Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở hà nội...

Tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn ở hà nội

.PDF
114
14
98

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ PHẠM THỊ THANH HƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN Ở HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ _________________________ PHẠM THỊ THANH HƢƠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG KHU VỰC NÔNG THÔN Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS, TS. MAI NGỌC CƢỜNG HÀ NỘI - 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của GS, TS. Chu Văn Cấp. Các số liệu, tài liệu trong luận văn là trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng Tác giả Đinh Thị Thúy Hường năm 2011. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH .................................................................................................7 1.1. Du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội .............................7 1.1.1. Du lịch và phát triển du lịch ...............................................................7 1.1.2. Vai trò của phát triển du lịch đối với phát triển kinh tế - xã hội ....... 27 1.2. Kinh nghiệm về phát triển du lịch của một số tỉnh ở Việt Nam .................. 32 1.2.1. Kinh nghiệm của Quảng Ninh trong phát triển du lịch ..................... 32 1.2.2. Kinh nghiệm của Hải Phòng trong phát triển du lịch ....................... 33 1.2.3. Kinh nghiệm của Thừa Thiên Huế phát triển du lịch ....................... 34 Chƣơng 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG THỜI GIAN QUA ....................................................... 38 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình ........................................... 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội ..................................... 38 2.1.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................... 47 2.2. Thực trạng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010 ................................................................................. 61 2.2.1. Tình hình kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ............... 61 2.2.2. Thực trạng về lực lượng kinh doanh và nguồn nhân lực du lịch ở Ninh Bình ................................................................................................ 66 2.2.3. Đầu tư, xúc tiến du lịch và quản lý Nhà nước về du lịch .................. 69 2.2.4. Đánh giá chung về phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua .................................................................................... 74 Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở TỈNH NINH BÌNH TỚI NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020 ..... 79 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình ..................... 79 3.1.1. Bối cảnh phát triển du lịch Việt Nam trong đó có tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2020 ............................................................................. 79 3.1.2. Mục tiêu và phương hướng phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình ................................................................................................ 80 3.2. Giải pháp phát triển du lịch ở Ninh Bình trong thời gian tới ....................... 86 3.2.1. Đẩy mạnh việc xúc tiến tuyên truyền, quảng bá du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch ........................................................................ 86 3.2.2. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá du lịch và sản phẩm dịch vụ du lịch ....................................................................... 89 3.2.3. Đầu tư phát triển du lịch .................................................................. 91 3.2.4. Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tăng cường công tác quản lý du lịch ................................................ 94 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 100 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 103 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa HĐND: Hội đồng nhân dân HĐC: Hồ Đồng Chương CTQG: Chính trị quốc gia QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa XKLĐ: Xuất khẩu lao động MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay du lịch được coi là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch quốc tế là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy kinh tế tiến lên. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch thực sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá, lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu vực. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm; Đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” [6, tr.178-179]. Phát triển quan điểm Đại hội IX Đại hội Đảng lần thứ X chỉ rõ: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch” [7, tr.202]. Đại hội lần thứ XI của Đảng (2011) cũng đã chỉ rõ: Tập trung sức phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, như: du lịch, hàng hải, hàng không, công nghệ thông tin… Đa dạng hoá sản phẩm và các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng để đạt đẳng cấp quốc tế. Cùng với sự phát triển của du lịch cả nước, Ninh Bình một tỉnh có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, nằm ở cửa ngõ cực nam của tam giác châu thổ Sông Hồng và miền Bắc, trên hệ thống giao thông xuyên Việt, sự 1 phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của Việt Nam sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình. Phát triển quan điểm của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XIV đã khẳng định: “Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh phong phú về cảnh quan thiên nhiên, về di tích lịch sử, kiến trúc, về điều kiện giao thông thuận lợi, những cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng và những kinh nghiệm trong những năm qua, tạo bước phát triển mới về du lịch trong 5 năm tới” [8, tr.52]. Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX tiếp tục quan điểm trên khẳng định: “Coi kinh tế du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng và hoàn thiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch, phấn đấu đến năm 2010, doanh thu du lịch đạt 350 tỷ đồng (trong tổng số bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội là 6.450 tỷ đồng)” [9, tr.66]. Tiếp tục quan điểm Đại hội XIX, Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình lần thứ XX xác định: “Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đưa kinh tế du lịch vào thời kỳ tăng tốc... xây dựng Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực Đồng bằng sông Hồng” [10, tr.18]. Những năm gần đây du lịch Ninh Bình có những bước phát triển đáng kể; Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư cải thiện, hệ thống cơ sở dịch vụ, cơ sở lưu trú, phương tiện và thiết bị phục vụ du lịch được nâng cao; Đội ngũ lao động trong ngành du lịch ngày càng phát triển. Năm 2010, toàn tỉnh đã đón được 3.375.261 lượt khách du lịch (tăng 38,66% so với năm 2009, đạt 121,3% so với kế hoạch năm) trong đó khách quốc tế là 700.006 lượt, khách nội địa là 2.675.255 lượt với tổng doanh thu đạt 549.908 tỷ đồng, tăng 119,8% so với cùng kỳ năm 2009, nộp ngân sách nhà nước 55 tỷ đồng tăng 117% so với cùng kỳ năm 2009. Với kết quả trên ngành du lịch đã đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, nâng cao đời 2 sống nhân dân tạo tiền đề quan trọng để đẩy nhanh tốc độ phát triển trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên du lịch Ninh Bình vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém: Tỷ lệ khách lưu trú thấp; hoạt động du lịch chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên, cơ sở hạ tầng hạn chế; công tác tuyên truyền, quảng bá và quản lý yếu kém... Những tồn tại và yếu kém trên đã và đang là những khó khăn, trở ngại và thách thức lớn của du lịch Ninh Bình. Vì vậy, phân tích thực trạng du lịch ở Ninh Bình là quan trọng và cần thiết để tìm ra mặt tích cực và mặt yếu kém; tiềm năng và khả năng phát triển du lịch của tỉnh làm căn cứ, để đưa ra những giải pháp có tính khả thi cho sự phát triển du lịch địa phương trong giai đoạn tới. Vì thế tác giả chọn: “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua kinh tế du lịch của Việt Nam nói chung và của Ninh Bình nói riêng ngày càng được chú trọng phát triển. Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều nhà nghiên cứu về du lịch ở những góc độ và khía cạnh khác nhau, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu: 1. Về du lịch, kinh tế du lịch và dịch vụ du lịch nói chung có các công trình: - Rober Thanguar (1993), Kinh tế du lịch, Nxb. Thế giới, Hà Nội. - Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. - Luật Du lịch, năm 2005, của nước CHXHCN Việt Nam. - Nguyễn Văn Đính (2006), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb. Lao động Xã hội, Hà Nội. 2. Các công trình nghiên cứu về du lịch, phát triển du lịch ở các địa phương nước ta: 3 - “Kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế tiềm năng và phương hướng phát triển” luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Hoá, 1997; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Phát triển du lịch ở An Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Bùi Thu Hằng, 1999; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội. - “Kinh tế du lịch ở Thanh Hoá - thực trạng và giải pháp phát triển” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Lâm, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Khai thác tiềm năng du lịch Đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Huỳnh Vĩnh Lạc, 2005; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Phát triển du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ở Quảng Ninh” luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị của Nguyễn Huy Cảnh, 2006; Bảo vệ tại Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG Hà Nội... Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung nghiên cứu về phát triển du lịch ở các địa phương cụ thể khác nhau dưới góc độ kinh tế chính trị. 3. Ở Ninh Bình cũng có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch như: - “Kinh tế dịch vụ và dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình” luận văn thạc sỹ Kinh tế của Phạm Xuân Thu, 1995; Bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh. - “Đất ngập nước Vân Long”(2004) của GS.TS Vũ Trung Tạng. - “Tiềm Năng khu du lịch sinh thái Vân Long góp phần phát triển du lịch Ninh Bình”(2006) của Sở Du lịch Ninh Bình. - “Mở rộng khu du lịch Tam Cốc - Bích Động để phát triển du lịch khu vực” (2006) của Võ Quế - Viện Nghiên cứu phát triển du lịch. Các công trình khoa học nêu trên đã đề cập đến những vấn đề lý luận chung về du lịch và phát triển du lịch; tiềm năng du lịch của các địa phương 4 cùng những kinh nghiệm về phát triển du lịch ở một số địa phương nước ta. Song, hiện vẫn còn ít công trình khoa học nghiên cứu về “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Vì thế nghiên cứu “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” dưới góc độ khoa học Kinh tế chính trị vẫn là cần thiết và đó cũng là lý do tác giả chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế của mình. Đề tài không trùng lặp với các công trình đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Nghiên cứu vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói chung và đối với Ninh Bình nói riêng. Đánh giá đúng thực trạng của du lịch ở Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề ra phương hướng và giải pháp phát triển du lịch Ninh Bình trong thời gian tới, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế - xã hội trên địa bàn của tỉnh. * Nhiệm vụ: - Phân tích một số lý luận về du lịch và dịch vụ du lịch, phát triển du lịch. - Đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch của tỉnh Ninh Bình trong những năm qua. - Đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch dưới góc độ kinh tế chính trị, tức là tập trung nghiên cứu: Lý luận về du lịch, dịch vụ du lịch, xu thế phát triển du lịch…; Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian từ 2000 đến 2010, sự phát triển du lịch ở Ninh Bình giai đoạn 2010 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. - Địa bàn nghiên cứu là tỉnh Ninh Bình. Cụ thể là Sở du lịch Ninh Bình, các tổ chức, các đơn vị kinh doanh du lịch và các khu du lịch ở tỉnh Ninh Bình. 5 Khoảng thời gian để sưu tầm thu thập số liệu, phân tích đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình là từ 2000 - 2010. Giai đoạn 2011 2015 là mốc thời gian để nghiên cứu và đề xuất các phương hướng và giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Sử dụng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về du lịch và phát triển du lịch. Đồng thời, kế thừa những vấn đề lý luận về du lịch để ứng dụng vào phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. * Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: điều tra, thống kê, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch, so sánh, tổng kết thực tiễn... 6. Đóng góp của đề tài Làm rõ hơn tiềm năng và vai trò của phát triển du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Đánh giá một cách khách quan về thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Ninh Bình. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan, ban ngành của tỉnh nhằm phục vụ cho công tác hoạch định chính sách thúc đẩy du lịch phát triển trong những năm tới. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và phát triển du lịch. Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian qua. 6 Chương 3: Phương hướng và những giải pháp phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian tới. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1. Du lịch và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội 1.1.1. Du lịch và phát triển du lịch 1.1.1.1. Du lịch và dịch vụ du lịch * Về du lịch: - Quan niệm về du lịch. Du lịch là một ngành kinh tế không có khói. Ngày nay, trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hoá xã hội của các nước, và ngày càng trở thành một trong những hoạt động phổ biến của con người. Đối với mỗi quốc gia đặc biệt là với các nước phát triển, du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế quốc dân. Do phạm vi và góc độ nghiên cứu đa dạng và phong phú, nên trên thế giới cũng như ở Việt Nam, khái niệm du lịch được đề cập dưới nhiều góc độ và phạm vi khác nhau. Cụ thể: Trên phạm vi thế giới: Kể từ khi thành lập Hiệp hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO (International of Union of ficial Travel organization) tại Hà Lan 1925 cho đến nay, khái niệm du lịch được quan niệm rất khác nhau: . Theo Ausher “Du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân” [3, tr.6]. . Theo học giả người Thuỵ Sỹ - Kuns lại cho rằng: “Du lịch là hiện tượng những người khác đi đến nơi không phải thường xuyên cư trú của họ bằng phương tiện vận tải và dùng các dịch vụ du lịch” [13, tr.13]. 8 . Trong từ điển Bách khoa quốc tế về du lịch do Viện Hàn lâm khoa học quốc tế về du lịch xuất bản du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là tập hợp các hoạt động tích cực của con người nhằm thực hiện một dạng hành trình, là một ngành công nghiệp liên kết nhằm thoả mãn các nhu cầu của khách du lịch” [13, tr.14]. . Giáo sư Edmod Pieasa người Bỉ cho rằng: “Du lịch là tập hợp các tổ chức và các chức năng của nó, không chỉ về phương diện khách vãng lai mà cái chính là phương diện về giá trị mà khách du lịch mang lại” [3, tr.6]. . Theo nhà nghiên cứu Michael Coltman cho rằng: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của bốn nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du lịch, bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” [13, tr.15]. . Trong tuyên ngôn Manina về du lịch năm 1980 nêu rõ: “Du lịch được hiểu như hoạt động chủ yếu trong đời sống của các quốc gia do hiệu quả trực tiếp của nó trên các lĩnh vực xã hội, văn hoá, giáo dục và kinh tế của các quốc gia và trong quan hệ quốc tế trên thế giới. Sự phát triển của du lịch gắn với sự phát triển của kinh tế - xã hội của các quốc gia và phụ thuộc vào việc con người tham gia vào nghỉ ngơi (có sáng tạo) và vào kỳ nghỉ, tự do du lịch, trong khuôn khổ thời gian tự do và thời gian nhàn rỗi mà du lịch nhấn mạnh tính nhân văn sâu sắc...” [24, tr.4]. . Định nghĩa của hội nghị quốc tế và thống kê du lịch ở Otawa, Canada diễn ra vào tháng 6 năm 1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài môi trường thường xuyên, trong một khoảng thời gian ít hơn khoảng thời gian đã được tổ chức du lịch quy định trước, mục đích của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm vi vùng tới thăm” [11, tr.19]. 9 Ở Việt Nam: . Theo từ điển Tiếng Việt: “Du lịch là đi xa cho biết sứ lạ khác với nơi mình ở” [2, tr.10]. . Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật...” [2, tr.9]. . Các nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra định nghĩa du lịch sau: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” [13, tr.16]. . Tại điều 4 trong Luật du lịch Việt nam 2005 du lịch được hiểu như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” [23, tr.9]. Từ sự viện dẫn các quan niệm nói trên cho thấy: có quan niệm xuất phát từ mục đích, đặc điểm di chuyển của khách du lịch; có quan niệm lại cho du lịch là kết quả tất yếu của sự phát triển kinh tế - xã hội; có quan niệm lại coi du lịch là nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế... Tuy vậy, tất cả các quan niệm trên đều chưa đi sâu vào bản chất của du lịch. Xuất phát từ bản chất của du lịch có thể đưa ra định nghĩa sau về du lịch: Du lịch là một hoạt động của con người ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả mãn những nhu cầu về mặt tinh thần như: tham quan, du ngoạn, giải trí, nghỉ dưỡng và tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ khác trong một khoảng thời gian nhất định. 10 Như vậy, du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Hoạt động du lịch có đặc điểm của ngành kinh tế, lại có đặc điểm của ngành văn hoá xã hội. Trên thực tế, hoạt động du lịch ở nhiều nước không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà cả lợi ích chính trị, văn hoá, xã hội... Chính vì vậy, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới ngành du lịch đã được coi như ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. - Các loại hình du lịch Du lịch là một hoạt động có tính đa dạng và phong phú về loại hình và thể loại. Loại hình du lịch phát triển không ngừng cùng với sự phát triển ngày càng cao của nhu cầu con người mà cụ thể là nhu cầu của khách du lịch. Theo tác giả Trương Sỹ Quý loại hình du lịch có thể được định nghĩa như sau: “Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểm giống nhau, hoặc vì chúng thoả mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được bán cho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chức như nhau, hoặc được xếp chung theo một mức giá bán nào đó” [13, tr.64]. Như vậy, nếu dựa vào các căn cứ phân chia khác nhau thì sẽ có các loại hình du lịch khác nhau. Ở đây ta chỉ đề cập đến các loại hình du lịch theo nhu cầu, mục đích của du khách. Vậy có thể phân loại như sau: + Du lịch sinh thái Tại Điều 4 của Luật Du lịch Việt Nam đã quy định: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương, với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” [23, tr.11]. Như vậy, có thể hiểu du lịch sinh thái là loại hình du lịch để thưởng thức những cảnh quan thiên nhiên như (sông, núi, biển, rừng) thích hợp cho mọi đối tượng khách du lịch đặc biệt là đối với du khách nước ngoài. ở Việt nam có rất nhiều khu du lịch sinh thái như: Du lịch biển Vũng Tàu, Du lịch 11 Vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), Khu du lịch sinh thái Tràng An (Ninh Bình)... + Du lịch Văn hoá lịch sử Theo Luật Du lịch Việt Nam, tại Điều 4: “Du lịch văn hoá lịch sử là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống” [23, tr.11]. Như vậy, có thể coi du lịch văn hoá, lịch sử là loại hình du lịch tìm hiểu tài nguyên du lịch nhân văn thích hợp cho mọi đối tượng, vì mục đích chính của loại hình du lịch này là nhằm nâng cao sự hiểu biết của cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các phong tục, tập quán của địa phương, đất nước du lịch. Du lịch văn hoá lịch sử được phân thành hai loại: Du lịch văn hoá lịch sử với mục đích cụ thể: Khách du lịch thuộc thể loại này thường đi du lịch với mục đích đã định sẵn. Thông thường họ là các cán bộ khoa học, học sinh, sinh viên và các chuyên gia. Du lịch văn hoá lịch sử với mục đích tổng hợp: Bao gồm đông đảo những người ham thích mở mang kiến thức về thế giới và thoả mãn sự tò mò của cá nhân mình. + Du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh Đây là loại hình du lịch gắn liền với mục đích nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, hoặc để điều trị những bệnh tật về thể xác và tinh thần của họ. Du lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh có thể được chia thành các loại sau: Chữa bệnh bằng khí hậu: Khí hậu núi, khí hậu biển. Chữa bệnh bằng nước khoáng: tắm nước khoáng, uống nước khoáng. Chữa bệnh bằng bùn. Chữa bệnh bằng hoa quả, chữa bệnh bằng sữa (đặc biệt bằng sữa ngựa). 12 + Du lịch thể thao Là loại hình du lịch mà khách du lịch có thể kết hợp quá trình du lịch với các hoạt động thể thao giải trí nhằm nâng cao và phục hồi sức khoẻ. Có thể chia du lịch thể thao thành các loại sau: Du lịch thể thao chủ động: Là loại hình du lịch mà khách đi du lịch để tham gia trực tiếp vào các hoạt động thể thao. Du lịch thể thao chủ động gồm: du lịch leo núi, du lịch săn bắn, du lịch câu cá, du lịch tham gia các loại thể thao: đá bóng, bóng chuyền, bóng rổ, trượt tuyết... Du lịch thể thao thụ động: Là những cuộc hành trình đi du lịch để xem các cuộc thi thể thao quốc tế như Wold Cup, các thế vận hội Ôlimpic... + Du lịch nghiên cứu Là loại hình du lịch gắn với mục đích nghiên cứu, học tập, làm việc nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó. Kết hợp giữa đi du lịch với tìm hiểu các vấn đề về văn hoá, lịch sử, tài nguyên môi trường, hệ sinh thái, động thực vật... nhằm đáp ứng nhu cầu học tập nghiên cứu của các cá nhân. * Về dịch vụ du lịch: - Du lịch là một bộ phận của kinh tế dịch vụ, sản phẩm của ngành du lịch chủ yếu là dịch vụ. . Theo Luật du lịch 2005, của nước CHXHCN Việt Nam: dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí, thông tin, hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. . Có thể hiểu: dịch vụ du lịch là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch thông qua các hoạt động tương tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho các tổ chức cung ứng du lịch. 13 . Dịch vụ du lịch rất phong phú bao gồm các loại dịch vụ sau : Khách sạn, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và giải trí; Nhà hàng chế biến và phục vụ các món ăn, đồ uống; Cơ sở dịch vụ phục vụ vui chơi giải trí; Cơ sở thăm quan, dịch vụ thăm quan thắng cảnh; Các cơ sở bán hàng hoá - dịch vụ bán hàng; Dịch vụ bưu chính viễn thông; Dịch vụ vận chuyển hoặc đổi tiền; Dịch vụ y tế và các dịch vụ khác. Dịch vụ du lịch có những đặc tính của dịch vụ nói chung: Theo quan niệm truyền thống, dịch vụ là những hoạt động xã hội tạo ra các sản phẩm phi vật thể. Vì thế, khác với các sản phẩm hàng hoá hữu hình, dịch vụ không thể lưu trữ, không thể vận chuyển được mà chỉ có thể sử dụng tại nơi sản xuất, do đó quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu dùng. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ hiện đại đã thay đổi tính chất truyền thống của dịch vụ, biến dịch vụ có tính chất hàng hoá nhiều hơn, vừa lưu trữ và vận chuyển được đến mọi nơi, vừa có thể sử dụng trong thời gian dài. Chẳng hạn, các sản phẩm dịch vụ như phần mềm máy tính được sản xuất, đóng gói và bán hàng loạt trên thị trường như những hàng hoá thông thường. Các buổi biểu diễn ca nhạc không những có thể được ghi lại thành những đĩa CD và DVD, mà còn có thể được truyền hình trực tiếp đến khắp nơi cho mọi người. Một trong những yếu tố khiến các sản phẩm dịch vụ ngày càng mang tính chất hàng hoá nhiều hơn là quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ ngày càng giống như quá trình sản xuất hàng hoá. - Những đặc điểm của dịch vụ du lịch: Ngoài tính chất truyền thống của dịch vụ nói chung, dịch vụ du lịch có những đặc điểm riêng: Thứ nhất, Sự tham gia của khách du lịch trong quá trình tạo ra dịch vụ du lịch: Đặc điểm này nói lên rằng khách du lịch ở một chừng mực nào đó đã trở thành nội dung của quá trình sản xuất. Sự gặp gỡ giữa khách hàng và người sản xuất được định nghĩa như một sự tác động qua lại giữa hai chủ thể 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan