Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (phần 3)...

Tài liệu Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (phần 3)

.PDF
223
186
106

Mô tả:

PHẦN THỨTƯ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THỜI KỈ CẬN ĐẠI CHUÔNG V NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT T ư SẢN Từ thế kỷ XV - XVII, ở phương Tây chế độ phong kiến lâm vào thời kỳ khủng hoảng ngày càng trầm trọng. Quan hệ kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển. Giai cấp tư sản ra đời, là giai cấp tiến bộ, đại diện cho lực lượng sản xuất mới. Giai cấp tư sản lãnh đạo quần chúng nhân dân lao động, tiến hành cách mạng tư sản, lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nhả nước tư sản. Cuối thế kỷ XVI, cách mạng tư sản nổ ra đầu tiên ở Nê đéc lan.(l> Cuộc cách mạng thành công, nhưng ảnh hưởng của nó không sâu rộng. Đến giữa thế kỷ XVII, cách mạng tư sản ở Anh bùng nổ và giành thắng lợi. Cách mạng tư sản Anh có ảnh hưởng lớn đến tiến trình của lịch sử thế giới. Nên nó được coi là cái mốc mở đầu thời kì lịch sử thế giới cận đại. (1). N ê đéc lan; nghĩa là "đất thấp", gồm lãnh thổ các nước Hà Lan, Bi, Lúc xâm bua và một s ố vùng thuộc Đ òng Bắc nước Pháp ngày nay. V ới Ihắng lợi của cuộc cách mạng tư sàn, các tỉnh miền Bắc N ê đéc lan thành lập một nước, mang tên tình lớn nhâì: Hà Lan. 217 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn Tiếp đó, trong thế kỷ XVIII-XIX, cách mạng tư sản thắng lợi ở Pháp, Mĩ, Nhật và nhiều nưốc khác ở Châu Au. N hư vậy, Nhà nước tư sản ra đời là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, là thành quả trực tiếp của cách mạng tư sản. Từ sau cách mạng tư sản, đến cuối thế kỷ XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh. A. NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ NGHỊ VIỆN ANH Là sản phẩm của cuộc nội chiến cách mạng chống phong kiến không triệt để, nhà nước tu sản Anh điển hình cho chính thể quân chủ nghị viện. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, Anh là nước tư bản lớn nhất thế giỗi, là trung tâm áp bức, bóc lặt nhân dân lao động Anh và nhân dân lao động thế giới. I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ S ự R A ĐỜI NHÀ NUỠC TƯ SẢN ANH Đến giữa thế kỷ XVII, nước Anh vẫn là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Mâu thuẫn giữa giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản và nhân dân lao động ngày càng gay gắt. Trước khi cuộc nội chiến cách mạng bùng nổ, phong trào đấu tranh chống phong kiến đã phát triển mạnh mẽ. Trước hết, đó là những cuộc nổi dậy khởi nghĩa của quần chúng. Đồng thời có cuộc đấu tranh gay gắt giữa nhà vua vói tư sản diễn ra ở nghị viện. Lúc này hầu hết nghị viện là tư sản hoặc quý tộc mới (quý tộc tư sản hoá). Nên nghị viện là dinh luỹ chính trị của giai cấp tư sản. Quá trình cách mạng tư sản Anh diễn ra qua hai cuộc nội 218 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn chiến: cuộc nội chiến lần thứ nhất (1642-1646) và cuộc nội chiến lần thứ hai (1648). Do cao trào đâu tranh cua quán chúng và áp lực của nghị viện, trước ngưỡng cửa của cuộc nội chiến, vua Sáclơ I cùng các quý tộc trung thành đã bỏ Luân Đôn và chuyến sang thành phò' Oxpho. Như vậy, lúc này có hai chính quyền song song: Chính quyền phong kiến của nhà vua ở Oxpho, nghị viện ở Luân Đôn thực hiện chức năng chính quyền của tư sản. Nghị viện tuyên bố giải tán quân đội nhà vua và lập thành quân đội của nghị viện. Ngày 22/8/1642, vua Sáclơ I chính thức tuyên chiến với lực lượng cách mạng (lực lượng tư sản tiến bộ và toàn thể quần chúng nhân dân). Lúc này, xuất phát từ quyền lợi khác nhau, nội bộ nghị viện phân hoá thành hai phái: Phái trướng lão chiếm đa số, đại diện cho tầng lớp đại tư sản, chủ trương thoả hiệp với vua, coi chiến tranh là phương tiện để ép vua phải chịu nhượng bộ một số quvền lợi. Phái độc lập chiếm thiểu số trong nghị viện, đại biểu cho quyền lợi của tầng lớp tư sản bậc trung, được sự ủng hộ của đông đảo quần chúna nhân dân, có thái độ kiên quyết với nhà vua hơn. Thái độ đối với chiến tranh và cuộc tranh giành quyền lãnh đạo trong nội bộ giai cấp tư sản có ảnh hường trực tiếp đến quá trình diễn biến của nội chiến cách mạng. Lúc đầu quân đội của nghị viện liên tiếp bị thất bại. Nhưng sau đó quân đội của nghị viện, do được cải tổ lại mà trong đó nòng cốt là đạo quân kị binh của Crôm Oen, dã nhanh chóng phản công thắng lợi. Crỏm Oem là một trong những lãnh tụ xuất sắc của phái độc lập, đồng thời trở thành lãnh tụ cùa cách mạng tư sản. Bọn sĩ quan của phe trưởng lão bị loại, quân đội nằm trong tay phái độc lập. Năm 1646, Sáclơ I bị bắt. Sau cuộc nội chiến lần thứ I. phái đôc lâp khống chế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 219 http://www.lrc-tnu.edu.vn được nghị viện. Phái độc lập lại chủ trương thương lượng với vua để hợp pháp hoá chính quyền tư sản do họ nắm giữ và không đáp ứng các yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong lúc phái trưởng lão và sau đó là phái độc lập tìm cách thương lượng vói nhà vua, thì Sáclơ I vẫn ngoan cô' và tìm cách phục hồi chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến. Sáclơ I trốn khỏi nhà giam và tập hợp lực lượng phản kích lại quân cách mạng. Cuộc nội chiến lần thứ hai bùng nổ. Quân đội cách mạng do Crôm Oen chỉ huy đánh bại quân đội nhà vua. Đến tháng 8/1648 cuộc nội chiến kết thúc. Sáclơ I lại bị bắt. Trước áp lực của quần chúng nhân dân, ngày 23/12/1648, nghị viện trong tay phái độc lập thông qua sắc lệnh xét xử nhà vua. Ngày 4/1/1649 nghị viện thông qua nghị quyết, khẳng định quyền tối cao của hạ nghị viện trong bộ máy nhà nước (kể cả đối với thượng nghị viện, nhà vua). Nghị quyết viết: "7. Nhân dân, dưới quyền lực của thượng đế, là gốc rễ của mọi chính quyền chân chính. 2. Hạ viện do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong quốc gia. 3. Những gì hạ viện tuyên bô'là pháp luật thì nó có hiệu lực, dù cho các thượng nghị sĩ, nhà vua có phản bác". Nghị viện cử ra toà án tối cao gồm 135 ủy viên, phụ trách xét xử nhà vua. Ngày 30/1/1649 Sác lơ I phải lên đoạn đầu đài. Ngày 19/5/1649, trước sức mạnh đấu tranh của quần chúng, nền cộng hoà được tuyên bố chính thức thành lập. Hạ nghị viện nắm quyền lập pháp. Thượng nghị viện bị giải tán. Quyền hành pháp được giao cho nội các do nghị viện bầu ra. Những người của phái độc lập chiếm ưu thế trong chính 220 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn quyền nhà nước tư sản. Tầng lớp sĩ quan quân đội đứng đầu là Crôm Oen. nắm giữ những chức vụ quan trọng. Như vậy, lúc đầu nhà nước tư sản Anh mang chính thể: Cộng hoà nghị viện và chính thể này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. II. NHÀ NUỚC SAU CÁCH MẠNG TƯSẢN. SựTHIÊT LẬP CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ NGHỊ VIỆN VÀ T ổ CHỨC CỦA Bộ MÁY NHÀ NƯỚC 1. Sự thiết lập chính thể quân chủ nghị viện Sau khi cuộc nội chiến cách mạng kết thúc, quần chúng nhân dân tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ, đòi chính quyền tư sản phải thực hiện lời hứa với quần chúng cách mạng. Giai cấp tư sản rất lo sợ phong trào của quần chúng nhân dân. Vì vậy, giai cấp tư sản, một mặt thẳng tay đàn áp phong trào quần chúng, mặt khác sẩn sàng thủ tiêu nền cộng hoà đổ xây dựng một chính quyền có "bàn tay sắt" vừa có đủ sức mạnh trấn áp phong trào trong nước, vừa có khả năng chiến thắng những quốc gia cạnh tranh bên ngoài. Năm 653, Crômm Oen và Hội đồng sĩ quan của ông ta đưa ra một văn bản có tính lập hiến, nhưng với cái tên kỳ quặc là "công cụ điều hành". Theo vãn bản này, những công dân phải có thu nhập hàng năm từ 200 bảng mới có đủ tư cách cử tri bầu hạ nghị viện. Quy định này loại phần đông dân chúng ra khỏi chế độ bầu cử. Văn bản đó tước bỏ quyền lập pháp, quyền tha thuế của nghị viện và-tập trung vào quan bảo hộ. "Công cụ (liều hành " ghi đích danh Crôm Oen là quan bảo hộ. Từ đó. nghị viện (tức hạ nghị viện) chỉ còn là hình thức. 221 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn các nghị sĩ được chọn cẩn thận. Crôm Ocn mang danh "lìliù h ọ ' nhưng đã trở thành kẻ độc tài, nắm mọi quyền hành, tổng tư lệnh quân đội, kiểm tra tài chính và toà án. quyết định chính sách đối nội và đôi ngoại. Toàn quốc chia làm 11 khu đứng đầu là thông đốc - các tướng tay chân cùa Crôm Oen. Trật tự quân sự, cảnh sát ngự trị trong cả nước. Như vậy, nền cộng hoà đã bị thủ tiêu. bảo Tuy vậy, liều thuốc đó cũng không cứu được chính quyền tư sản thoát khỏi những khó khăn ngày càng trầm trọng. Làn sóng cãm phẫn của quần chúng nhân dân vẫn không ngừng bùng lên và lan tràn trong toàn quốc, công thương nghiệp bị đình trệ. Tinh hình trên làm cho bọn đại tư sản và quý tộc mới có khuynh hướng bảo hoàng không tin tưởng ở sức mạnh của chính quyền "bảo hộ" và muốn thay thế bằng một chính quyền khác, một chính thể khác. Tướng Môncơ, tư lệnh quân đội Anh ở Xcốt len, đại diện cho khuynh hướng đó, đưa quân về Luân Đôn ủng hộ phái tư sản bảo hoàng. Chế độ hai viện cùa nghị viện được phục hồi và phần lớn nghị viện là các phần tử cánh hữu. Đồng thời năm 1660, Sáclơ II đang lưu vong ở nước ngoài, được mời về nước lên ngôi vua. Năm 1685 Sáclơ II chết, em là Giêm II nối ngôi vua, nhưng chỉ được cai trị trong 3 năm. Các vị vua này đều không muốn nằm trong khuôn khổ của chính thể quân chủ nghị viện, mà đã từng bước tìm cách khôi phục chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, đe dọa địa vị và quyền lợi của giai cấp tư sản. Vì vậy những đại biểu của tư sản và quý tộc mới trong Đảng Uých (tiền thân của đảng Bảo thủ, gồm chủ ngân hàng, thương nhân, chủ đồn điền,...) và đảng Tôry (tiền thân của đảng Tự do gồm các địa chủ) hợp tác với nhau, để tìm cách lật đổ nền thống trị của Giêm II và tìm một vị quân vương khác dễ sai khiến hơn. Người đó là Vin 2' ) ' ) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn hem Orãng giơ. về danh nghĩa dòng ho. Vin hem có đủ tư cách thay thế ngôi vua, vì ông ta là con rể cua Giêm II. về ihưc tế Vin hem là nhà tư sản. Đầu tháng 11 năm 1688, được sự chỉ đạo và ùng hộ của giai cấp tư sản, Vin hem dần quán vổ Luân Đôn, lật đổ Giêm II và lên ngôi vua, lấy danh hiệu là Vin hem III. Để đảm bảo chắc chắn địa vị, quyền lợi cùa giai cấp tư sản và quý tộc mới, tháng 2/1689, nghị viện thòng qua "đạo luật về quyền hành". Theo đạo luật này, quyền lực nhà nước tập trung vào nghị viện, nhà vua khống có thực quyền. Đạo luật về quyền hành quy định: 1. Mọi đạo luật và mọi thứ thuế chỉ đều do nghị viện quyết định. 2. Không một ai, ngoài nghị viện, có thể chấm dứt hiệu lực của đạo luật. 3. Bảo đảm sự tự do tranh luận tại nghị viện. 4. Hàng nãm, nghị viện xác định thành phần và số lượng quân đội, xét duyệt kinh phí quốc phòng. Đồng thời tư sản và phái quý tộc đã đi tới những thỏa hiệp sau: - Giai cấp tư sản chấp thuận để giới quý tộc tham gia vào bộ máy nhà nước. Những quý tộc ruộng đất vẫn được giữ nguyên quyền lợi ruộng đất, nhưng việc kinh doanh ruộng đất không được đi ngược lại quyền lợi của giai cấp tư sản. - Các nghị sĩ quý tộc phải bỏ phiếu đồng ý cho các đạo luật phù hợp với lợi ích của giai cấp tư sản. Đạo luật về quyền hành và nhũng thoả hiệp của liên minh tư sàn với quý tộc trở thành cơ sở pháp lí và sự bền vững của nền quân chủ lập hiến, là một trong những nguồn của hiến pháp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 2T3 http://www.lrc-tnu.edu.vn không thành văn bản ở Anh. Từ đây, chính thể quân chủ nghị viện đã được xác lập. Anh là nước có nẻn quân chủ nghị viện sớm nhất. Sau cách mạng tu sản, giai cấp tư sản Anh phải xoá bỏ hình thức nhà nước cộng hoà nghị viện và thay vào đó là chính thể quân chủ nghị viện vì: - Hoàng sợ trước lực lượng cách mạng quần chúng nhân dân, giai cấp tu sản phải liên minh với thế lực phong kiến cũ để bảo vệ địa vị, quyền lợi của mình, tức là phải thiết lập nhà nuớc tư sản dưới hình thức quân chủ nghị viện. - Cuộc cách mạng tu sản Anh chống phong kiến không triệt để. Sau cách mạng, tuy chính thể quân chủ chuyên chế đã bị xoá bỏ, nhưng thế lực phong kiến vẫn tồn tại và là lực lượng chính trị trong xã hội. Sự cấu két giữa giãi cấp tư sản và thế lục phong kiến được phản ánh ở thượng tầng kiến trúc, là bình thúc nhà nước quân chủ nghị viện mà quyền lực nhà nước tập trung vào nghị viện. - Do tập quán và tâm lí chính trị truyền thống, chế độ quận chủ phong kiến đã từng tồn tại hàng trăm năm. Sau cách mạng tư sản, trong thành phần giai cấp tư sản có tầng lóp vốn xuất thân từ quý tộc phong kiến, tức quý tộc tư sản hoá. Nên hình ảnh một quân vương vẫn còn sống động trong tâm lí chính trị của họ. Việc thiết lập hình thức quân chủ lập hiến còn nhằm hoà hợp được với Châu Âu phong kiến lúc đó. 2. Quá trình hình thành ''hiến pháp không thành ván". Tổ chức bộ máy nhà nước q u ân chủ nghị viện Sau khi được xác lập và những năm tiếp theo (từ cuối thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX), thể chế của nền quân chủ lập hiến ở Anh được hoàn thiện và định hình 224 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn từng bước. Quá trình này được thê’ hiện bằng một số đạo luật bổ sung và đặc biệt là theo tiền lệ (sự hình thành các tập quán chính trị). Đó cũng là quá trình hình thành hiến pháp không thành văn của Anh. Cụ thể sau đây là một số minh chứng tiêu biểu: Luật về quyền hành 1689 dần dần được bổ sung: - “Văn kiện ba năm" năm 1694 quy định nhiệm kì của hạ viện là 3 năm. Từ những năm 1870, nhiệm kì của hạ viện là 7 năm. - "Văn kiện" năm 1701 đặt cơ sở bước đầu hình thành hai nguyên tắc quan trọng. Nguyên tắc "chữ ký thứ hai". Nguyên tắc này là bất cứ văn kiện nào của nhà vua để có hiệu lực thì cần phải có chữ ký thứ hai - chữ ký của thủ tướng hoặc cùa một bộ trưởng bộ có liên quan tới vấn đề có ghi trong văn bản đó. Nãm 1711, nguyên tắc "chữ ký thứ hai" được bổ sung thêm nguyên tắc: không chịu trách nhiệm của nhà vua, nhà vua không được làm điều ác, người phải chịu trách nhiệm về văn bản của vua là bộ trưởng hoặc thủ tướng. Mục đích thực tiễn của nguyên tắc chữ kí thứ hai là hạn chế quyền lực của hoàng đế. Nguyên tắc thứ hai là "không thay thế quan toà". Mục đích ban đầu của nguyên tắc này là ngãn ngừa sự chuyên quyền của nhà vua. Nguyên tắc này là nhà vua bổ nhiệm các thẩm phán, nhưng việc thay đổi các quan toà lại thuộc quyền của nghị viện. Trong thế kỷ XVIII - XIX cũng là quá trình hình thành tiền lộ pháp được gọi là nguyên tắc "chính phú trácli nhiệm". Trong luật pháp thành văn, nội các chưa bao giờ tồn tại. Nhưng trên thực tế dần dần nó được hình thành và nó không chỉ hoạt động, mà ngày càng được củng cố. Nhờ vào nghị viện, nội các hạn chế được quyền lực cùa nhà vua. Song cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 225 http://www.lrc-tnu.edu.vn nảy sinh những mâu thuẫn giữa nghị viện và nội các vê quyền hạn. Do nghị viện nắm quyền lập pháp, quyết định ngân sách,... nên nội các muốn tồn tại được thì phải được sự ủng hộ của đa số thành viên hạ viện. Và dần dần hình thành tập quán chính trị: nghị viện giành cho mình quyén giám sát nội các, hay nói cách khác, chính phủ phải có trách nhiệm trước nghị viện (cụ thể là trước hạ viện). Ngoài ra một loạt các nguyên tắc cơ bản khác cùa chính thể quân chủ lập hiến cũng dần dần được định hình theo con đường "tiền lệ pháp", như tập quán truyền ngôi vua, mổi quan hệ giữa thượng viện và hạ viện V.V.. Tổng hợp những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc đó, được người ta gọi là "hiến pháp không thành văn" của nước Anh. Vậy tại sao nước Anh tư sản chỉ có hiến pháp khổng thành văn, mà không có hiến phấp thành văn nhu các nước tu sản sau này. Thứ nhất, nhà nuớc tư sản Anh là nhà nước tư sản đầu tiên. Cuộc cách mạng tư sản Anh cũng là cuộc cách mạng luật pháp lớn lao đầu tiên. Nó có nhiều sáng kiến pháp luật nổi tiếng, nhưng không thể sáng tạo đầy đủ được. Trong đó nó chưa nghĩ ra được hình thức hiến pháp. Thứ hai, ở Anh các nguyên tắc và những quy chế mang tính lập hiến tạo nên chính thể tư sản là kết quả của cả một quá trình đấu tranh lâu dài giữa giai cấp tư sản và thế lực quý tộc cũ. Nên ngay từ đầu không thể có một văn bản cơ bản mang tính hiến pháp đầy đủ. Cuối cùng, chính thể quân chủ nghị viện Anh được định hình như sau: chính thể này gồm ba bộ phận cơ bản. 226 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn + Hoàng đế; Hoàng đế Anh truyền ngôi cho con trai, nếu không có con trai thì được truyền ngôi cho con gái. Người muốn lên ngôi hoàng đế phải là người nghiêm túc. trong sạch, theo nếp sông "khuôn vảng lliước ngọc" cúa lẻ giáo phong kiến, khỏng được kết hôn hai lần trở lên, không ngoại tình, phải là người theo quốc giáo nước Anh. Hoàng đế là nguyên thủ quốc gia. Nhưng hoàng đế chi nặng về vai trò tượng trưng. Mọi hoạt đông của hoàng đế chi nhằm một mục đích chính thức hoá về mật nhà nước các hoạt động của nghị viện, của chính phủ. Mọi quyết định của hoàng đế chỉ có hiệu lực thực thi khi có chữ ký kèm theo cúa thú tướng. Tóm lại: Hoàng đế khòng có thực quyổn và đúiiíỉ như câu ngạn ngữ: "nhà vua trị vì, nhưng khống Ctn Trị". + Nghị viện Nước Anh là quê hương của nghị viện tư sản. Thòi kì chủ nghĩa tư bàn tự do cạnh tranh là thời hoàng kim cua Ìighi viện. Nghị viện thật sự có ưu thế hơn hẳn các cơ quan nhà nước khác. Lúc bấy giờ, người Anh có câu ngạn ngữ "nghị viện có quyền được làm tất cả, chi trừ wệc biến đàn ỏng tliành đàn bá". Nghị viện có những quyền hạn: - Quyền lập pháp. - Quyền quyết định ngân sách và thuế. - Quyền giám sát hoạt động của nội các, báu hoặc bãi nhiệm các thành viên của nội các. Vai trò và q u v ề n hạn c ủ a nehị Viện kí» n h ú vậy là d ể hạp chế tới mức tối đa quyền hạn của nhà vua, làm chu ngai \ănjỊ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 2 77 http://www.lrc-tnu.edu.vn trở thành hư vị. Nước Anh cũng là nước có cơ cấu hai viện vào loại sớm nhất. Sau khi xác lập chính thể quân chủ nghị viện, thượng nghị viện được khôi phục. Dần dần cơ cấu tổ chức, chức năng và quyẻn hạn của nó được định hình. Thượng nghị viện hay còn gọi là viện nguyên lão, đúng nhu tên gọi, gồm: đại quý tộc mới, không phải qua bầu cử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra. Lúc đẫu thượng nghị viện có uy quyền hơn hạ nghị viện. Dần dần, do là đại diện của thế lục bảo thủ, lỗi thời, đã hết vai trò lịch sử trong xã hội, nên thượng nghị viện vừa hoạt động rất hình thức, mang tính chất danh nghĩa, vừa là thế lực kiẻm chế và đối trọng của hạ viện. Vai trò kiềm chế và đối trọng đó được thể hiện ở chỗ: khi có thuợng viện, ít nhất trong công đoạn làm luật, làm cho việc thông qua các quyết định phải được tiến hành dài hơn, vói nhũng thủ tục rườm rà, để ngăn chặn sự quá tả, vội vàng của hạ nghị viộn. Thượng nghị sĩ được hình thành từ bốn nguồn sau: - Thượng nghị sĩ là những quý tộc có phẩm hàm (tước vị). Trong đó từ bá tước trở lên thì được cha truyẻn con nối chức thượng nghị sĩ. - Các thủ lĩnh tôn giáo đương nhiệm - Các thủ tướng Anh hết nhiệm kì. - Một số khác do đích thân hoàng đế bổ nhiệm. Hạ nghị viện đại diện cho các tầng lớp trong cư dân và do dân bầu ra, nên còn được gọi là viện dân biểu. Buổi ban bầu, quyển hạn của hạ nghị viện và chế độ bầu cử còn bị hạn chế rất nhiều. Lúc đầu, sau cuộc chính biến của Vin hem năm 1688, trong số gần 7 triệu dân Anh, chi có 25 vạn người có quyền tuyển cử. Gần một nửa số hạ nghị sĩ là những người 228 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn được bầu ra từ những "thị trấn hoang tàn"01 . Đó là những vùng rất ít dân cư, thường bầu và cử theo ý muốn của chúa đất. Khi mảnh đất được bán đi, thì người chủ mới thay thê người chủ cũ làm hạ nghi sĩ. Ghế nghị viện được mua đi bán lại. Phiếu bầu cử cũng được mua. Sau đó mặc dù đã trải qua ba cuộc cải cách chế độ tuyển cử (từ 1832-1884) cũng chi có 4,5 triệu người trong tổng số 36 triệu người (chiếm 12,55%) được bầu c ử (2>. Đại đa số công nhân lớp dưới, cô' nông, người đi ở và toàn thê phụ nữ bị gạt ra ngoài đời sống sinh hoạt chính trị - bầu cử. Sau này, hạ nghị viện ngày càng có nhiều quyền lực, lấn át vai ưò, quyền hạn của thượng nghị viện. Chế độ đa đảng ở Anh là chế độ hai đảng. Thông qua việc giói thiệu các ứng cử viên của đảng để bầu vào hạ viện, hai đảng tư sản thay nhau khống chế nghị viện. Trong khoảng những năm 50-60 của thế kỉ XIX, ưu thế thuộc về đảng Tự do. Từ những năm 70 trở đi, ưu thế đó chuyển sang đảng Bảo thủ. + Chính phủ. ở Anh, tiền thân của nội các là viện cơ mật. Thế kỷ XVII, trước cách mạng tư sản, viện cơ mật được vua lập ra và giữ vai trò tư vấn cho nhà vua. Sau cách mạng tư sản, từ năm 1714 một vị vua Anh mang dòng máu Đức là George, không biết rành rọt tiếng Anh, nên rất chểnh mảng dự các phiên họp của viện cơ mật. Không có nhà vua chủ trì các phiên họp, dần dần viộn cơ mật tách khỏi sự kiểm soát của nhà vua, thành viên viện cơ mật được gọi là bộ trưởng, hội nghị viện cơ mật thành nội các, vị chủ trì các phiên họp được gọi là thủ (1). Vũ Dương M inh - N guyên Văn Hóng: Đại cương lịch sừ thế giới cận Đại, Tập 1, N xb. G iáo d ục, Hà N ội. 1995, tr.32 (2). Vũ Dương M inh - N guyễn Văn Hổng. Sđd, tr. 279. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 229 http://www.lrc-tnu.edu.vn tướng. Nội các độc lập với nhà vua. Sau đó nội các trở thành cơ quan có thực quyền, nám quyền hành pháp. Thủ tướng được hoàng đế bổ nhiệm là thủ lĩnh đảng cầm quyền, đảng chiếm được đa số ghế trong hạ nghị viện. Điều này sau trở thành tập quán hiến pháp không thành vãn của Anh. Hay nói cách khác, thực chất hạ nghị viẹn cử ra thủ tướng. Sau khi được hoàng đế bổ nhiệm, thủ tướng đứng ra thành lập chính phủ (các bộ trưỏng nhất thiết phải là đại biểu của hạ viện hoặc thượng viện). Đó là chính phủ của đảng chiếm đa số trong hạ viện. Ở Anh, lập pháp và hành pháp đều nằm trong tay một đảng. Vì vậy, không mấy khi hạ viện bị giải tán. Hạ nghị viện chỉ có thể bị giải tán, nếu chính phủ thấy đảng của mình có đa số mỏng manh trong hạ viện, muốn có đa số vững chắc hơn, thì yêu cầu hoàng đ ế giải tán hạ nghị viện để bầu ra hạ nghị viện mới, với hy vọng sẽ có sự ủng hộ của đa số nhiều hơn, nhằm kéo dài thời gian cầm quyền của đảng mình. N h ư vậy, thực chất cơ chế chính trị ở Anh là hai đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền nhà nước. Trong thời ki chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, nước Anh có nền kinh tế phát triển nhất, trở thành công xưởng của thế giới. Anh cũng là đế quốc xâm chiếm nhiều thuộc địa nhất. Đến năm 1900 đế quốc "Mặt trời không bao giờ lặn" đó có đất đai thuộc địa rộng tới 33 triệu km2 với số dân 370 triệu người(,). Tư bản Anh là trung tâm áp bức, bóc lột nhân dân Anh và nhân dân thế giới. (1). V ũ D ư ơ n s M inh - Vũ V ãn H ồ n e. Sđd. tr.282. 230 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn B. NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ TổNG THỐNG ở HỢP CHỦNG QUỐC HOA KÌ Cuộc cách mạng tư sản tại các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc chiến tranh giành độc lập và xoá bỏ những tàn tích phong kiến. Nhà nước tư sản Mĩ điển hình về chính thể cộng hoà tổng thống và hình thức nhà nước liên bang tư sản, điển hình về chế độ hai đảng tư sản thay nhau nắm chính quyền, điển hình về tổ chức nhà nước tu sản theo thuyết tam quyền phân lập. I. CUỘC CHIẾN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP ở BẮC MỸ. S ự THÀNH LẬP HỢP CHỨNG QUỐC HOA KÌ VÀ NHÀ NUỚC TƯSẢN Thổ dân Bắc Mĩ là người da đỏ, thường được gọi là người Anh Điêng. Họ sống trong giai đoạn nguyên thủy. Quá trình xâm thực tàn bạo của thực dân Châu Âu bắt đầu từ thê kỷ XIV sau cuộc thám hiểm của Crixtốp Côlôngbô. Đến năm 1752 Anh đã thành lập được 13 vùng thuộc địa ở Bắc Mĩ. ír Về tổ chức chính trị, thực dân Anh chia các thuộc địa ra làm hai loại, một số bang tự trị, còn ở những bang khác Anh cử thống đốc tới cai trị. Cả 13 bang đều không có luật pháp riêng, mà phải tuân theo luật pháp Anh. Đại diện của nhà vua Anh nắm quyền chỉ huy quân đội và hải quân. Về kinh tế, xã hội, công thương nghiệp tư bản thuộc địa phát triển nhưng không khỏi mâu thuẫn với chính quốc. Chính phủ Anh tìm mọi cách ngãn chặn sự phát triển công thương nghiệp Bắc Mĩ, muốn các thuộc địa chí là thị trường tiêu thụ hàng hoá của chính quốc, cung cấp nguyên liệu, thực Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 231 http://www.lrc-tnu.edu.vn phẩm cho Anh quốc. Trong nông nghiệp, tuy kinh tế tư bản cũng phát triển nhưng trong các đồn điền còn phổ biến bóc lột kiểu nông nô và nô lệ. Kinh tế nông nghiệp cũng không thoát khỏi sự lệ thuộc vào chính quốc. Đại đa sô' nhân dân không có quyền chính trị. Bên cạnh các mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn giữa các thuộc địa với chính quốc lúc này nổi lên thành mâu thuẫn hàng đầu. Bởi vậy, nhân dân các thuộc địa, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản đã nổi dậy tiến hành cuộc chiến tranh để dành độc lập. Đó cũng chính là cuộc cách mạng tư sản, vì nó không chỉ dành độc lập cho các thuộc địa mà còn xoá bỏ tàn tích phong kiến, dọn đường cho chủ nghĩa tư bản Bắc lyp phát triển mạnh mẽ. Tháng 12 năm 1773, ba chiếc tầu chở chè của Anh đến Bôxtơn bị người M ĩ tẩy chay và vất chè xuống biển. Từ sự kiện này chiến tranh hầu như khó tránh khỏi. Những người lãnh đạo phong trào cách mạng thấy cần có một hội nghị của các thuộc địa để biểu lộ ý chí chung. Hội nghị lục địa lần thứ nhất họp từ ngày 5 tháng 9 đến ngày 25 tháng 10 năm 1774 gồm 56 đại biểu của 12 bang (trừ bang Gioóc gia). Hội nghị đã ra bản "Tuyên ngôn về quyền hạn và khiếu nại". Tuyên ngôn đòi quyền đánh thuế do thuộc địa quyết định, xoá bỏ những luật cấm vô lí của chính quyền Anh đối với thuộc địa. Nhưng các yêu sách này bị chính phủ Anh bác bỏ. Hội nghị lục địa lần thứ I biểu tượng cho xu hướng thế độc lập và thống nhất của các thuộc địa. Cuối năm 1774 đầu 1775, cả hai bên đều đẩy mạnh chuẩn bị chiến tranh. Ngày 19 tháng 4 năm 1775 quân Anh 232 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn tiến hành đánh chiếm kho vũ khí ở Côn Coóc và bị giết hơn 200 tên. Chiến tranh bùng nổ. Hội nghị lục địa lần thứ II, gồm đại biểu của 13 bung, khai mạc ngày 10 tháng 5 năm 1775. Hội nghị quyết định thành lập "quân đội lục địa" và bổ nhiệm Oasinhtơn làm tổng chỉ huy. Từ năm 1776, các bang đã thành lập chính quyển của mình. Hội nghi lục địa lần thứ II hoạt động như một chính phủ lầm thời liên bang, nhưng quyền hạn không có là bao. Ngày 4 tháng 7 năm 1776 Hội nghị long trọng công bố bản Tuyên ngôn độc lập, khẳng định nền độc lập của các thuộc địa và tuyèá bố thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì. Bản tuyên ngôn nêu rõ: "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã ban cho họ những quyền không thể tước bỏ, trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Tuyên ngôn khẳng định chỉ nhân dân mới có quyền thiết lập chính quyền và huỷ bỏ chính quyền khi nó đi ngược lại quyền lợi cùa quần chúng. Tuyên ngôn là văn kiện có tính chất dân chủ, tự do tư sản và nêu cao chủ quyền của nhân dân. Tuy nhiên, Tuyên ngôn không có điều khoản thủ tiêu bóc lột và buôn bán nô lệ. Mặc dù vậy, Tuyên ngôn độc lập của Mĩ là một tiến bộ lớn lao lúc bấy giờ. Đó là một văn kiện chính trị - pháp lí nổi tiếng trong lịch sử thế giới. Tiếp đó, ngày 7 tháng 10 năm 1776, Hội nghị lục địa thông qua bản "Các điều khoản của liêng bang". Do sự tranh cãi và yêu sách về biên giới, lãnh thổ giữa các bang, nên mãi đến năm 1781 Các điều khoản của liên bang mới được chính quyền của các bang phê chuẩn. Văn kiện này bước đầu thiết lập chính quyền tư sản liên bang. Chính quyền đó chưa có nghị viện, toà án, tổng thống. Chính phủ liên bang mang tên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 233 http://www.lrc-tnu.edu.vn Hội đồng lục địa, được thành lập gồm đại diện của 13 bang. Muốn giải quyết vấn đẻ gì, Hội đồng lục địa phải có 9/13 bang đổng ý, muốn thay đổi điểu nào trong các điều khoản của liên bang phải được cả 13 bang chấp thuận. Những người kí kết vãn kiện này chủ trương xây dựng một chính quyền liên bang "yếu", vì sợ sự lạm dụng quyển hành nhu trong chế độ quân chủ nghị viện ở Anh. Ngược lại, các bang còn giữ nhiều quyền hạn lớn, có quyền tự trị hoàn toàn về chính sách đối nội của bang, đặc biệt là quyền thu thuế và buôn bán. Cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mỹ đã được nhiều nước Châu Âu ủng hộ như: Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan. Cuối cùng trước thất bại nặng nề vé quân sự, thực dân Anh phải kí với Bắc Mỹ Hiệp ước Véc xay ngày 3/9/1783. Theo Hiệp ước này, nước Anh phải thừa nhận nền độc lập của các thuộc địa ở Bãc M ĩ và giao cho Hoa Kì cả miền Tây Mítxixipi rộng lón. Hiệp ước Véc xay đánh dấu sự thắng lợi của cuộc đáii tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ, m ở đường cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển. II. NHÀ NUÖC TƯ SẢN SAU c u ộ c CHIÊN TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NUỚC 1. Hiến pháp 1787 và tổ chức bộ máy nhà nước Sau khi thành lập nước Hoa kì vẫn chưa có hiến pháp. Hơn nữa, qua thực tiễn của thời gian này, người MI nhận thấy hậu quả của một chính phủ liên bang yếu là rất nhiều vấn đề quan trọng của liên bang không được giải quyết. Vì vậy, tháng 5/1787 Hội nghị liên bang được triệu tập để xoá 234 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn bỏ các điều khoản của Liẽn bang và xây dựng hiến pháp liên bang. Sau 4 tháng rưỡi tranh luận và thảo luận, 55 đại biểu mới thông qua được bản hiến pháp. Song phải đến năm 1789, hiến pháp mới được chính quyền các bang phê chuẩn. Lúc mới ra đời, Hiến pháp Hoa Kì có 7 điều, chỉ quy định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước. Sau đó đến năm 1791, mười điều bổ sung đầu tiồn được thông qua và có hiệu lực, quy định về các quyền của công dân và quyền của con người. Chẳng hạn, điều bổ sung thứ nhất cấm quốc hội Mĩ đưa ra các đạo luật hạn chế tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, thỉnh cầu,tôn giáo. Điểu bổ sung thứ hai cho phép các công dân Mĩ được mang súng. Các điều bổ sung 3,4,5 khẳng định tính bất khả xâm phạm vẻ nhà ở, thư tín, cấm các cuộc khám xét vô cớ, cho phép các công dân khước từ việc cung khai mà có thể làm hại cho họ. Năm 1798, Quốc hội Mĩ thông qua điều bổ sung thứ 11 về quyền của mỗi công dân trong khi liên quan đến tư pháp ở tiểu bang. Điều bổ sung thứ 12 được thông qua năm 1804. Các điều bổ sung 13,14,15 được thực hiện ngay sau cuộc nội chiến Nam - Bắc. Trong đó, điều bổ sung thứ 13 tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ ở Mĩ. Sau này, Hiến pháp đó được bổ sung và sửa đổi một sô' điều khoản. Ngày nay bản hiến pháp này vẫn có hiệu lực. Hiến pháp 1787 thiết lập nhà nước cộng hoà tổng thống. Hình thức chính thể cộng hoà tổng thống là hình thức nhà nước mà ở đó tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia, vừa là người đứng đầu bộ máy hành pháp. Mọi thành viên của chính phủ đều đo tổng thống bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước tổng thống, không chịu trách nhiệm trước nghị viện, không có chức danh thủ tuớng. Vậy tại sao ở Mĩ lại xây dựng nhà nước tư sản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN 235 http://www.lrc-tnu.edu.vn theo chính thể cộng hoà tổng thống. Có ba quan điểm lí giải khác nhau. Một sô' người cho rằng vì nước Mĩ ở xa xôi cách biệt, đường biển đi lại khó khăn, nên các nhà lập hiến Hoa Kì không thể tiếp thu một cách kịp thời những gì gọi là tiến bộ của Châu Âu ỉục địa và của Anh quổc. Quan điểm thú hai cho rằng chính thể cộng hoà tổng thống cho phép áp dụng được triệt để thuyết tam quyền phân lập, và thể hiện đúng quan điểm thỏa hiệp của các tầng lớp trong giai cấp tu sản. Những ngưòi khác lại cho rằng, nhằm ngăn chặn làn sóng đấu tranh của nhân dân và nhằm điều hành nhanh ahạy công việc nhà nước, nên Mĩ thiết lập chính thể cộng hoà tổqg thống. Hiến pháp MI thể hiện sự áp dụng đầy đủ và triệt để thuyết tam quyền phân lập. Nguyện tắc tổ chức nhà nuớe đuợc chia ra ba quyẻn: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ba cơ quan giữ ba quyền này tạo ra sự cân bằng và dối trọng quyển lục, để phòng ngừa sự lạm dụng quyền lực. Nếu xét vế bản chất, viộc tổ chức nhà nước theo thuyết tam quyền phân lập không chỉ nhằm chống lại sự độc đoán, chuyên quyền và dàn xếp mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp tư sản, mà còn nhằm che đậy bản chất của nhà nước tư sản, lừa bịp quần chúng nhân dân. Trên cơ sở của thuyết tam quyén phân lập, nhà nuóe tư sản Mĩ được tổ chức theo ba nguyên tắc sau: - Ba bộ phận của nhà nước có nguồn gốc hình thành khác nhau. - Ba bộ phận đó có nhiệm kì khác nhau. - Ba bộ phận đó có sự độc lập và kiềm chế lẫn nhau, bảo đảm cho chúng không loại trừ hoặc tiếm quyền nhau. Nghị viện: Nghị viện là cơ quan lập pháp, gồm hai viện: 236 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146