Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng tmcp cô...

Tài liệu Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại ngân hàng tmcp công thương việt nam - Chi nhánh Đà Nẵng

.DOC
89
23
52

Mô tả:

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều cơ hội, cũng như thách thức đối với hầu hết các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động cung cấp các dịch vụ ngân hàng nói riêng. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, với sự hiện diện ngày càng nhiều của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự lớn mạnh của các ngân hàng thương mại trong nước vì thế yêu cầu kiểm soát rủi ro tín dụng ngày càng trở nên cấp thiết. Rủi ro tín dụng đã được nghiên cứu rất nhiều trong suốt quá trình phát triển ngân hàng là một chủ đề phổ biến trong ngành. tuy nhiên, miễn là các ngân hàng thực hành các chức năng cốt lõi của họ, đó là hoạt động tín dụng, vấn đề này không bao giờ cũ. Luận án chia sẻ mối quan tâm trong chủ đề lớn này và nhằm mục đích nghiên cứu tác động của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng cũng như các phương pháp mà các tổ chức tín dụng có thể áp dụng để kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay, đặc biệt là tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được đánh giá là một trong những ngân hàng duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định. Mặc dù trong thời gian vừa qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam có sự tăng trưởng khá tốt, nhưng kết quả cho vay cá nhân kinh doanh còn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng, còn thấp so với các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng đạt đến 7,2% vào cuối năm 2019 so với năm trước; những chỉ tiêu khác cũng đạt được những kết quả khá ấn tượng, có thể kể đến như tăng đến 43% về lợi nhuận ròng trong dịch vụ, các chỉ số lợi nhuận ngoài lãi năm 2019 đạt đến 22% trên tổng doanh thu, nợ xấu cuối năm 2019 chỉ còn 1,2% trong khi đó con số cùng kỳ năm trước là 1,59%, tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 128%, tăng mạnh so với tỷ lệ 93% của năm 2018. Lợi nhuận riêng lẻ đạt 11,5 nghìn tỷ đạt 126% so với kế hoạch đề ra, vượt 83% so với cùng kỳ năm trước. Thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại Công Thương Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới vừa qua đã cho chúng ta thấy tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cấp tín dụng khó đòi, thêm vào đó tài sản sinh lời là các khoản cấp tín dụng luôn chiếm tỷ trọng khá lớn 60%-70% tài sản có, thậm chí có một số ngân hàng thương mại tỷ lệ này lên đến 80%. Những năm gần đây Vietinbank Đà Nẵng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng khối khách hàng cá nhân, trong đó quan trọng nhất là cá nhân kinh doanh. Chi nhánh Đà Nẵng nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, mật độ dân cư đông đúc, mức sống cao với những hoạt động kinh doanh sầm uất, tập trung nhiều chợ, tạp hoá, trung tâm thương mại... Những năm gần đây Chi nhánh Đà Nẵng cũng chú trọng phát triển dư nợ đối với đối tượng khách hàng này và điều đó cũng tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, để lại khá nhiều hậu quả cho nền kinh tế. Với mục tiêu hướng tới xây dựng mô hình một ngân hàng thương mại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hiện đại và vững mạnh. Từ đó giúp ngân hàng có các giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng cho vay cá nhân kinh doanh bán lẻ trong thời gian tới, nhằm gia tăng mức độ an toàn trong cho vay một cách hiệu quả khi khách hàng sử dụng các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng. Vì thế, tác giả chọn đề tài “Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay cá nhân kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ của mình.

Tài liệu liên quan