Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân việt nam tt...

Tài liệu Hiệu quả hoạt động quỹ hỗ trợ nông dân việt nam tt

.PDF
27
44
61

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LẠI XUÂN MÔN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN VIỆT NAM Ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 9 34 04 10 TÓM TĂT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGÔN NGỮ HỘC VIỆN KHOA HỌC XÁC HỘI VIỆT Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Bùi Quang Tuấn 2. TS. Vũ Đình Ánh Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Đình Long Phản biện 2: PGS.TS. Ngô Quang Minh Phản biện 3: PGS.TS.Trần Đình Thiên Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện, họp tại Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội. Vào hồi .... giờ ... ngày .... tháng ..... năm 201... Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Học viện Khoa học xã hội 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và ý nghĩa thời sự của đề tài luận án Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp khác nhau nhằm hỗ trợ cho sự phát triển nông nghiệp và nông thôn. Sự ra đời của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) chính là một trong những chính sách đó. Sự thành công của Quỹ HTND thời gian qua cho thấy hướng đi đúng đắn của chính sách này. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển, Quỹ HTND vẫn còn nhiều hạn chế như: nhỏ bé về quy mô, chưa đa dạng về hình thức huy động vốn, số hộ nông dân cũng như tổ hợp tác liên kết sản xuất tiếp cận vốn chưa nhiều, tỷ lệ vốn/hộ nông dân thấp; một số cơ chế, chính sách với hoạt động của Quỹ HTND còn bất cập… Hơn thế nữa, hạn chế về năng lực của nguồn nhân lực và những rào cản về thể chế ảnh hưởng lớn đến sự hợp tác hoạt động của Quỹ với các định chế tài chính khác vì mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Hoạt động của Quỹ còn đứng trước những thách thức khi nước ta đang bước vào thời kỳ mới, bối cảnh mới với nhiều thay đổi như: tham gia vào các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ; biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp có ảnh hưởng mạnh tới sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, cần có đánh giá lại hoạt động của Quỹ HTND để có giải pháp phù hợp trước các yêu cầu mới, trình độ phát triển mới của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng phát huy vai trò của Quỹ đồng hành cùng sự phát triển sản xuất, kinh doanh của người nông dân. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ càng cần thiết hơn khi xem xét trong bối cảnh hiện nay là nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn chủ yếu dựa vào từ ngân sách Nhà nước, việc huy động vốn của toàn xã hội còn hạn chế, nhất là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào và các doanh nghiệp tiêu thụ nông sản chưa tham gia đầu tư xây dựng nguồn vốn hỗ trợ nông dân. Nhiều hộ nông dân khó tiếp cận với nguồn vốn vay từ ngân hàng, nên một bộ phận nông dân đã phải đi vay tín dụng đen lãi suất cao, gặp nhiều rủi ro. Đề tài luận án: "Hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam" được thực hiện trong bối cảnh đó, với mong muốn có những luận cứ khoa học và thực tiễn hỗ trợ cho việc hoạch định và thực thi các chính sách pháp luật vì sự phát triển của Quỹ cũng như vì mục tiêu hỗ trợ nông dân 2 phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của các chủ thể trong khu vực nông nghiệp, nông thôn và cải thiện phúc lợi của người nông dân Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận án: qua nghiên cứu đánh giá về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Quỹ, làm sáng tỏ các thành công, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động của Quỹ HTND Việt nam. Đồng thời, thông qua phân tích lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND, luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam. Để đạt mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể: - Tổng hợp và hệ thống có chọn lọc các lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân (tập trung vào hỗ trợ qua tín dụng với nông dân), về hiệu quả hoạt động của chính sách hỗ trợ tín dụng của nhà nước với nông dân và nông nghiệp nông thôn; phân tích yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Nghiên cứu kinh nghiệm các nước về hỗ trợ tín dụng cho nông dân, và cho nông nghiệp, nông thôn để tìm kiếm bài học cho Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND Việt nam trên các mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ và chỉ rõ những thành công, hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động của Quỹ - Phân tích bối cảnh mới trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản, kiến nghị chính sách nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động Quỹ HTND Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động và hiệu quả hoạt động hỗ trợ nông dân của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về nội dung: + Chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân trong đó tập trung chính vào phương thức hỗ trợ qua Quỹ HTND. + Các hoạt động trực tiếp và gián tiếp liên quan đến việc huy động các nguồn tài trợ cho Quỹ Hỗ trợ nông dân, các hoạt động hỗ trợ nông dân 3 vay vốn phục vụ sản xuất và kinh doanh cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho người nông dân nhằm đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững của các khoản vốn vay. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của chuyên ngành quản lý kinh tế nên luận án sẽ phân tích chủ yếu các vấn đề liên quan đến chính sách, cơ chế quản lý mà không phân tích sâu vào các nghiệp vụ quản lý cụ thể của Quỹ HTND. + Phân tích, đánh giá một số tiêu chí về hiệu quả hoạt động thực tiễn của Quỹ HTND trên các góc độ kinh tế, chính trị xã hội. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, các nội dung hoạt động hợp tác với các định chế tài chính khác (như hoạt động nhận ủy thác) sẽ không được nghiên cứu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: luận án tập trung nghiên cứu về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND giai đoạn từ năm 2012 đến 2017, là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam có nhiều biến động sau khi Việt Nam gia nhập WTO và khủng hoảng kinh tế thế giới. Đây cũng là giai đoạn nông nghiệp Việt Nam đứng trước nhiều thử thách mới sau khi hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Đây cũng là giai đoạn phù hợp với thời gian nghiên cứu của luận án theo quy định và cũng là giai đoạn có số liệu nhiều nhất cho phân tích. Tuy nhiên, để tăng cường tính thời sự và khoa học, trong phân tích luận án cũng sẽ cố gắng tối đa phân tích tình hình mới nhất (đến 2018 nếu có số liệu). - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trên địa bàn Việt Nam, không phân biệt địa giới hành chính. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận: Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những nguyên lý cơ bản của quản lý kinh tế để tiếp cận. Trên cơ sở phương pháp luận, đề tài luận án sẽ sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: - Phương pháp phân tích thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các số liệu thực tế về kết quả hoạt động của Quỹ HTND - Phương pháp mô hình định lượng: Được sử dụng trong phân tích ảnh hưởng của hoạt động của Quỹ HTND đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Phương pháp khảo sát, điều tra: Luận án sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra qua phiếu khảo sát với cán bộ Quỹ HTND trên toàn quốc. - Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, tín dụng và phát triển nông nghiệp, nông thôn 4 - Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Đề tài sử dụng 2 nguồn thông tin và số liệu: (i) thông tin thứ cấp từ các tài liệu, báo cáo liên quan: (ii) số liệu sơ cấp: được thực hiện qua phát phiếu khảo sát, điều tra với cán bộ trong hệ thống Quỹ HTND trên toàn quốc. 5. Đóng góp mới của luận án 5.1. Tính mới của luận án về cách tiếp cận và phương pháp - Về cách tiếp cận: Luận án phân tích hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND không chỉ dưới góc độ kinh tế mà còn dưới góc độ chính trị, xã hội. Cách tiếp cận này cung cấp cái nhìn tổng thể hơn về hiệu quả của chính sách và đây là cách tiếp cận mới hơn với cách tiếp cận thông thường chỉ đánh giá về hiệu quả kinh tế. - Về phương pháp: Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp và nông dân tuy nhiên chủ yếu nghiên cứu định tính và ít có bằng chứng định lượng nên cách tiếp cận phối hợp qua phân tích định tính với thống kê mô tả , nghiên cứu trường hợp điển hình và phân tích định lượng qua phân tích hồi quy là cách tiếp cận mới. 5.2. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã có những đóng góp mới như sau: - Về mặt lý luận, luận án làm rõ bản chất và những nội dung chủ yếu của hiệu quả hoạt động với mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân, chỉ ra các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả của Quỹ trên các mặt kinh tế, xã hội, chính trị. - Về mặt thực tiễn, luận án tiến hành phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Qua phân tích số liệu thứ cấp và số liệu khảo sát, luận án đã đánh giá và chỉ rõ những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. Luận án cũng dùng mô hình phân tích định lượng và dữ liệu khảo sát để cung cấp bằng chứng cho tác động của Quỹ đến phát triển nông nghiệp, nông thôn. - Về mặt chính sách: Từ những phân tích có cơ sở lý thuyết và thực tiễn, luận án cũng sẽ đề cập đến những giải pháp chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. - Về mặt học thuật: luận án sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho các cơ quản quản lý nhà nước, cơ sở đào tạo và những người quan tâm đến chủ để hoạt động của Quỹ HTND. 5 Tóm lại, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND trên quy mô toàn quốc, các đề án đổi mới Quỹ HTND chỉ nghiên cứu chủ yếu dưới góc độ định tính mà ít có các phân tích rõ ràng về hiệu quả tác động kinh tế của Quỹ HTND. Vì vậy, nghiên cứu của luận án là những đóng góp mới về nội dung lý luận và thực tiễn cho đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ HTND. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn + Về lý luận: luận án cung cấp cơ sở khoa học cho đổi mới lý luận về chính sách hỗ trợ nông dân qua mô hình Quỹ HTND nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách và đổi mới hoạt động của tổ chức này. + Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận án có thể cung cấp các giải pháp chính sách để áp dụng trong quá trình đổi mới hoạt động của Quỹ HTND Việt Nam nhằm cải thiện hiệu quả của Quỹ và phát huy tốt hơn nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của Quỹ HTND Việt Nam. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và khung phân tích. Chương 2: Lý luận về tín dụng hỗ trợ nông nghiệp và hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG PHÂN TÍCH 1.1. Tình hình nghiên cứu quốc tế Các nghiên cứu quốc tế được tổng quan theo bốn nhóm chính gồm: (i) nghiên cứu về vai trò của tín dụng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn; (ii) nghiên cứu về Quỹ Hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; (iii) Nghiên cứu về tài chính vi mô trong nông nghiệp, nông thôn; (iv) nghiên cứu về hiệu quả của hỗ trợ tín dụng trong nông nghiệp Các nghiên cứu cho rằng vốn tín dụng đóng vai trò to lớn đối với người nông dân sản xuất sản xuất nhỏ, có tác động đến thu nhập và xóa đói giảm nghèo cho người dân. Nghiên cứu kinh điển của Hoff và J.Stiglitz 6 (1990) về thị trường tín dụng nông thôn cho thấy tín dụng ở nông thôn có nhiều hạn chế nên cần có can thiệp của chính phủ vào các vấn đề như giải quyết khó khăn trong thực thi, sửa chữa vấn đề thông tin không hoàn hảo, bảo vệ những người gửi tiền, xử lý vấn đề sức mạnh thị trường... là cần thiết để phát triển thị trường tín dụng nông thôn. Các nghiên cứu quốc tế cũng chỉ ra rằng hiệu quả của hỗ trợ tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố và luôn cần có sự giám sát tốt của chính phủ. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Với nghiên cứu trong nước, luận án đã tập trung tổng hợp các nghiên cứu theo nhiều chủ đề khác nhau gồm: (i) các nghiên cứu về tín dụng cho nông nghiệp nông thôn; (ii) các nghiên cứu về các Quỹ tài chính của Nhà nước (gồm các Quỹ tài chính thuộc nhiều lĩnh vực trong đó có Quỹ hỗ trợ của nhà nước); (iii) các nghiên cứu về Quỹ hỗ trợ cho nông nghiệp nông thôn (iv) nhóm nghiên cứu về hiệu quả hoạt động hỗ trợ tín dụng cho nông dân và nông nghiệp. Tín dụng chính sách của ngân hàng chính sách xã hội đã góp phần tích cực trong việc giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới. Mặc dù có một số nghiên cứu đã bàn về hiệu quả của chính sách hỗ trợ tín dụng với nông dân song chưa có nghiên cứu nào về hiệu quả hoạt động của mô hình Quỹ HTND. 1.3. Khoảng trống nghiên cứu Tổng hợp nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy dù đã có nhiều nghiên cứu về chính sách hỗ trợ tín dụng nông nghiệp và hiệu quả hoạt động của hỗ trợ với nông nghiệp và nông thôn song nghiên cứu cho mô hình đặc thù của Việt nam là Quỹ Hỗ trợ nông dân thì vẫn chưa đươc xem xét đầy đủ. Một số nghiên cứu về Quỹ HTDN tuy có đề cập đến những hoạt động của Quỹ HTND, song chủ yếu ở một địa phương cụ thể, chưa đánh giá một cách tổng thể các hoạt động của Quỹ trên toàn quốc. Hơn nữa, các nghiên cứu đó chủ yếu phân tích định tính về tác động của Quỹ HTND với giảm nghèo ở địa phương. Vì vậy, rất cần một công trình tổng hợp phân tích cả về lý luận và thực tiễn hoạt động và hiệu quả hoạt động của mô hình Quỹ Hỗ trợ nông dân dưới góc độ vĩ mô và trên phạm vi toàn quốc là vấn đề chưa được nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển hiện nay với yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao để phát triển sản phẩm nông sản theo chuỗi giá trị, đòi hỏi nguồn vốn lớn cho các chủ thể sản xuất, cũng như các hình thức hỗ trợ về kỹ thuật và KHCN cho sản xuất… 7 Chương 2 LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 2.1. Tổng quan về sản xuất nông nghiệp và hộ nông dân Trong phần này luận án đã phân tích đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp, dặc điểm của sản xuất nông nghiệp Việt Nam thời kỳ Đổi mới và đặc điểm của kinh tế hộ nông dân. Qua đó chỉ ra những đặc thù trong sản xuất nông nghiệp và tác động của nó tới quá trình phát triển ngành ở Việt Nam. 2.2. Tổng quan về tín dụng chính sách và quỹ hỗ trợ nông dân 2.2.1. Quan niệm về tín dụng chính sách Điểm khác biệt của tín dụng chính sách so với các hình thức tín dụng khác là sự tham gia của các cơ quan hoạch định chính sách vào quá trình cho vay. Sự hiện diện của nhà nước có thể ở hai hình thức: 1- Trực tiếp là bên cho vay, cung cấp vốn cho đối tượng đi vay. 2- Thông qua chính sách, gián tiếp tác động đến quan hệ tín dụng giữa hai bên cho vay và đi vay. 2.2.2. Đặc điểm tín dụng chính sách nông nghiệp Thứ nhất, về mặt mục đích, trong khi các hình thức tín dụng khác thường thể hiện mối quan hệ kinh tế thị trường, hướng đến lợi nhuận, thì tín dụng chính sách ra đời nhằm hỗ trợ giải quyết một vấn đề chính sách cụ thể. Thứ hai, đối tượng tham gia của tín dụng chính sách nông nghiệp sẽ bao gồm ba bên: bên cho vay, bên đi vay và nhà nước. Trong đó, nhà nước có thể đóng vai trò trực tiếp là bên cho vay, hoặc thông qua chính sách, gián tiếp tác động đến quan hệ tín dụng giữa hai bên cho vay và đi vay. Thứ ba, đối tượng cho vay của tín dụng chính sách nông nghiệp tập trung chủ yếu vào những hộ nghèo, cận nghèo ở nông thôn; những hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn có nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, khởi nghiệp,... 2.2.3. Vai trò của tín dụng chính sách với nông nghiệp, nông dân Vai trò của tín dụng vào ngành nông nghiệp, tín dụng chính sách cũng có vai trò vô cùng thiết yếu nhất là khi vốn luôn là yếu tố đầu vào quan trọng nhất cho sản xuất, đặc biệt là ở những ngành còn đang thâm dụng vốn và lao động như nông nghiệp. 2.2.4. Các hình thức hỗ trợ với nông nghiệp, nông thôn Có hai hình thức chính hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp. Thứ nhất là hình thức trực tiếp, thông qua việc cho nông dân/người sản xuất nông nghiệp vay vốn để thực hiện các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thứ hai là hình thức hỗ trợ 8 gián tiếp thông qua đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật, thông tin về thị trường cho nông dân; trợ giá đầu vào và xúc tiến tiếp cận thị trường cho đầu ra sản phẩm; và cải thiện đầu tư cơ sở - hạ tầng cho nông nghiệp - nông thôn. 2.2.5. Khái niệm và đặc điểm Quỹ tài chính hỗ trợ của nhà nước Theo luật NSNN (2015) ở khoản 19, điều 4 thì “Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách (TCNNS) là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật”. Quỹ hỗ trợ nông dân của Hội Nông dân Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 4035/KTTH ngày 26/07/1995 của Thủ tướng chính phủ. Nguồn vốn chính của Quỹ là từ NSNN nên Quỹ HTND có đầy đủ đặc điểm của quỹ TCNNS Mục tiêu hoạt động của Quỹ HTND là hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và thông qua đó củng cố phát triển vai trò của Hội nông dân Việt nam. 2.3. Lý luận chung về hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân 2.3.1. Quan niệm về hiệu quả hoạt động Nhìn chung hiệu quả được xem xét dưới hai góc độ: hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng đơn vị và hiệu quả kinh tế - xã hội dưới góc độ vĩ mô. 2.3.1.1. Quan điểm về hiệu quả dưới góc độ kinh doanh của doanh nghiệp Dưới góc độ kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh là các chỉ tiêu được xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí, định nghĩa này chỉ đưa ra cách xác lập các chỉ tiêu hiệu quả chứ không toát lên bản chất của vấn đề. Như vậy hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (bao gồm nhân lực, tài lực và vật lực) vào hoạt động sản xuất, kinh doanh để có được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. 2.3.1.2. Quan điểm về hiệu quả dưới góc độ vĩ mô Hiệu quả kinh tế có nội dung rộng hơn, nó không chỉ về kết quả kinh tế mà mà cả kết quả xã hội đạt được tức là hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh được xem xét trên quan điểm doanh nghiệp còn hiệu quả kinh tế được xem xét theo quan điểm toàn xã hội. 2.3.1.3. Phân biệt các loại hiệu quả Dưới quan điểm của các nhà phân tích chính sách thì hiệu quả của các chính sách xã hội ngoài việc đánh giá dưới góc độ kinh tế còn được xem xét dưới góc độ xã hội, môi trường (David Weimer và A. Vining (2010)1. Theo họ, hiệu quả của chính sách là những tác động tích cực hay kết 1 David Weimer và A. Vining (2010) “Policy analysis: Concepts and Practice” – xuất bản lần thứ 5, NXB Pearson (5th Edition) 9 quả đạt được của chính sách theo những mục tiêu chính sách mong muốn. 2.3.1.4. Hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Trong khuôn khổ luận án này, hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được hiểu không chỉ là bản thân hiệu quả kinh tế của Quỹ (với tư cách là một dạng Quỹ tài chính vi mô) mà còn là những lợi ích về mặt kinh tế, chính trị, xã hội với nông nghiệp, nông dân mà Quỹ mang lại cho nông dân, nông nghiệp thông qua các hoạt động của mình. 2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân 2.3.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế Gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ với tư cách là tổ chức tín dụng vi mô: + Chi tiêu về phạm vi hoạt động và dư nợ cho vay; + Chỉ tiêu về số vốn huy động cho Quỹ; + Chỉ tiêu về tỷ lệ thu hồi nợ, lãi suất cho vay Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế vĩ mô của quỹ : +Chỉ tiêu về sản lượng và giá trị gia tăng trong nông nghiệp; + Chỉ tiêu đánh giá về tác động của Quỹ Hỗ trợ nông dân 2.3.2.2. Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội Gồm các chỉ tiêu như : + Chỉ tiêu về tạo việc làm nông thôn; + Số lượng/tỷ lệ hộ nông dân nghèo và số lượng hộ nông dân được vay vốn; + Số lượng/tỷ lệ hộ thoát nghèo; + Chỉ tiêu về nâng cao trình độ nông dân (Số buổi tập huấn, đào tạo, tham quan, Số lượt người tham dự... 2.3.2.3. Tiêu chí đánh giá định tính về hiệu quả chính trị 2.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân 2.3.3.1. Nhân tố khách quan (1) Tình hình kinh tế xã hội chung của Việt Nam và đặc điểm riêng về kinh tế xã hội của từng vùng miền. (2) Chính sách của Nhà nước với Quỹ hỗ trợ nông dân, chính sách với nông nghiệp…. (3) Trình độ và tập quán canh tác của hộ gia đình nông dân, quy mô sản xuất, ngành sản xuất của hộ (trồng trọt, chăn nuôi hay nuôi trồng thủy sản…). (4) Trình độ và xu hướng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. 2.3.3.2. Nhân tố chủ quan Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm: (1) Quy mô vốn của Quỹ; (2) Hệ thống chính sách tín dụng của Quỹ như: Quy trình quản lý, cho vay của Quỹ, xét duyệt khoản vay….(3) Trình độ và đạo đức của cán bộ tại Quỹ; (4) Trình độ công nghệ và hệ thống thông tin của tổ chức tín dụng, cụ thể là Quỹ HTND (5) Chất 10 lượng hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng. 2.4. Kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ nông dân qua tín dụng chính sách Trong giới hạn phạm vi của luận án, tác giả giới thiệu một số kinh nghiệm đáng chú ý về tín dụng chính sách, cả ở các nước phát triển và đang phát triển gồm Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Bangladesh, Philippine,. Cần chú ý là đây là kinh nghiệm về tín dụng chính sách hỗ trợ nông dân chứ không có kinh nghiệm về Quỹ HTND – là mô hình đặc thù của Việt nam. Việc phân tích kinh nghiệm các nước trong hỗ trợ phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua chính sách tín dụng hỗ trợ có thể rút ra một số bài học sau: Thứ nhất, việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp phải đa dạng phù hợp với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và nông dân trong từng vùng, từng địa phương. Thứ hai, hỗ trợ tín dụng cho sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết, xuất phát từ đặc điểm rủi ro của sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt là để chuyển sang sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì không thể thiếu vai trò hỗ trợ của chính sách tín dụng từ phía Nhà nước. Thứ ba, chính sách hỗ trợ cho phát triển sản xuất nông nghiệp qua tín dụng cần phải được thực hiện liên tục, đa dạng về lãi suất và kỳ hạn. Thứ tư, cần khuyến khích huy động nhiều nguồn vốn khác nhau cho phát triển sản xuất nông nghiệp.Thứ năm, chính sách hỗ trợ cần được đảm bảo về mặt chủ trương chính sách, khung pháp lý ổn định, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đóng góp nguồn lực hoặc cùng hỗ trợ với nhà nước để hỗ trợ tín dụng cho ngành nông nghiệp và nông dân. Thứ sáu, với người nông dân có quy mô sản xuất nhỏ, không có tài sản thế chấp thì vay tín chấp là cần thiết song cần có sự đảm bảo của một Hội, Nhóm nhất định. Điều này cũng cho phép nâng cao hiệu quả sử dụng vốn hỗ trợ và giảm tình trạng bất đối xứng về thông tin. Thứ bảy, để thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa thì cần đẩy mạnh việc hỗ trợ tín dụng với phát triển mô hình hợp tác xã. Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUỸ HỖ TRỢ NÔNG DÂN 3.1. Quá trình phát triển và mô hình hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam Căn cứ pháp lý cho thành lập Quỹ HTND là văn bản số 4035/KTTH ngày 26 tháng 7 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ. Trên cơ sở đó, ngày 02/3/1996, 11 Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Quyết định thành lập Quỹ Hỗ trợ nông dân thuộc Hội Nông dân Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Quỹ HTND thuộc Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Quỹ HTND thuộc Hội Nông dân các tỉnh, thành Hội cũng được thành lập. Đến nay trong toàn hệ thống Hội Nông dân Quỹ HTND đã được hình thành ở 100% các tỉnh, thành Hội và Hội Nông dân cấp huyện. 3.1.2. Tổ chức và hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân trực thuộc Hội Nông dân Việt Nam, thành lập theo Quyết định số 80 QĐ/HND, ngày 02/3/1996 của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. Quỹ Hỗ trợ nông dân được tổ chức ở 03 cấp trong hệ thống tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam gồm Quỹ HTND trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Số lượng Quỹ Hỗ trợ nông dân tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, hiện số lượng tỉnh và huyện có Quỹ Hỗ trợ nông dân là 100% thay vì chỉ đạt con số tương ứng là 81,2% và 57,8% năm 2005. Điều này cũng cho thấy quy mô bao phủ của Quỹ Hỗ trợ nông dân ngày càng được mở rộng 3.1.2.1. Nguyên tắc hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, nhằm hỗ trợ và giúp đỡ hội viên nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Quỹ Hỗ trợ nông dân có tư cách pháp nhân, có con dấu, có bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, các ngân hàng thương mại trong nước theo quy định của pháp luật. Quỹ Hỗ trợ nông dân tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật; thực hiện bảo toàn và phát triển vốn; bù đắp chi phí và rủi ro trong hoạt động theo các qui định của pháp luật hiện hành và qui chế riêng của Quỹ HTND trung ương. 3.1.2.2. Các hình thức hoạt động hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ nông dân Quỹ Hỗ trợ nông dân thực hiện hỗ trợ sản xuất nông nghiệp qua 02 hình thức chính gồm: + Hỗ trợ tín dụng thông qua các khoản vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh ở khu vực nông nghiệp nông thôn. + Hỗ trợ thông qua các hoạt động đào tạo nông dân, thông tin tuyên truyền cho nông dân như mở các lớp tập huấn, đào tạo, thăm quan, hỗ trợ thực hiện thông tin tuyên truyền cho người dân về thị trường, về khoa học công nghệ trong nông nghiệp… 3.1.3. Hệ thống quy định pháp lý về hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân Sau quá trình hình thành và phát triển kéo dài trên 20 năm, hoạt động của 12 Quỹ Hỗ trợ nông dân được thể chế hóa qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật ở cả cấp trung ương và địa phương, gồm cụ thể 23 văn bản chính thức. Các văn bản này thường xuyên được điều chỉnh và bổ sung. 3.1.4. Nội dung hoạt động tín dụng của Quỹ Hỗ trợ nông dân Nội dung các hoạt dộng tín dụng của Quỹ HTND gồm : (i) Sử dụng vốn; (ii) Vận động tạo nguồn vốn; (iii) Quy định cho vay vốn (iv) Đối tượng và lĩnh vực vay vốn; (v) Mức phí cho vay (vi) Mức cho vay, thời hạn cho vay và cơ chế đảm bảo tiền vay; (vii) Giám sát, kiểm tra người vay sử dụng vốn (viii) Rủi ro tín dụng và thẩm quyền xử lý rủi ro 3.1.5. So sánh hoạt động của Quỹ hỗ trợ nông dân, Ngân hàng chính sách và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Về nguyên tắc hoạt động thì Quỹ HTND hoạt động theo mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của từng Quỹ theo cấp và Quỹ HTND trung ương chỉ giữ vai trò hướng dẫn và hỗ trợ. Trong khi NHCSXH và Agribank thì Hội sở chính có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra và điều hành hoạt động cho toàn bộ hệ thống. Các Quỹ HTND hạch toán độc lập trong khi ở 2 ngân hàng thì là hạch toán phụ thuộc. Khuôn khổ pháp lý của 2 ngân hàng là các quy định của luật Các tổ chức tín dụng và các hướng dẫn liên quan và trực tiếp quản lý là Ngân hàng nhà nước. Với Quỹ HTND hiện nay hoạt động theo các hướng dẫn dưới Luật của Chính phủ và của Trung ương Hội nông dân và chịu sự quản lý trực tiếp của Hội nông dân các cấp. Quỹ HTND hoạt động mang tính chất của một Quỹ tín dụng chính sách đóng với nguồn vốn chủ yếu là từ hỗ trợ của NSNN các cấp trong khi Ngân hàng CSXH và Agribank hoạt động với tính chất của tổ chức tín dụng ngân hàng. Do đặc điểm của mô hình hoạt động nên Quỹ HTND là cho vay theo đặc điểm của tổ chức tài chính vi mô, cho vay tín chấp qua đảm bảo của tổ chức Hội nông dân theo các chương trình dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Người vay vốn cũng phải là thành viên của Hội nông dân trong khi đối tượng vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác không cần phải có điều kiện này. Quỹ HTND chủ yếu cho vay theo nhóm để thúc đẩy mô hình tổ hợp tác và hợp tác xã trong nông nghiệp, các tổ chức khác không cần theo đuổi mục tiêu này. Một đặc điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động cho vay của Quỹ HTND với các tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng CSXH hay Agribank là Quỹ HTND cho vay kèm theo các hoạt động tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật. Chính các hoạt động hỗ trợ kèm theo các khoản tín dụng này cho phép người nông dân sử 13 dụng hiệu quả hơn vốn vay. Đồng thời khi cho vay qua mô hình tổ và nhóm sản xuất, Quỹ HTND đã từng bước thúc đẩy sự phát triển của mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp và nông thôn. 3.2. Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân 3.2.1. Thực trạng về các hoạt động hỗ trợ của Quỹ với nông dân 3.2.1.1. Thực trạng hoạt động cho vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân Dư nợ cho vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt mức tăng trưởng ấn tượng từ 761 tỷ VND năm 2012, khoảng gần 1700 tỷ năm 2017 và ước đạt gần 2120 tỷ vào năm 2018, tương đương mức tăng 16,3%/năm. Có số này có phần cao hơn mức tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế giai đoạn 2011-2016, khoảng 14 % (Nguyễn Đức Thành và cộng sự, 2017). Quy mô một lượt cho vay theo hộ gia đình cũng tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Hội Nông dân Việt Nam (2018), trong khi năm 2012, trung bình một hộ chỉ vay 8,5 triệu VND thì tới năm 2016, con số này đã tăng lên 16,8 triệu VND và năm 2018 đã là khoảng 18,2 triệu đồng/hộ. Thêm vào đó, số lượng hộ được vay vốn giao động từ mức 68 - 89 nghìn hộ/năm đã tăng lên hơn gần 100.000 hộ vào năm 2017 và ước khoảng 130.000 hộ năm 2018. Quy mô vốn các vùng kinh tế đều tăng trong giai đoạn 2012-2017; tuy nhiên, tốc độ tăng mỗi vùng khác nhau. Khu vực Bắc Trung Bộ, bao gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, chứng kiến tỷ lệ tăng trưởng vượt bậc 25,8%/năm. Trong khi đó, vùng Tây Nguyên gặp nhiều khó khăn trong quá trình vay vốn từ Quỹ. Tăng trưởng doanh số cho vay trung bình chỉ vào khoảng 0,9%/năm. Nguồn vốn vay tập trung được giải ngân cho hoạt động chăn nuôi. Quy mô vốn vay dành cho chăn nuôi cũng ngày một tăng. Tỷ trọng vốn cho vay trong lĩnh vực chăn nuôi tăng từ 47,9% lên mức 55,5% trong giai đoạn 2012-2017. Trong khi đó, tỷ trọng cho vay trong lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và dịch vụ tổng hợp giảm nhẹ. Điều này phản ánh xu thế chuyển dịch nguồn vay vốn của Quỹ, hướng tới các hộ chăn nuôi. Thời hạn các khoản vay của quỹ chủ yếu từ 12-36 tháng. Các khoản vay từ Quỹ Trung ương có lãi suất 0.8%/tháng trong giai đoạn 2012-2013. Nếu so sánh với tỷ lệ lạm phát khá cao giai đoạn 2012-2012, mức lãi suất do Quỹ đưa ra là khá thấp. Điều này có tác động tích cực tới quá trình hỗ trợ các hộ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế, khẳng định hoạt động "không vì mục đích lợi nhuận" của Quỹ. Giai đoạn 2014-2016, khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, Quỹ Trung ương cũng đã chủ động hạ mức lãi suất cho vay xuống còn 0,7% tháng. 14 Nhờ hoạt động quản lý Quỹ tốt, tỷ lệ nợ quá hạn của Quỹ luôn ở mức thấp. Trong giai đoạn 2012-2017, các Quỹ quản lý theo cấp tỉnh có tỷ lệ nợ quá hạn trung bình đạt 0,7% -1,1 %. Ban điều hành Quỹ Trung ương xây dựng kế hoạch và trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát về hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân tại tỉnh, thành; phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội kiểm tra liên ngành chương trình cho vay học sinh, sinh viên tại các tỉnh, thành phố. 3.2.1.2. Thực trạng hoạt động hỗ trợ đào tạo nông dân Trong giai đoạn 2012-2017, số lượng lớp học đào tạo khoa học kỹ thuật cho nông dân đang tăng nhẹ, trung bình 7%/năm từ khoảng 11 lên 14,6 nghìn lớp. Tuy nhiên, số lượt học viên không có nhiều thay đổi. Con số này tăng nhẹ trong giai đoạn 2012-2017 từ 415 lên 538 nghìn lượt người, sau đó giảm xuống còn 436 nghìn lượt người trong năm 2016 và tăng nhẹ lên hơn 500.000 lượt vào năm 2017. Tính trung bình, số lượt nông dân tham gia một lớp tập huấn đã giảm nhẹ từ 37 xuống còn 30 người trong cùng giai đoạn. 3.2.1.3. Thực trạng huy động nguồn vốn cho Quỹ HTND Số liệu theo báo cáo của Quỹ Hỗ trợ nông dân Việt Nam (2017), tính đến ngày 31/12/2018, tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp đạt 3015,812 tỷ đồng, tăng 429,97 tỷ đồng, so với 31/12/2017; vượt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng nguồn vốn huy động giai đoạn 2015-2018 đạt trung bình 15 %/năm. 3.2.2. Thực trạng các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ 3.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Nhằm đánh giá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của Quỹ cũng như vai trò của Quỹ đối với hoạt động sản xuất của nông dân, nghiên cứu thực hiện khảo sát qua điều tra bảng hỏi ngẫu nhiên với cán bộ tham gia hoạt động tại các Quỹ thuộc các cấp khác nhau về hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân. Các cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động cho vay của nông dân sẽ có những quan điểm thực tiễn và khách quan. Đây cũng là cơ sở thực tiễn để đưa ra các chính sách hợp lý nhằm cải cách hiệu quả hoạt động của mô hình Quỹ hỗ trợ nông dân với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Có 300 phiếu phát ra và thu về là 229 phiếu. Các cán bộ trong mẫu nghiên cứu điều tra khảo sát phân bổ ở tất cả các vùng kinh tế khác nhau. 3.2.2.2. Các yếu tố tác động tới hiệu quả hoạt động của Quỹ Luận án thực hiện khảo sát đánh giá của các cán bộ trong Quỹ với 06 yếu tố (cả chủ quan và khách quan) có thể tác động tới hiệu quả hoạt động của Quỹ bao gồm: Chính sách của Nhà nước với Quỹ; Chính sách với nông nghiệp, nông 15 thôn; Khu vực hoạt động của Quỹ; Trình độ cán bộ của Quỹ; Quy mô vốn của Quỹ; Quy trình quản lý Quỹ Trong đó, yếu tố quan trọng nhất, quyết định tới hoạt động của Quỹ chính là Quy mô vốn của Quỹ (mức điểm trung bình 4.541), tiếp theo đó là Quy trình quản lý Quỹ (4.528 điểm), Chính sách của Nhà nước với Quỹ (4.48 điểm), Trình độ cán bộ của Quỹ (4.45 điểm), Chính sách với nông nghiệp nông thôn (4,393 điểm), Khu vực hoạt động của Quỹ (4,288 điểm). Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện các chính sách ưu tiên, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Quỹ. Về trình độ cán bộ của Quỹ và chính sách của Nhà nước với Quỹ, hai yếu tố này có mức độ tác động tính theo điểm trung bình gần tương đương nhau. Tuy nhiên, xét về độ phân tán trong câu trả lời, chính sách của Nhà nước nhận được nhiêu câu trả lời "rất quan trọng hơn" hơn (128) so với trình độ cán bộ (110). Cuối cùng, quy trình quản lý Quỹ và quy mô vốn của Quỹ, được đánh giá là hai yếu tố quan trọng nhất, tác động tới tính hiệu quả của Quỹ. Đây cũng là hai yếu tố nhiều cán bộ được khảo sát nhất cho là "quan trọng" và "rất quan trọng" Về các yếu tố khác, một cán bộ khi được khảo sát còn cho rằng yếu tố "Sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương" cũng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của Quỹ. 3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của quỹ hỗ trợ nông dân Do tính chất hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân mang tính hỗ trợ chính sách. Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động của Quỹ, luận án sẽ sử dụng các tiêu chí đánh giá gián tiếp như tác động của Quỹ đến khả năng tiếp cận vốn của hộ nông dân và đến kết quả sản xuất nông nghiệp. Để thực hiện điều này, luận án sẽ sử dụng nhiều tiếp cận là đánh giá thông qua khảo sát và trường hợp điển hình, đồng thời để đánh giá tác động của Quỹ Hỗ trợ nông dân đến sản xuất nông nghiệp, luận án sẽ sử dụng cách tiếp cận qua mô hình định lượng. Điều này cho phép những nhận định khách quan và trên phạm vi rộng hơn là các trường hợp điển hình đơn lẻ. 3.3.1. Tác động tích cực của Quỹ Hỗ trợ trợ nông dân đến nông nghiệp nông thôn 3.3.1.1. Hoạt động của Quỹ hỗ trợ về kinh tế qua tăng cường tiếp cận vốn của hộ nông dân Thứ nhất, vốn vay đã có những tác động tích cực tới sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân. 26,7% cán bộ trong mẫu khảo sát cho rằng, các khoản vay tác động rất tích cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ nông dân vay vốn. Gần một nửa mẫu khảo sát (46,9%) cho rằng tác động đó là tích cực. Chỉ có 16 4,4% cán bộ cho rằng các khoản vay có tác động trung bình, 0,6% cán bộ cho rằng ảnh hưởng các các khoản vay đó là thấp hoặc rất thấp. Hai là, quy trình cho vay đơn giản, lãi suất cho vay ở mức hợp lý, thời hạn cho vay tương đối phù hợp. Hầu hết các cán bộ trong Quỹ đều cho rằng thủ tục cho vay của Quỹ đơn giản hơn so với các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp. Nếu chiếu theo thời hạn cho vay hiện tại của các khoản vay từ Quỹ, có thể thấy, các gói vay của Quỹ cho hộ nông dân đã bám sát với nhìn nhận thực tế từ các cán bộ trực tiếp làm việc tại Quỹ. 3.3.1.2. Hiệu quả hoạt động của Quỹ qua hỗ trợ tín dụng với một số mô hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương Có rất nhiều các mô hình nhờ vay vốn từ Quỹ HTND đã làm ăn hiệu quả và đem lại thu nhập cao cho hộ nông dân. Luận án đã minh chứng qua 3 trường hợp hoạt động của Quỹ HTND ở Tuyên Quang, Ninh Bình và Bình Phước. 3.3.1.3. Hiệu quả hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân về mặt kinh tế qua tác động tới sản xuất, kinh doanh của hộ nông dân Để đánh giá tác động của Quỹ tới hoạt động hỗ trợ sản xuất, kinh doanh của nông dân, luận án sử dụng mô hình hồi quy để phân tích định lượng. Kết quả cho thấy hoạt động của Quỹ các tác động tích cực tới việc mở rộng số lượng trang trại chăn nuôi ở các tỉnh. Tóm lại, hoạt động của Quỹ có tác động tích cực tới mở rộng sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân có thể mở thêm các trang trại, tạo tiền đề nâng cao đời sống và thu nhập đồng thời với tăng trưởng và bảo toàn Quỹ, nợ xấu và quá hạn là rất thấp. 3.3.1.4. Hiệu quả hoạt động của Quỹ dưới góc độ chính trị, xã hội - Ý nghĩa về chính trị: Quỹ Hỗ trợ nông dân với vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nông dân đã góp phần đưa chính sách tín dụng ưu đãi đến gần hơn với hàng triệu hộ nông dân trên cả nước. Quỹ góp phần nâng cao vai trò, vị thế, uy tín của tổ chức Hội trong hệ thống chính trị xã hội, tạo niềm tin của nông dân với Đảng và Nhà nước. - Ý nghĩa về mặt xã hội: Nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân và hoạt động hỗ trợ vốn qua dịch vụ ủy thác với các ngân hàng đã góp phần giúp cho hàng triệu lao động ở nông thôn giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Cùng với các chính sách khác, Quỹ HTND cũng đã góp phần mình vào việc cải thiện các chỉ số phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam và đặc biệt là góp phần xóa đói giảm nghèo. 17 3.3.2. Những vấn đề còn hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân 3.3.2.1. Quy mô các khoản cho vay còn nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu Thứ nhất, quy mô các khoản cho vay đối với từng hộ của Quỹ đã tăng, nhưng chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân. Quy mô các khoản vay này thấp hơn quy mô trung bình mà các ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đưa ra. Thứ hai, mức độ tiếp cận của Quỹ tới các hộ nông dân còn hạn chế. Tổng số hộ vay vốn trong giai đoạn 2012-2017, không những không tăng mà có xu hướng giảm nhẹ, từ 89 nghìn lượt hộ xuống còn 80 nghìn lượt hộ. 3.3.2.2. Cơ cấu cho vay của Quỹ còn chưa cân đối Về ngành nghề cho vay, nguồn vốn của Quỹ đang có xu hướng tập trung vào lĩnh vực chăn nuôi, trong khi đó, tỷ trọng cho vay ở các lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và làng nghề có xu hướng giảm. Việc cân bằng hơn trong các lĩnh vực cho vay sẽ giúp Quỹ hỗ trợ được nhiều ngành nghề khác nhau, đảm bảo sự phát triển bền vững và hài hòa các ngành nghề trong nông nghiệp, hỗ trợ tốt người nông dân ở các lĩnh vực khác nhau. Cơ cấu cho vay của Quỹ HTND tập trung quá nhiều vào chăn nuôi cũng sẽ tạo ra những rủi ro nhất định cho việc thu hồi vốn vay. Nhất là khi ngành chăn nuôi đang phải đối mặt với các dịch bệnh lớn như dịch tả lợn châu Phi hay dịch lở mồm long móng. Trong khi đó việc Quỹ HTND chưa mở rộng cho vay được với ngành nuôi trồng thủy sản ở các địa phương cũng làm hạn chế khả năng khai thác lợi thế này 3.3.2.3. Các hạn chế khác trong hoạt động của Quỹ Quỹ đã tích cực mở ra các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong Quỹ, tuy nhiên số lượt cán bộ tham gia ngày càng giảm. Điều này cho thấy hạn chế về chất lượng các lớp chuyên môn nghiệp vụ mở ra. Các lớp đào tạo này cần thực chất hơn để thu hút cán bộ Quỹ. Về nhân sự của Quỹ, mặc dù chất lượng cán bộ và khả năng quản trị của Quỹ đã được nâng cao theo thời gian, tuy nhiên vẫn có 3/299 cán bộ được khảo sát nhìn nhận năng lực quản trị của Quỹ còn rất yếu. Điều này cho thấy năng lực các bộ của Quỹ tại các địa phương không đồng đều. Quỹ cần tìm hiểu kỹ hơn về chất lượng nguồn nhân lực, đưa ra những hỗ trợ đào tạo chuyên môn kịp thời ở các khu vực còn yếu kém về năng lực. Hầu hết Quỹ Hỗ trợ nông dân cấp huyện chưa hạch toán kế toán theo quy định của Bộ Tài chính. Một số nơi (gồm cả cấp huyện và cấp xã) sổ sách theo dõi 18 hoạt động Quỹ mở chưa đầy đủ, chứng từ thu, chi chưa có hoặc có nhưng chưa đúng quy định của Bộ Tài chính và hướng dẫn của Ban điều hành Quỹ Hỗ trợ nông dân Trung ương, chưa xây dựng Quy chế sử dụng phí và Kế hoạch thu - chi tài chính; cập nhật số liệu báo cáo còn nhiều sai sót, chưa kịp thời. 3.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Quỹ Hỗ trợ Nông dân 3.3.3.1. Mô hình tổ chức, quy mô vốn còn chưa hiệu quả Quy mô các khoản vay của Quỹ còn nhỏ phần lớn đến từ khả năng thu hút vốn hỗ trợ cho vay của Quỹ. Trong các hoạt động về huy động vốn của Quỹ, khó khắn lớn nhất nằm ở khả năng huy động vốn từ các nguồn bên ngoài. 3.3.3.2. Công tác quản lý, nhân sự của Quỹ còn hạn chế Bộ máy tổ chức điều hành Quỹ đã và đang được củng cố, kiện toàn nhưng có nơi bố trí cán bộ chưa đúng năng lực, chuyên môn. Một số ít lãnh đạo, nhất là người đứng đầu chưa thực sự quan tâm chỉ đạo sâu sát hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân, còn tình trạng né tránh, ngại khó, ngại quan hệ. 3.3.3.3. Khả năng huy động nguồn vốn hỗ trợ còn thấp Quỹ phụ thuộc chính vào nguồn NSNN cấp bổ sung song tình hình kinh tế của đất nước có nhiều khó khăn, nên Ngân sách thực cấp bổ sung trong nhiều năm trước đây đều thấp hơn kế hoạch, gây nhiều khó khăn trong quá trình điều hành Quỹ. Quỹ không có chức năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng khác nên nguồn vốn của Quỹ còn rất ít so với nhu cầu vay của nông dân. Do Hội Nông dân nhiều Huyện chưa hình thành được Ban vận động Quỹ HTND nên việc vận động ủng hộ Quỹ đạt hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, ngay cả các đơn vị đã có ban vận động song do hoạt động kiêm nhiệm nên hiệu quả còn hạn chế. Hiện cũng chưa có cơ chế chính sách cho phép Quỹ có thể huy động các nguồn từ các khoản tín dụng ưu đãi của các Tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới hay ADB. Do Quỹ HTND không có đầy đủ các chức năng như các tổ chức tín dụng khác nên việc huy động vốn trên thị trường vốn là không khả thi và điều này cũng cản trở việc mở rộng quy mô Quỹ. 3.3.3.4. Công tác quản lý nghiệp vụ về tín dụng còn hạn chế Do có nhiều cán bộ là kiêm nhiệm nên nghiệp vụ quản lý tài chính tín dụng của các Quỹ HTND còn hạn chế. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu quả hoạt động của một số Quỹ còn thấp. Các nguyên này bao gồm Năng lực và kỹ thuận về quản lý cho vay vốn chưa tốt: Trong quá trình xây dựng dự án, tại một số xã trên địa bàn Huyện, việc phối hợp cùng UBND xã
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất