Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014...

Tài liệu Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo lào việt nam từ năm 1992 đến năm 2014

.PDF
139
735
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- BOUNGNOK KEOVONGVICHITH QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------- BOUNGNOK KEOVONGVICHITH QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2014 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI Mã số: 60220311 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Kháng XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG Giáo viên hướng dẫn Chủ tịch hội đồng chấm luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS. Đặng Xuân Kháng GS.TS. Nguyễn Văn Kim HÀ NỘI - 2016 LỜI CÁM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn, tôi nhận đƣợc sự quan tâm giúp đỡ quý báu từ nhiều cá nhân và tập thể. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Lịch Sử và bộ môn Lịch sử Thế giới Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trƣờng. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Đặng Xuân Kháng - Giảng viên khoa Lịch Sử, ngƣời đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hƣớng dẫn tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Sự giúp đỡ về mọi mặt từ phƣơng pháp, tài liệu và những lời động viên góp ý của Thầy đã giúp tôi thêm tự tin và quyết tâm hoàn thành luận văn này. Việc hoàn thành đề tài này là kết quả của niềm đam mê và lòng quyết tâm của tôi. Đó cũng chính là tổng hợp của sự giúp đỡ, động viên và ủng hộ nhiệt tình của thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè. Do những hạn chế về ngôn ngữ nên trong quá trình thực hiện luận văn, tôi vẫn còn mắc phải không ít sai sót về lỗi chính tả và hình thức trình bày cũng nhƣ nội dung. Tôi mong nhận đƣợc sự đóng góp của các thầy, cô và các bạn để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn Boungnok KEOVONGVICHITH MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. ...............................................................4 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. ....................................................................4 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................5 6. Đóng góp của luận văn. .................................................................................5 7. Kết cấu của luận văn. .....................................................................................5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM ............................................................................................6 1.1. Các điều kiện tiền đề của mối quan hệ hợp tác Lào - Việt ...................6 1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên .................................................6 1.1.2. Điều kiện kinh tế hai nƣớc...................................................................8 1.1.3. Dân cƣ, nguồn lao động .................................................................... 10 1.2. Mối quan hệ đặc biệt trong các chặng đƣờng lịch sử. ........................ 12 1.2.1. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp ......................................... 12 1.2.2. Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ ........................................... 20 1.3. Quan hệ giáo dục Lào - Việt Nam trƣớc năm 1992 ............................ 35 1.3.1. Quan điểm về chính sách giáo dục của hai nƣớc Lào - Việt Nam ... 35 1.3.2. Quan hệ hợp tác giáo dục Lào - Việt Nam trƣớc năm 1992 ............ 38 Tiểu kết .......................................................................................................... 41 CHƢƠNG 2. QUAN HỆ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2014 .................................................................. 42 2.1. Bối cảnh Quốc tế .................................................................................... 42 2.2. Hợp tác trong đào tạo Lào - Việt Nam ................................................ 43 2.2.1. Việt Nam đào tạo cho Lào ................................................................ 43 2.2.2. Lào đào tạo cho Việt Nam ................................................................ 44 ii 2.3. Hợp tác bồi dƣỡng cán bộ lãnh đạo quản lý ....................................... 45 2.4. Hợp tác giữa các cơ quan cấp Bộ và các địa phƣơng ......................... 46 2.5. Việt Nam viện trợ và xây dựng cơ sở vật chất giáo dục cho Lào ...... 66 Tiểu kết .......................................................................................................... 71 CHƢƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY QUAN HỆ HỢP TÁC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÀO - VIỆT NAM.... 72 3.1. Một số nhận xét về quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014 ............................................... 78 3.1.1. Những thành tựu đạt đƣợc ................................................................ 78 3.1.2. Hạn chế, tồn tại ................................................................................. 81 3.2. Bài học kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo Lào - Việt ......................................................................................... 86 3.2.1. Bài học kinh nghiệm ......................................................................... 86 3.2.2. Giải pháp chung ................................................................................ 90 KẾT LUẬN .................................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 96 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101 iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCH Ban Chấp hành CHDCND Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CHXHCN Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa CNXH Chủ nghĩa xã hội CT Chủ tịch ĐCS Đảng Cộng sản ĐHĐB Đại hội đại biểu ĐNDCM Đảng Nhân dân Cách mạng TBT Tổng Bí thƣ XHCN Xã hội chủ nghĩa iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quy luật tồn tại và phát triển của nhân loại, nhu cầu hợp tác, giao lƣu và phát triển quan hệ với bên ngoài của mọi quốc gia, mọi dân tộc là một nhu cầu tất yếu. Bởi đó không chỉ là điều kiện cần thiết để mỗi cá nhân giao hòa với cộng đồng dân cƣ, với các nền văn hóa trong và ngoài khu vực, mà còn là cơ sở để mỗi quốc gia hình thành và phát triển. Con ngƣời không thể sống biệt lập cũng nhƣ quốc gia không thể thiếu chức năng phát triển các mối quan hệ với bên ngoài. Có thể nói lịch sử phát triển của mỗi quốc gia cũng là lịch sử của những quá trình chuyển biến nội tại và phát triển quan hệ, hợp tác với các nƣớc bên ngoài. Điều này càng có một ý nghĩa đặc biệt trong xu thế phát triển hội nhập hiện nay. Lào và Việt Nam không phải là những trƣờng hợp ngoại lệ. Là những quốc gia cùng nằm trong bán đảo Đông Dƣơng, cùng thuộc khu vực Đông Nam Á. Hai nƣớc là anh em, là láng giếng tựa lƣng vào nhau thì mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực lại càng sâu đậm hơn bất kỳ một quốc gia nào khác. Hai nƣớc Lào - Việt Nam có lịch sử gắn bó rất lâu đời trong suốt chiều dài dựng nƣớc và giữ nƣớc của mỗi dân tộc. Trong chiều dài lịch sử ấy, nhân dân hai nƣớc đã “chung lƣng đấu cật” để xây dựng mỗi nƣớc phát triển. Là hai nƣớc láng giềng có nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa, Việt Nam và Lào đã chung tay viết nên những trang sử hào hùng của hai dân tộc. Mối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời Việt Nam - Lào bắt nguồn từ tình cảm láng giềng thân thiết, sự gắn bó keo sơn giữa dân tộc Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào đã trải qua muôn vàn thử thách, đƣợc nhiều thế hệ lãnh đạo hai Đảng và nhân dân hai nƣớc, đặc biệt là Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản vĩ đại và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trực tiếp gây dựng nền 1 móng, đƣợc các thế hệ lãnh đạo kế tục của hai Đảng, hai nƣớc, cùng nhân dân hai nƣớc quý trọng, nâng niu và dày công vun đắp, không ngừng phát triển và trở thành mối quan hệ đặc biệt, thủy chung, trong sáng và là mẫu mực hiếm có trong quan hệ quốc tế hiện nay. Mối quan hệ Lào - Việt đã đƣợc hình thành và bền chặt từ những năm tháng đất nƣớc còn dƣới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Mối quan hệ này bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết vì hòa bình ổn định trên lãnh thổ và khu trong vực. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1991, hợp tác giữa hai nƣớc Việt Nam - Lào đã có những điều chỉnh căn bản từ quan điểm “tài nguyên của Lào, kỹ thuật lao động của Việt Nam và vốn của nƣớc thứ ba” sang nguyên tắc “hợp tác bình đẳng cùng có lợi, sự kết hợp hài hòa thỏa đáng giữa quan hệ đặc biệt với thông lệ quốc tế nhằm ƣu tiên, ƣu đãi hợp lý cho nhau”. Sự phát triển mối quan hệ này đã góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nƣớc của cả hai quốc gia trong suốt những năm qua và sẽ đƣợc tiếp tục mở rộng vào những năm tới. Đặc biệt, sự hợp tác về mặt văn hóa, giáo dục và khoa học công nghệ giữa Việt Nam - Lào từ năm 1992 cho đến nay đã có những kết quả đáng ghi nhận, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp đổi mới ở mỗi nƣớc và đƣa mối quan hệ đặc biệt hai nƣớc lên tầm cao mới, đóng góp cho hòa bình ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới. Quốc gia nào cũng thế, giáo dục luôn có một vị trí quan trọng và là nhân tố để thúc đẩy sự phát triển thịnh vƣơng của mỗi quốc gia đó. Việc học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục là yếu tố cần thiết để đúc rút ra những bài học cho sự phát triển ngày càng tốt đẹp hơn. Trong lĩnh vực giáo dục, sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nƣớc Việt Nam - Lào cũng đã có bề dày lịch sử, từ buổi ban đầu của thời kỳ cách mạng, hai nƣớc cùng chiến đấu chung một chiến hào, bộ đội tình nguyện Việt Nam đã dạy chữ cho các chiến sĩ cách mạng Lào, giúp cho nhiều ngƣời sau này trở thành những cán bộ ƣu tú, những ngƣời chỉ huy tài năng. Tại vùng 2 giải phóng Lào, nhiều cán bộ giáo dục tình nguyện Việt Nam đã sang giúp Lào phát triển giáo dục, từ bậc tiểu học, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, đến cao đẳng và đại học. Xuất phát từ những giá trị truyền thống tốt đẹp đó, tôi lựa chọn đề tài “Quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cho mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Quan hệ Lào và Việt Nam vốn là mối quan hệ tình cảm đặc biệt. Chính vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu về sự hợp tác và phát triển giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, chỉ có nhiều công trình nghiên cứu về hợp tác kinh tế, chính trị còn những công trình nghiên cứu về hợp tác giáo dục thì còn có những hạn chế nhất định, hoặc có đề cập nhƣng còn mang tính chất chung chung. Trong công trình Quan hệ đặc biệt hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào trong giai đoạn 1945 - 2000 của tác giả Lê Đình Chỉnh, tác đã nói về sự giúp đỡ của các chuyên gia Việt Nam giúp Lào xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung chƣơng trình đào tạo cho các cấp học ngay từ những ngày đầu kháng chiến giành độc lập cho dân tộc Lào. Bên cạnh đó tác giả cũng chỉ ra công tác bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ nòng cốt có đủ năng lực và phẩm chất lãnh đạo cách mạng cho Lào là nhiệm vụ chiến lƣợc phát triển mối quan hệ Lào và Việt Nam. Tác phẩm Lịch sử quan hệ Việt Nam - Lào và Lào - Việt Nam (1930 2007) cũng đề cập nhiều đến việc hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nƣớc. Luận văn của Sisavai đề tài: “Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tƣ giữa Việt Nam và nƣớc Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” chỉ là đánh giá chung nhất về hoạt động đầu tƣ của Việt Nam ra nƣớc ngoài, so sánh hoạt động đầu tƣ của Việt Nam sang Lào so với hoạt động đầu tƣ ra nƣớc ngoài nói chung và đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cƣờng hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp Việt Nam sang Lào. 3 Rất tiếc, ở Lào chƣa có tác giả nào nghiên cứu về vấn đề hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc Lào - Việt nên tôi chủ yếu dựa vào các công trình đã đƣợc công bố của các tác giả Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Mục đích Luận văn góp phần làm rõ mối quan hệ hợp tác giáo dục và đào tạo giữa Lào và Việt Nam từ năm 1992 đến tháng 9 năm 2015, qua đó đánh giá những thành công trong lĩnh vực giáo dục giữa hai nƣớc và cả những hạn chế để vận dụng thực hiện trong các giai đoạn tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt đƣợc mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phân tích các điều kiện thuận lợi cũng nhƣ hạn chế trong việc hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nƣớc Lào - Việt Nam. - Trình bày theo hệ thống lịch sử quá trình hợp tác quan hệ giữa hai nƣớc Lào - Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực hợp tác giáo dục. - Nêu lên những thành công và hạn chế trong quá trình hợp tác giáo dục giữa hai nƣớc. - Rút ra những kinh nghiệm để trong quá trình tiếp theo hợp tác giáo dục giữa Lào - Việt Nam sẽ đạt đƣợc những thành công hơn nữa. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề giáo dục của Lào và Việt Nam trong quá trình hợp tác từ năm 1992 đến năm 2014; Những chủ trƣơng, biện pháp và quá trình tổ chức thực hiện hợp tác giáo dục và đào tạo giữa hai nƣớc. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sự hợp tác giữa Lào và Việt Nam song luận chỉ văn tập trung nghiên cứu về quá trình hợp tác giữa hai nƣớc ở các nội dung nhƣ: văn bản hợp tác giáo dục và đào tạo bao gồm các nghị định, nghị quyết hoặc chủ trƣơng đƣờng lối hợp tác của hai Đảng, hai Nhà nƣớc và kết quả của sự hợp 4 tác giáo dục và đào tạo trong giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2014, kể từ khi hai nƣớc ký Hiệp định hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật thời kỳ 1992 - 1995 và năm 1992 tại Viêng Chăn ngày 15/2/1992. 5. Cơ sở lý luận, nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục và đào tạo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phƣơng pháp lịch sử kết hợp phƣơng pháp lô gíc, đồng thời trong những nội dung nhất định còn sử dụng phƣơng pháp thống kê, so sánh để làm nổi bật vấn đề cần nghiên cứu. 6. Đóng góp của luận văn. Hệ thống hóa các chủ trƣơng, biện pháp và quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hợp tác giáo dục của hai Nhà nƣớc Lào và Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014. Qua đó nêu lên các thành tựu, hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm để quá trình hợp tác sẽ ngày càng thành công hơn nữa ở các giai đoạn tiếp theo. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu về quan hệ phát triển giữa Lào và Việt Nam đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn đƣợc kết cấu gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cơ sở mối quan hệ giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam Chương 2: Quan hệ giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam từ năm 1992 đến năm 2014 Chương 3: Bài hộc kinh nghiệm và giải pháp thúc đẩy hợp tác giáo dục và đào tạo Lào - Việt Nam trong thời gian tới 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ MỐI QUAN HỆ GIÁO DỤC LÀO - VIỆT NAM 1.1. Các điều kiện tiền đề của mối quan hệ hợp tác Lào - Việt 1.1.1. Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông bán đảo Đông Dƣơng, có phần đất liền trải dài từ kinh tuyến 102°8′ Đông đến 109°27′ Đông và từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc. Diện tích đất liền vào khoảng 331.698 km². Việt Nam là một quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chƣa tới 20%. Đất nƣớc bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc; và dãy Trƣờng Sơn, Tây Nguyên, đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam [ 44. tr 45] Việt Nam vốn là quốc gia có vị trí địa lý đẹp có nhiều thuận lợi. Nằm trên ngã tƣ đƣờng hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng với nhiều cảng biển và các sân bay quốc tế, cùng với các tuyến đƣờng bộ, đƣờng sắt xuyên Á, đƣờng biển, đƣờng hàng không nối liền với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Hơn thế nữa, Việt Nam là nƣớc có đƣờng bờ biển dài hơn 3.200 km đây là cơ sở cửa ngõ mở lối ra biển thuận lợi cho Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc.[ 44. tr 3] Việt Nam là nƣớc có nhiều tài nguyên thiên nhiên từ tài nguyên đất, sinh vật, khoáng sản, nƣớc, biển, rừng đến tài nguyên du lịch. Tất cả đều phong phú. Có thể thấy rằng Việt Nam là quốc gia có rừng vàng, biển bạc. Đây là cơ hội cho đất nƣớc Việt Nam phát triển bền vững dựa trên những nguồn lực sẵn có. Còn đối với Lào: Lào là đất nƣớc có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh; đỉnh cao nhất là Phou Bia cao 2.817 m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Sông Mê Kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trƣờng Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông giáp với Việt Nam. [52] 6 Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện. Là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á. Lào giáp giới Myanma và Trung Quốc về phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam và Thái Lan ở phía tây. Đây là hạn chế của Lào trƣớc sự phát triển kinh tế khi giao thƣơng đƣờng biển luôn chiếm một vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở các nƣớc trên thế giới. Vị trí địa lý đã tạo điều kiện cho hai nƣớc Lào và Việt Nam có mối quan hệ hợp tác thƣờng xuyên trong suốt những chặng đƣờng phát triển. Việt Nam là cửa ngõ thông ra biển cho Lào. Lào và Việt Nam đều nằm ở trung tâm bán đảo Trung - Ấn, thuộc vùng Đông Nam Á lục địa. Dãy Trƣờng Sơn có thể ví nhƣ cột sống của hai nƣớc, tạo thành biên giới tự nhiên trên đất liền giữa Việt Nam và Lào. Với địa hình tự nhiên này, về đƣờng bộ cả Việt Nam và Lào đều theo trục Bắc - Nam. Còn về đƣờng biển, Lào chỉ có thể thông thƣơng qua một số tỉnh miền Trung Việt Nam. Với điều kiện tự nhiên nhƣ thế, Việt Nam và Lào vừa có nhiều điểm tƣơng đồng nhƣng cũng có những nét khác biệt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày nay, để hợp tác cùng phát triển, hai nƣớc hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau bằng tiềm năng, thế mạnh của mỗi nƣớc về vị trí địa lý, tài nguyên, nguồn nhân lực, thị trƣờng cũng nhƣ sự phân vùng kinh tế và phân công lao động hợp lý. Ngoài ra, Lào và Việt Nam lại nằm kề con đƣờng giao thông hàng hải, hàng đầu thế giới nối liền Đông Bắc Á, Nam Á qua Tây Thái Bình Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng cho nên chiếm vị trí địa - chiến lƣợc quan trọng ở vùng Đông Nam Á. Trong khi đó, dãy Trƣờng Sơn, biên giới tự nhiên giữa Lào và Việt Nam, đƣợc ví nhƣ bức trƣờng thành hiểm yếu để hai nƣớc tựa lƣng vào nhau, phối hợp giúp đỡ lẫn nhau tạo ra thế chiến lƣợc khống chế những địa bàn then chốt về kinh tế và quốc phòng, trở thành điểm tựa vững chắc cho Việt Nam và Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. 7 Vị trí hình thể là tiền đề để hai nƣớc Lào - Việt Nam hợp tác phát triển là anh em trong quá trình phát triển xây dựng đất nƣớc. Là những đối tác chiến lƣợc quan trọng của nhau, cùng hợp tác phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, giáo dục cũng nhƣ quốc phòng an ninh. Hai dân tộc là ngƣời bạn thủy chung, đồng cam cộng khổ gắn bó, sẻ chia cùng nhau. Là hai nƣớc láng giềng gần gũi, cùng chung sống lâu đời trên cùng một bán đảo, cùng chung nguồn nƣớc Mê Công và dãy Trƣờng Sơn hùng vĩ. [16. tr 5] 1.1.2. Điều kiện kinh tế hai nước + Điều kiện kinh tế Lào Lào là nƣớc nằm sâu trong lục địa, không có đƣờng thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng. Có một số đồng bằng nhỏ ở vùng thung lũng sông Mê Kông hoặc các phụ lƣu nhƣ đồng bằng Viêng Chăn, Champasack... 45 % dân số Lào sống ở vùng núi. Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông [52] Nhìn chung, nền kinh tế trong những năm gần đây có nhiều tiến bộ nhƣng chƣa có cơ sở bảo đảm ổn định. Các mục tiêu kinh tế-xã hội do các kỳ đại hội và các chƣơng trình kế hoạch 5 năm đƣợc triển khai thực hiện có hiệu quả. Lào đang nắm bắt thời cơ, đang tạo nên những bƣớc đột phá và đang có những tiền đề cho một thời kỳ tăng tốc. Tăng trƣởng GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng dần, năm 2000 đạt 298USD/ngƣời/năm; năm 2006 đạt 546 USD/ngƣời/năm, năm 2007 đạt 678USD/ngƣời/năm, năm 2008 đạt 841USD/ngƣời/năm, năm 2013 đạt 948 USD/ năm và năm 2014 đạt 986 USD/ năm. Đến năm 2020, Lào phấn đấu đạt GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 1.200-1.500 USD/năm. [ 5] Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VIII (3/2006) đề ra mục tiêu đến năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã hội; đƣa đất nƣớc thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh 8 tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hƣớng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nƣớc và kinh tế tập thể đƣợc củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần so với năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế. Mặc dù tốc độ tăng trƣởng cao nhƣng Lào vẫn còn là một đất nƣớc với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Hiện tại, Lào mới có tuyến đƣờng sắt nối thủ đô Vientiane (Lào) đến tỉnh Nong Khai (Thái Lan) và hệ thống đƣờng bộ mặc dù đã đƣợc cải tạo nhƣng đi lại vẫn khó khăn. Hệ thống liên lạc viễn thông trong nƣớc và quốc tế còn giới hạn. Điện sinh hoạt chủ yếu mới có ở khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng hơn 80% lực lƣợng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận đƣợc sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và các nguồn quốc tế khác cũng nhƣ từ đầu tƣ nƣớc ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. + Điều kiện kinh tế Việt Nam Trƣớc năm 1986, Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chính sách Đổi mới thực hiện từ năm 1986 thiết lập mô hình "Kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa". Các thành phần kinh tế đƣợc mở rộng nhƣng các ngành kinh tế then chốt vẫn dƣới sự điều hành của Nhà nƣớc. Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triển to lớn và đạt đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế trung bình khoảng 9%/năm từ 1993 đến 1997, đặc biệt là sau khi Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận với Việt Nam vào năm 1994.[ 51] Do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997, tăng trƣởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 nhƣng đã tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trƣởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những 9 năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Hiện nay, giới lãnh đạo Việt Nam tiếp tục các nỗ lực tự do hóa nền kinh tế và thi hành các chính sách cải cách, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để đổi mới kinh tế và tạo ra các ngành công nghiệp xuất khẩu có tính cạnh tranh hơn. Mặc dù có tốc độ phát triển kinh tế cao trong một thời gian dài nhƣng do tình trạng tham nhũng không đƣợc cải thiện và luôn bị xếp hạng ở mức độ cao của thế giới cộng với các khó khăn về vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng gây ra cho việc kinh doanh với hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trƣớc đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng nên với con số cam kết đầu tƣ trực tiếp của nƣớc ngoài (FDI) cao kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008 chƣa nói lên đƣợc mức độ tin tƣởng của các nhà đầu tƣ quốc tế đối với Việt Nam và Việt Nam đang bị các nƣớc trong khu vực bỏ lại khá xa. Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) sau khi đã kết thúc đàm phán song phƣơng với tất cả các nƣớc có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn nhƣ Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc). Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Và mới đây Việt Nam cũng đã tham gia ký kết hiệp định đối tác chiến lƣợc kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (TPP). Tất cả những điều đó đang chứng tỏ bƣớc tiến mới về sức mạnh kinh tế của Việt Nam. Nhƣ vậy, với sự phát triển kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thì đây sẽ là điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể giúp đỡ Lào nhiều hơn nữa trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nƣớc. 1.1.3. Dân cư, nguồn lao động Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Quỹ Dân số Liên hợp quốc công bố ngày 17 tháng 12 năm 2014 thì dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân, là nƣớc có dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới, thứ 7 châu Á và thứ 3 10 trong khu vực Đông Nam Á. Dân cƣ Việt Nam phần đông vẫn còn là cƣ dân nông thôn (khoảng 68 % - năm 2013). Trình độ học vấn của dân cƣ ở mức khá; tuổi thọ trung bình tăng khá nhanh (năm 2013 đạt 73,1 tuổi). [44. Tr 53] Lực lƣợng lao động của Việt Nam hiện nay khoảng 52.207.000 ngƣời; hàng năm trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bƣớc vào tuổi lao động. Lao động Việt Nam đƣợc đánh giá là thông minh, khéo léo, cần cù, tuy nhiên ý thức kỷ luật, năng lực làm việc theo nhóm còn nhiều hạn chế. [44. Tr 51] Số lƣợng nguồn nhân lực của Việt Nam đƣợc tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể đƣợc xem nhƣ là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Theo số liệu thống kê sơ bộ, năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 ngƣời; số sinh viên tốt nghiệp là 405.900 ngƣời; số học sinh các trƣờng trung cấp chuyên nghiệp là 421.705 ngƣời. Tuy nhiên, chất lƣợng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền, địa phƣơng.. chƣa đồng nhất, chƣa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội, gây lãng phí nguồn lực của Nhà nƣớc và xã hội. Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong toàn bộ lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên là 17,9%, trong đó ở thành thị là 33,7%, gấp 3 lần tỷ lệ này ở khu vực nông thôn là 11,2%, phân theo giới tính tỷ lệ này là 20,3% đối với nam và 15,4% đối với nữ; tỷ lệ nhân lực đƣợc đào tạo trình độ cao (từ đại học trở lên) trong tổng số lao động qua đào tạo ngày càng tăng (năm 2010 là 5,7%, năm 2012 là 6,4%, sơ bộ năm 2013 là 6,9% ). [ 32] Sử dụng nhân lực: Lực lƣợng lao động đã đƣợc thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Theo báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XIII, nền kinh tế đã tạo ra trong năm 2013 khoảng 1,58 1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp là 2,18% (trong đó thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,75% (trong đó thành thị là 1,48%, nông thôn là 3,31%). 11 Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã đƣợc thu hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực nhƣ bƣu chính viễn thông, công nghệ thông tin, đóng tàu, công nghiệp năng lƣợng, y tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về số lƣợng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bƣớc tiếp cận trình độ quốc tế. Lào và Việt Nam đều là những quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ. Cùng sinh tụ trên một bán đảo có nhiều nét tƣơng đồng về các yếu tố địa- chính trị, địa - kinh tế- văn hóa [41. tr 9] . Hiện tƣợng một tộc ngƣời sống xuyên biên giới quốc gia của hai nƣớc, hoặc nhiều nƣớc là đặc điểm tự nhiên của sự phân bố tộc ngƣời ở khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam và Lào nói riêng. Đặc điểm này đã chi phối mạnh mẽ các mối quan hệ khác trên đƣờng biên giới quốc gia Việt Nam-Lào. Chính quá trình cộng cƣ, hoặc sinh sống xen cài của những cƣ dân Việt Nam và cƣ dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nƣớc đã dẫn đến việc cùng khai thác và chia sẻ nguồn lợi tự nhiên, đặc biệt là nguồn lợi sinh thủy. Điều này, thêm một lần nữa khẳng định các quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc chính là những điều kiện lịch sử và xã hội đầu tiên, tạo ra những mối dây liên hệ và sự giao thoa văn hoá nhiều tầng nấc giữa cƣ dân hai nƣớc. 1.2. Mối quan hệ đặc biệt trong các chặng đƣờng lịch sử 1.2.1. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp Sau khi giành lại đƣợc chính quyền, nhân dân hai nƣớc Việt Nam, Lào hơn lúc nào hết, chỉ mong muốn đƣợc sống trong hòa bình, tiếp tục hợp tác, cùng nhau bảo vệ nền độc lập và xây dựng lại đất nƣớc. Chính phủ hai nƣớc đã ký Hiệp ước tương trợ Lào - Việt và Hiệp định về tổ chức Liên quân Lào Việt , đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho sự hợp tác giúp đỡ và liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt - Lào. 12 Bất chấp nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nƣớc Việt Nam và Lào, thực dân Pháp ngang nhiên gây chiến tranh hòng áp đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dƣơng. Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn. Tiếp đó, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, sang Campuchia, Hạ Lào, rồi toàn cõi Đông Dƣơng. Trƣớc nguy cơ đe dọa nền độc lập dân tộc, Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng đã ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, chủ trƣơng thống nhất mặt trận Việt- Miên- Lào chống Pháp xâm lƣợc nhằm “Tăng cƣờng công tác vũ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho mặt trận kháng Pháp của Lào - Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê, đặng bao vây lại quân Pháp ở nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào” . Theo tinh thần đó, quân và dân các địa phƣơng vùng giáp ranh biên giới Việt Nam - Lào phối hợp đánh quân Pháp ở nhiều nơi. Uỷ ban Kháng chiến hành chính và Bộ chỉ huy Chiến khu 4 (Việt Nam) thành lập Ban chỉ huy các mặt trận đƣờng 8, đƣờng 9 và cử một số đơn vị phối hợp với bộ đội Lào, vừa đánh địch ở Na Pê, Xê Pôn, huyện lỵ Căm Cớt ,vừa làm công tác tuyên truyền, vận động nhân dân gây dựng cơ sở, lực lƣợng kháng chiến. Hội Việt kiều cứu quốc ở các tỉnh, thành phố của Lào động viên, kêu gọi thanh niên tích cực gia nhập lực lƣợng Liên quân Lào- Việt. Chỉ trong một thời gian ngắn, Liên quân Lào- Việt đƣợc thành lập ở nhiều nơi, trở thành lực lƣợng vũ trang cách mạng, hăng hái chiến đấu chống quân xâm lƣợc. Tiêu biểu cho tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân LàoViệt trong năm đầu của cuộc kháng chiến là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc ngày 21 tháng 3 năm 1946. Đồng chí Cay xỏn Phôm vi hẳn đƣa ra nhận định để đẩy cao tinh thần đoàn kết “Các phong trào có nhiều nhân tố, tự phát, bị bó hẹp trong một số bộ 13 tộc, địa phƣơng, thiếu sự phối hợp của cả nƣớc, đặc biệt là thiếu sự lãnh đạo của một đảng cách mạng nhân chân chính, lại diễn ra trong hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi, nên cuối cùng bị dập tắt” [7 tr 12] Và từ giữa năm 1946, sau khi quân Pháp chiếm lại một số tỉnh ở bắc vĩ tuyến 16 của Lào, các lực lƣợng kháng chiến Lào chuyển sang phía Đông tiến hành chiến tranh du kích. Đƣợc Ủy ban Kháng chiến hành chính Chiến khu 4 (Việt Nam) giúp đỡ, Hội nghị cán bộ các tỉnh Savẳnnàkhẹt, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn họp tại Vinh, tỉnh Nghệ An (10/1946) để thống nhất lực lƣợng và hành động. Hội nghị đã quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng Đông Lào để chỉ đạo cuộc đấu tranh tại vùng Đông Lào và đề ra phƣơng hƣớng đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở chính trị, củng cố các lực lƣợng vũ trang cách mạng Lào, phát triển chiến tranh du kích chống thực dân Pháp và tay sai. Bằng mọi sự nỗ lực, các lực lƣợng vũ trang Việt - Lào đã từng bƣớc tạo dựng đƣợc niềm tin trong nhân dân, xây dựng thêm nhiều cơ sở kháng chiến và mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp các tỉnh của Đông Lào. Quán triệt tinh thần Hội nghị Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng mở rộng (1/1948) về những chủ trƣơng mới và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đối với cách mạng Lào, Trung ƣơng Đảng Cộng sản Đông Dƣơng và Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam quyết định tăng cƣờng lực lƣợng sang phối hợp và giúp đỡ nhân dân Lào đẩy mạnh kháng chiến. Thực hiện chủ trƣơng trên, trong năm 1948, lãnh đạo hai nƣớc Việt Nam, Lào đã thống nhất quyết tâm và tiến tới thành lập Mặt trận Tây Bắc Lào nhằm xúc tiến việc xây dựng căn cứ địa Tây Bắc Lào, nối liền với khu Tây Bắc của Việt Nam; thành lập Ban xung phong Lào Bắc, để xây dựng căn cứ địa Lào Bắc vững chắc, làm chỗ dựa cho việc xây dựng và phát triển thế trận chiến tranh nhân dân; thành lập Khu Đặc biệt ở Quảng Nam (Việt Nam) để làm chỗ dựa xây dựng căn cứ ở Hạ Lào. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Luật so sánh...
29
830
86