Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế -xã hội hi...

Tài liệu Quản lý trường đại học đa phân hiệu ở việt nam trong bối cảnh kinh tế -xã hội hiện nay

.PDF
218
1107
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THIÊN TUẾ QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2014 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THIÊN TUẾ QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 62.14.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS. TSKH. THÁI DUY TUYÊN 2. PGS.TS. NGUYỄN PHÚC CHÂU HÀ NỘI - 2014 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả trong luận án này là trung thực chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thiên Tuế i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo của Nhà trường cùng các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học tập, gợi ý những ý tưởng, đóng góp các ý kiến quý báu, những nhận xét mang tính xây dựng cho luận án ngay từ khi còn ở dạng đề cương. Tôi cũng đặc biệt cảm ơn GS.TSKH. Thái Duy Tuyên và PGS.TS. Nguyễn Phúc Châu về những hướng dẫn và những gợi ý sâu sắc. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn cơ quan, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về thời gian để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình ! TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thiên Tuế ii CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN CBQL Cán bộ quản lý CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá CTQL Chủ thể quản lý CSVC&TBĐT Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giảng viên KH&CN Khoa học và công nghệ KT-XH Kinh tế - xã hội NXB Nhà xuất bản SV Sinh viên QLGD Quản lý giáo dục iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ................... ......... ............................................................................... i Lời cảm ơn ........................ ........... ........................................................................... ii Các cụm từ viết tắt trong luận án .......................... ............. ..................................... iii Mục lục ............................................................................... .......... .......................... iv Danh mục các bảng ................................................................. ................................ viii Danh mục các sơ đồ ............................................................................................... x MỞ ĐẦU ........................................................................................................ ......... 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU ....................................................................................................................... 10 1.1. Tổng quát nghiên cứu vấn đề ............................................. ........ ...................... 10 1.1.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của các trường đại học đa phân hiệu . .......... 10 1.1.2. Các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về quản lý trường đại học ................... 16 1.2. Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong luận án ............................ .............. 19 1.2.1. Tổ chức, cơ cấu tổ chức ...................................................................... ......... 19 1.2.2. Quản lý, cơ chế quản lý, chức năng quản lý, quản lý nhà trường ........ ......... 22 1.2.3. Phân hiệu trường đại học, trường đại học đa phân hiệu .......................... ..... 29 1.3. Những vấn đề lí luận cơ bản về quản lý và tổ chức ................................ ......... 30 1.3.1. Khái quát về các học thuyết quản lý ..................................................... ........ 30 1.3.2. Các yếu tố cấu thành một tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý ... ......... 33 1.3.3. Các mối quan hệ chủ yếu trong quản lý một tổ chức .............................. 39 1.3.4. Các loại (dạng) cơ cấu tổ chức nhìn từ góc độ khoa học quản lý ......... ........ 41 1.3.5. Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý một tổ chức .................................... 46 1.4. Những đặc điểm chủ yếu về tổ chức và quản lý của trường đại học đa phân hiệu ...................................................................................................... ........ ... 48 1.4.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức ................................................................ ......... 49 1.4.2. Đặc điểm về cơ chế quản lý ................................................................ ........ 50 1.5. Những nội dung quản lý chủ yếu của các trường đại học đa phân hiệu ..... iv 50 1.5.1. Quản lý hoạt động đào tạo và nghiên cứu KH&CN ................................ ..... 51 1.5.2. Quản lý đội ngũ .................................................................................... ......... 52 1.5.3. Quản lý cơ sở vất chất và thiết bị ............................................. ........ ............. 52 1.5.4. Quản lý môi trường hoạt động ................................................. ....... ............. 54 1.5.5. Quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng ........................................... ....... .... 54 1.5.6. Quản lý hệ thống thông tin quản lý ...................................................... ......... 55 1.6. Các yếu tố tác động đến quản lý của trường đại học đa phân hiệu .......... ........ 56 1.6.1. Luật pháp, điều lệ, quy chế và chính sách phát triển giáo dục đại học .......... 56 1.6.2. Quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học ............................................................................................................. ........ 56 1.6.3. Bối cảnh hội nhập quốc tế về giáo dục đại học ........................ ..... ................ 58 1.6.4. Công nghệ thông tin và truyền thông ................................. ...... ..................... 60 Tiểu kết chương 1 ............................................................................... .... ................ 61 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CỦA CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM ................................................. ........................... ...... 2.1. Bối cảnh phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay và vấn đề hình thành các trường đại học đa phân hiệu ..................................................................... ........ 2.1.1. Các đặc trưng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay dẫn đến sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu ...................................... 2.1.2. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, yêu cầu công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học tạo nên sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu ................................................................ ......... ...................... 2.2. Thực trạng cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ............................................................................................................. 2.2.1. Mục đích, đối tượng, nội dung, phương thức tổ chức khảo sát thực trạng 63 63 63 65 72 quản lý của các trường đại học đa phân hiệu .................................................. ...... ... 72 2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Ngoại thương ........... 74 2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ............................................................................ ......... ..... 88 2.2.4. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. ......... ................ 103 v 2.3. Thực trạng triển khai những hoạt động quản lý tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu ...................................................... .......... .................... 121 2.3.1. Mục đích, nội dung, phương pháp khảo sát thực trạng triển khai những hoạt động quản lý tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu . ................ .. 121 2.3.2. Kết quả khảo sát thực trạng triển khai quản lý các hoạt động tại phân hiệu của các trường đại học đa phân hiệu .......................................................... 123 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT- XH hiện nay ................................................. ......... 129 2.4.1. Những ưu điểm chính ........................................................................ ......... .. 129 2.4.2. Những hạn chế ..................................................................................... ......... 130 2.4.3. Những nguyên nhân dẫn đến các hạn chế ................................................ ..... 131 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... ......... 133 Chương 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐA PHÂN HIỆU Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HIỆN NAY ......................... 137 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp ................................................. ......... ................. 137 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................. ......... ...... 137 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ....................................................... ........ 137 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ........................................................... ....... 138 3.2. Các giải pháp quản lý của trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay ................................................................... ........ 139 3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý ....................... ....... 139 3.2.2. Giải pháp 2: Thực hiện quan điểm phân cấp, phân quyền hợp lý nhằm nâng cao tính tự chủ và trách nhiệm giải trình của các phân hiệu ................. ......... 158 3.2.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực đào tạo cho các phân hiệu bằng hỗ trợ cán bộ quản lý và giảng viên có trình độ cao; đồng thời tổ chức các hoạt động bổ sung kiến thức cơ sở cho người học tại các phân hiệu ........................... ......... .. 163 3.2.4. Giải pháp 4: Đa dạng hóa các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực tài chính từ cơ sở chính và địa phương để đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo cho các phân hiệu được tương xứng với cơ sở chính ................................................. ..... 167 3.2.5. Giải pháp 5: Thực hiện cam kết với cộng đồng và xã hội về phương thức đảm bảo chất lượng đào tạo ...................................................... ........ .............. 170 3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay ....... ......... ..... 173 3.3.1. Mục đích, phương pháp, hình thức tổ chức, đối tượng khảo nghiệm và cách thức xử lý số liệu ..................................................................................... ....... 173 3.3.2. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................... ......... 176 vi Tiểu kết chương 3 ........................................................................................... ........ 183 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................................... 185 1. Kết luận ......................................................................... ................. ..................... 185 2. Khuyến nghị .................................................................................... ........... ......... 189 CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ......... ............................................................................................. 191 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 192 PHỤ LỤC........................................................................................................................... 198 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 20112020 ...................................................................... ...................... ............................. 70 Bảng 2.2. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Ngoại thương trong các năm từ 2005 đến 2010 ................................................................. ........... ................. 79 Bảng 2.3. Quy mô đào tạo của các phân hiệu thuộc Trường Đại học Ngoại thương qua các năm từ 2005 đến 2010 .................................................... ........... .... 79 Bảng 2.4. Số lượng, trình độ đội ngũ cán bộ giảng viên và nhân viên của Trường Đại học Ngoại thương giai đoạn 2005 - 2010 ................................. ...........82 Bảng 2.5. Số lượng, trình độ đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên tại các phân hiệu của Trường Đại học Ngoại thương năm 2010 ............. .......83 Bảng 2.6. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh qua các năm học từ 2006-2007 đến 2010-2011 .....................................94 Bảng 2.7. Chất lượng đào tạo của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh khóa học 2006 – 2010 ............................................................ ................. 95 Bảng 2.8. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh .................................. ....... ........................ 97 Bảng 2.9. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CB-GV-NV tại các phân hiệu so với cơ sở chính của Trường Đại học Nông Lâm đến năm 2011 ........ ....... ......... 97 Bảng 2.10. Quy mô đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................... ........... .............. 110 Bảng 2.11. Chất lượng đào tạo tại cơ sở chính và tại các phân hiệu của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 .................... 111 Bảng 2.12. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ CBQL, giảng viên và nhân viên của Trường ĐHCN Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ 2006 – 2010 ......... 113 Bảng 2.13. Số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên và nhân viên tại các phân hiệu của Trường ĐHCN thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 114 Bảng 2.14. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động đào tạo tại các phân hiệu ............ ........... .......................... 123 Bảng 2.15. Tần suất các ý kiến đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quản lý đội ngũ ở các phân hiệu .............................................................. .......... .............. 124 viii Bảng 2.16. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý cơ sở vật chất và thiết bị tại các phân hiệu ............................. ................................. 125 Bảng 2.17. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý các hoạt động phát huy lợi thế của môi trường hoạt động tại các phân hiệu .......... 126 Bảng 2.18. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý hoạt động kiểm soát chất lượng tại các phân hiệu ........................................... ....... 127 Bảng 2.19. Tần suất các ý kiến đánh giá thuận lợi, khó khăn trong quản lý hệ thống thông tin quản lý tại các phân hiệu .................................................. ....... 128 Bảng 3.1. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ............................ ....... 181 Bảng 3.2. Tần suất các ý kiến chuyên gia đánh giá về tính khả thi của các giải pháp quản lý của các trường đại học đa phân hiệu ............................ ........ ...... 182 ix DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng cơ bản của quản lý với nhau và với thông tin quản lý ............................................................ ....... ............................27 Sơ đồ 1.2. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến ............. ........ ..................42 Sơ đồ 1.3. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc chức năng ...................... ....... ..........43 Sơ đồ 1.4. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng ........ ....... .44 Sơ đồ 1.5. Dạng cơ cấu tổ chức theo cấu trúc trực tuyến - chức năng liên hợp ... ....... 45 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Ngoại thương ....................... ....... 76 Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ... 91 Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................................ ........ .................107 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức trường đại học đa phân hiệu ....... ........ ..........................141 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế tri thức và kinh tế thị trường, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ (KH&CN) của thời đại ngày nay đã tác động sâu sắc, mạnh mẽ và làm thay đổi mọi hoạt động của xã hội trên tất cả các bình diện cá nhân, tổ chức, cộng đồng, địa phương và quốc gia. Xu thế này tác động mạnh mẽ tới giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải đổi mới tư duy và phương thức quản lý đào tạo nguồn nhân lực mô ̣t trong những nhân tố quan tro ̣ng tạo nên sự tăng trưởng của nền kinh tế . Hiện nay, để đáp ứng các yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về thụ hưởng giáo dục đại học, mở rộng “thương hiệu” của nhiều cơ sở giáo dục đại học có danh tiếng; nhiều quốc gia đã có những thay đổi về mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, phương thức kiểm định chất lượng đào tạo và đặc biệt là sự phát triển đa dạng về loại hình cơ sở giáo dục đại học. Một trong những sự phát triển đa dạng đó là loại hình trường đại học có một hoặc nhiều cơ sở đào tạo (đa phân hiệu) đặt trụ sở tại địa phương khác trong cùng một quốc gia hoặc tại các quốc gia khác nhau. Cũng như một số quốc gia trên thế giới, tại Việt Nam bên cạnh các trường đại học chỉ có một cơ sở, đã xuất hiện một số trường đại học đa phân hiệu có các cơ sở đặt tại các địa phương khác ngoài địa phương đặt trụ sở chính. Cụ thể, ngoài các đại học quốc gia và các đại học vùng, có nhiều trường đại học đa phân hiệu hoặc có đặc điểm đa phân hiệu như: Trường Đại học Ngoại Thương (có cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và phân hiệu ở tỉnh Quảng Ninh), Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (có các cơ sở tại các tỉnh Thái Bình, Thanh Hóa, Biên Hòa và Quảng Ngãi), Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (có các phân hiệu tại tỉnh Ninh 1 Thuận và tỉnh Gia Lai), Trường Đại học Nha Trang (có phân hiệu tại tỉnh Kiên Giang)... Đặc trưng nổi bật của các trường đại học đa phân hiệu là cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở; nhưng các hoạt động tại các cơ sở vẫn phải chịu sự quản lý của một bộ máy tổ chức quản lý của trường. Điều đó dẫn đến sự khác nhau về cơ chế quản lý, về các phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng giữa trường đại học đa phân hiệu với các trường đại học chỉ có một cơ sở. Có nghĩa là, quản lý một trường đại học đa phân hiệu sẽ có nhiều điểm khác với quản lý trường đại học chỉ có một cơ sở về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động. Trên thực tế, hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu trên thế giới và ở Việt Nam không những phát huy được thương hiệu để đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của cộng đồng, địa phương, quốc gia và toàn cầu; mà còn góp phần đáng kể vào mục tiêu công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học đối với nhiều vùng, miền trong một quốc gia và đối với các quốc gia chậm phát triển hoặc đang phát triển. Như vậy, sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu là một xu thế phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, với nhu cầu đa dạng về đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, góp phần tạo nên sự công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu lại đặt ra những vấn đề phải nghiên cứu; trong đó có vấn đề bức thiết là cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của các trường đó như thế nào để mang lại chất lượng và hiệu quả trong bối cảnh KT-XH hiện nay, khi mà cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của các trường này khác với các trường đại học chỉ có một cơ sở. 2 Hiện nay, đã có một số công trình khoa học ở trong và ngoài nước nghiên cứu về quản lý cơ sở giáo dục đại học. Những công trình khoa học đó tập trung vào nghiên cứu cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học trong mối quan hệ biện chứng giữa phát triển giáo dục với phát triển KT-XH; nhưng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý của trường đại học đa phân hiệu. Trong nhiều năm qua, là một cán bộ quản lý của một trường đại học đa phân hiệu, trước sự bức thiết về lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi chọn vấn đề: “Quản lý trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay” làm đề tài luận án tiế n si ̃ để nghiên cứu nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo tại các phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay. 3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam trong bối cảnh KT-XH hiện nay. 3 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay để đáp ứng nhu cầu học đại học ngày càng đa dạng và phong phú của thanh niên, cũng như yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực có trình độ đại học, nhiều trường đại học đã mở các phân hiệu tại các địa phương khác nhau. Mặc dù ở mức độ nhất định các trường đại học đa phân hiệu đã góp phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, cũng như góp phần đảm bảo sự công bằng trong thụ hưởng giáo dục đại học. Tuy vậy, vẫn còn khá nhiều vấn đề về tổ chức và quản lý cản trở sự phát triển một loại hình trường đại học đang trở thành xu thế phổ biến của kỉ nguyên thông tin và kinh tế trí thức. Nếu tìm được các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của các trường đại học đa phân hiệu phù hợp với lý luận và thực tiễn trong bối cảnh KT-XH hiện nay; thì các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam có thể nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay; trong đó có nghiên cứu về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, sự đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động. 5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý trường đại học đa phân hiệu ở Việt Nam nhằm tìm ra những mâu thuẫn, khó khăn và bất cập trong thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp quản lý. 5.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu; nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu, góp phần đáp ứng nhu cầu 4 đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Trong nghiên cứu quản lý trường đại học đa phân hiệu, chúng tôi chỉ tập trung đề xuất các giải pháp quản lý của hiệu trưởng về thiết lập cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động cho các trường đại học đa phân hiệu. - Trong nghiên cứu đề tài luận án, chúng tôi chọn mô ̣t số trường đại học dưới đây làm mẫu đại diện để khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý của trường đại học đa phân hiệu: Trường Đại học Ngoại thương (các cơ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Quảng Ninh),Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (các phân hiệu tại Ninh Thuận và Gia Lai) và Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh (các cơ sở tại Biên Hòa, Thái Bình, Thanh Hoá và Quảng Ngãi). 7. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong luận án này chúng tôi chọn các hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu chủ yếu dưới đây. 7.1. Các tiếp cận trong nghiên cứu 7.1.1. Tiếp cận lịch sử - lôgic Tiếp cận lịch sử - lôgic trong nghiên cứu đề tài luận án là việc xem xét các dấu hiệu mang tính lịch sử theo giai đoạn và các thời kỳ hình thành, phát triển trường đại học đa phân hiệu về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động, nhằm so sánh và đối chiếu với lý thuyết quản lý một tổ chức để tìm được sự lôgic giữa các dấu hiệu mang tính lịch sử; đồng thời qua đó chỉ ra xu hướng phát triển các trường đại học đa phân hiệu trong giai đoạn hiện nay. 5 7.1.2. Tiếp cận thực tiễn Tiếp cận thực tiễn trong nghiên cứu đề tài luận án là việc nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa phát triển KT-XH với phát triển giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH hiện nay; trong đó làm rõ nhu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, sự bình đẳng và công bằng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học; đồng thời đánh giá thực trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động, sự đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động trên cơ sở lý luận quản lý; từ đó có cái nhìn toàn diện về thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu về thiết lập cơ cấu tổ chức và định ra cơ chế quản lý, về bảo đảm các phương tiện và điều kiện hoạt động. 7.1.3. Tiếp cận hệ thống Tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu đề tài luận án là xem xét các dấu hiệu hình thành và phát triển trường đại học đa phân hiệu (mỗi trường là một hệ thống), các phần tử cấu thành (các hệ con: các đơn vị trong cơ sở chính và trong phân hiệu), mối quan hệ và quy luật vận hành của hệ thống; đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và những dấu hiệu đầu ra (chất lượng đào tạo) của hệ thống; nhằm tìm ra các dấu hiệu đặc thù về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của hệ thống và các hệ con của hệ thống (cơ sở chính và các phân hiệu). 7.2. Các phương pháp nghiên cứu 7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hóa các công trình nghiên cứu về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, trong đó có các công trình nghiên cứu về quản lý trường đại học đa phân hệ để xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, xác định cơ sở lý luận về thiết lập cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, về đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu. 6 7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát, điều tra, phương pháp chuyên gia, tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu sản phẩm hoạt động và so sánh. Các phương pháp này được sử dụng với mục đích khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam; trong đó làm rõ thực trạng về cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, về đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu; là cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm giải quyết mâu thuẫn, tháo gỡ khó khăn và khắc phục các bất cập có trong thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu tại Việt Nam, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường và đặc biệt là chất lượng đào tạo tại phân hiệu. 7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ khác Phương pháp thống kê toán học và một số phần mềm tin học để xử lý các số liệu thu thập được trong nghiên cứu thực trạng quản lý của các trường đại học đa phân hiệu; đồng thời khẳng định mức độ tin cậy của các số liệu trong kết quả nghiên cứu. 8. Những đóng góp của luận án 8.1. Những đóng góp về lý luận - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về quản lý trường đại học đa phân hiệu. - Khẳng định sự hình thành, tồn tại và phát triển trường đại học đa phân hiệu trong bối cảnh KT-XH hiện nay là một tất yếu khách quan, tận dụng được thế mạnh của cơ sở chính đối với các hoạt động của phân hiệu trong việc đáp ứng yêu cầu của xã hội về đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện bình đẳng và công bằng về thụ hưởng giáo dục đại học. - Từ góc độ khoa học quản lý, xác định những đặc trưng cơ bản của trường đại học đa phân hiệu trên các phương diện: + Cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý; 7 + Phương tiện và điều kiện đảm bảo chất lượng các hoạt động, đặc biệt là chất lượng đào tạo; + Các hoạt động quản lý chủ yếu như đào tạo, nghiên cứu khoa học, đảm bảo phương tiện và điều kiện hoạt động của cơ sở chính và của phân hiệu của trường đại học đa phân hiệu; đồng thời chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý của các trường này. 8.2. Những đóng góp về thực tiễn - Làm rõ cơ sở thực tiễn về sự hình thành và phát triển các trường đại học đa phân hiệu trên thế giới và trong nước. - Chỉ ra thực trạng về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương tiện và điều kiện hoạt động, đặc biệt là hoạt động đào tạo của các trường đại học đa phân hiệu. - Đề xuất được các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý, đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của trường đại học đa phân hiệu; nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính trong việc nâng cao chất lượng đào tạo tại phân hiệu đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, góp phần thực hiện công bằng và bình đẳng về cơ hội thụ hưởng giáo dục đại học trong bối cảnh KT-XH của Việt Nam hiện nay. 9. Luận điểm bảo vệ 1) Trong bối cảnh KT-XH hiện nay, trường đại học đa phân hiệu được hình thành và phát triển phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam nhằm phát huy thế mạnh của cơ sở chính đối với đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội, tạo sự công bằng và bình đẳng về cơ hội hưởng thụ giáo dục đại học, tận dụng được thế mạnh của địa phương, vùng miền. 2) Đặc điểm về cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý của các trường đại học đa phân hiệu đòi hỏi phải có sự khác biệt về phương thức đảm bảo các phương tiện và điều kiện hoạt động của nhà trường như: đội ngũ (cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, giảng viên và nhân viên), người học, cơ sở vật chất và thiết bị, 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất