Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Bộ Luật Dân sự 2015 (...

Tài liệu Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Bộ Luật Dân sự 2015 (Luận văn thạc sĩ)

.PDF
85
153
129

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ ĐÌNH THẮNG BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. DƯƠNG QUỲNH HOA Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Các kết luận khoa học trong luận văn chưa từng được ai công bố trong các công trình khác Tác giả luận văn Lê Đình Thắng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA....... 8 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng . Error! Bookmark not defined. 1.2. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ....................................... 13 1.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra .................. 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA Ở VIỆT NAM ............................................................................. 32 2.1. Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam .................................................................................................................... 32 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ............................................................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA Ở VIỆT NAM ............................. 70 3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam..................................................................................... 70 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 79 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TNBTTH : Trách nhiệm bồi thường thiệt hại BTTH : Bồi thường thiệt hại BLDS : Bộ luật Dân sư MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một chế định ra đời từ rất sớm trong lịch sử pháp luật thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Đây là một chế định khá quan trọng trước nhu cầu cấp thiết của cuộc sống khi các chủ thể xảy ra tranh chấp về quyền và lợi ích hợp pháp khi bị xâm hại. Trải qua một thời gian dài áp dụng cũng như phát triển chế định TNBTTH nói chung và trong đó có TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra nói riêng đã có nhiều thay đổi và từng bước hoàn thiện. Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường và sự đổi mới từng ngày của khoa học kỹ thuật đã mang lại cho con người những thành tựu vô cùng to lớn không chỉ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật mà kéo theo đó đời sống nhân dân cũng ngày càng phát triển. Trước kia, trong nền kinh tế bao cấp, người dân chỉ cốt sao “ăn no, mặc ấm”, những thành tựu của khoa học kỹ thuật được coi là nguồn nguy hiểm cao độ như ô tô, xe máy chỉ thuộc sở hữu của một số ít người, chủ yếu thuộc sở hữu nhà nước… Sau một thời gian dài phát triển không ngừng về mọi mặt của đời sống, xã hội đã làm cho đời sống nhân dân được nâng cao, các phương tiện giao thông cơ giới, máy móc, thiết bị, hóa chất áp dụng cho nền sản xuất công nghiệp… đã trở nên phổ biến. Hiện nay, trong mỗi gia đình từ thành thị cho đến nông thôn, không ít nhiều trong mỗi gia đình đều có chiếc xe máy, thậm chi ô tô… Tuy vậy, mặt trái của sự phát triển đó là việc gây thiệt hại của chính những nguồn nguy hiểm cao độ khi mà bản thân chúng đã tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ. Minh chứng cho điều này là ngày càng gia tăng những vụ tai nạn giao thông vô cùng thảm khốc, những vụ rò rỉ điện hay những vụ cháy, vụ nổ gây thiệt hại không chỉ tới tài sản, sức khỏe mà cả tính mạng của nhừng người xung quanh… Cũng giống như thiệt hại do hành vi của con người gây ra, khi nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, việc bảo đảm quyền lợi của người bị thiệt hại cũng như của 1 người chịu trách nhiệm bồi thường là một đòi hỏi khách quan và pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu đáp ứng đòi hỏi khách quan đó. Tính khách quan của đòi hỏi này thể hiện ở chỗ việc quy định và áp dụng quy định về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là tất yếu mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ tài sản, người chiếm hữu, sử dụng tài sản cũng như người bị thiệt hại. Chỉ khi giải quyết tốt các vấn đề có liên quan đến TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị thiệt hại cũng như người chịu TNBTTH mới được bảo đảm. Mặc dù trải qua một thời gian dài phát triển cũng như áp dụng các quy định của pháp luật về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Không thể phủ nhận sự hoàn thiện của pháp luật về TNBTTH ngoài hợp đồng nói chung và TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ nói riêng nhưng trên thực tế một số quy đinh liên quan tới TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra vẫn còn một số hạn chế, bất cập không chỉ trong các quy định mà ngay trong thực tiễn áp dụng xét xử như nhầm lẫn giữa TNBTTH do hành vi con người gây ra với TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra…chính điều này đã gây không ít khó khăn cho Thẩm phán trong công tác xét xử, thiếu sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở mỗi Tòa án làm cho việc giải quyết tranh chấp thường kéo dài, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại… Trước khi BLDS 2015 có hiệu lực, văn bản pháp luật quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là BLDS 2005, trong đó có những quy định được hướng dẫn bởi Nghị quyết 03/2006-NQ-HĐTP. Về cơ bản, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đã được quy định tại điều 623 BLDS 2005 nhưng chưa bao quát được tất cả các trường hợp xảy ra trên thực tiễn. Các quy định trong hai văn bản này chưa rõ ràng, tản mát, việc hướng dẫn áp dụng pháp luật cũng chưa phù hợp với bản chất của TNBTTH do 2 nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể, có thể thấy Điều 623 chưa chỉ rõ khi nào được coi là nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, khi nào là việc sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại, đồng thời việc hướng dẫn thi hành Điều 623 cũng chưa thực sự phù hợp; Hiện nay, TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được quy định khá đầy đủ trong BLDS năm 2015. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, vướng mắc. Một số quy định còn thiếu cụ thể, rõ ràng nên đã gây nên nhiều bất cập khi áp dụng pháp luật, làm cho các Tòa án gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp khi có nhiều quan điểm không thống nhất về việc áp dụng. Từ thực tế trên cho thấy, việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề lý luận, các vấn đề pháp lý về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, bảo đảm việc hiểu và áp dụng thống nhất các quy định pháp luật vào thực tiễn là yêu cầu bức thiết. Do đó, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Bộ Luật Dân sự 2015” sẽ có giá trị cả về măt lý luận và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quá trình tìm hiểu và sưu tầm tài liệu cho thấy trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu như: luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Thanh Hồng “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ” hay luận văn tốt nghiệp của Đào Thị Thu An “Một số vấn đề về trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong các vụ tai nạn giao thông đường bộ” đề cập đến trách nhiệm bồi thường do phương tiện giao thông vận tải gây ra – một loại nguồn nguy hiểm cao độ. Một số công trình khoa học như: chuyên đề “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của TS Vũ Thị Hải Yến trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường đại học Luật Hà Nội; “Trách nhiệm dân sự do tài sản gây thiệt hại – vấn đề lý luận và thực tiễn “ năm 2009 do 3 PGS TS Trần Thị Huệ làm chủ nhiệm đề tài; Luận văn thạc sỹ luật học của Trần Trà Giang: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra”; Khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Trang “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” hay “Thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – bình luận bản án” của PGS TS Đỗ Văn Đại. Ngoài ra, nội dung này cũng được đề cập trong các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học, và trang thông tin điện tử như “Bàn về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của TS Lê Đình Nghị (tạp chí Nghề luật số 6/2008); “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của Th.S Mai Bộ (tạp chí Tòa án nhân dân số 2/2003); “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra” của Lê Phước Ngưỡng (tạp chí Kiểm sát số 7/2005); “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra- Những vướng mắc từ thực tiễn” của Phạm Thị Hồng Đào (Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp ngày 06/07/2017). Tuy nhiên, phần lớn các công trình trên chỉ đề cập đến những khía cạnh khác nhau của TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hoặc có nghiên cứu chung về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây do vậy vẫn chưa bao quát được các nội dung. Đặc biệt, từ khi BLDS 2015 được thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015, rất ít công trình nghiên cứu dưới góc độ luận văn về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra được thực hiện. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của BLDS 2015 là hoàn toàn cần thiết và có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Luận văn “Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo BLDS 2015”- là luận văn đầu tiên tập trung nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ các vấn đề lý luận về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam để thấy được những điểm chưa phù hợp cần sửa đồi bổ sung từ đó đưa ra những giải pháp và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Để đạt được mục đích trên, luận văn tốt nghiệp phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra - Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. - Đưa ra những giải pháp, kiến nghị và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung nghiên cứu về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra – một trong những trường hợp cụ thể của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Với mong muốn đưa ra được cái nhìn khái quát, toàn diện về vấn đề nghiên cứu tác giải triển khai nội dung của luận văn qua cách tiếp cận sự phát triển của chế định qua những quy định của BLDS 2005 và BLDS 2015, để so sánh sự phát triển các quy định của pháp luật qua các thời kỳ. Bên cạnh những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tác giả cũng tìm hiểu thực trạng những bất cập của vấn đề này trên thực tế thông qua tìm hiểu các bản án, vụ việc cụ thể để từ đó đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao tính hiệu quả của việc giải quyết trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra trong thực tiễn. 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Phương pháp luận: việc nghiên cứu luận văn sẽ dưa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác Lênin. Đây được coi là kim chỉ nam cho việc định hướng các phương pháp nghiên cứu cụ thể của tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Phương pháp này được tác giả sử dụng để nghiên cứu các vấn đề lý luận trong luận văn. * Phương pháp nghiên cứu cụ thể: trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: - Phương pháp phân tích và bình luận để làm rõ những vấn đề lý luận và quy định pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; - Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hoá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, nhằm đưa ra những kiến nghị phù hợp; - Phương pháp so sánh để nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ và giữa quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một số nước trên thế giới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học có tính hệ thống những vấn đề liên quan đến TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra với những điểm mới so với các công trình nghiên cứu khoa học trước đây như sau: - Phân tích một cách hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra đồng thời so sánh với các quy định trong lịch sử về cùng nội dung. - Chỉ ra nhưng hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra chưa được đề cập đến một cách cụ thể và chi tiết trong các công nghiên cứu khoa học trước đây. 6 - Xác định một cách cụ thể những hạn chế, vướng mắc, bất cập của quy định pháp luật hiện hành về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trên cơ sở đó chỉ ra nguyên nhân và đề xuất hướng hoàn thiện các quy định này. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau:  Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra  Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam  Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra ở Việt Nam Kết luận 7 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ GÂY RA 1.1. Khái quát về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đông Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo đó, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng hợp pháp nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cũng như bù đắp tổn thất về tinh thần cho những những người bị thiệt hại do tự thân nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, ngay cả trong trường hợp không có lỗi của họ. Để làm rõ hơn về TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, tác giả đi vào khái quát lại một số vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế phát triển quá nhanh đã làm gia tăng các tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống hằng ngày, đặc biệt là các tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Các tranh chấp phát sinh khi quyền và lợi ích của các bên bị xâm phạm và lúc đó vấn đề thiệt hại và BTTH tất yếu được đặt ra. Tức là khi một người xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác và gây thiệt hại thì sẽ phải chịu TNBTTH mình đã gây ra. Dưới góc độ pháp lý, trách nhiệm đó được hiểu là trách nhiệm dân sự được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự nhằm bù đắp tổn thất vật chất và tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm dân sự là một loại trách nhiệm pháp lý. Do đó nó mang đầy đủ các đặc điểm giống với các trách nhiệm pháp lý khác đó là: [i] là sự cưỡng chế của Nhà nước và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng; [ii] chỉ áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật và chỉ áp dụng đối với người có hành vi vi phạm; [iii] luôn mang lại hậu quả bất lợi cho người có hành vi vi phạm. Ngoài ra, trách nhiệm dân sự còn có những đặc điểm riêng như sau: [i] 8 luôn liên quan tới tài sản; [ii] được áp dụng đối với người có hành vi vi phạm nhưng cũng có thể áp dụng với những người khác (cha, mẹ, người giám hộ…); [iii] hậu quả bất lợi mà người vi phạm gánh chịu là phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải BTTH cho người bị thiệt hại. Có thể hiểu, trách nhiệm dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc người có hành vi vi phạm phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hoặc phải BTTH do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra. Điều kiện phát sinh TNBTTH ngoài hợp đồng bao gồm bốn điều kiện sau: - Có thiệt hại xảy ra Thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân tổ chức [32, Tr.183]. Theo Luật La Mã, có hai thành phần tạo nên khái niệm thiệt hại: (i)danun engens, tức là thiệt hại thực, sự mất đi của một bộ phận tài sản cụ thể. Đây có thể hiểu là những thiệt hại nhìn thấy được, cân, đong, đo, đếm, xác định được; (ii)lucum cesams, tức là mất lợi tức, là sự mất mát tài sản có thể nếu hoàn cảnh diễn ra bình thường. Đây có thể hiểu là thiệt hại phái sinh. Vì thiệt hại chính xảy ra dẫn tới những thiệt hại liên quan khác tới thiệt hại chính. Còn theo quy định của pháp luật Việt Nam thiệt hại được xác định bao gồm: (i) thiệt hại về tài sản, biểu hiện cụ thể là mất tài sản, giảm sút tài sản, những chi phí để ngăn chặn, hạn chế, sửa chữa thay thế, những lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác công dụng của tài sản. Đây là những thiệt hại về vật chất của người bị thiệt hại; (ii) thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát sinh thiệt hại về vật chất bao gồm chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc, phục hồi chức năng bị mất, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do thiệt hại về tính mạng sức khỏe; (iii) thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại bao gồm chi 9 phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút do danh dự nhân phẩm uy tín bị xâm hại; (iv) thiệt hại về tinh thần; Như vậy, dù là thiệt hại thực tế hay lợi tức mất thì Luật La Mã vẫn lấy cơ sở là những thiệt hại về tài sản khi quy định. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì thiệt hại không chỉ có thiệt hại về vật chất mà còn được phát triển thêm nội dung là thiệt hại về tinh thần. Lý giải cho điều này, theo quan điểm của tác giả, pháp luật Việt Nam được xây dựng bên cạnh những cơ sở lý luận thực tiễn còn để cao tinh thần nhân đạo, truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc. Do đó, thiệt hại để xác định trách nhiệm bồi thường không chỉ bao gồm thiệt hại về vật chất, những thứ có thể nhìn thấy và xác định cụ thể được thành tiền mà còn bao gồm thiệt hại không thể nhìn thấy được như sự “đau thương, mất mát, tâm lý, tình cảm…” của người bị thiệt hại hoặc những người thân thích của người bị thiệt hại phải gánh chịu. Đồng thời, để đúng với ý nghĩa là BTTH về tinh thần thì pháp luật Việt Nam đưa ra khái niệm “tiền bù đắp tổn thất tinh thần” bởi đây là những thiệt hại phi vật chất, không thể tính được cụ thể thành tiền, “tiền bù đắp tổn thất về tinh thần” mang ý nghĩa đồng cảm, động viên, chia sẽ sự suy sụp, mặc cảm tâm lý của người bị thiệt hại hay những lo lắng, đau thương, mất mát mà người thân thích của người bị thiệt hại. - Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật Hành vi trái pháp luật là những hành vi đã bị pháp luật cấm do tính chất nguy hiểm của nó đối với xã hội [32, Tr.179]. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi trái pháp luật hình sự, dân sự, hành chính, kể cả những hành vi phạm đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, vi phạm quy tắc sinh hoạt trong từng cộng đồng dân cư … Hành vi gây thiệt hại thông thường thể hiện dưới dạng hành động, chủ thể đã thực hiện hành vi mà đúng ra không được thực hiện các hành vi đó. Hành vi gây thiệt hại có thể là hành vi hợp pháp nếu người thực hiện hành vi đó theo nghĩa vụ mà pháp luật hoặc nghề nghiệp buộc họ phải thực hiện 10 các hành vi đó. Ví dụ: nhân viên phòng cháy, chữa cháy có thể phá huỷ các nhà dễ cháy xung quanh đám cháy. Trong trường hợp này thì người gây thiệt hại không phải bồi thường. Đây là những trường hợp gây thiệt hại trong phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết hoặc theo yêu cầu của người bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết thì người gây ra thiệt hại phải BTTH. - Có lỗi của người gây thiệt hại Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi. Lỗi được hiểu là thái độ tâm lí của người có hành vi gây ra thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý hoặc vô ý. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn nhưng để cho thiệt hại xảy ra. Còn vô ý gây thiệt hại là một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Thông thường một người bị coi là có lỗi nếu họ có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Vì vậy, những người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì được coi là không có lỗi trong việc thực hiện hành các hành vi đó. Những người không có năng lực hành vi dân sự, người bị mất năng lực hành vi dân sự không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình nên họ không phải chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ, bệnh viện, trường học là những người theo quy định của pháp luật phải chăm sóc, quản lý, giáo dục… được suy đoán là có lỗi khi không thực hiện nghĩa vụ nêu trên và họ phải chịu trách nhiệm do lỗi của họ. 11 Lỗi của pháp nhân, cơ quan, tổ chức là lỗi của nhân viên các cơ quan đó trong quá trình họ thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy, các cơ quan này phải BTTH do nhân viên cơ quan của họ khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Trong trách nhiệm hình sự thì hình thức và mức độ lỗi có vai trò quan trọng trong việc xác định tội danh và quyết định hình phạt. Tuy nhiên, trong TNBTTH, hình thức và mức độ lỗi có ảnh hưởng rất ít đến việc xác định trách nhiệm. Thậm chí người gây ra thiệt hại phải bồi thường ngay cả khi họ không có lỗi, cụ thể đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại, TNBTTH phát sinh không phụ thuộc vào yếu tố lỗi (lỗi không phải là một trong các điều kiện phát sinh TNBTH). Có những trường hợp người gây thiệt hại được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại hoặc thiệt hại xảy ra quá lớn so với khả năng kinh tế trước mặt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì không phải bồi thường. - Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra Mối quan hệ nhân quả này biểu hiện, hành vi trái pháp luật phải có trước và là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại xảy ra, thiệt hại phải xảy ra sau và chính là kết quả của viêc thực hiện hành vi trái pháp luật trước đó. Trong thực tế, một kết quả xảy ra có thể do rất nhiều nguyên nhân hoặc một nguyên nhân có thể dẫn đến rất nhiều kết quả. Do đó, khi xác định kết quả phải xác định chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến kết quả và đâu là kết quả của nguyên nhân ban đầu. Tức là, khi xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra phải xác định chính xác hành vi trái pháp luật có phải là nguyên nhân gây ra thiệt hại không và ngược lại. Như vậy, TNBTTH ngoài hợp đồng là một dạng cụ thể của trách nhiệm dân sự nói chung. Đó là một loại trách nhiệm pháp lý, có tính cưỡng chế của Nhà nước nhằm buộc người có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác phải bồi thường, đồng thời giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại không có quan hệ hợp đồng hoặc có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi gây thiệt hại hoàn toàn không liên quan tới nội dung hợp đồng. Hiểu một cách đơn 12 giản hơn thì TNBTTH hại ngoài hợp đồng là chế tài dân sự do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm để buộc người có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường những thiệt hại mà mình đã gây ra. Theo đó, khái niệm TNBTTH ngoài hợp đồng có thể được hiểu như sau: “TNBTTH ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự mà trong đó một hoặc nhiều chủ thể phải bù đắp những tổn thất về vật chất và tinh thần mà người bị thiệt hại phải gánh chịu khi các đối tượng được pháp luật bảo vệ bị xâm phạm” 1.2. Khái quát về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra 1.2.1. Khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ Thực tế, mỗi loại tài sản đều tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người cũng như môi trường xung quanh. Tuy nhiên, có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ cao, nhưng cũng có những loại tài sản tiềm ẩn nguy cơ ở mức độ thấp hơn. Việc phân loại mức độ nguy hiểm cao hay thấp của một loại tài sản dựa vào đặc tính của từng loại tài sản đó. Theo đó, “nguồn nguy hiểm cao độ là những vật mà do đặc tính của nó nên trong quá trình chiếm hữu, khai thác, quản lý, vận chuyển chúng luôn chứa đựng tiềm ẩn những nguy hiểm khách quan, dễ xảy ra những thiệt hại ở mức độ lớn cho những người xung quanh” [26; tr.219]. Những quy định của pháp luật dân sự trước đây cũng chỉ liệt kê những loại tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ, mà không đưa ra khái mang tính khái quát về nguồn nguy hiểm cao độ. Dựa vào những liệt kê này có thể thấy tài sản là nguồn nguy hiểm cao độ có thể là động vật (thú dữ), có thể là công trình xây dựng (nhà máy công nghiệp đang hoạt động), hoặc các loại tài sản khác (phương tiện cơ giới vận tải, …). Do đó, khi động vật, công trình xây dựng hoặc các loại tài sản khác thỏa mãn điều kiện của nguồn nguy hiểm cao độ, thì sẽ áp dụng quy định về BTTH do 13 nguồn nguy hiểm cao độ gây ra để giải quyết khi các loại tài sản đó gây thiệt hại. Các loại tài sản khác cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại nhưng không ở mức độ cao thì sẽ không xếp vào nguồn nguy hiểm cao độ, và khi các loại tài sản này gây thiệt hại sẽ áp dụng các quy định cụ thể về BTTH do tài sản gây ra (do động vật gây ra, do cây cối gây ra, ...) chứ không áp dụng quy định về BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Trong một số công trình khoa học có liên quan đến TNBTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, một số tác giả cũng đưa ra khái niệm về nguồn nguy hiểm cao độ, có thể trích dẫn một số khái niệm như sau: Theo tác giả Lê Mai Anh, “Nguồn nguy hiểm cao độ là vật chất trong thế giới tự nhiên hay hoạt động máy móc, các phương tiện khoa học kỹ thuật … trong quá trình hoạt động của chúng dễ gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ cho người khác mà con người không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối” [1; tr.90]. Còn theo tác giả Nguyễn Thanh Hồng, “Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm những động vật hoặc bất động vật mà khi trông giữ, vận hành chúng hoặc cho chúng hoạt động thì có thể gây nguy hiểm cao độ đối với tính mạng, sức khoẻ của con người, cũng như có thể gây thiệt hại lớn đến tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân …”[24; tr.29]. Có thể thấy các tác giả cũng xây dựng khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ dưới các góc nhìn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn đi theo hướng liệt kê các loại nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu xây dựng khái niệm theo hướng liệt kê như vậy thì hoặc sẽ không thể liệt kê đầy đủ về các loại nguồn nguy hiểm cao độ, hoặc là sẽ thể hiện sự cứng nhắc trong cách xây dựng khái niệm. Về nguồn nguy hiểm cao độ, có thể thấy rằng dù nguồn nguy hiểm cao độ đó gắn với sự hoạt động của bất cứ loại tài sản nào thì cũng đều có những đặc điểm chung đó là: Thứ nhất, nguồn nguy hiểm cao độ luôn “tiềm ẩn nguy cơ gây ra thiệt hại bất ngờ cho con người hoặc gây thiệt hại về tài sản mà không phải bao giờ 14 con người cũng có thể lường được trước và có thể ngăn chặn” [30; tr.254]. Đặc điểm này cho thấy, con người “không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại” [26; tr.76]. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ thường gây ra thiệt hại một cách bất ngờ, nhanh chóng. Mặc dù con người có thể nắm bắt được quy trình hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ (ví dụ sự vận hành của phương tiện giao thông cơ giới), nhưng hoạt động đó khi nào gây ra thiệt hại thì dường như con người khó có thể nhận biết, tức là việc gây thiệt hại thường xảy ra một cách đột ngột, bất ngờ (ví dụ thuốc súng, bom, … phát nổ sẽ gây thiệt hại ngay chứ không kéo dài một quá trình). Trong khi đó, hoạt động của các loại tài sản khác thường có quá trình gây thiệt hại kéo dài chứ không đột ngột như nguồn nguy hiểm cao độ (ví dụ, con trâu phá lúa phải trong một khoảng thời gian dài chứ không thể bước xuống ruộng là cả ruộng lúa sẽ bị hư hại) Thứ hai, tần suất gây thiệt hại của nguồn nguy hiểm cao độ cao hơn các loại tài sản khác. Các loại tài sản khác thường chỉ gây thiệt hại với tần suất thấp .Tuy nhiên, hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ thường xảy ra liên tục (ví dụ các vụ cháy, nổ xăng dầu, ga, thuốc súng, … thường kéo dài liên tục cho đến khi các loại chất này được đặt cạnh nhau cháy hoặc nổ hết). Thứ ba, Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ thường khó hạn chế, khắc phục. Thường thì các loại tài sản khác gây thiệt hại xong thì dẫn đến hậu quả ngay nên có thể dễ dàng khắc phục hậu quả, và thường thì việc gây thiệt hại sẽ không tiếp tục (ví dụ, nhà đổ gây thiệt hại xong thì không còn gây thiệt hại nữa). Song, nguồn nguy hiểm cao độ gây thiệt hại thì không những chỉ xảy ra những hậu quả trước mắt (hậu quả ngay), mà còn có thể gây ra những hậu quả tiếp theo mà con người khó có thể ngăn chặn (chất phóng xạ đã nhiễm khó khử sạch, thuốc nổ đã nổ một phần thì khó có thể hạn chế phần còn lại không nổ, …) 15 Thứ tư, Có thể gây thiệt hại ngay cả khi đang có sử quản lý chặt chẽ của con người. Do đó, đòi hỏi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng không những phải quản lý chặt chẽ mà còn phải ngăn cản những người khác tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Trong Bộ luật dân sự quy định TNBT của chủ sở hữu, người được giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trong trường hợp để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật. Tức là việc quản lý không cẩn thận mà người khác có thể chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng cũng phải chịu TNBT. Ngoài ra, TNBTTH còn phát sinh ngay cả khi hoàn toàn do lỗi vô ý của người bị thiệt hại. Hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ thường khó kiểm soát, có thể vượt khỏi sự quản lý của con người, nên pháp luật quy định trách nhiệm của chủ sở hữu, của người chiếm hữu, sử dụng tài sản rất nghiêm ngặt. Theo đó, các chủ thể có trách nhiệm quản lý không những phải quản lý chặt chẽ nguồn nguy hiểm cao độ, mà còn phải ngăn cản những người xung quanh tiếp xúc với nguồn nguy hiểm cao độ. Điều này thể hiện ở quy định loại trừ TNBTTH. Từ những phân tích trên, có thể tổng kết lại và đưa ra khái niệm nguồn nguy hiểm cao độ như sau: Nguồn nguy hiểm cao độ là những loại tài sản mà hoạt động của nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại lớn cho con người và môi trường xung quanh với mức độ cao hơn bình thường, mà chủ sở hữu, người chiếm hữu, người sử dụng, và những người xung quanh khó có thể phòng tránh và phản ứng kịp thời. 1.2.2. Khái niệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là loại trách nhiệm đặc biệt bởi vì thiệt hại xảy ra không phải là do hành vi và do lỗi của con người mà là do hoạt động của những sự vật mà hoạt động của chúng luôn tiềm ẩn khả năng gây thiệt hại. Dù người chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu nguồn nguy hiểm cao độ có thể 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất