Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầ...

Tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động

.PDF
268
1154
52

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI VĂN HƢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2013 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC BÙI VĂN HƢNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62 14 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Phạm Tất Dong 2. GS. TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc HÀ NỘI – 2013 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Bùi Văn Hưng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được luận án này, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến GS.TS Phạm Tất Dong, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu cho tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, cảm ơn quí Thầy, Cô đã tận tình giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu. Chân thành cảm ơn BGH Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TpHCM đã quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các trường dạy nghề, các doanh nghiệp và tổ chức cung ứng lao động đã quan tâm giúp đỡ và đóng góp ý kiến cho tác giả trong quá trình nghiên cứu luận án. Chân thành cảm ơn sâu sắc đối với bạn bè, anh chị em lớp NCS khóa 9 đã động viên, chia sẻ những thông tin quý báu để tác giả hoàn thành luận án này. Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến vợ và con đã động viên và tạo điều kiện thuận cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án này. Tác giả luận án Bùi Văn Hưng ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................... ii Mục lục ........................................................................................................ iii Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................... vi Danh mục các bảng...................................................................................... vii Danh mục các biểu đồ, sơ đồ ...................................................................... x MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ ............................................................................. 1.1. Tổng quan lịch sử vấn đề nghiên cứu ................................................... 1.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................... 1.1.2. Ở Việt Nam ........................................................................................ 1.2. Một số khái niệm ................................................................................. 1.2.1.Hướng nghiệp trong trường dạy nghề ................................................ 1.2.2.Dạy nghề và trường dạy nghề............................................................. 1.2.3.Nghề và nguyên tắc chọn nghề .......................................................... 1.2.4.Quản lý và quản lý giáo dục ............................................................... 1.2.5.Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp......................................... 1.2.6.Thị trường lao động ............................................................................ 1.3. Hướng nghiệp với thị trường lao động ................................................. 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ ................................................................ 1.4.1. Đặc điểm và yêu cầu tổ chức giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề ................................................................................................................... 1.4.2. Các thành tố của công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ................................................................................................ 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp.... Kết luận chương 1........................................................................................ iii 9 9 9 13 19 19 21 24 26 30 32 34 40 40 49 65 66 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ ........ 2.1.Đối tượng, phương pháp khảo sát thực trạng ....................................... 2.2.Thực trạng công tác hướng nghiệp ở nước ta trong thời gian qua ........ 2.3.Thực trạng công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề .... 2.3.1.Thực trạng nhận thức giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề ..... 2.3.2.Thực trạng triển khai thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề ........................................................................... 2.4.Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ......................... 2.4.1.Thực trạng quản lý đầu vào công tác hướng nghiệp .......................... 2.4.2.Thực trạng quản lý quá trình tiến hành hướng nghiệp ....................... 2.4.3.Thực trạng quản lý đầu ra công tác hướng nghiệp .................................. 2.4.4. Thực trạng quản lý giai đoạn giáo dục hướng nghiệp ....................... 2.4.5. Thực trạng quản lý hình thức hướng nghiệp ..................................... 2.5. Những nguyên nhân dẫn đến thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề .................................. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề...................................................................... Kết luận chương 2........................................................................................ Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƢỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƢỜNG DẠY NGHỀ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG .................... 3.1. Định hướng phát triển các trường dạy nghề trong cuộc đổi mới giáo dục và nguyên tắc đề xuất các giải pháp ............................................. 3.2. Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động ................... 3.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh ở các trường dạy nghề.................. 3.2.2. Giải pháp 2: Tổ chức xây dựng phòng hướng nghiệp trong trường dạy nghề....................................................................................... iv 68 68 70 73 73 78 85 86 89 97 100 104 108 109 113 114 114 118 118 120 3.2.3. Giải pháp 3: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ hoạt động GDHN trước, trong và sau quá trình đào tạo trong các trường dạy nghề....................... 3.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng cơ chế phối hợp GDHN bốn bên: Trường dạy nghề - Trường phổ thông – Doanh nghiệp – Tổ chức cung ứng lao động .......... 3.2.5. Giải pháp 5: Triển khai đồng bộ các chức năng quản lý nội dung của hoạt động GDHN .............................................................................. 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp ............................................................ 3.4. Kiểm nghiệm đánh giá các giải pháp ................................................... 3.4.1. Mục đích và nội dung kiểm nghiệm............................................... 3.4.2. Phương pháp kiểm nghiệm đánh giá.............................................. 3.4.3. Kết quả kiểm nghiệm đánh giá...................................................... Kết luận chương 3........................................................................................ 124 127 133 142 143 143 144 147 153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 154 1. Kết luận .................................................................................................... 154 2. Khuyến nghị............................................................................................. 156 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................................. 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 159 PHỤ LỤC ................................................................................................... 170 v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á BGH Ban giám hiệu CBQL Cán bộ quản lý CNH – HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ĐHGD Đại học Giáo dục ĐHSP Đại học Sư phạm ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội GDHN Giáo dục hướng nghiệp GDKT & DN Giáo dục kỹ thuật & dạy nghề GV Giáo viên HN Hướng nghiệp HS Học sinh ILO Tổ chức lao động quốc tế KT Kinh tế SC Sơ cấp THCS Trung học cơ sở TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTLĐ Thị trường lao động WB Ngân hàng Thế giới XH Xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa vi DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở một số quốc gia châu Âu ......................................................................................... 12 Bảng 1.2. Danh sách các trường triển khai công tác hướng nghiệp ............ 14 Bảng 1.3. Đặc trưng hệ thống dạy nghề theo mô hình cũ và mới ............... 22 Bảng 1.4. Tình trạng việc làm của học sinh sau khi tốt nghiệp .................. 34 Bảng 1.5. Dạng việc làm của các học sinh có việc làm ............................. 35 Bảng 1.6. Tiêu chí đánh giá đáp ứng yêu cầu của TTLĐ............................ 39 Bảng 1.7. GDHN ở trường phổ thông và GDHN ở trường dạy nghề ... 41 Bảng 1.8. Nội dung bảng tổng kết kỹ năng và kinh nghiệm nghề .................. 58 Bảng 2.1. Phân luồng học sinh phổ thông vào trường dạy nghề ................. 70 Bảng 2.2. Bảng tổng hợp công tác hướng nghiệp ở nước ta ....................... 72 Bảng 2.3. Mức độ hiểu biết về các vấn đề liên quan đến HN trong trường dạy nghề………………………………………………………. 74 Bảng 2.4. Mức độ quan tâm về GDHN trong trường dạy nghề (CBQL,GV)…………………………………………………………... 75 Bảng 2.5. Mức độ quan tâm về GDHN trong trường dạy nghề (HS) .......... 76 Bảng 2.6. Mức độ hiểu biết về các vấn đề liên quan đến HN trong trường dạy nghề ........................................................................................... 77 Bảng 2.7. Mức độ chỉ đạo triển khai thực hiện HN trước đào tạo (GV, cán bộ quản lý) .................................................................................................................... 78 Bảng 2.8. Mức độ tổ chức HN trước đào tạo (HS) .......................................... 79 Bảng 2.9. Hiệu quả tổ chức HN trước đào tạo (HS) ................................... 80 Bảng 2.10. Mức độ chỉ đạo triển khai thực hiện HN trong đào tạo (GV, cán bộ quản lý) ..................................................................................... 82 Bảng 2.11. Mức độ tổ chức HN trong đào tạo (HS)......................................... 82 Bảng 2.12. Hiệu quả tổ chức HN trong đào tạo (HS) ................................. 82 Bảng 2.13. Mức độ triển khai thực hiện HN sau đào tạo (GV, cán bộ quản lý) ..................................................................................................................... 83 vii Bảng 2.14. Mức độ tổ chức HN sau đào tạo (HS) ........................................... 83 Bảng 2.15. Hiệu quả tổ chức HN sau đào tạo (HS)..................................... 84 Bảng 2.16. Mức độ cần thiết quản lý đầu vào HN ………………….. 86 Bảng 2.17. Mức độ thực hiện quản lý đầu vào HN .................................... 87 Bảng 2.18. Mức độ cần thiết quản lý quá trình tiến hành HN .................... 89 Bảng 2.19. Mức độ thực hiện quản lý quá trình tiến hành HN ................... 91 Bảng 2.20. Mức độ cần thiết quản lý hệ thống công cụ thiết bị HN ........... 92 Bảng 2.21. Mức độ thực hiện quản lý hệ thống công cụ thiết bị HN.......... 93 Bảng 2.22. Mức độ cần thiết quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN .......................................................................................................... 95 Bảng 2.23. Mức độ thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN ................................................................................................... 96 Bảng 2.24. Mức độ cần thiết quản lý đầu ra HN ......................................... 98 Bảng 2.25. Mức độ thực hiện quản lý đầu ra HN........................................ 99 Bảng 2.26. Mức độ cần thiết quản lý các giai đoạn GDHN ........................100 Bảng 2.27. Mức độ thực hiện quản lý các giai đoạn GDHN ......................101 Bảng 2.28. Mức độ thực hiện các giai đoạn GDHN (HS) ...........................102 Bảng 2.29. Hiệu quả thực hiện các giai đọan GDHN………………… 103 Bảng 2.30. Mức độ cần thiết quản lý hình thức HN………………….. 104 Bảng 2.31. Mức độ thực hiện quản lý hình thức HN…………………. 105 Bảng 2.32. Mức độ thực hiện các hình thức HN (HS)……………….. 106 Bảng 2.33. Hiệu quả thực hiện các hình thức HN (HS)……………... 107 Bảng 2.34. Kết quả điều tra nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDHN...................................................................... 108 Bảng 3.1. Thành phần tham gia quản lý công tác GDHN ...........................124 Bảng 3.2. Ma trận triển khai các chức năng quản lý nội dung của hoạt động GDHN .................................................................................................134 viii Bảng 3.3. Nội dung thử nghiệm ..................................................................145 Bảng 3.4. Danh sách và sĩ số các lớp thử nghiệm .......................................146 Bảng 3.5. Danh sách và sĩ số các lớp đối chứng....................... ...... .............147 Bảng 3.6. Bảng tổng hợp mức độ cần thiết của các giải pháp ....................148 Bảng 3.7. Bảng tổng hợp mức độ khả thi của các giải pháp .......................149 Bảng 3.8. Bảng tổng hợp mức độ hợp lý của các giải pháp......... ...... .........150 Bảng 3.9. Kết quả đáp ứng yêu cầu của TTLĐ lớp đối chứng............ ........151 Bảng 3.10. Kết quả đáp ứng yêu cầu của TTLĐ lớp thử nghiệm...... ..... ....151 Bảng 3.11. Mức độ đáp ứng yêu cầu TTLĐ của lớp đối chứng (tính theo %).. .......151 Bảng 3.12. Mức độ đáp ứng yêu cầu TTLĐ của lớp đối chứng (tính theo %) .........151 ix DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH Trang Sơ đồ 1.1. Chức năng quản lý hoạt động GDHN ....................................... 30 Sơ đồ 1.2. Sự gắn bó HN và đào tạo nghề .................................................. 43 Sơ đồ 1.3. Bốn thành tố của công tác quản lý hoạt động GDHN ............... 50 Sơ đồ 1.4. Cơ cấu tổ chức hoạt động GDHN trong trường dạy nghề ......... 52 Sơ đồ 1.5. Nội dung quản lý hoạt động GDHN ......................................... 53 Biểu đồ 2.1.Mức độ hiểu biết về các vấn đề liên quan đến HN trong trường dạy nghề........................................................................................... 74 Biểu đồ 2.2. Mức độ quan tâm về GDHN trong trường dạy nghề……... 75 Biểu đồ 2.3. Mức độ quan tâm về GDHN trong trường dạy nghề.............. 76 Biểu đồ 2.4. Mức độ hiểu biết về các vấn đề liên quan đến HN trong trường dạy nghề........................................................................................... 77 Biểu đồ 2.5. Mức độ chỉ đạo triển khai thực hiện GDHN trong các trường dạy nghề(GV, cán bộ quản lý) ................................................................. 79 Biểu đồ 2.6. Mức độ tổ chức GDHN trong các trường dạy nghề (HS) ...... 80 Biểu đồ 2.7. Hiệu quả tổ chức GDHN trong các trường dạy nghề (HS) ... 81 Biểu đồ 2.8.Vai trò quản lý GDHN trong trường dạy nghề........................ 85 Biểu đồ 2.9. Mức độ cần thiết quản lý đầu vào HN................................... 87 Biểu đồ 2.10. Mức độ thực hiện quản lý đầu vào HN ................................ 88 Biểu đồ 2.11. Mức độ cần thiết quản lý quá trình tiến hành HN ............... 90 Biểu đồ 2.12.Mức độ thực hiện quản lý quá trình tiến hành HN .................. 91 Biểu đồ 2.13.Mức độ cần thiết quản lý hệ thống công cụ thiết bị HN…. 93 Biểu đồ 2.14. Mức độ thực hiện quản lý hệ thống công cụ thiết bị HN ..... 94 Biểu đồ 2.15. Mức độ cần thiết quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN ........................................................................................ 96 Biểu đồ 2.16. Mức độ thực hiện quản lý công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN ........................................................................................ 97 Biểu đồ 2.17. Mức độ cần thiết quản lý đầu ra HN .................................... 98 Biểu đồ 2.18. Mức độ thực hiện quản lý đầu ra HN ................................... 99 Biểu đồ 2.19. Mức độ cần thiết quản lý các giai đoạn GDHN ................... 100 x Biểu đồ 2.20. Mức độ thực hiện quản lý các giai đoạn GDHN ................. Biểu 2.21. Mức độ thực hiện các giai đoạn GDHN (HS) .......................... Biểu đồ 2.22.Hiệu quả thực hiện các giai đọan GDHN ................................. Biểu đồ 2.23. Mức độ cần thiết quản lý hình thức HN ............................... Biểu đồ 2.24. Mức độ thực hiện quản lý hình thức HN .............................. Biểu đồ 2.25. Mức độ thực hiện các hình thức HN (HS) .......................... Biểu đồ 2.26. Hiệu quả thực hiện các hình thức HN[HS] ......................... Biểu đồ 2.27. Nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động GDHN ......................................................................................................... Sơ đồ 3.1. Chỉ đạo hoạt động GDHN trước, trong và sau đào tạo trong trường dạy nghề ....................................................................................... Sơ đồ 3.2. Quản lý kế hoạch HN .............................................................. Sơ đồ 3.3. Quá trình kiểm tra, đánh giá hướng nghiệp ............................... Sơ đồ 3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp quản lý hoạt động GDHN đáp ứng yêu cầu của TTLĐ ......................................................................... Hình 1.1. Các bộ phận cấu thành tam giác HN .......................................... Hình 1.2. Quan hệ giữa HN và TTLĐ ....................................................... Hình 2.1. Đối tượng khảo sát ...................................................................... Hình 2.2. Phân bổ đối tượng khảo sát học sinh theo trình độ đào tạo ........ Hình 3.1. Cấu trúc, nội dung phòng HN trong trường dạy nghề ................ Hình 3.2. Giáo dục hướng nghiệp trong trường dạy nghề .......................... Hình 3.3. Chỉ đạo công tác GDHN trong trường dạy nghề ........................ Hình 3.4. Cơ chế phối hợp bốn bên ............................................................ Hình 3.5. Sơ đồ quá trình quản lý học sinh học nghề ................................. Hình 3.6. Đồ thị so sánh đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động .......... xi 101 102 103 104 105 106 107 109 126 139 140 143 36 39 68 68 121 125 125 128 136 152 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bước vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI, nhân dân ta đón chào một sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI. Tiếp tục đổi mới và đổi mới hơn nữa vẫn là vấn đề xuyên suốt trong đường lối chính trị và trong mọi chính sách của Đảng. Đối với giáo dục, Nghị quyết của Đại hội XI khẳng định rằng: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc[31]. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập và tạo điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. GDHN là một bộ phận của sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người, đương nhiên GDHN cũng phải đổi mới căn bản và toàn diện. Theo logic đó, có thể hiểu đổi mới căn bản GDHN là đổi mới về các phương diện nội dung, chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, phương pháp HN và cả quản lý HN khi hệ thống GDHN không còn nguyên dạng trước đây nữa. Còn đổi mới toàn diện GDHN là phải thay đổi các hoạt động thuộc lĩnh vực như định hướng nghề nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, thích ứng nghề nghiệp, tuyển chọn nghề nghiệp trong cả 4 con đường HN quy định trong Quyết định 126/CP. Ngày 19-3-1981, Chính phủ ban hành Quyết định số 126/CP “về công tác HN trong trường phổ thông và việc sử dụng HS phổ thông các cấp tốt nghiệp ra trường. Tại Quyết định này, có 4 hình thức (4 con đường HN) được khẳng định được thể hiện ở trường phổ thông. Đó là: - HN qua các tiết học về sinh hoạt HN; - HN qua dạy học các môn học (Toán, Lý, Hóa, Sinh, v.v…); - HN qua lao động sản xuất và dạy nghề trong trường phổ thông; - HN qua hoạt động ngoại khóa. 1 Tính từ khi Chính phủ ban hành Quyết định 126/CP đến nay, đã qua 31 năm phát triển giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục phổ thông có nhiều thay đổi, nhất là sau khi Đảng chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo cơ chế bao cấp sang nền KT hàng hóa theo cơ chế thị trường. Đến nay, Quyết định 126/CP đã bộc lộ nhiều bất cập với điều kiện sản xuất và những thay đổi lớn lao của hệ thống nghề nghiệp trong xã hội ta trong điều kiện phát triển công nghiệp và từng bước đi vào kinh tế thị trường, thể hiện cụ thể như sau: - Rất nhiều nghề ở nước ta đã được hiện đại hóa thông qua việc được trang bị những kỹ thuật mới và những công nghệ mới. Những bản họa đồ nghề (propesiogrames) được biên soạn trước đây không thể sử dụng được nữa vì nội dung đã tỏ ra quá lạc hậu. - Việc đào tạo HS ở các bậc học phổ thông hiện nay không hướng vào việc tạo điều kiện để các em được tiếp nhận hết vào biên chế nhà nước, mà vấn đề đặt ra là, giáo dục phải giúp cho thanh niên có năng lực kỹ thuật – nghề nghiệp, có khả năng tìm việc làm hoặc tự tạo ra việc làm. - Quyết định 126/CP chỉ xác định nhiệm vụ GDHN ở trường phổ thông, trong khi đó, GDHN tại các trường đào tạo chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học ngày càng tỏ ra là cần thiết. Ở những cơ sở đào tạo này, GDHN có những yêu cầu riêng mà GDHN ở trường phổ thông không thể thay thế được. GDHN ở trường dạy nghề được triển khai từ năm 1998 đến năm 2004 trong 15 trường nghề trọng điểm thuộc dự án GDKT&DN. Song, cho đến nay GDHN ở trường dạy nghề còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa được các cấp quan tâm đúng mức, đã tác động đến quá trình học tập và hành nghề của HS sau khi tốt nghiệp. 2 Trên thực tế, việc phát triển sản xuất theo hướng công nghiệp hóa đòi hỏi phải coi trọng công tác HN. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, vấn đề HN đặt ra rõ ràng: “Coi trọng công tác HN và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu KT trong cả nước và từng địa phương. Xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực theo phương thức kết hợp học tập trung, học từ xa, học qua máy tính”. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, công việc tăng quy mô đào tạo nghề được nhấn mạnh, đồng thời, Đảng cũng chỉ ra những địa bàn phát triển nghề nghiệp mà công tác GDHN phải thật sự chú trọng: “Phát triển mạnh mẽ hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận, huyện. Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng dạy nghề, tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề, v.v…; tạo điều kiện thuận lợi để người lao động học nghề, lập nghề….”. Trong quá trình quản lý công tác dạy nghề và tổ chức HN ở trường cao đẳng nghề, chúng tôi đã nhiều lần tiến hành khảo sát chất lượng đào tạo nghề và tổ chức lấy ý kiến của một số chuyên gia về hiệu quả đào tạo lao động của trường cao đẳng nghề. Kết quả khảo sát và trưng cầu ý kiến của chuyên gia đã làm rõ mấy vấn đề sau: - Nhiều HS đã được tuyển vào trường nghề rồi mà vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa, vị trí của nghề mình chọn trong hệ thống nghề được đào tạo; - Việc đào tạo nghề của nhà trường chưa bám sát xu thế chuyển dịch cơ cấu KT và cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa; 3 - Tuy HN được tổ chức trong nhà trường nhưng hầu hết cán bộ, nhân viên, GV và HS trong trường chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của GDHN; - Do thiếu nhận thức đầy đủ và sâu sắc vai trò, vị trí của GDHN trong quá trình dạy nghề nên quản lý công tác này rất lỏng lẻo. Từ thực tế trên đây, chúng tôi đã quyết định chọn vấn đề “Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động” làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề đáp ứng những yêu cầu về nhân lực của TTLĐ trong nước. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Căn cứ vào mục đích nghiên cứu trên, luận án đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây: 3.1. Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề; 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác quản lý GDHN trong các trường dạy nghề, làm rõ hiệu quả của GDHN trong quá trình dạy nghề trong thời gian qua; 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ; 3.4. Tổ chức kiểm nghiệm đánh giá các giải pháp đã đề xuất. 4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung vào giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: - Có cần GDHN trong trường dạy nghề? (Tại sao cần tổ chức GDHN trong trường dạy nghề?)? - Công tác GDHN trong trường dạy nghề có những nét đặc thù nào? 4 - Thực trạng GDHN và quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Công tác quản lý hoạt động GDHN cần có những nội dung gì để phù hợp với đặc điểm của việc tổ chức HN trong trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ? - Những giải pháp quản lý hoạt động GDHN nào cần thực hiện trong các trường dạy nghề, để đáp ứng yêu cầu của TTLĐ? 4.2. Giả thuyết khoa học Mục tiêu giáo dục - đào tạo phải gắn liền với mục tiêu phát triển KT. Nhu cầu nhân lực của TTLĐ là biểu hiện cụ thể và sinh động của sự phát triển KT, phát triển sản xuất của từng giai đoạn. Do vậy, công tác quản lý GDHN không chỉ là một công việc hành chính – sự vụ của nhà quản lý trường học mà là một hoạt động điều chỉnh liên tục việc đào tạo nghề luôn gắn với những yêu cầu cụ thể của thị trường, bảo đảm việc cung ứng sản phẩm giáo dục đáp ứng được nhu cầu của thực tế lao động. Quy luật cung – cầu không được tôn trọng thì việc đào tạo nghề sẽ thiếu hiệu quả cần thiết. Nếu công tác quản lý hoạt động GDHN trong các trường nghề được triển khai một cách khoa học và hợp lý theo các giải pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ thì sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo nghề đáp ứng những yêu cầu về nhân lực của TTLĐ trong nước. 5. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề hiện nay ở nước ta. - Đối tượng nghiên cứu: Yêu cầu về nguồn nhân lực của TTLĐ; Nội dung của các giải pháp quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề đáp ứng yêu cầu của TTLĐ. 5 6. Giới hạn nghiên cứu Luận án chỉ nghiên cứu một số trường cao đẳng nghề có hệ đào tạo như sau: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề Luận án xác định yêu cầu của TTLĐ là yêu cầu của các nhà tuyển dụng (doanh nghiệp, tổ chức cung ứng lao động). Do vậy, đáp ứng yêu cầu của TTLĐ chính là đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng (doanh nghiệp, tổ chức cung ứng lao động). Việc khảo sát thực tiễn GDHN và quản lý hoạt động GDHN chỉ tiến hành trong một số trường dạy nghề ở Việt Nam: Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TpHCM, Trường Cao đẳng nghề Đồng Nai, Trường Cao đẳng nghề công nghệ cao Đồng An, Trường Cao đẳng nghề Bình Thuận, Trường Cao đẳng nghề Phú Yên, Trường Cao đẳng Nghề Bách nghệ Hải phòng, Trường Trung cấp kỹ thuật Vĩnh Phúc. Tổ chức thử nghiê ̣m tại Trường Cao đẳng nghề kỹ thuật công nghệ TpHCM. 7. Các cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Cách tiếp cận 7.1.1. Cách tiếp cận thị trường: Nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong xã hội phản ánh trực tiếp yêu cầu phát triển của TTLĐ. Do vậy, quản lý hoạt động GDHN phải tính đến số lượng và chất lượng nguồn nhân lực sẽ đưa ra TTLĐ với qui luật cung – cầu, qui luâ ̣t giá tri.̣ 7.1.2. Cách tiếp cận hê ̣ thố ng : GDHN là mô ̣t hê ̣ thố ng phức hợp . Chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động GDHN phụ thuộc vào từng khâu trong hê ̣ thố ng. Mặt khác, cần phải xây dựng một hê ̣ thố ng quản lý hoạt động GDHN theo cơ chế hoa ̣t đô ̣ng, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế của các trường dạy nghề ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 6 7.1.3. Cách tiếp cận lịch sử: GDHN của nước ta đã có từ lâu. Trong tình hình sản xuất hiện nay, công tác GDHN cần kế thừa những kinh nghiệm đã từng có, trong từng giai đoạn lịch sử phát triển của nó. 7.2. Phương pháp nghiên cứu 7.2.1.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích thực trạng quản lý hoạt động GDHN, các tư liê ̣u GDHN đã có, làm rõ tác dụng của chúng trong TTLĐ. Tổng hợp các tài liệu, văn bản có liên quan đến đề tài để làm rõ cơ sở lý luận cho công tác quản lý hoạt động GDHN. 7.21. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra khảo sát: Tiế n hành điề u tra bằ ng các bảng hỏi (phát phiếu, phỏng vấn trực tiếp HS, GV, cán bộ quản lý) về thực tiễn quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề, đánh giá công tác quản lý hoạt động GDHN hiện đang thực hiện trong các trường dạy nghề. - Phương pháp chuyên gia: Hội thảo, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục, GV và các nhà khoa học về quản lý hoạt động GDHN tại các nước công nghiệp, ở một số địa phương làm tốt công tác này. - Các phương pháp hỗ trợ: Sử dụng phương pháp thống kê, phần mềm SPSS để xử lý các số liệu thử nghiệm. - Phương pháp thử nghiệm: Tiế n h ành thử nghiệm những giải pháp quản lý hoạt động GDHN tại một trường dạy nghề. Kết quả thử nghiệm được tổng kết, nhận định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp. 8. Những luận điểm bảo vệ 8.1. Càng đi vào nền kinh tế thị trường và phát triển thị trường, thì công tác GDHN cần phải đặt ra một cách bức thiết không chỉ cho trường phổ thông mà cho chính trường dạy nghề. 8.2. GDHN có vai trò quan trọng đối với phát triển bền vững của các trường dạy nghề. Hiện nay, hoạt động này trong trường dạy nghề chưa phát huy được vai trò quan trọng đó. Vì vậy cần đổi mới quản lý hoạt động GDHN trong các trường dạy nghề. 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất