Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới...

Tài liệu Hình thức chính thể của một số nước trên thế giới

.DOC
21
355
133

Mô tả:

- Cách thức bầu cử Tổng thống: Theo quy định của luật Hiến pháp sửa đổi ngày 06/11/1962 Tổng thống là người được toàn dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Hội đồng Hiến pháp xem xét các điều kiện và lập ra danh sách ứng cử viên. Ở vòng 1, ứng cử viên cao phiếu nhất đạt đa số tuyệt đối trên tỷ lệ phiếu bầu thì ứng cử viên đó sẽ trúng cử. Nhưng nếu ở vòng 1 không có ứng cử viên nào đạt đa số tuyệt đối trên 50% số phiếu bầu thì sẽ tiến hành bầu cử vòng 2. Ở vòng 2 người ta chỉ chọn 2 ứng cử viên cao phiếu nhất ở vòng 1. Cuộc bầu cử vòng 2 sẽ diễn ra vào ngày chủ nhật tiếp sau đó. Ở vòng 2 Tổng thống được bầu theo đa số tương đối ( Người trúng cử là người cao phiếu nhất nhưng không nhất thiết phải quá 50% số phiếu bầu). 2.1.2: Ưu nhược điểm hình thức chính thể lưỡng hệ của Pháp - Về ưu điểm, mô hình này đã khắc phục được tình trạng quyền lực tập trung về một phía, hoặc là Nghị viện như trong cộng hòa đại nghị, hoặc là Tổng thống trong mô hình cộng hòa tổng thống. Nhân dân là những người trực tiếp lựa chọn ra Tổng thống và trao cho Tổng thống một quyền lực rất lớn để lãnh đạo đất nước. - Tuy nhiên, mô hình cộng hòa lưỡng tính cũng tồn tại những nhược điểm. Mục đích chính của việc xây dựng thể chế cộng hòa lưỡng tính là san bằng, cân đối quyền lực giữa cơ quan lập pháp và hành pháp; tạo ra một cơ quan hành pháp mạnh, thực chất và đủ điều kiện để nhanh chóng quyết định các vấn đề cấp bách. Đồng thời, quyền hành pháp cũng được phân chia cho Thủ tướng và Tổng thống để tránh tình trạng chuyên quyền trong lĩnh vực hành pháp. Tuy nhiên, khi thi hành trên thực tế thì nó gặp phải nhiều bất cập. - Hiện nay, hầu như Tổng thống là người nắm giữ toàn bộ quyền hành pháp. Vai trò của Thủ tướng chỉ như một người giúp việc. Mặt khác, Tổng thống và Thủ tướng là hai người thuộc hai đảng khác nhau nên giữa hai người này vẫn tồn tại những mâu thuẫn, bất đồng với nhau trong khi thực thi quyền lực. - Nhìn chung, mô hình cộng hòa lưỡng tính về mặt lý thuyết, trong môi trường lý tưởng sẽ khắc phục được hạn chế của mô hình cộng hòa đại nghị và cộng hòa tổng thống, tạo ra một cơ chế phân chia, giám sát quyền lực tối ưu. Tuy nhiên, khi tiến hành trên thực tế lại phát sinh nhiều yếu tố không mong muốn. Tổng thống có quyền lực quá lớn, thậm chí còn có phần “nhỉnh” hơn Nghị viện rất dễ xảy ra tình trạng chuyên quyền. Mặt khác, mối quan hệ giữa Nghị viện và Tổng thống rất dễ trở thành quan hệ đối lập nhau. Do đó, vấn đề mấu chốt không phải là đi theo mô hình nào hiệu quả nhất. Cái chúng ta cần quan tâm là làm sao để tăng cường hơn nữa sức mạnh của toàn thể nhân dân, củng cố và phát huy dân chủ, tạo điều kiện cho nhân dân được tham gia vào các vấn đề lớn của đất nước. Chỉ khi nào đất nước thực sự là của nhân dân thì đó mới là mô hình nhà nước tối ưu.

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86