Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bia sài gòn – sông lam đến ...

Tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần bia sài gòn – sông lam đến năm 2020

.PDF
125
1007
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- PHẠM XUÂN LỘC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – SÔNG LAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI –2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- PHẠM XUÂN LỘC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – SÔNG LAM ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN NGỌC ĐIỆN HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Phạm Xuân Lộc, học viên lớp Cao học 2014BQTKDTrường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Khoá 2014 – 2016 .Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, các số liệu, tài liệu, kết quả trong luận văn này là thực tế. Tôi xin chịu trách nhiệm mọi vấn đề liên quan về nội dung của đề tài này. Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2016 Học viên Phạm Xuân Lộc 1 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và Quản lý, Viện sau đại học trường Đại học bách Khoa Hà Nội đã dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức khoa học trong suốt thời gian em học tập tại trường và luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài của mình. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS.Nguyễn Ngọc Điệnđã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ và dành nhiều thời gian cho em trong quá trình thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát và lấy số liệu một cách hiệu quả nhất. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 16 tháng 09 năm 2016 Người thực hiện Phạm Xuân Lộc 2 DANHMỤCCÁCKÝHIỆUVÀCHỮVIẾTTẮT Ký hiệu ÝNG HĨA Sabeco Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu và NGK Sài Gòn Công ty Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Sông Lam Habeco Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu và NGK Hà Nội Huda Công ty cổ phần bia Huế VBL Công ty TNHH Bia Việt Nam HĐQT Hội đồng quản trị GDP Tổngsảnphẩmnộiđịa TTĐB Tiêu thụ đặc biệt NXB Nhàxuấtbản CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn SWOT Ma trận phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức Matrận Ma trận hoạch định chiến lược định lượng QSPM WTO AFTA & KH&ĐT Tổ chức Thương mại thế giới Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN Và Kế hoạch và đầu tư SX Sản xuất SP Sản phẩm ĐVT Đơn vị tính 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh ............................................................. 35 Bảng 1.2: Ma trận SWOT ...................................................................................................... 39 Bảng 1.3: Ma trận QSPM ...................................................................................................... 41 Bảng 1.4: Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM ..................................................................... 42 Bảng 2.1: Cơ cấu cổ đông của Công ty tại thời điểm 31/12/2015 ................................... 51 Bảng 2.2: Cơ cấu nhân lực của Công ty tính đến tháng 12/2015 ..................................... 52 Bảng 2.3: Danh sách một số nhà cung cấp chính nguyên vật liệu, hóa chất................... 53 Bảng 2.4: Danh sách một số nhà cung cấp chính cấp máy móc, thiết bị......................... 55 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 ...................... 56 Bảng 2.6: Tình hình vay và trả nợ vay của Công ty........................................................... 59 Bảng 2.7 : Một số chỉ tiêu tài chính năm 2012 - 2015....................................................... 60 Bảng 3.1: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012 – 2015.............................................. 67 Bảng 3.2: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015....................................... 68 Bảng 3.3: Lãi suất cơ bản tiền gửi VNĐ giai đoạn 2012 – 2015 ..................................... 69 Bảng 3.4: Tổng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 2012 - 2015 .......................... 70 Bảng 3.5: Tổng hợp các yếu tố môi trường vĩ mô .............................................................. 74 Bảng 3.6: Tổng hợp các cơ hội và thách thức ..................................................................... 76 Bảng 3.7: Sản lượng tiêu thụ các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015................................... 76 Bảng 3.8: Doanh thu của các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015. ........................................ 77 Bảng 3.9: Lợi nhuận của các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015 .......................................... 78 Bảng 3.10: Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM của Công ty ............................................. 80 Bảng 3.11: Danh sách một số nhà cung cấp chính nguyên vật liệu, hóa chất ................ 82 Bảng 3.12: Danh sách một số nhà cung cấp chính cấp máy móc, thiết bị ...................... 83 Bảng 3.13: Tổng hợp môi trường tác nghiệp Công ty ...................................................... 86 Bảng 3.14: Tổng hợp các cơ hội và thách thức .................................................................. 87 Bảng 3.15: Cơ cấu lao động của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 .................................... 88 4 Bảng 3.16: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 .......................... 90 Bảng 3.17: Số liệu tài chính của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 .................................... 91 Bảng 3.18: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2012 - 2015 .................................. 91 Bảng 3.19: Một số chỉ tiêu tài chính năm 2012 - 2015...................................................... 94 Bảng 3.20: Thống kê hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty ........................................ 99 Bảng 3.21: Thời gian khấu hao ước tính của Tài sản cố định ........................................... 99 Bảng 3.22: Một số sáng kiến kỹ thuật của Công ty giai đoạn 2012 – 2-15 .................. 100 Bảng 3.23: Tổng hợp các yếu tố môi trường bên trong của Công ty ............................. 101 Bảng 3.24: Tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của Công ty ............................................... 102 Bảng: 3.24: Các m-ục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2020 .... 106 Bảng 3.25: Cơ cấu sản phẩm sản xuất của Công ty giai đoạn 2016 - 2020 .................. 107 Bảng 3.27: Ma trận QSPM nhóm S – T áp dụng cho Công ty ....................................... 109 Bảng 3.28: Các chiến lược sản phẩm của Công ty ........................................................... 113 Bảng 3.29: So sánh giá một số sản phẩm Bia tại Thành phố Vinh ............................... 114 Bảng 3.30 : Kinh phí cho hoạt động xúc tiến giai đoạn 2016 – 2020............................ 116 Bảng 3.31: Kế hoạch sử dụng nhân lực của Công ty đến năm 2020 ............................. 117 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình quản lý chiến lược ................................................................................. 13 Hình 1.2: Định nghĩa và mối quan hệ giữa các cấp môi trường ....................................... 18 Hình 1.3: Sơ đồ môi trường tác nghiệp trong ngành.......................................................... 22 Hình 1.4. Ma trận cơ hội ........................................................................................................ 36 Hình 1.5. Ma trận nguy cơ ..................................................................................................... 37 Hình 1.6. Ma trận nội dung và ưu thế cạnh tranh của M. Porter. ..................................... 38 Hình 1.7: Ma trận BCG .......................................................................................................... 39 Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty ............................................................................. 48 Hình 2.1: Biểu đồ sản lượng sản xuất của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 .................... 57 Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 ..................... 57 Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu của Công ty giai đoạn 2012 – 2015 ................................... 58 Hình 2.4: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của Công ty giai đoạn 2012 – 2015..................... 58 Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2012 – 2015 ................................. 67 Hình 3.2: Biểu đồ tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2012 – 2015 ................................................... 68 Hình 3.3: Biểu đồ Lãi suất cơ bản tiền gửi VNĐ giai đoạn 2012 – 2015 ....................... 69 Hình 3.4: Biểu đồ tổng vốn đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2012 – 2015 ...................... 71 Hình 3.5: Biểu đồ sản lượng của các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015 ............................ 77 Hình 3.6: Biểu đồ doanh thu của các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015 ............................ 78 Hình 3.7: Biểu đồ lợi nhuận của các hãng bia giai đoạn 2012 - 2015 ............................. 80 Hình 3.8: Ma trận các cơ hội áp dụng cho Công ty .......................................................... 103 Hình 3.9 Ma trận các nguy cơ áp dụng cho Công ty ........................................................ 104 Hình 3.10: Ma trận SWOT áp dụng cho Công ty ............................................................. 105 6 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... 1 LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................................. 2 DANHMỤCCÁCKÝHIỆUVÀCHỮVIẾTTẮT ..................................................................... 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................................... 6 MỤC LỤC ................................................................................................................................... 7 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬNVỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.. 12 Một số khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh ..................12 1.1. 1.1.1. Khái niệm về chiến lược .......................................................................................... 12 1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược ............................................................................ 12 Có nhiều định nghĩa về quản trị chiến lược mà ta có thể đề cập đến như sau: ................. 12 1.1.3. Mô hình quản lý chiến lược...................................................................................... 13 1. Phân tích môi trường .....................................................................................................14 2. Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu ..............................................................14 3. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược .....................................................14 4. Thực hiện chiến lược .....................................................................................................15 5. Đánh giá và kiểm tra thực hiện....................................................................................15 1.1.4 Hoạch định chiến lược ............................................................................................ 16 1.1.5 Các cấp quản lý chiến lược ...................................................................................... 17 1.2. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược.........................................................18 1.2.1 Phân tích môi trường ................................................................................................. 18 1.2.2 Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu ................................................................... 29 1.2.3 Phân tích và lựa chọn chiến lược ................................................................................. 30 1.3 Các công cụ dùng để đánh giá và hoạch định chiến lược kinh doanh ...................35 1.3.1 Bảng tổng hợp môi trường kinh doanh ........................................................................ 35 7 1.3.2 Ma trận cơ hội, ma trận nguy cơ................................................................................ 36 1.3.3 Ma trận nội dung và ưu thế cạnh tranh của M. Porter. ........................................... 37 1.3.4 Ma trận BCG ................................................................................................................ 38 1.3.5 Ma trận SWOT............................................................................................................. 39 1.3.6 Ma trận QSPM ............................................................................................................. 41 1.3.7 Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM ............................................................................ 42 TÓM TẮT CHƯƠNG 1........................................................................................................... 43 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNGSẢN XUẤT KINH DOANH VÀ QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢCCỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – SÔNG LAM ................... 44 2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Sông Lam. .....................45 2.1.1 Quá trình thành và phát triển của Công ty ................................................................... 45 2.1.2 Ngành nghề kinh doanh, mục tiêu và phạm vi hoạt động của Công ty ................... 46 2.1.3 Sơ đồ tổ chức của Công ty ............................................................................................. 47 2.1.4 Cơ cấu cổ đông: ......................................................................................................... 50 2.1.5 Nguồn nhân lực của Công ty.................................................................................... 52 2.2 Hoạt động sản xuất kinh doanh ...................................................................................53 2.2.1 Nguồn nguyên vật liệu, hóa chất, thiết bị phụ tùng. ............................................. 53 2.2.2. Sự ổn định của nguồn nguyên vật liệu, hóa chất. ................................................. 54 2.2.3 Trình độ thiết bị, công nghệ. .................................................................................... 54 2.2.4 Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu hóa chất đầu vào. ......... 56 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giai đoạn 2012 - 2015. ......56 2.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Sông Lam. ............................................................................................... 62 2.4 Đánh giá thực trạng trong việc hoạch định chiến lược của Công ty. .................63 TÓM TẮT CHƯƠNG 2........................................................................................................... 66 CHƯƠNG 3: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN – SÔNG LAM ĐẾN NĂM 2020. ................................................... 67 8 3.1 Cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh .............................................................67 3.1.1 Phân tích môi trường vĩ mô...................................................................................... 67 3.1.2 Phân tích môi trường trong ngành ............................................................................ 76 3.1.3 Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ ...................................................................... 88 3.1.4 Ma trận cơ hội ............................................................................................................103 3.1.5 Ma trận nguy cơ ........................................................................................................103 3.1.6 Ma trận SWOT..........................................................................................................104 3.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Công ty. ...................................................... 105 3.2.1 Tầm nhìn ...................................................................................................................106 3.2.2 Sứ mệnh ....................................................................................................................106 3.2.3 Mục tiêu tổng quát đến năm 2020 .........................................................................106 3.2.4 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................................106 3.3 Lựa chọn chiến lược phù hợp bằng ma trận QSPM.............................................. 107 3.3.1. Chiến lược thâm nhập thị trường ...............................................................................108 3.3.2. Chiến lược phát triển thị trường.................................................................................109 3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm. ................................................................................110 3.4 Sử dụng ma trận nội dung và ưu thế cạnh tranh của M. Porter. ......................... 111 3.5 3.5.1 Các chiến lược chức năng. ...................................................................................... 112 Chiến lược marketing............................................................................................112 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.........................................................................................................119 KẾT LUẬN .............................................................................................................................120 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................122 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tínhcấpthiết của đềtài Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định và thu nhập của người dân ngày càng cao. Đòi hỏi của người dân đối với những nhu cầu về cuộc sống nói chung và nhu cầu về tiêu dùng thực phẩm nói riêng ngày càng cao. Trong hoàn cảnh nhu cầu về thực phẩm đồ uống tăng nhanh và có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước gia nhập thị trường này, Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam cần phải có định hướng chiến lược kinh doanh nhằm giữ vững vị thế và tiếp tục phát triển trong tương lai. Một chiến lược kinh doanh cụ thể và đúng đắn để giúp Công ty ngày càng khẳng định thương hiệu và vị thế của mình của mình trên thị trường cũng như trong hệ thống Tổng Công ty cổ phần Bia – Rượu – NGK Sài Gòn. Chiến lược kinh doanh là phương hướng cho doanh nghiệp hoạt động, giúp doanh nghiệp tập trung có hiệu quả và hợp lý các nguồn lực của mình để thực hiện cho mục tiêu đã chọn. Nhằm góp phần vào sự phát triển của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam , tác giả xin chọn đề tài “Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam đến năm 2020” cho đề tài luận văn cao học của mình. 2. Mục đích của đề tài - Tổng hợp kiến thức cơ bản về quản trị chiến lược và hoạch định chiến lược. - Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Qua đó tìm ra được các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và các nguy cơ của Công ty, đưa ra chiến lược để phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, khắc phục điểm yếu, hạn chế nguy cơgiúp công ty đưa ra được một định hướng kinh doanh phù hợp với thực tiễn theo một lộ trình dài hạn. - Hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam đến năm 2020 qua những số liệu thu thập được. 10 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tập trung phân tích, đánh gia số liệu của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam trong giai đoạn 2012 – 2015 và hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Sông Lam đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu dựa vào phương pháp luận duy vật biên chứng kết hợp với những kiến thức đã học để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanhcho Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam. Ngoài ra, trong luận văn tác giả còn sử dụng các phương pháp phân tích như: Thống kê, phân tích, mô hình hóa, các ma trậnđể nghiên cứu, phân tích, đánh giávà đưa ra các chiến lược kinh doanh cho Công ty. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn giúp cho Công ty cổ phần bia Sài Gòn – Sông Lam có cái nhìn rõ hơn về tình hình sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của mình. Từ đó nhận thức được những điểm mạnh, những cơ hội cũng như các điểm yếu, các thách thức cụ thể trong quá trình phát triển của Công ty. Giúp Công ty xác định con đường đi của mình đến năm 2020 để phấn đầu đưa Công ty trở thành một đơn vị hàng đầu trong hệ thống sản xuất Bia Sài Gòn. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về hoạch định chiến lược kinh doanh. Chương II: Phân tích và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh và quản trị chiến lược của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam. ChươngIII: Hoạch định chiến lược kinh doanh cho Công ty cổ phần Bia Sài Gòn – Sông Lam đến năm 2020. 11 CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.1. Một số khái niệm chiến lược và hoạch định chiến lược kinh doanh 1.1.1. Khái niệm về chiến lược Thuật ngữ chiến lược xuất phát từ lĩnh vực quân sự với ý nghĩa để chỉ ra các kế hoạch lớn và dài hạn trên cơ sở chắc chắn rằng cái gì đối phương có thể làm được và cái gì đối phương không làm được.Từ đó chiến lược được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh và thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời. - Theo quan điểm của truyền thống thì chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử dụng các nguồn lực một cách cụ thể để đạt được các mục tiêu đề ra. - TheoFredR.David:“Chiếnlượclànhữngphươngtiệnđạttớinhữngmụctiêudàihạn.C hiếnlượckinhdoanhcóthểgồmcósựpháttriểnvềđịalý,đadạnghóahoạtđộng,sởhữuhóa,phátt riểnsảnphẩm,thâmnhậpthịtrường,cắtgiảmchitiêu,thanhlývàliêndoanh”.(FredDavid,200 6,Bảndịchkháiluậnvềquảntrịchiếnlược,NXBThốngkê). - TheoMichaelE.Porter“Chiếnlượclànghệthuậtxâydựngcáclợithếcạnh tranh.(NguyễnKhoaKhôivàĐồngThịThanhPhương,2007,Quảntrịchiếnlược,NXBThốngk ê). - TheoGiáosưlịchsửkinhtếhọcAlfredChandler,ĐạihọcHarvard(Mỹ),“Chiếnlượcba ogồmnhững mụctiêucơbảndàihạncủamột tổchức, đồngthờilựachọncáchthứchoặctiếntrìnhhànhđộng,phânbổnguồnlựcthiếtyếuđểthựchiện cácmụctiêuđó”.(NguyễnKhoaKhôivàĐồngThịThanhPhương,2007,Quảntrịchiếnlược,N XBThốngkê). 1.1.2. Khái niệm về quản trị chiến lược Có nhiều định nghĩa về quản trị chiến lược mà ta có thể đề cập đến như sau: - Quản trị chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động quản trị quyết định sự 12 thành công lâu dài của doanh nghiệp. - Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai. - Quản trị chiến lược là nghệ thuật và khoa học của việc xây dựng, thực hiện, đánh giá các quyết định tổng hợp giúp cho mỗi tổ chức có thể đạt được mục tiêu của nó. Trong luận văn này, tác giả dùng định nghĩa sau đây làm cơ sở: “ Quản lý chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”.(Nguồn Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, NXB Thống kê,1997) 1.1.3. Mô hình quản lý chiến lược Phân tích môi trường Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Thực hiện chiến lược Đánh giá và kiểm tra thực hiện Hình 1.1. Mô hình quản lý chiến lược (Nguồn Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, NXB Thống kê,1997) Hình trên là mô hình quản lý chiến lược cơ bản, trong đó bố trí các phần chủ yếu của 13 quy trình quản lý chiến lược. 1. Phân tích môi trường Việc phân tích môi trường (môi trường bên ngoài cũng như môi trường nội tại) có vai trò tạo cơ sở căn bản cho việc hoạch định hoặc khẳng định lại chức năng, nhiệm vụ và hoạch định mục tiêu, giúp ta xác định được việc gì cần làm để đạt được mục tiêu và chức năng nhiệm vụ đề ra 2. Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu Doanh nghiệp trước khi hành động phải biết trước hướng đi của mình. Hướng đi này được thiết lập bằng cách hoạch định các mục tiêu giúp hãng tăng khả năng thích ứng được với các điều kiện môi trường hiện tại cũng như tương lai. Mục tiêu bao gồm ba bộ phận cơ bản là: Chức năng nhiệm vụ, mục đích dài hạn và mục đích ngắn hạn. Chức năng nhiệm vụ là bộ phận lớn nhất của mục tiêu, nó thể hiện lý do cơ bản nhất để doanh nghiệp tồn tại. Mục đích dài hạn, mục đích ngắn hạn là kết quả cụ thể hơn mà doanh nghiệp mong muốn đạt được.Mục đích được rút ra từ chức năng nhiệm vụ và phải nhằm vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ đó. Sau khi đề ra chức năng nhiệm vụ và mục đích của doanh nghiệp thì mọi người tham gia thực hiện phải biết được chính xác điều doanh nghiệp muốn đạt được là gì. 3. Phân tích và lựa chọn các phương án chiến lược Việc phân tích nhằm đánh giá từng ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này làm nảy sinh nhiều chiến lược, từ việc tìm kiếm các cơ hội mới cho đến việc từ bỏ các ngành nghề đang kinh doanh. Sauk hi phân tích các phương án chiến lược, cần lựa chọn sự kết hợp tích hợp các chiến lược cấp công ty, chiến lược cấp cơ sở kinh doanh và chiến lược cấp bộ phận chức 14 năng. Có nhiều chiến lược có thể được áp dụng để đạt mục tiêu mong muốn.Chiến lược cần được định ra như là kế hoạch hoặc sơ đồ tác nghiệp tổng quát dẫn dắt hoặc hướng tổ chức đi đến mục tiêu mong muốn. Thực hiện chiến lược 4. Việc thực hiện chiến lược đã được lựa chon là điểm hết sức quan trọng trong quản lý chiến lược.Việc thực hiện chiến lược cũng quan trọng như việc hoạch định ra nó, thậm chí còn khó thực hiện hơn. Đánh giá và kiểm tra thực hiện 5. Sauk hi thực hiện chiến lược, doanh nghiệp cần phải kiểm tra xem các chiến lược đó có được thực hiện như kế hoạch đã đề ra hay không.Có nhiều nguyên nhân khiến một chiến lược nào đó không thể đạt được tốt như mục tiêu mong muốn. Có thể do các biến đổi về hoàn cảnh môi trường, do không thu hút đủ nguồn lực…Cần đề ra và thực hiện các hệ thống thông tin phản hồi và các biện pháp kiểm tra để theo dõi và thực hiện. Ý nghĩa của quản trị chiến lược: - Quá trình quản lý chiến lược giúp các tổ chức thấy rõ hơn mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho lãnh đạo phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng nào và khi nào thì đạt đến một điểm cụ thể nhất định. - Điều kiện môi trường bên ngoài mà các doanh nghiệp gặp phải luôn biến đổi nhanh. Những biến đổi này thường tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất ngờ. Phương cách dùng quản lý chiến lược giúp nhà quản trị nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai. Quá trình quản lý chiến lược buộc nhà quản lý phân tích và dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai gần cung như trong tương lai xa. Qua đó giúp nhà quản trị thấy rõ được các cơ hội và tận dụng các cơ hội, từ đó có khả năng nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và hạn chế tối đa được các rủi ro từ môi trường kinh doanh. 15 - Giúp nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định gắn liền với điều kiện của môi trường liên quan. Quyết định chủ động là sự cố gắng dự báo điều kiện môi trường và đưa ra các phương án tác động hoặc làm thay đổi các điều kiện dự báo sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra. Quyết định thụ động tấn công là dự báo các điều kiện môi trường trong tương lai và thông qua các biện pháp hành động nhằm tối ưu hóa vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước, và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện các cơ hội tiềm tàng. Hoạch định chiến lược 1.1.4 1.1.4.1 Định nghĩa về hoạch định chiến lược Hoạch định chiến lược là quá trình đề ra các công việc cần thực hiện ở công ty.Tổ chức những nghiên cứu để chỉ rõ những nhân tố chính của môi trường bên ngoài và môi trường bên trong doanh nghiệp, xây dựng những mục tiêu dài hạn, lựa chọn những chiến lược thay thế. Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm vào một thời gian dài, thông thường từ 5 năm trở lên, do vậy nó phải dựa trên những những cơ sở dự báo dài hạn. Hoạch định chiến lược kinh doanh cũng là giai đoạn đầu tiên của quá trình quản lý chiến lược. Các bước công việc trong giai đoạn hoạch định chiến lược là: - Chức năng nhiệm vụ: Chỉ ra vai trò, bản chất và nội dung cơ bản của doanh nghiệp. - Đánh giá môi trường bên ngoài: Chỉ ra vai trò, bản chất của việc đánh giá môi trường bên ngoài, nội dung và các công cụ đánh giá. - Đánh giá môi trường nội bộ: Chỉ ra bản chất, vai trò của việc đánh giá môi trường nội bộ, công tác đánh giá các mặt hoạt động chính của doanh nghiệp. - Phân tích và lựa chọn chiến lược: Sử dụng các mô hình, kết hợp đánh giá định tính và định lượng từ đó chọn ra một mô hình chiến lược hợp lý cho công ty. 1.1.4.2 Vai trò của hoạch định chiến lược 16 - Hoạch định chiến lược giúp doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình trong từng thời kỳ, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó giúp cho doanh nghiệp chủ động đối phó với những biến đổi của môi trường trong tương lai. - Hoạch định chiến lược được đề ra sẽ làm cho mọi thành viên của doanh nghiệp thấu hiểu được những việc phải làm, các kết quả cần đạt được. Điều đó tạo ra được sự ủng hộ và phát huy được năng lực sẵn có của các thành viên trong doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh là cơ sở, căn cứ để lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư, đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường… Như vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại được trên thị trường, muốn ứng phó được những thay đổi thường xuyên diễn ra trên thị trường, muốn giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh khốc liệt thì phải có chiến lược kinh doanh phù hợp. Chiến lược kinh doanh là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 1.1.5 Các cấp quản lý chiến lược Quản lý chiến lược có thể tiến hành ở các cấp khác nhau trong một tổ chức. Có thể đưa ra 3 cấp chiến lược như sau: 1. Chiến lược cấp công ty: Xác định ngành kinh doanh mà hãng đang hoặc sẽ phải tiến hành. Nên tiếp tục các ngành hiện đang kinh doanh hay không, có khả năng kinh doanh các ngành mới. Xác định các hoạt động nào có thể giúp công ty đạt được khả năng sinh lời lớn nhất, giúp công ty tồn tại và phát triển. Vì vậy có rất nhiều chiến lược cấp công ty với những tên gọi khác nhau. Trong mỗi chiến lược lại có những hoạt động cụ thể khác nhau. 2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh:Đề cập đến cách thức công ty cạnh tranh như thế trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Chiến lược kinh doanh bao gồm các hình thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để tạo được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định cụ thể khác nhau trong bối cảnh cụ thể của mỗi ngành. Theo Michael Porter có ba chiến lược cạnh tranh tổng quát: Chiến lược 17 dẫn đầu chi phí thấp, chiến lược khác biệt hóa sản phẩm và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường nhất định. Chiến lược cấp chức năng: hay còn gọi là chiến lược hoạt động, là chiến lược 3. hoạt động của các bộ phận chức năng (sản xuất, marketing, phát triển thị trường, tài chính…). Các chiến lược này giúp hoàn thiện, nâng cao hoạt động trong phạm vi công ty, qua đó giúp các chiến lược kinh doanh, các chiến lược cấp công ty được thực hiện một cách hiệu quả 1.2. Các bước của quá trình hoạch định chiến lược 1.2.1 Phân tích môi trường Môi trường vĩ mô: Bao gồm 5 yếu tố 1. Các yếu tố kinh tế 2. Các yếu tố chính phủ và chính trị Môi trường tác nghiệp: 1. 2. 3. 4. 5. Các đối thủ cạnh tranh Khách hàng Người cung ứng nguyên vật liệu Các đối thủ tiềm ẩn Hàng thay thế Hoàn cảnh nội bộ: 3. Các yếu tố xã hội 4. Các yếu tố tự nhiên 5. Các yếu tố công nghệ 1. 2. 3. 4. 5. 6. Nguồn nhân lực Nghiên cứu và phát triển Sản xuất Tài chính – Kế toán Marketing Nền nếp tổ chức Hình 1.2: Định nghĩa và mối quan hệ giữa các cấp môi trường (Nguồn Garry D.Smith, Danny R.Arnold, Bobby G.Bizzell, NXB Thống kê,1997) Môi trường tổng quát mà tổ chức, doanh nghiệp gặp phải có thể chia thành 3 mức độ: Môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp và hoàn cảnh nội bộ. Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp có thể kết hợp với nhau, gọi là môi trường bên ngoài, hoặc môi 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng