang ............................................................................................................................. 134 Bảng 3. 1. Ý kiến CBQL, giáo viên về mức độ cần thiết và khả thi của các giải pháp chủ yếu thực hiện quản lý công tác PCGD cho địa phương khó khăn .......................................... 174 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1. 1 . Hệ thống quản lý PCGD ....................................................................................... 46 Sơ đồ 1. 2. Mô hình quản lý công tác phổ cập giáo dục .......................................................... 50 Sơ đồ 1. 3. Nội dung quản lý công tác PCGD.......................................................................... 52 Sơ đồ 2. 1. Chia sẻ trách nhiệm thực hiện giáo dục nghĩa vụ ở vùng nông thôn ..................... 80 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBQL Cán bộ quản lý CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNH-HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất EFA Giáo dục cho mọi người GD& ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTX Giáo dục thường xuyên HĐND Hội đồng nhân dân PCGD Phổ cập giáo dục THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBDT Ủy ban dân tộc UBND Ủy ban nhân dân XMC Xóa mù chữ viii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục đóng vai trò chủ yếu trong việc phát triển nguồn lực con n gười - nền tảng và động lực thực hiện công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa (CNH -HĐH) và là nhân tố quyết định để bảo đảm cho kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Phát triển giáo dục là nhằm bảo đảm để nền kinh tế Việt Nam có đủ năng lực hợp tác và cạ nh tranh với các nền kinh tế khác trong bối cảnh hội nhập. Việt Nam là một nước đang phát triển cho nên bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội thì bài toán phát triển giáo dục cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết. Trong đó, việc phổ cập giáo dục (PCGD), nâng cao dân trí đang được coi trọng hàng đầu. PCGD là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực. Giáo dục phổ cập tạo cho các em có trình độ dân trí tối thiểu để có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết đồng thời giáo dục phổ cập còn góp phần hình thành nhân cách con người, đặc biệt là nhân cách của con người lao động mới trong tương lai. PCGD góp phần xóa đói giảm nghèo, PCGD tạo điều kiện cho mọi người, đặc biệt là con em các đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh ở các vùng kinh tế chậm phát triển, học sinh khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với giáo dục có chất lượng góp phần tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận giáo dục cơ bản cho mọi người dân trong xã hội. Việc thực hiện PCGD không chỉ có ý nghĩa tạo công bằng tro ng giáo dục, tạo nền tảng nâng cao dân trí để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập. Do đó, PCGD là nhu cầu thiết yếu của con người, giúp con người hình thành và phát triển cả về thể lực, trí lực và nhân cách, đồng thời còn là nhân tố cơ bản để phát triển nguồn lực con người. Thực hiện PCGD, tiếp tục củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ, PCGD tiểu học, PCGD trung học cơ sở đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùng xa là một trong những định hướng chính về phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quan trọng về giáo dục và đào tạo ( GD & ĐT): tháng 8 năm 1991, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) kỳ họp thứ 9 khóa VII đã thông qua Luật PCGD tiểu học. Điều 6 của 1 Luật này quy định: Nhà nước bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện PCGD tiểu học ở vùng dân tộc thiểu số, vùng cao, vùng xa xôi hẻo lánh, vùng hải đảo và vùng có khó khăn [56, tr.5]. Tháng 12/1996 Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ hai khóa VIII đã xác định: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành PCGD trung học cơ sở vào năm 2010 và Trung học phổ thông vào năm 2020. Phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ...[ 19]; Tháng 12/2001, Thủ tướng Chính Phủ đã phê duyệt “Chiến lược Phát triển giáo dục 2001-2010”. Trong Chiến lược chỉ rõ: “ Ngân sách nhà nước tập trung nhiều hơn cho các bậc giáo dục phổ cập, cho vùng nông thôn, miền núi, ..., có chính sách đảm bảo điều kiện học tập cho con em người có công và diện chính sách, cơ hội học tập cho c on em gia đình nghèo” [13,tr 39]; Tháng 7 năm 2002 Hội nghị Ban chấp hành trung ương lần thứ sáu khóa IX đã nêu: thực hiện PCGD trung học cơ sở vào năm 2010, tiếp tục củng cố và phát huy kết quả xóa mù chữ PCGD tiểu học, đặc biệt vùng núi, vùng sâu, vùng xa....[21]; Tháng 7 năm 2005 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam kỳ họp thứ 7 khóa XI đã thông qua Luật Giáo dục. Điều 11 của Luật này về PCGD ghi rõ: “Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch PCGD, bảo đảm các điều kiện để thực hiện PCGD trong cả nước. Mọi công dân, trong độ tuổi quy định, có nghĩa vụ học tập để đạt trình độ giáo dục phổ cập. Gia đình có trách nhiệm t ạo điều kiện cho các thành viên của gia đình trong độ tuổi quy định được học tập để đạt trình độ phổ cập” [57, tr.13]. Bên cạnh những quy định về PCGD của Đảng và Nhà nước , Chính phủ, B an Khoa giáo và Quốc Hội, Bộ GD & ĐT đã có rất nhiều các thông t ư, chỉ thị, văn bản... hướng dẫn việc triển khai thực hiện PCGD như: Bộ Chính trị: Chỉ thị số 61-CT/TW của Bộ Chính trị ngày 28 tháng 12 năm 2000 về việc thực hiện PCGD trung học cơ sở. Chính phủ: Nghị định số 88/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc thực hiện PCGD trung học cơ sở ngày 22 tháng 11 năm 2001. Ban Chấp hành trung ương, Ban Khoa giáo về Hướng dẫn thực hiện chỉ thị 61-CT/TW, ngày 9 tháng 2 năm 2001. Bộ GD & ĐT: Quyết định số 28/1999/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận PCGD tiểu học đúng độ tuổi; Thông tư số 14/GD ĐT ngày 5 tháng 8 năm 1997 về Hướng dẫn tiêu chuẩn và thể thức kiểm tra đánh giá kết quả chống mù chữ và PCGD tiểu học; Công văn số 712/THPT ngày 02 tháng 2 năm 2001 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ PCGD trung học; công văn số 3667/THPT ngày 11 tháng 5 năm 2001 về kế hoạch triển khai nghị quyết của Quốc hội về thực hiện PCGD trung học cơ sở ; Quyết 2 định số 26/2001-QĐ-BGD &ĐT về việc ban hành quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đ ánh giá công nhận PCGD trung học cơ sở; Công văn số 6170/THPT về việc Hướng dẫn quy trình, hồ sơ và nội dung kiểm tra kết quả PCGD trung học cơ sở .... [7, 12,14, 62, 64]. Để khẳng định sự quan tâm của Việt Nam đối với công tác giáo dục, đặc biệt là PCGD, ngay từ những đầu thập kỷ 90, Việt Nam đã tham gia Hội nghị quốc tế về Giáo dục cho mọi người ( EFA) tổ chức tại Jomtien, Thái L an 1990. Hội nghị đã chú trọng vào việc tạo cơ hội cho toàn dân được hưởng nhu cầu giáo dục cơ bản. Vào tháng 4/2000, hơn 180 nước, trong đó có cả Việt N am đã th am gia Diễn đàn Giáo dục quốc tế tổ chức tại Dakar, Senegal. Diễn đàn đã nhất trí các mục đích về giáo dục cho mọi người là: " Mở rộng và tăng cường chăm sóc, giáo dục toàn diện cho trẻ em từ sớm, nhất là đối với trẻ em thiệt thòi; đảm bảo rằng đến năm 2015 mọi trẻ em đặc biệt là trẻ em gái, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em dân tộc thiểu số tiếp … ". Tháng 9/2000, hơn 180 nước, trong đó có Việt Nam đã tham dự Hội nghị Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc. Hội nghị đã thông qua các Mục tiêu phát triển Thiên niê n kỷ về giáo dục: "Đảm bảo rằng trẻ em ở mọi nơi, trẻ em trai cũng như trẻ em gái sẽ có thể hoàn thành bậc giáo dục tiểu học vào năm 2015; xoá bỏ sự phân biệt về giới ở bậc tiểu học và trung học đến năm 2005 và ở tất cả các cấp vào năm 2015 [ 55, tr. 3]. Để thể hiện cam kết của mình tại Diễn đàn thế giới về giáo dục cho mọi người, ngày 2/7/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người (2003-2015)". Kế hoạch đã tạo nên một khuôn khổ chiến lược cho sự phát triển giáo dục lâu dài gồm bốn nhóm mục tiêu trong đó mục tiêu giáo dục tiểu học là: " Tạo điều kiện tiếp cận giáo dục tiểu học có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế cho tất cả các em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi, trẻ em gái; Đảm bảo tất cả trẻ em đều hoàn thành chu trình đầy đủ 5 lớp của bậc giáo dục tiểu học...". Mục tiêu đối với THCS là: " Mở rộng cơ hội tiếp cận với giáo dục THCS có chất lượng và ở mức phù hợp với điều kiện kinh tế c ho tất cả các em, đặc biệt là trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em thiệt thòi và trẻ em gái; Đảm bảo rằng tất cả trẻ em hoàn thành chu trình đầy đủ 4 lớp của bậc THCS; nâng cao chất lượng giáo dục THCS..." [15, tr. 4]. 3 Bên cạnh đó, Chính phủ đã giao cho Bộ GD & ĐT thực hiện cá c chương trình trọng điểm như: Chương trình kiên cố hóa trường học và tăng cường trang thiết bị dạy học; Dự án Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, giảng viên và CBQL giáo dục ; Hỗ trợ thực hiện PCGD trung học cơ sở duy trì kết quả PCGD tiểu học và hỗ trợ PCGD trung học phổ thông; Dự án đổi mới chương trình giáo dục, nội dung sách giáo khoa và tài liệu dạy học; Dự án đư a tin học và ngoại ngữ vào trư ờng học; Dự án Hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn; Dự án tăng cường giáo dục chuyên biệt [14,17].... Các chương trình , dự án này đã tạo điều kiện mở rộng khả năng nhập học cho con em các đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần tích cực vào thực hiện nhiệm vụ PCGD. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng việc thực hiện PCGD ở những tỉnh khó khăn còn gặp rất nhiều hạn chế. Những thành tựu của PCGD tiểu học vẫn chưa đến được với tất cả các em. Tỷ lệ nhập học và hoàn thành cấp học ở mức thấp tập trung vào một số nhóm nhất định: trẻ em ở vùng xa và vùng núi, trẻ em các gia đình có thu nhập thấp và trẻ em có hoàn cảnh học tập khó khăn. Điều này tạo nên tình trạng bất công bằng trong cơ hội học tập. Hơ n thế nữa, chi phí trực tiếp mà phụ huynh phải trả cho giáo dục vượt quá khả năng tài chính của những gia đình nghèo , gây cản trở cho việc đi học của con em họ. Các nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất và nhân lực không đủ để trang trải chi phí cho việc đạt PCGD trung học cơ sở có chất lượng và phù hợp với điều kiện kinh tế. Vì vậy, quy mô của giáo dục trung học cơ sở đạt mức lớn nhất ở vùng thành thị và thấp nhất ở vùng xa và vùng núi. Sự phân bố không đồng đều này làm tăng khoảng cách về cơ hội học tập giữa các vùng miền... Với những khó khăn như vậy nên rất nhiều địa phương đã được công nhận PCGD tiểu học nhưng không duy trì được kết quả phổ cập như: năm 2003, Lai Châu có 29 xã không còn đạt chuẩn PCGD tiểu học, Kontum có 8 xã không duy trì được kết quả PCGD tiểu học và có 12 xã không duy trì được kết quả chống mù chữ, 10 xã có số trẻ em trong độ tuổi 11-14 tốt nghiệp tiểu học dưới 30%; 12 xã có tỉ lệ dưới 50 %; số trẻ 11-14 tuổi thuộc diện PCGD tiểu học nhưng chưa được đi học tiểu học là 264 em (0,76%) [32, tr.3]... Năm 2010 toàn tỉnh Hà Giang mới có 161/195 được công nhận xã đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi ; và 190/195 xã đạt chuẩn về về PCGD trung 4 học cơ sở , tuy nhiên đến nay có 5 xã đã bị mất kết quả đ ạt chuẩn. Các xã chưa đạt chuẩn PCGD tiểu học đúng độ tuổi và PCGD trung học cơ sở chủ yếu là các xã vùng sâu, vùng xa đặc biệt khó khăn thuộc các huyện Hoàng Su Phì, Mèo Vạc, Vị Xuyên, Quản Bạ [84, tr. 1]. Thực tế cho thấy chất lượng PCGD còn thấp và chưa vững chắc ở một số địa phương. Do sức ép về tiến độ và số lượng, một số địa phương cố thực hiện kế hoạch trong khi điều kiện chưa thật đầy đủ, nên quan tâm chưa đúng mức đến chất lượng phổ cập, chất lượng đạt được chưa cao, chưa bền vững, dẫn tới mất chuẩn (khoảng 10% số xã ) [9, tr. 7]. Có rất nhiều nguyên nhân cản trở các địa phương thực hiện PCGD đặc biệt đối với các địa phương khó khăn. Một trong những nguyên nhân đó là chưa đánh giá đúng đựợc thực trạng PCGD và thiếu một cơ sở khoa học để đề ra các giải pháp quản lý thực hiện PCGD phù hợp với thực tiễn địa phương. Chính vì vậy, nghiên cứu cơ sở khoa học, đánh giá được thực trạng PCGD ở các địa phương khó khăn để từ đó đề ra được các giải pháp quản lý thiết thực và có tính khả thi nhằm tháo gỡ những khó khăn, giúp các địa phương khó khăn phát triển giáo dục và hoàn thành PCGD có chất lượng là vấn đề rất cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về PCGD, quản lý PCGD nói chung và ở các địa phương khó khăn nói riêng. Trên cơ sở đó đề xuất hệ thống các giải pháp quản lý PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở ở các địa phương khó khăn nhằm duy trì và từng bước nâng cao chất lượng PCGD tiểu h ọc và THCS, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - văn hóa- xã hội ở các địa phương khó khăn. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Phổ cập giáo dục tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. 5 3.2.Đối tượng nghiên cứu Quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc Việt Nam. 4. Giả thuyết khoa học Việt Nam đã đạt chuẩn quốc gia về PCGD tiểu học và trung học cơ sở nhưng vẫn còn một bộ phận lớn học sinh, đặc biệt học sinh các đ ịa phương khó khăn chưa được tiếp cận với chương trình PCGD tiểu học và THCS. Kết quả PCGD tiểu học và THCS ở nhiều địa phương không vững chắc nên không duy trì được chuẩn PCGD đã đạt được. Nguyên nhân cơ bản là do các địa phương chưa làm tốt công tác quản lý việc thực hiện và duy trì kết quả PCGD . Nếu nghiên cứu đề xuất được các giải pháp hợp lý (dựa trên nghiên cứu về lý luận và thực tiễn) về việc quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện đến việc chỉ đạo, kiể m tra đánh giá thì chắc chắn sẽ duy trì và từng bước nâng cao chất lượng PCGD tiểu học và THCS , đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - văn hóa - xã hội ở các địa phương khó khăn . 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây: 1) Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về PCGD, quản lý PCGD; 2) Nghiên cứu tình hình thực hiện và quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn ở một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; 3) Nghiên cứu thực trạng công tác PCGD, quản lý PCGD và các nhân tố ảnh hưởng đến PCGD ở các địa phương khó khăn ; 4) Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp quản lý công tác PCGD tiểu học và THCS ở các địa phương khó khăn nhằm duy trì và bảo đảm tính bền vững của PCGD. Triển khai khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề ra trong luận án; 6 5) Thử nghiệm một số nội dung của các giải pháp quản lý công tác PCGD đã đề xuất trong luận án. 6. Phương pháp nghiên cứu Các nội dung nghiên cứu trên cho thấy đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, đòi hỏi sự khái quát cao và những luận cứ có sức thuyết phục để có thể rút ra những nhận xét và kết luận khoa học nhằm xây dựng được hệ thống các giải pháp thực hiện PCGD cho các vùng khó khăn. Vì vậy, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này giúp nghiên cứu các vấn đề lý luận và tổng quan thực tiễn về phổ cập ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam để làm sáng tỏ vấn đề lý luận. Đồng thời nghiên cứu các văn bản Luật, các quyết định hiện hành của Chính ph ủ, Bộ GD & ĐT… có liên quan đến vấn đề PCGD là căn cứ để phân tích tình hình thực tiễn của công tác PCGD và quản lý PCGD. 6.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh Nghiên cứu so sánh thực tiễn và xu hướng PCGD ở một số nước trên thế giới, so sánh tương quan giữa giáo dục và trình độ phát triển kinh tế -xã hội; truyền thống văn hóa - giáo dục từ đó rút ra bài học để tìm ra các giải pháp có hiệu quả thực hiện PCGD cho các địa phương khó khăn của Việt Nam. 6.3. Phương pháp chuyên gia Tổ chức và tham gia các buổi tọa đàm, trao đổi với các chuyên gia về các vấn đề cơ sở khoa học, lý luận, tình hình PCGD, xu thế PCGD của các nước trên thế giới. Lấy ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh các giải pháp quản lý công tác PCGD cho các địa phương khó khăn và tính khả thi của chúng. 6.4. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học: điều tra khảo sát về công tác PCGD bằng cách sử dụng các phiếu hỏi (phiếu dành cho cán bộ quản lý) , dành cho giáo viên và cán bộ cộng đồng) nhằm đánh giá thực trạng công tác PCGD, quản lý PCGD, xác định những mặt được và hạn chế, những thuận lợi và khó khăn của công tác PCGD. Phương pháp 7 điều tra xã hội học còn được sử dụng để thăm dò tính khả thi của các giải pháp quản lý PCGD. 6.5.Phương pháp thử nghiệm Thử nghiệm một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng PCGD được tiến hành để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các giải pháp đề xuất trong luận án. 6.6. Phương pháp phân tích thống kê Phương pháp này được sử dụng để phân tích số liệu thống kê, số liệu khảo sát. Các kết quả điề u tra khảo sát được xử lý bằng phần mềm chuyên dùng cho điều tra xã hội học SPSS (Statistic Package for Social Studies) và EXEL. Trên cơ sở kết quả xử lý số liệu này sẽ phân tích, kết luận khoa học về các thông tin thu được. Từ đó, có thể đưa ra những nhận định, đánh giá về các nội dung nghiên cứu. 7. Những l uận điểm bảo vệ 7.1. PCGD ở các địa phương khó khăn luôn phải đối mặt với những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội về các điều kiện đảm bảo thực hiện PCGD . Nâng cao hiệu quả quản lý việc thực hiện chương trình, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, tài chính, sự tham gia của các lực lượng trong xã hội sẽ đảm bảo cho các địa phương khó khăn đạt chuẩn PCGD tiểu học và THCS bền vững . 7.2. PCGD chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố. Sử dụng công cụ toán học, tính xác suất Bayes cho phép xác định được các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến PCGD cũng như mức độ bền vững của PCGD từ đó có thể đề xuất được những giải pháp để thực hiện PCGD bền vững cho các địa phương khó khăn . 7.3. Quản lý công tác PCGD được thực hiện từ cấp trung ương đến địa phương : Các cấp quản lý giáo dục: Bộ GD & ĐT, Sở GD &ĐT, Phòng GD & ĐT, trường THCS, trường tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên ; các cấp quản lý nhà nước: UBND tỉnh, UBND huyện, UBND xã/ phường. Mỗi cơ quan có trách nhiệm khác nhau đối với công tác PCGD. Xác định được rõ trách nhiệm của 8 từng cơ quan và có cơ chế phối hợp giữa các cấp quản lý PCGD thì sẽ nâng cao được hiệu quả của công tác PCGD ở các địa phương. 7.4. PCGD là một vấn đề xã hội phức tạp, muốn PCGD có hiệu quả và bền vững , đặc biệt ở các địa phương khó khăn phải thực hiện một hệ thống các giải pháp đồng bộ bao quát cả hai vấn đề kinh tế- xã hội và vấn để tổ chức – triển khai thực hiện, chú trọng tác động vào các khâu của hoạt động PCGD và quản lý PCGD nhất là các yếu tố thuộc chức năng quản lý (công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá) để hai tuyến vấn đề này phát triển đồng bộ với nhau, hài hòa với nhau, tạo nên kết quả PCGD bền vững. 8. Đóng góp mới của luận án 8.1. Luận án đã thực hiện nghiên cứu một cách có hệ thống, làm sáng tỏ một số vấn đề về PCGD, giáo dục bắt buộc (phân biệt PCGD và giáo dục bắt buộc, các tiêu chí của giáo dục bắt buộc), quản lý giáo dục, quản lý PCGD, và mô hình quản lý PCGD ở các địa phương khó khăn. 8.2. Luận án đã nghiên cứu và x ây dựng mô hình quản lý PCGD ở các địa phương khó khăn theo mô hình quản lý mục tiêu (MBO). Luận án đã phân tích rõ từng nội dung của mỗi chức năng quản lý trong công tác PCGD. 8.3. Luận án phân tích rõ vai trò của PCGD, đó là PCGD tạo cho các em có trình độ dân trí tối thiểu để có khả năng tiếp thu kiến thức, kỹ năng cần thiết , đồng thời giáo dục phổ cập còn góp phần hình thành nhân cách con người, tạo lập nền tảng để đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế -xã hội, đồng thời góp phần tạo cơ hội bình đẳng t rong tiếp cận giáo dục cơ bản đối với mọi người dân trong xã hội. 8.4. Luận án khẳng định : sử dụng công cụ toán học, tính xác suất Bayes cho phép xác định được các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác PCGD cũng như mức độ bền vững của PCGD ở các địa phương. 9 8.5. Từ cơ sở lý luận, thực trạng và những khó khăn, luận án đã xây dựng hệ thống các giải pháp quản lý công tác PCGD nhằm giúp các địa phương khó khăn nâng cao chấ t lượng PCGD và PCGD bền vững . 8.6. Trong quá trình thực hiện luận án, “Nghiên cứu các biện pháp quản lý và tổ chức các hoạt động trường bán trú dân nuôi ” đã được trao giải “Sáng kiến giáo dụ c năm 2007” của Dự án Giáo dục T iểu học cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, một số đề xuất và giải pháp của luận án đã được Sở GD & ĐT Hà Giang sử dụng trong việc triển khai xây dựng kế hoạch PCGD có chất lượng đến năm 2015 cho các huyện. 9. Giới hạn nghiên cứu Luận án tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý PCGD khả thi nhằm thực hiện PCGD tiểu học và PCGD trung học cơ sở bền vững ở các địa phương khó khăn thuộc miền núi phía Bắc. Thời gian thực hiện các giải pháp trong giai đoạn 2011-2015. 10. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về PCGD và quản lý PCGD. Chương 2: Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn quản lý phổ cập giáo dục ở các địa phương khó khăn của Việt Nam. Chương 3: Các giải pháp quản lý công tác PCGD ở các địa phương khó khăn của Việt Nam. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHỔ CẬP GIÁO DỤC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC 1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Ngay từ thời xa xưa, con nguời đã quan tâm đến việc giáo dục, không chỉ các nhà giáo dục học, mà còn cả các nhà triết học, các nhà tâm lý học, các nhà kinh tế học…Tư tưởng PCGD đã xuất hiện từ thời kỳ cổ đại và tùy theo thể chế xã hội, trình độ kinh tế -xã hội, các tư tưởng PCGD của mỗi thời kỳ có những điểm khác biệt. Các nhà tư tưởng lớn như Khổng tử, Platon (thời cổ đại), đã đề ra tư tưởng giáo dục bình đẳng – dân chủ như “Hữu giáo vô loại ” (Khổng Tử); “ Bình đẳng giới trong giáo dục”, “giáo dục cưỡng bức cho tất cả mọi người ” (Platon). Tuy nhiên, do hạn chế của lịch sử, bình đẳng giáo dục chỉ dành cho tầng lớp trên, không tính đến tầng lớp nô lệ, thợ thủ công hay thương nhân. Mặc dù còn có những hạn chế nhưng Platon được coi là người đặt nền móng cho tư tưởng giáo dục bắt buộc [52, tr 11]. Tư tưởng về PCGD và giáo dục bắt buộc tiếp tục được các nhà tư tưởng, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục … nghiên cứu và phát triển theo tiến trình của lịch sử: Thời Trung cổ phải kể đến tư tưởng bình đẳng giáo dục, giáo dục toàn diện của nhà tư tưởng Aviceman (980-1037 sau C.N). Thời cận đại là Thomas More (1478-1535), với tư tưởng giáo dục phổ cập, không phân biệt nam nữ . Thời kỳ Phục hưng là nhà giáo dục kiệt xuất Comenxki (1592-1670) với tư tưởng: mọi trẻ em dù giàu hay nghèo, xuất thân từ gia đình có học hay vô học, trai hay gái nông thôn hay thành thị đều phải được học trong trường học bằng tiếng mẹ đẻ . Thế kỷ Ánh sáng, nổ i bật là Rousseau (1712 -1778), triết gia Claude Adriana Helvétius (1715-1771) và nhà tư tưởng giáo dục Deni Diderot (1713-1784) với chủ trương giáo dục dành cho quảng đại quần chúng nhân dân, giáo dục tiểu học là giáo dục miễn phí và cưỡng bức . 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan