Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ...

Tài liệu đánh giá tác động môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển ven đảo bạch long vỹ

.PDF
76
118
71

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TỚI NGUỒN LỢI CÁ RẠN SAN HÔ Ở VÙNG BIỂN VEN ĐẢO BẠCH LONG VỸ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI, 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN --------------------------------------------------- NGUYỄN THỊ THÙY DƢƠNG ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TỚI NGUỒN LỢI CÁ RẠN SAN HÔ Ở VÙNG BIỂN VEN ĐẢO BẠCH LONG VỸ Chuyên ngành: Khoa học Môi trƣờng Mã số: 60440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN THỤY HÀ NỘI, 2017 Lời cảm ơn Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Thụy – bộ môn sinh thái học – người đã định hướng, trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ em về nhiều mặt. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Khoa môi trường, các bạn cùng lớp, các đồng nghiệp và lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hải sản đã có những chỉ dẫn và giải đáp quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Trong quá trình thực hiện, luận văn chắc chắn không khỏi có nhiều thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để luận văn có thể hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nôi, ngày 4 tháng 12 năm 2017 Học Viên Nguyễn Thị Thùy Dƣơng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... iii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. iv DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU......................... 3 1.1. Điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ ................ 3 1.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ ................................. 3 1.1.2. Điều kiện môi trường vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ............................. 7 1.2. Tình hình nghiên cứu cá rạn san hô ở vùng biển Việt Nam ...................... 8 1.3. Hệ sinh thái rạn san hô – rạn đá vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ ............. 13 1.4. Nguồn lợi cá rạn san hô ở vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ ....................... 14 1.5. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá rạn san hô ở Bạch Long Vỹ ............... 20 CHƢƠNG II: TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 24 2.1. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 24 2.2. Tài liệu và thời gian nghiên cứu .............................................................. 25 2.2.1. Nguồn số liệu ........................................................................................ 25 2.2.2. Đồng bộ dữ liệu ..................................................................................... 26 2.3. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu................................................................. 26 2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................... 26 2.4.3. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp ................................................. 26 2.4.4. Phương pháp thu mẫu (mô tả) ............................................................... 26 2.4.5. Phương pháp phân tích thống kê và xử lý số liệu ................................. 29 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 30 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ ...... 30 i 3.1.1. Điều kiện khí tượng biển khu vực nghiên cứu ...................................... 30 3.1.2. Các yếu tố môi trường, sinh thái đặc trưng tại vùng biển nghiên cứu .. 36 3.2. Quan hệ cá rạn san hô với các yếu tố môi trường ở Bạch Long Vỹ. ....... 51 3.2.1. Đặc điểm phân bố và biến động nguồn lợi cá rạn BLV........................ 51 3.2.2. Mối liên quan hệ giữa cá rạn với một số yếu tố môi trường................. 54 3.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng nguồn lợi ở vùng biển đảo Bạch Long Vỹ .................................................................................................................... 58 3.3.1. Biến động tàu thuyền khai thác hải sản ................................................ 58 3.3.2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản ............................................................... 60 3.3.3. Lao động trong khai thác hải sản .......................................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 66 ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLV: Bạch Long Vỹ ĐNNĐBM: Đồng nhất nhiệt độ bề mặt ĐVPD: Động vật phù du HST: Hệ sinh thái KBTB Khu bảo tồn biển NSĐB: Năng suất đánh bắt RSH: Rạn san hô TVPD: Thực vật phù du FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Giá trị các thông số môi trường cơ bản nước biển quanh đảo Bạch Long Vỹ ......... 8 Bảng 2. Số lượng loài cá rạn và chỉ số đa dạng (H’) vùng biển Bạch Long Vỹ .................. 16 Bảng 3. So sánh thành phần họ, giống, loài cá rạn san hô ở một số rạn san hô .................. 16 Bảng 4. Mật độ cá rạn theo các nhóm kích thước vùng biển Bạch Long Vỹ ...................... 17 Bảng 5. Mật độ cá thể của quần xã cá rạn san hô ở các nhóm kích thước .......................... 19 Bảng 6. Tổng trữ lượng cá rạn san hô ở vùng biển Bạch Long Vỹ và một số vùng biển khác ỏ Việt Nam ........................................................................................................................... 21 Bảng 7. Cơ cấu nghề khai thác và cơ cấu tàu thuyền ở Bạch Long Vỹ năm 2010 .............. 23 Bảng 8. Số lượng họ, giống, loài bắt gặp ở vùng biển nghiên cứu ...................................... 52 Bảng 9. Một số cấu trúc, thông số môi trường được chọn làm biến độc lập ....................... 55 Bảng 10. Số lượng lao động phân theo nghề của thành phố Hải Phòng (2012-2016)......... 63 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Tỷ lệ (%) số lượng loài của các họ cá rạn quanh đảo Bạch Long Vỹ..................... 15 Hình 2. Mật độ cá rạn (cá thể/400m2) theo mùa .................................................................. 18 Hình 3. Khối lượng cá rạn (kg/400m2) theo mùa ................................................................ 20 Hình 4. Sơ đồ vị trí nghiên cứu tại Bạch Long Vỹ .............................................................. 24 Hình 5: Bản vẽ kỹ thuật lưới kéo đáy sử dụng trong chuyến điều tra ................................. 27 Hình 6. Biến trình nhiều năm nhiệt độ không khí ............................................................... 30 Hình 7. Biến trình năm nhiệt độ không khí ......................................................................... 31 Hình 8. Biến trình ngày nhiệt độ không khí ........................................................................ 31 Hình 9. Biến trình năm nhiệt độ không khí trong điều kiện La Nina .................................. 32 Hình 10. Biến trình năm nhiệt độ không khí trong điều kiện El Nino................................. 32 Hình 11. Biến trình tháng áp suất khí quyển ....................................................................... 33 Hình 12. Biến trình tháng độ ẩm không khí ........................................................................ 33 Hình 13. Tốc độ gió trung bình năm .................................................................................... 34 Hình 14. Tốc độ gió trung bình tháng .................................................................................. 34 Hình 15. Hoa gió các tháng tại trạm đảo Bạch Long Vỹ ..................................................... 35 Hình 16. Biến trình trung bình năm nhiệt độ nước tầng mặt toàn vùng biển nghiên cứu ... 37 Hình 17. Biến trình trung bình năm nhiệt độ nước biển toàn vùng biển nghiên cứu .......... 37 Hình 18. Phân bố trung bình nhiều năm nhiệt độ nước biển (0C) tháng 1, tháng 4 ............. 38 Hình 19. Phân bố trung bình nhiều năm nhiệt độ nước biển (0C) tháng 7, tháng 10 ........... 39 Hình 20. Chênh lệch nhiệt độ tầng mặt, tầng đáy (0C) vùng biển nghiên cứu .................... 40 Hình 21a. Phân bố trung bình nhiều năm độ dày lớp ĐNNĐBM (m) các tháng mùa Hè .......... 41 Hình 21b. Phân bố trung bình nhiều năm độ dày lớp ĐNNĐBM (m) các tháng mùa Đông ...... 42 Hình 22. Phân bố trung bình nhiều năm dị thường nhiệt độ tầng mặt (0C) ......................... 43 Hình 23. Biến động trung bình tháng nhiều năm SVPD theo thời gian ở vùng biển Bạch Long Vỹ ............................................................................................................................... 44 Hình 24a. Phân bố số lượng TVPD (tb/m3) và khối lượng ĐVPD (mg/ m3) tháng 1 và tháng 4.................................................................................................................................. 45 Hình 24b. Phân bố số lượng TVPD (tb/m3) và khối lượng ĐVPD (mg/ m3) tháng 7 và tháng 10................................................................................................................................ 46 v Hình 25. Biến động trung bình tháng nhiều năm độ muối nước biển (‰) tại vùng biển Bạch Long Vỹ ...................................................................................................................... 47 Hình 26a. Phân bố độ muối nước biển (‰) trung bình nhiều năm tháng 1, tháng 4 ........... 48 Hình 26b. Phân bố độ muối nước biển (‰) trung bình nhiều năm tháng 7, tháng 10......... 49 Hình 27. Phân bố trung bình tháng nhiều năm dị thường độ muối (‰) tầng mặt ............... 50 Hình 28. Chênh lệch độ muối (‰) trung bình nhiều năm tầng mặt, tầng đáy..................... 51 Hình 29. Biến động NSĐB trung bình (kg/h) cá rạn theo thời gian .................................... 53 Hình 30. Phân bố NSĐB (kg/h) cá rạn san hô tại vùng biển nghiên cứu ............................ 54 Hình 31. Tương quan giữa cá rạn với nhiệt độ (0C)............................................................ 57 tầng mặt (trái), tầng đáy (phải) tháng 10 ............................................................................. 57 Hình 32. Tương quan giữa cá rạn với độ muối (‰) ............................................................ 57 tầng mặt (trái), tầng đáy (phải) tháng 10 ............................................................................. 57 Hình 33. Tương quan giữa cá rạn với TVPD và ĐVPD tháng 10 ..................................... 57 Hình 34. Biến động tàu thuyền (chiếc) và tổng số công suất máy tàu (CV) ....................... 58 Hình 35. Cơ cấu tàu thuyền máy theo nhóm công suất giai đoạn 2012 – 2016 .................. 60 Hình 36. Cơ cấu nghề khai thác hải sản (%) của thành phố Hải Phòng, tính đến tháng 12/2011 ............................................................................................................................... 61 Hình 37. Cơ cấu nghề khai thác hải sản (%) của thành phố Hải Phòng, ............................. 61 vi MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia biển đang phát triển và được coi là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới, giầu tài nguyên chính vì vậy biển nước ta chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Biển nước ta có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế do những giá trị nguồn lợi hải sản mang lại. Một số khu bảo tồn biển (KBTB) như Bạch Long Vỹ, Phú Qúy, Phú Quốc, Côn Đảo… được đánh giá là một trong những vùng biển ở Việt Nam có mức độ đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái san hô phát triển tốt là nơi sinh cư của nhiều loài sinh vật biển. Trong hệ sinh thái rạn san hô, cá rạn san hô được đánh giá có tính đa dạng cao nhất trong số động vật có xương sống, không những có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị kinh tế cao và tiềm năng phát triển cho du lịch sinh thái như lặn ngầm, thăm xem cảnh quan dưới nước. Những năm gần đây vấn đề bảo vệ tài nguyên biển nước ta đang đối mặt với những khó khăn và thách thức. Nguồn lợi cá rạn xung quanh đảo Bạch Long Vỹ đang có xu hướng suy giảm nhanh chóng, phải chịu nhiều tiêu cực từ con người (khai thác, du lịch, ô nhiễm…) và tự nhiên (sóng, gia tăng nhiệt độ nước biển…). Sự phát triển kinh tế huyện đảo, xây dựng cơ sở hạ tầng, thay đổi nhanh chóng mục đích sử dụng đất, các hệ sinh thái, những tác động của việc khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản đã tạo sức ép lên môi trường sinh thái. Tất cả những vấn đề đó nếu không được quản lý chặt chẽ thì có thể dẫn đến mất nơi cư trú của nhiều loài cá rạn, mất cân bằng sinh thái, gây suy giàm môi trường và phát triển không bền vững. Trên thực tế mặc dầu công tác điều tra, đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở Việt Nam nói chung và BLV nói riêng được quan tâm nghiên cứu từ rất sớm song về cơ bản, nội dung nghiên cứu lại chủ yếu tập trung cấu trúc, sinh thái, thành phần loài, phân bố cá rạn san hô. Ngoài ra là đánh giá biến động nguồn lợi, trữ lượng và khả năng khai thác của các loài hải sản nói chung và đặc điểm sinh học đặc trưng của một số loài hải sản thường gặp, xây dựng phân bố không gian năng suất đánh bắt chung và năng suất đánh bắt theo một số loài, nhóm loài cho nên việc nghiên 1 cứu thực trạng diễn biến điều kiện môi trường và ảnh hưởng của nó tới biến động nguồn lợi hải sản lại thường được tiến hành một cách lồng ghép, gián đoạn. Chính vì vậy song song với nghiên cứu nguồn lợi hải sản cũng như nguồn lợi cá rạn thì việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu và tìm hiểu sự biến động không gian và thời gian các yếu tố môi trường và xem xét mối quan hệ, sự ảnh hưởng của môi trường cùng với hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô ở đảo Bạch Long Vỹ là một trong những nhiệm vụ quan trọng luôn được qua tâm. Xuất phát từ thực tiễn đó luận văn đã sử dụng chuỗi số liệu liên tục, đồng bộ quan trắc được từ năm 2006 đến năm 2015 để “Đánh giá ảnh hưởng môi trường và hoạt động khai thác tới nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển ven đảo Bạch Long Vỹ” nhằm góp phần cung cấp tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu và làm cơ sở khoa học phục vụ nhu cầu khai thác sử dụng, mục tiêu bảo vệ bền vững nguồn lợi. 2 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Điều kiện tự nhiên, môi trƣờng vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ 1.1.1. Điều kiện tự nhiên vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ a. Vị trí địa lý Bạch Long Vỹ là một trong 8 ngư trường lớn trong Vịnh Bắc Bộ với tọa độ địa lý 20o07'35'' và 20o08'36'' vĩ độ Bắc; 107o42'20'' - 107o44'15'' kinh độ Đông. Với vị trí ở giữa Vịnh (cách Hòn Dáu - Hải Phòng 110 km, cách đảo Hạ Mai 70 km, cách mũi Ta Chiao - Hải Nam 130 km) cho nên đảo có vị trí quan trọng trong việc mở rộng vùng biển và phân định Vịnh Bắc Bộ. Mặt khác, có ý nghĩa quan trọng về mặt chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế [4, 13, 16]. b. Địa hình, địa mạo Đảo Bạch Long Vỹ hình tam giác chu vi dài khoảng 6,5km (theo đường bình độ 0m); chiều dài nhất theo hướng Đông Bắc – Tây Nam khoảng 3km, đường bờ theo hướng Đông Bắc – Đông Nam dài khoảng 2km và đường bờ theo hướng Đông Nam – Tây Nam dài khoảng 1,5km. Diện tích đảo nổi khoảng 2,5km2 (nếu tính cả phần bãi ngập triều tới mép thềm đá thì đảo rộng tới 4km2). Hình thái đảo Bạch Long Vỹ chủ yếu tạo bởi quá trình địa chất ngoại sinh – phong hóa, xâm thực – bóc mòn và tích tụ. Đồng thời, với quá trình xâm thực – rửa trôi bề mặt, bóc mòn đỉnh và sườn đảo là quá trình xâm thực – mài mòn bờ đảo do sóng và dòng chảy [4]. Theo Đỗ Văn Khương, 2010 tổng quan: Địa hình đảo Bạch Long Vỹ khá thoải trong đó diện tích đất dốc nhỏ hơn 50 chiếm 62,5%, diện tích còn lại phần lớn là đất có độ dốc 150, các đường dốc phân cách với nhau bằng các sườn và vách dốc hẹp. Đỉnh cao nhất của đảo là được ghi nhận là 62,33m và trung bình là 25m. Với bề mặt khá phẳng (chiều dài 300m, chiều rộng 100m) cho nên Đảo BLV rất thuận lợi cho việc xây dựng các công trình và nhà ở [12]. Theo Nguyễn Đức Cự và ctv, 2006 nhận định: Đảo Bạch Long Vỹ là một dải đồi nhô lên từ mặt bằng đáy biển ở độ sâu 30m nước, chu vi khoảng 6,5km. Địa hình đảo chia làm 3 nhóm: nhóm địa hình nguồn gốc biển, nhóm địa hình nguồn gốc gió và nhóm địa hình nguồn gốc bóc mòn - tích tụ. Nhóm địa hình nguồn gốc 3 biển gồm bãi cát biển, thềm mài mòn - tích tụ, thềm biển bậc I, II, III tích tụ - mài mòn. Nhóm địa hình nguồn gốc gió gồm địa hình thổi mòn - tích tụ đụn cát, trảng cát và sườn cát. Nhóm địa hình nguồn gốc bóc mòn gồm sườn tích tụ deluvi coluvi, sườn bóc mòn tổng hợp và bề mặt xâm thực - bóc mòn [2]. Nguyễn Chu Hồi và ctv, 1995 nhận xét: Tổng diện tích đảo BLV ước tính trên 3km2 (tính từ 0m nước), một số tài liệu khác nghiên cứu khác chỉ ra diện tích đảo nổi là 2,1km2 hoặc 2,5km2. Đảo được hình thành từ các loại đất, đá trầm tích (cuội kết, đá kết và bột kết xen kẽ). Các loại đất trên đảo có độ dày 15 – 20cm. Các loại đất gồm đất cát, đất tràng cát, đất Feralit, đất xám, xám sáng, đất xói mòn trơ sỏi có độ phì thấp và đang bị xói mòn [8]. Bờ đảo và vùng triều: 60% diện tích vùng bờ được hình thành từ đá cuội kết, khoảng 40% cấu tạo từ cát, cuội, sỏi. Bờ biển khá thoải, các đoạn có các vách dốc cao 1- 2m thường là bồi tụ đang bị sóng biển xói lở. Bãi cát biển thoải rộng 15 – 30m chỉ gặp ở một số đoạn bờ phía Tây Bắc bến tàu cũ [12]. Vùng bãi ngập triều quanh đảo gồm bãi triều cao và bãi triểu thấp có diện tích là 1,3km2. Vùng bãi triều cao diện tích 0,474km2, vùng bãi triều thấp là 0,721km2 và bãi biển ngập triều rộng 0,078km2.. Phần lớn bãi ngập triều cao chủ yếu hình thành từ đá cuội gốc và bãi cuội tảng. Bãi ngập triều hầu như là thềm đá gốc, cuội tảng có ở một vài chỗ. Đáy biển và ven đảo: Diện tích vùng nước nông ven đảo có độ sâu từ 6m nước trở vào đến mực triều thấp nhất có diện tích rộng khoảng 4,27 km2. Bậc địa hình từ độ sâu 0 – 6m chủ yếu là đá gốc, bề mặt có độ dốc từ 1 – 20. Khoảng độ sâu từ 6 – 10m có bề mặt khá bằng phẳng, có độ dốc 10, rộng gần 1km2. Khoảng độ sâu từ 10 – 30m nước là một sườn cổ khá dốc, cấu tạo từ đá cuội, sỏi, cát và đá gốc. Ngoài độ sâu 30m là đồng bằng đáy vịnh với đường bờ cổ, đồi đá gốc độ sâu tương đối khoảng từ 5-10m và các thung lũng sông có hướng Tây Bắc- Đông Nam và các điểm lộ đá gốc Đệ tam [13]. c. Khí tượng thủy văn 4 Hoàn lưu khí quyển và chế độ gió: Thời tiết và khí hậu ở vùng này có tính biển động thường xuyên do sự luân phiên tranh chấp của các khối không khí có bản chất khác nhau. Nằm trong trung tâm Vịnh Bắc Bộ vì vậy đảo Bạch Long Vỹ mang những đặc điểm khí hậu chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ và đặc điểm riêng vùng biển xa bờ, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào tháng 8 thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều chịu tác động của gió mùa Tây Nam, hướng gió chủ đào là Nam và Đông Nam với tần suất là 74 - 88%, tốc độ trung bình là 5,9 – 7,7m/s. Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh khô và ít mưa hướng gió thịnh hành là Bắc và Đông Bắc, chiếm tần suất là 86 - 94%, tốc độ gió trung bình là 6,5 -8,2m/s. Tháng 4 và tháng 9 là các tháng chuyển tiếp giữa hai mùa [13]. Nhiệt độ và độ ẩm không khí: Nhiệt độ không khí trung bình năm 23,3oC, cao nhất tuyệt đối 33,9oC, thấp nhất tuyệt đối là 7,0 oC, cao vào các tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (trên 28oC, cao nhất 28,7 oC vào tháng 7) và thấp vào các tháng 1 và 2 (16,6 - 16,8oC). Biên độ nhiệt năm dao động 9,6 oC - 13,8 oC. Biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, thường không quá 5oC. Độ ẩm không khí trung bình 86%, lớn nhất 92% vào tháng 3 và 4 và nhỏ nhất là 69% vào tháng 11. Nắng và bức xạ nhiệt: Hàng năm tổng số giờ nắng là 1600 - 1900 giờ nắng và được phân bổ khá đều, Nắng nhiều hơn vào cuối mùa hè và đầu mùa thu, ít nắng vào tháng 2 và tháng 3 đây là thời điểm có mưa phùn và dộ ẩm cao. Tổng lượng bức xạ năm đạt 132,5 Kcal/cm2 và cao hơn các đảo ven bờ. Bức xạ cao từ tháng 4 đến tháng 10 (trên 10 Kcal/cm2), cao nhất vào tháng 5 (15,98 Kcal/cm2), các tháng còn lại đều dưới 10 Kcal/cm2, thấp nhất vào tháng 3 là 7,18 Kcal/cm2 [13]. Mưa ẩm và bốc hơi: So với ven bờ Vịnh Bắc Bộ, lượng mưa ở Bạch Long Vỹ thấp hơn, trung bình đạt 1031mm từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 83% lượng mưa cả năm. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau lượng mưa đạt 50mm, chiếm 17% so với lượng mưa cả năm. Trung bình năm có 107 ngày mưa, lượng mưa cao nhất vào tháng 8 là 214mm (thấp nhất vào tháng 12 là 17,1mm) [8, 15]. Lượng bốc hơi cả năm cao hơn lượng mưa, đạt 1461mm, cao nhất vào tháng 6 đến tháng 1 năm sau 5 đạt trên 100mm, tháng 3 có lượng bốc hơi nhỏ nhất với 57,8mm cũng là tháng có độ ẩm cao nhất (92%) [4,13]. Bão và các hiện tượng thời tiết đặc biệt: Trung bình xuất hiện từ 1- 2 cơn bão mỗi năm, mùa bão thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, tập trung nhất vào các tháng 7, 8 và tháng 9. Sức gió mạnh nhất đạt 50m/s. Dông xuất hiện trung bình 2-3 cơn/tháng trong đó dông nhiều nhất vào tháng 8 và tháng 9, trung bình 4 cơn/tháng, tháng 12 không có dông. Vào mùa dông còn có xuất hiện sương mù làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng tới giao thông đường thủy. Sương mù trung bình có 24 ngày/năm [13]. Thủy triều và mực nước: Thủy triều mang tính chất thủy triều toàn nhật đều, với biên độ triều cao và hầu hết số ngày trong tháng là nhật triều. Các tháng chuyển tiếp (tháng 3, 4 và 8, 9) độ lớn triều giảm, mỗi tháng có 3-4 ngày là triều bán nhật. Mực nước biển trung bình khoảng 1,82m, cao nhất đạt 3,76m và thấp nhất vào giữa mùa đông trên 3,0m. Chênh lệch biên độ nằm giữa tháng lớn nhất và nhỏ nhất về thủy triều không quá 50cm [13]. Chế độ sóng: Hướng và tần suất sóng phụ thuộc vào từng mùa trong năm. Mùa đông hướng sóng chủ đạo là Đông Bắc, tần suất 37,9%, độ cao trung bình đạt 0,8 - 1,0m, lớn nhất trong các đợt gió mùa, độ cao lên tới 3,0 - 3,5m. Mùa hè, hướng sóng thịnh hành là nam, đông nam, tần suất 22,9%, độ cao trung bình là 0,6 - 0,9m. Trong thời gian ảnh hưởng của bão nên độ cao sóng cực đại có thể lên tới 5 - 6m hoặc lớn hơn. Độ cao sóng lớn nhất đã quan trắc được là 7,0m [13]. Dòng chảy: Dòng chảy ven đảo thể hiện rõ ảnh hưởng của hình thể đảo. Phía Tây Nam đảo, dòng chảy ưu thế hướng Đông Bắc, Bắc và Tây Nam, Tây. Phía Đông Bắc đảo, ưu thế hướng Đông Bắc, Đông và Nam, Tây Nam, Ở phía Đông Nam, hướng chủ đạo là Tây Nam. Do đặc điểm địa hình của đảo nên có sự ảnh hưởng đến dòng chảy. Tại Đông Nam đảo, tốc độ dòng chảy lớn cực đại là 0,65m/s, trung bình 0,28m/s. Tại phía Tây Nam và Đông Bắc cường độ dòng chảy dao động trong khoảng 0,13 - 0,58m/s [13]. 6 Hải lưu vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ hoạt động theo mùa. Mùa Đông và mùa Xuân, dòng chảy có hướng ngược kim đồng hồ và đạt tốc độ trung bình 0,3 - 0,6 hải lý/giờ. Mùa Hè và mùa Thu hướng thuận chiều kim đồng hồ và đạt tốc độ trung bình 0,4 - 0,8 hải lý/giờ. Vào thời kỳ chuyển tiếp, hải lưu giảm tốc độ đáng kể 1.1.2. Điều kiện môi trường vùng biển, đảo Bạch Long Vỹ * Nhiệt độ nước biển: Bạch Long Vỹ có sự biến động lớn về nhiệt độ, thể hiện rõ rệt quy luật biến đổi theo mùa, mùa mưa cao hơn mùa khô. Nhiệt độ nước biển thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 (nhiệt độ trung bình nhiều năm xuống dưới 170C). Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 (nhiệt độ trung bình nhiều năm đạt tới 290C). Theo kết quả quan trắc của Trần Lưu Khanh, 2007 cũng tương tự với nhiệt độ nước tháng 4 - 5 ổn định từ 23,40C -24,60C, tháng 9 -10 nhiệt độ từ 28,90C 30,30C [10] * Độ muối Theo kết quả khảo sát của Cục cảnh sát biển Việt Nam (2006), đợt tháng 6 năm 2006 khu vực quanh đảo cho kết quả độ muối khá cao 33,1-34,0‰. Kết quả quan trắc của Trần Lưu Khanh (2007), tháng 4-5 ghi nhận độ muối trong nước khu vực trung bình đạt 34,1‰; tháng 9 - 10, độ muối thấp hơn (trung bình 32,6‰). Kết quả nghiên cứu của Đỗ Văn Khương (2008) cho thấy độ muối nước biển ven đảo Bạch Long Vỹ có sự khác biệt theo mùa giữa mùa mưa và mùa khô. Vào các tháng mùa mưa, độ muối ổn định trong khoảng hẹp từ 32,3 - 32,5‰ thấp hơn so với các tháng mùa khô, nồng độ muối 32,8 - 33,8‰ [9, 13]. * Độ đục Môi trường nước ven đảo Bạch Long Vĩ có độ đục khá thấp, dao động từ 2 9 mg/l, trung bình là 4,4 mg/l [13]. 7 Bảng 1. Giá trị các thông số môi trƣờng cơ bản nƣớc biển quanh đảo Bạch Long Vỹ Thông số Nhiệt độ (oC) Giá trị T4-5 Thấp nhất Độ muối (‰) Độ đục (NTU) T9-10 T4-5 T9-10 T4-5 23,4 28,9 33,7 31,0 2,0 Cao nhất 24,6 30,0 34,2 33,4 9,0 9,0 Trung 24,2 29,7 34,1 32,6 4,4 5,6 bình T9-10 3,0 Nguồn: Đỗ văn Khương, 2010 1.2. Tình hình nghiên cứu cá rạn san hô ở vùng biển Việt Nam Việt Nam nói chung và Bạch Long Vỹ nói riêng có khá nhiều công trình nghiên cứu về nguồn lợi cá rạn san hô và đã ghi nhận được nhiều kết quả. Giai đoạn trước 1975 các nghiên cứu chủ yếu là về hình thái và đặc điểm sinh học của một số loài cá hoặc nghiên cứu khu hệ động thực vật và địa chất ở các đảo. Trong hai chương trình hợp tác giữa Việt – Trung (1959 – 1965) do Tổng cục thủy sản hợp tác với Trung Quốc và Việt Nam với Liên Xô (1960 – 1961) điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, nguồn lợi cá tầng đáy, cá nổi ở Vịnh Bắc Bộ. Một trong những kết quả thu được theo Viện Nghiên cứu biển (1971) đã tập hợp tư liệu và công bố danh sách cá ở Vịnh Bắc Bộ gồm 961 loài thuộc 457 giống, 162 họ và 28 bộ trong đó có khoảng 400 loài cá rạn san hộ [11]. Giai đoạn sau 1975, giai đoạn thống nhất đất nước cho nên công tác điều tra biển được quan tâm, đấy mạnh. Chương trình nghiên cứu về sinh vật biển nói chung và cá rạn san hô dược thực hiện. Thời kỳ này các nghiên cứu chủ yếu là cấu trúc, sinh thái rạn và thành phần loài cá rạn san hô. Ngoài ra còn thu thập thêm những tư liệu về phân bố và hiện trạng khai thác nguồn lợi của cá rạn san hô trong vùng biển. Cụ thể: Năm 1987, Nguyễn Hữu Phụng và Bùi Thế Phiệt đã xác định được thành phần loài cá rạn san hô ở các đảo Nam Yết và Sơn Ca Tháng 4 - 5 năm 1989, chương trình biển 48 khảo sát “Trường Sa 2” nghiên cứu vật lý, thủy văn, địa chất địa mạo, hệ sinh thái rạn san hô, nguồn lợi cá, rùa và 8 chim biển ở các đảo Song Tử Tây, Phan Vinh, Trường Sa và các rạn ngầm Đá Nam, Tốc Tan, Vũng Mây... Kết quả khảo sát được Nguyễn Hữu Phụng phân tích và xác định được thành phần cá rạn san hô gồm 147 loài thuộc 67 giống và 37 họ [11]. Tháng 4 - 5 năm 1994, nghiên cứu nguồn lợi sinh vật và bổ sung thêm một số loài cá rạn san hô ở các đảo Nam Yết, Sơn Ca, Trường Sa và Song Tử Tây do phân viện Hải dương học ở Hải Phòng tổ chức khảo sát. Theo kết quả thu thập được trong các chuyến khảo sát và tham khảo tài liệu của các tác giả khác, Nguyễn Hữu Phụng (1996) đã xác định thành phần loài cá rạn sạn hô ở đảo Trường Sa gồm 326 loài, thuộc 122 giống, 44 họ, 13 bộ [11]. Năm 1996, dựa vào tư liệu khảo sát cá rạn san hô thu được ở 3 đảo thuộc quần đảo Trường Sa Nguyễn Hữu Phụng và cộng tác viên đã công bố danh sách cá rạn san hô gồm 147 loài thuộc 75 giống, 28 họ, 6 bộ [11]. Trong thời gian (1972 -1994) đề tài KT.03.08 do Viện hải dương học Nha Trang thực hiện đã xác định được thành phần loài, phân bố và nguồn lợi cá rạn san hô ở ven biển Việt Nam. Nguyễn Hữu Phụng tổng kết năm 1994 gồm 455 loài thuộc 157 giống. 53 họ, 14 bộ [11]. Trong những năm (1993-1997), Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp một số đơn vị khác tổ chức thực hiện đề tài “Điều tra nguồn lợi sinh vật biển các đảo Trường Sa” và tiến hành khảo sát các đảo như Nam Yết, Sơn Ca, Song Tử Tây, Thuyền Chài, các vùng biển phía Bắc, phía Tây Nam và phía Nam quần đảo Trường Sa, các vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Kết quả đề tài đã xác định được thành phần cá rạn san hô gồm 414 loài thuộc 138 giống, 46 họ [11]. Năm 1994, tiến hành khảo sát và điều tra khu hệ cá rạn san hô trong vùng biển An Thới, Cù Lao Chàm, bán đảo Sơn Trà và Côn Đảo do Viện hải dương học Nha Trang phối hợp Qũy quốc tế bảo vệ động vật hoang dã (WWF). Kết quả thu được trong các đợt khảo sát đã xác định được thành phần cá rạn san hô vùng An Thới có 135 loài thuộc 60 giống, 20 họ; ở vùng biển Cù Lao Chàm phát hiện được 187 loài thuộc 77 giống, 31 họ; trong vùng biển Côn Đảo có 160 loài thuộc 68 giống, 27 họ [11]. 9 Năm 1997, Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng hợp tác với Bảo tàng Ontario (Canada) khảo sát cá rạn san hô vùng biển Đông Nam Cát Bà, đã công bố kết quả có103 loài cá rạn san hô [11]. Năm 1998, Nguyễn Nhật Thi dựa vào các kết quả các đợt khảo sát vùng biển ven bờ Quảng Ninh - Hải Phòng (1994-1997) đác xác định được thành phần cá rạn san hô trong vùng biển gồm 364 loài thuộc 21 giống, 90 họ. 21 bộ. Tháng 12 năm 2000 tiến hành khảo sát KBTB vịnh Nha Trang do Viện Nghiên cứu Hải sản kết hợp với Bảo tàng Tự Nhiên Tokyo (Nhật Bản) tổ chức. Nguyễn Văn Quân và các chuyên gia Nhật Bản đã xác định được 385 loài thuộc 182 giống, 60 họ [11]. Năm 2001, dựa vào kết quả chuyến khảo sát trong tháng 2 - 3/1996 ở xung quanh các đảo Hòn Mun, Hòn Đụn, Hòn Hố, Hòn Miều và Bích Đầm. Nguyễn Hữu Phụng và cộng sự đã xác định được thành phần cá rạn san hô ở vịnh Nha Trang gồm có 348 loài thuộc 146 giống, 58 họ, 15 bộ. Trong những năm 2001-2003, Viện Nghiên cứu hải sản phối hợp cùng với một số đơn vị khác thực hiện dự án “Đánh giá nguồn lợi sinh vật và hiện trạng môi trường vùng biển quần đảo Trường Sa”. Dựa vào tư liệu của các đợt khảo sát về cá rạn san hô, Nguyễn Văn Quân đã xác định được 322 loài thuộc 133 giống, 44 họ. Mặt khác kết quả của dựa án còn đánh giá được trữ lượng, khả năng khai thác các nhóm sinh vật có giá trị kinh tế cao và đề xuất biện pháp, công cụ khai thác hợp lý nhằm bảo vệ lâu bền nguồn lợi [11]. Năm 2004, Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân tổng hợp từ các công trình nghiên cứu cá rạn san hô trước đó và xác lập được danh mục cá rạn san hô vùng biển Trường Sa gồm 524 loài thuộc 192 giống, 59 họ. Kết quả này được trình bày trong báo cáo đề tài nghiên cứu cơ bản mã số 61.38.04. Trong 2 năm 2003-2004. Viện Nghiên cứu hải sản cùng Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng tiến hành khảo sát vùng biển VQG Cát Bà và Cô Tô. Kết quả phân tích mẫu và thu thập dữ liệu về cá rạn san hô đã xác định được 188 loài, thuộc 101 giống, 51 họ. 10 Dựa vào kết quả nghiên cứu và tổng hợp từ các chuyến khảo sát đến năm 2005 Nguyễn Nhật Thi và Nguyễn Văn Quân thống kê được thành phần loài cá rạn san hô ở biển Việt Nam có khoảng 1.206 loài (779 loài thuộc các họ cá san hô tiêu biểu) thuộc 452 giống và 118 họ cá [11]. Năm 2005, Đỗ Công Thung và Massimo Sardi nhận định rằng nhóm cá rạn san hô có số loài cao nhất trong các loài cá biển ven bờ Việt Nam. Phân theo nhóm sinh cảnh thì kết quả có 549 loài thuộc nhóm cá rạn, 71 loài thuộc nhóm cá nổi ven bờ, 150 loài thuộc nhóm cá ven đầm phá và 24 loài thuộc nhóm cá đại dương. Cùng thời gian này dựa vào nghiên cứu trong hai năm 2002-2003 thuộc dự án“Đánh giá đa dạng sinh học vùng biển Vịnh Hạ Long và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển bền vững nguồn lợi”. Nguyễn Văn Quân xác định được thành phần cá rạn san hô ở vùng biển Vịnh Hạ Long với tổng số 111 loài thuộc 71 giống trong 41 họ. Năm 2006, Nguyễn Văn Quân dựa vào dữ liệu, ảnh chụp ngầm và băng ghi Video cùng với mẫu kéo đáy ghi nhận tại hiện trường đảo Nam Yết thuộc quần đảo Trường Sa đã xác nhận được khu hệ cá rạn san hô có 166 loài thuộc 83 giống và 33 họ. Tháng 3- 4 năm 2007 kết quả khảo sát thuộc quần đảo Trường Sa do Viện Tài Nguyên và Môi trường biển thực hiện đã xác định được 250 loài thuộc 109 giống và 37 họ cá trong đó có 25 loài phân bố rộng trên các mặt khảo sát. Các đảo có số lượng loài bắt gặp cao như: Nam Yết, Tốc Tan, Thuyền Chài và Trường Sa lớn, các đảo có số lượng loài bắt gặp thấp là Đá Tây và Sinh Tồn. Tháng 9 - 11năm 2007, Nguyễn Văn Long và Phan Kim Hoàng nghiên cứu về phân bố và các yếu tố ảnh hưởng đến quần xã cá rạn san hô thuộc KBTB Vịnh Nha Trang đã thống kê được 266 loài, 40 họ và chúng tạo thành 5 nhóm phân bố khác nhau trong quần xã cá rạn san hô. Nghiên cứu gần đây nhất là năm 2005-2007 Viện Nghiên cứu Hải sản đã triển khai thực hiện đề tài độc lập cấp bộ: “Đánh giá nguồn lợi cá rạn san hô ở một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển và một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao ở dốc thềm lục địa Việt Nam, đề xuất các giải pháp sử dụng bền vững nguồn lợi”. Kết quả đã đánh giá được một số chỉ tiêu liên quan đến cá rạn san hô ở 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan