Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại quảng ninh...

Tài liệu Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại quảng ninh

.PDF
106
34
79

Mô tả:

Hoạt động Ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh Nguyễn Huyền Anh Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Du lịch; Mã số: Chương trình thí điểm Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Minh Hòa Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tổng quan các tài liệu về hoạt động ngoại vụ, chức năng của Sở Ngoại vụ, đặc biệt là các chức năng có liên quan đến du lịch. Phân tích đánh giá vai trò của Sở Ngoại vụ đối với sự phát triển du lịch Quảng Ninh. Khảo sát các hoạt động của Sở Ngoại vụ có liên quan đến hỗ trợ hoạt động du lịch tại Quảng Ninh giai đoạn 2005 - 2011. Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ của các hoạt động ngoại vụ đối với sự phát triển của ngành du lịch tại Quảng Ninh. Keywords: Hoạt động ngoại vụ; Du lịch; Quảng Ninh. Content: MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ............................................................................. 8 Mẫu bảng chữ viết tắt: ..................................................................................... 9 MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 10 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 10 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 12 2.1. Mục đích ................................................................................................... 12 2.2. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................. 12 3. Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................. 12 4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 12 5. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 13 6.Cấu trúc của đề tài ...................................................................................... 13 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƢƠNG ........................................................................................................ 14 1.1 Một số lý luận cơ bản về hoạt động ngoại giao ..................................... 14 1.1.1 Khái niệm “Ngoại giao”, "Ngoại vụ" ................................................... 14 1.1.2. Phân loại ................................................................................................ 17 1.1.3. Hoạt động ngoại giao ........................................................................... 21 1.2 Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại địa phƣơng ....... 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ HỖ TRỢ DU LỊCH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 ......................................... 29 2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh .......................................................... 29 3 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch ............................................................... 29 2.1.2.Tình hình phát triển du lịch Quảng Ninh ............................................ 30 2.2. Thực trạng hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch Quảng Ninh ............... 36 2.2.1. Giới thiệu về Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh ....................................... 36 2.2.2. Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch ................................................. 44 2.2.2.1. Hoạt động đoàn vào ..................................................................................... 44 2.2.2.2. Hoạt động tổ chức đoàn ra .......................................................................... 48 2.2.2.3. Hoạt động thông tin đối ngoại ..................................................................... 55 2.2.2.4..Hoạt động mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế ......................... 59 2.2.2.5. Hoạt động phối hợp tổ chức các sự kiện lớn liên quan đến du lịch ... 87 2.3. Đánh giá chung ........................................................................................ 89 2.3.1. Những thành công ................................................................................ 89 2.3.2. Những hạn chế ...................................................................................... 92 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH ............................................................................ 99 3.1. Chủ trƣơng, chính sách, định hƣớng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ngoại giao ............. 99 3.2. Định hƣớng các hoạt động ngoại vụ của Quảng Ninh trong thời gian tới ............................................................................................................ 100 3.3. Định hƣớng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh............................ 101 3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ của hoạt động ngoại vụ đối với sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh ............................................. 104 3.4.1. Tuyên truyền quảng bá du lịch ........................................................... 104 3.4.2. Đối với công tác mở rộng hợp tác du lịch .......................................... 109 4 3.4.3. Đối với hoạt động tổ chức các sự kiện du lịch lớn ............................ 113 3.5. Kiến nghị ................................................................................................ 115 3.5.1. Đối với Bộ Ngoại giao ......................................................................... 115 3.5.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch .......................................... 117 3.5.3.Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ....................................... 117 KẾT LUẬN ................................................................................................... 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 122 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 125 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên cơ sở định hướng đối ngoại và phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, hai cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực ngoại vụ và du lịch của Quảng Ninh đã có mối quan hệ hỗ trợ và phối hợp thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Sở Ngoại vụ tham mưu cho Tỉnh mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác nước ngoài trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực du lịch như: Kêu gọi đầu tư, hợp tác, tuyên truyền quảng bá, tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch, tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm về du lịch…Cho đến nay, tại Việt Nam, ở cấp trung ương đã có những đề tài nghiên cứu về hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển kinh tế, trong đó có phát triển ngành du lịch. Tuy nhiên, tại Quảng Ninh, đây là một đề tài mới, rất cần thiết được nghiên cứu. Xuất phát từ những thực tiễn nêu trên, với cương vị là một cán bộ đang công tác tại Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh, tác giả chọn đề tài “ Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn cao học của mình. Với đề tài này, tác giả rất mong muốn từ những lý luận cơ bản được hướng dẫn nghiên cứu tại Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội và những trải nghiệm thực tế trong công tác, sẽ tiến hành nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn trong lĩnh vực Ngoại vụ và lĩnh vực Du lịch tại Quảng Ninh. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có đề tài nghiên cứu về hoạt động ngoại giao phục vụ phát triển du lịch Việt Nam nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại địa phương nói chung và tại Quảng Ninh nói riêng. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhằm hỗ trợ ngành du lịch phát triển; mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác, tổ chức, cá nhân nước ngoài, quảng bá, tuyên truyền và phối hợp tổ chức các sự kiện, hội chợ, triển lãm thu hút khách du lịch đến Quảng Ninh. 3.2.Nhiệm vụ của đề tài : Tổng quan các tài liệu về hoạt động ngoại vụ, chức năng của Sở Ngoại vụ, đặc biệt là các chức năng có liên quan đến du lịch; Phân tích đánh giá vai trò của Sở Ngoại vụ đối với sự phát triển du lịch Quảng Ninh; Khảo sát các hoạt động của Sở Ngoại vụ có liên quan đến hỗ trợ hoạt động du lịch tại Quảng Ninh; Đề xuất các giải pháp 5 nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ của các hoạt động ngoại vụ đối với sự phát triển của ngành du lịch tại Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Hoạt động của Sở Ngoại vụ có liên quan đến việc hỗ trợ phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Tập trung nghiên cứu các hoạt động ngoại vụ nhằm hỗ trợ ngành du lịch phát triển của Sở Ngoại vụ Quảng Ninh. - Về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ninh (tập trung chủ yếu vào một số địa bàn lớn của tỉnh như thành phố Hạ Long, Móng Cái, Uông Bí, huyện Vân Đồn). - Về thời gian: Nghiên cứu các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2005 đến năm 2011. Một số giải pháp tăng cường sự hỗ trợ của hoạt động ngoại vụ cho phát triển ngành du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, số liệu; Phương pháp điều tra xã hội học.; Phương pháp phân tích hệ thống. Phương pháp chuyên gia; Phương pháp thực địa. 7. Cấu trúc của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, phần nội dung chính của luận văn bao gồm 03 chương như sau: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về mối quan hệ của hoạt động ngoại vụ với hoạt động du lịch tại địa phương. Chương 2. Thực trạng hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch tại Quảng Ninh giai đoạn từ 2005 - 2011 Chương 3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ của các hoạt động ngoại vụ đối với sự phát triển của ngành du lịch tại Quảng Ninh 6 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ VỚI HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐỊA PHƢƠNG 1.1 Một số lý luận cơ bản về hoạt động ngoại giao 1.1.1 Khái niệm Ngoại giao: Là công cụ thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia, bao gồm tổng thể các biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật phù hợp yêu cầu, đặc điểm của nhiệm vụ; Là các cơ quan chuyên trách về quan hệ đối ngoại ở trong nước và ở nước ngoài; Là những hoạt động chính thức của người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và những cán bộ làm công tác ngoại giao nhà nước;Là khoa học và nghệ thuật, trước hết là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thoả hiệp và đưa ra giải pháp có thể được các bên chấp nhận, mở rộng và củng cố hợp tác quốc tế. Ở Việt Nam, Chính phủ chỉ đạo hoạt động ngoại giao thông qua Bộ Ngoại giao. Chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các hoạt động ngoại vụ địa phương thông qua cơ quan Sở Ngoại vụ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động ngoại vụ thuộc Văn phòng Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố. Về chuyên môn, Sở Ngoại vụ chịu sự quản lý và hướng dẫn của Bộ Ngoại giao. 1.1.2. Phân loại Ngoại giao có thể phân chia như sau: + Ngoại giao Đảng + Ngoại giao nghị viện (Quốc hội) + Ngoại giao nhân dân + Ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ Một số cách thức ngoại giao cơ bản như sau: - Ngoại giao song phương là hoạt động ngoại giao giữa hai quốc gia. - Ngoại giao đa phương là hoạt động ngoại giao có sự tham gia đại diện của ba quốc gia trở lên và liên quan đến hoạt động của tổ chức liên chính phủ, các hội nghị, hội thảo, đàm phán, thương lượng …; - Ngoại giao cấp cao: Là các cuộc gặp gỡ của những người đứng đầu, những người có thẩm quyền nhất trong việc quyết định các vấn đề được nêu ra;- Ngoại giao chính thức là ngoại giao nhà nước. 7 - Ngoại giao không chính thức là ngoại giao nhân dân, ngoại giao của các tổ chức phi chính phủ. 1.1.3. Hoạt động ngoại giao Một số hoạt động ngoại giao chủ yếu như sau: Thứ nhất, trao đổi thư tín ngoại giao Thứ hai, tiếp xúc ngoại giao Thứ ba, công tác báo chí và thông tin đối ngoại Thứ tư, ngoại giao văn hoá Thứ năm, ngoại giao kinh tế Thứ sáu, công tác lãnh sự Thứ bảy, đàm phán ngoại giao Thứ tám, lễ tân ngoại 1.2. Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ phát triển du lịch tại địa phương Hoạt động đoàn vào: Hoạt động tổ chức đón tiếp các đoàn khách quốc tế đến thăm/làm việc với tỉnh Hoạt động đoàn ra: Hoạt động tổ chức các chuyến công tác nước ngoài do các lãnh đạo cấp cao của tỉnh đi thăm chính thức, làm việc với lãnh đạo cấp cao của nước ngoài có quan hệ hợp tác với tỉnh Hoạt động thông tin đối ngoại: Phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc thực hiện các thông tin đối ngoại của tỉnh đến với bạn bè thế giới, thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội … có liên quan đến các đối tác có quan hệ hợp tác với địa phương phục vụ việc tham mưu định hướng chiến lược phát triển đối ngoại của tỉnh; thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp, trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật. Sử dụng các hoạt động trên một cách linh hoạt, khéo léo để hỗ trợ ngành du lịch quảng bá, giới thiệu, thu hút sự quan tâm của nước ngoài. Hoạt động mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế: Hỗ trợ ngành du lịch mở rộng thị trường, kêu gọi đối tác hợp tác đầu tư mới, củng cố quan hệ hợp tác truyền thống đã có, quảng bá, giới thiệu các lĩnh vực của du lịch, ký kết thoả thuận quốc tế mới, đôn đốc thực hiện thoả thuận quốc tế đã ký … 8 Hoạt động phối hợp tổ chức các sự kiện lớn liên quan đến du lịch: Tham mưu mời các đối tác nước ngoài đến tham dự các sự kiện lớn liên quan đến du lịch, phối hợp trong công tác đón tiếp các đoàn khách quốc tế, tổ chức các buổi tiếp xúc đối ngoại của lãnh đạo tỉnh với các đối tác nước ngoài, hỗ trợ các hoạt động quảng bá, giới thiệu du lịch đến các đoàn quốc tế. Tóm lại, hầu hết các hoạt động ngoại vụ đều có thể hỗ trợ ngành du lịch trong việc phát triển hợp tác quốc tế. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài này, sẽ đi sâu, nhấn mạnh, làm nổi bật lên 05 (năm) hoạt động ngoại vụ hỗ trợ ngành du lịch địa phương phát triển kể trên. 9 1 2 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ HỖ TRỢ DU LỊCH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 2.1. Khái quát về du lịch Quảng Ninh 2.1.1. Tiềm năng phát triển du lịch Tài nguyên du lịch: Quảng Ninh là một tỉnh nằm trong tam giác phát triển kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và nằm trong vùng phát triển kinh tế động lực phía Bắc, Việt Nam. Quảng Ninh. Hệ thống tài nguyên du lịch của Quảng Ninh có tính đặc thù, giá trị nổi bật và lợi thế cạnh tranh cao so với các tỉnh trong khu vực phía Bắc và các tỉnh trong cả nước. Điều kiện kinh tế - xã hội : Xác định mục tiêu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững, phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực, phát triển năng động trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2015, tỉnh Quảng Ninh đã bám sát chỉ đạo, định hướng của trung ương, vận dụng nội lực cùng với một cơ chế hoạt động linh hoạt kết hợp trải nghiệm thực tiễn và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị để thu hút và huy động được các nguồn lực đầu tư, khuyến khích các doanh nhân, các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, đầu tư chất xám và vật chất cho các dự án sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Vì vậy, Quảng Ninh đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 12,7 %; Khu vực công nghiệp tăng 15,8 %; Khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 6,7%; Khu vực dịch vụ tăng 19,1%; du lịch tăng 22,5%; thu ngân sách tăng 24,9%. Cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - dịch vụ - Nông nghiệp. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 24,666 triệu đồng. Đầu tư ngân sách cho phát triển giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa tăng bình quân 35,6%/năm. An sinh xã hội tăng bình quân 59%/năm,.... Kinh tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ lực, hàng năm chiếm tỷ lệ gần 70% GDP toàn tỉnh. 2.1.2.Tình hình phát triển du lịch Quảng Ninh Đánh giá cao tầm quan trọng của việc phát triển ngành du lịch Quảng Ninh, Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 20/11/2001 về đổi mới và phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 – 2010. Quan điểm và mục tiêu là phát huy và khai thác triệt để các lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, tạo ra bước phát triển mới cả về lượng và chất, tiếp tục mở rộng không gian du lịch, phát triển các tuyến, điểm, sản phẩm 10 du lịch mới; củng cố, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch; Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh; Phấn đấu đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước và là một trung tâm du lịch quốc tế trong khu vực. Trong những năm qua, Du lịch Quảng Ninh đã có sự chuyển đổi cả về lượng và chất, bước đầu đã tận dụng và phát huy những tiềm năng, lợi thế. Công tác quản lý nhà nước được quan tâm, nâng cao tư duy nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng dân cư về vai trò, vị trí của du lịch trong đời sống kinh tế - xã hội. Hoạt động phát triển du lịch đã có sự gắn kết cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, tạo sức hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng, cơ sở dịch vụ du lịch được nâng cấp, bổ sung mới với tốc độ nhanh. Du lịch ngày càng được khẳng định là ngành kinh tế có tiềm lực lớn, có sức cạnh tranh và có triển vọng phát triển mạnh, tác động tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo, cảnh quan các khu đô thị. Quan hệ hợp tác quốc tế được tăng cường mở rộng, hình ảnh và thương hiệu du lịch Hạ Long, Quảng Ninh ngày càng trở nên nổi tiếng, được biết đến rộng rãi hơn đối với bạn bè quốc tế, tạo tiền đề thuận lợi cho tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. 2.2. Thực trạng hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch Quảng Ninh 2.2.1. Giới thiệu về Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Ninh Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ Quảng Ninh được quy định tại Quyết định số 2458/QĐ-UBND, ngày 14 /8/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh như sau: Sở Ngoại vụ Quảng Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác ngoại vụ, biên giới lãnh thổ quốc gia; các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh và theo quy định của pháp luật. Sở Ngoại vụ chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Ngoại giao. hành chính trong việc triển khai các chương trình hoặc dự án nhân đạo, phát triển và viện trợ khẩn cấp do các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giúp đỡ địa phương. 11 Cơ cấu tổ chức và biên chế: Về lãnh đạo: Sở Ngoại vụ Quảng Ninh có một Giám đốc, hai Phó Giám đốc; Về các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Sở gồm có: Văn phòng,Thanh tra, Phòng Hợp tác quốc tế, Phòng Lãnh sự, Phòng Quản lý biên giới và Trung tâm dịch vụ đối ngoại Quảng Ninh - Biên chế: Biên chế hành chính của Sở Ngoại vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao; 2.2.2. Các hoạt động ngoại vụ hỗ trợ du lịch 2.2.2.1. Hoạt động đoàn vào Thực hiện chức năng, nhiệm vụ tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong công tác tổ chức đón tiếp các đoàn khách nước ngoài đến thăm và làm việc với tỉnh, Sở Ngoại vụ đã chủ trì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương và các ban, ngành, địa phương thuộc tỉnh xây dựng các kế hoạch, chương trình đón tiếp và nội dung làm việc. Mỗi năm, tỉnh Quảng Ninh đón hàng chục đoàn khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều đoàn lãnh đạo cấp nguyên thủ quốc gia của nhiều nước. Thông qua các chương trình làm việc, tham quan, Sở Ngoại vụ đã tận dụng mọi cơ hội tốt nhất để quảng bá, giới thiệu về đất nước, con người đặc biệt là những điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh. Đây là một hoạt động đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác tuyên truyền quảng bá phát triển du lịch của tỉnh đến với bạn bè quốc tế qua kênh ngoại giao nhà nước - những đoàn khách này thường là những đại biểu có nhiều ảnh hưởng đến sự hợp tác phát triển giữa Việt Nam với đất nước họ đang là đại diện. Có nhiều phương thức để chuyển tải các thông tin về Quảng Ninh đến với các đoàn khách quốc tế như: các bài phát biểu, giới thiệu về Quảng Ninh của các vị lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các cơ quan tham gia đón tiếp; cung cấp đến khách những tài liệu quảng bá du lịch như logo, đĩa DVD, sách giới thiệu, tập gấp được dịch ra một số tiếng nước ngoài, bản đồ Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, bản đồ du lịch Quảng Ninh…. (các tài liệu này do Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long cung cấp) hoặc qua những hướng dẫn viên du lịch của Ban Quản lý Vịnh Hạ Long trong các chuyến tham quan Vịnh trên tàu du lịch. Đặc biệt là thông qua các chương trình đón tiếp, trao đổi gặp gỡ của lãnh đạo Quảng Ninh với các chính khách tạo ra những cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực du lịch – một thế mạnh trong phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh. 2.2.2.2. Hoạt động tổ chức đoàn ra Sở Ngoại vụ là đầu mối phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài, các ban ngành, địa phương trong tỉnh và các đối 12 tác nước ngoài nơi đoàn đến xây dựng chương trình, kế hoạch, tổ chức thực hiện các chuyến công tác nước ngoài qua kênh ngoại giao của lãnh đạo tỉnh. Thường các chuyến công tác nước ngoài này của lãnh đạo tỉnh được tiến hành theo chương trình đối ngoại hàng năm của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo nội dung hợp tác đã ký kết giữa Quảng Ninh với các địa phương nước ngoài có quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống; theo các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch hoặc theo lời mời của các đối tác nước ngoài. Thông qua quá trình xây dựng các nội dung của chương trình, Sở Ngoại vụ hỗ trợ ngành du lịch Quảng Ninh trong một số hoạt động như ký kết các thoả thuận quốc tế về hợp tác phát triển du lịch, tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo, triển lãm, hội chợ, thông tin tuyên truyền, quảng bá … thuộc lĩnh vực du lịch. 2.2.2.3. Hoạt động thông tin đối ngoại Sở Ngoại vụ phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài trong việc thực hiện các thông tin đối ngoại của tỉnh đến với bạn bè thế giới, làm cho họ hiểu rõ hơn về quê hương Quảng Ninh, những đổi thay, phát triển của vùng đất nơi được thiên nhiên ưu đãi nhiều nguồn tài nguyên phong phú, nơi có bề dày truyền thống văn hoá, lịch sử mà vẫn được ví như “ Việt Nam thu nhỏ”. Đồng thời qua công tác tổ chức thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin về tình hình chính trị - an ninh, kinh tế quốc tế và khu vực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc thống nhất quản lý phóng viên nước ngoài hoạt động báo chí tại tỉnh, xây dựng chương trình hoạt động, tổ chức việc tiếp, trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, cung cấp thông tin có định hướng, theo dõi và quản lý hoạt động của phóng viên nước ngoài theo quy định của pháp luật, Sở Ngoại vụ tận dụng những cơ hội tốt nhất để hỗ trợ ngành du lịch quảng bá, giới thiệu về du lịch Quảng Ninh; Thường niên có kết hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh thông qua việc cập nhật tin tức về tình hình thế giới, khu vực, những chủ trương, chính sách, đường lối, định hướng đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam và của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Việc quản lý đội ngũ các phóng viên báo chí nước ngoài của nhiều quốc gia, hãng truyền thông thông tin trên thế giới cử đến tác nghiệp, đưa tin, làm phóng sự về đất nước, con người Quảng Ninh, đặc biệt là những giá trị nổi trội của Vịnh Hạ Long – Di sản, kỳ quan thế giới mới, Vịnh Bái Tử Long - đang hình thành và phát triển hình thức du lịch sinh thái, những khu vui chơi giải trí, đặc biệt là hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang xúc tiến đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn tạo nên lợi thế phát triển cho ngành du lịch, non thiêng 13 Yên Tử - cái nôi của Phật giáo Việt Nam, hiện cũng đang được nghiên cứu đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa 2.2.2.4..Hoạt động mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế Với chức năng, nhiệm vụ mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế với các đối tác truyền thống, thiết lập quan hệ hợp tác với các đối tác mới, Sở Ngoại vụ tiến hành nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu cho lãnh đạo tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai nội dung các thoả thuận quốc tế tỉnh đã ký kết và lập các mối quan hệ hợp tác với các đối tác mới có những điều kiện tương đồng, lợi thế hỗ trợ nhau, có cùng sự quan tâm hợp tác… Đối với Quảng Ninh, phát triển du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn và quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và là một nội dung quan trọng trong phát triển kinh tế đối ngoại của tỉnh. Sở Ngoại vụ luôn luôn chú trọng và hỗ trợ tích cực về mặt đối ngoại để phát triển hợp tác quốc tế trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Đồng thời phối hợp với các cơ quan liên quan trong và ngoài nước để tìm hiểu, kêu gọi các đối tác đầu tư nước ngoài đến nghiên cứu các dự án đầu tư trọng điểm của Quảng Ninh trong đó có những dự án liên quan đến phát triển du lịch. Ngoại giao cấp tỉnh: Ngoại giao cấp tỉnh luôn mang tính định hướng,đặt những viên gạch móng để các ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp dựa trên đó phát triển hợp tác những nội dung, dự án cụ thể. Một số hoạt động ngoại giao cấp tỉnh chủ yếu: Ký kết các thỏa thuận quốc tế, quan hệ hợp tác với các cơ quan trung ương, các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao nước ngoài, các tổ chức nước ngoài tại Việt Nam ... Thông qua các hoạt động này, Quảng Ninh mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế. Thứ nhất, các thỏa thuận quốc tế đã tham gia ký kết tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành du lịch như:Các thỏa thuận đã ký với các địa phương của Trung Quốc;Thỏa thuận ký kết với Gang Won, Hàn Quốc; Hợp tác với một số đối tác nước ngoài khác: Các thành viên trong khuôn khổ Diễn đàn hợp tác du lịch khu vực Đông Á (EATOF Thứ hai, phối hợp với các cơ quan trực thuộc Bộ Ngoại giao và cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước. Thứ ba, quan hệ với các cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam Ngoại giao cấp ngành, địa phương trực thuộc Quảng Ninh trong lĩnh vực du lịch: Hoạt động ngoại vụ cấp ngành, địa phương của Quảng Ninh trong lĩnh vực du lịch trong thời gian qua được cơ quan Ngoại vụ, Văn hóa Thể thao Du lịch và các địa phương có tiềm năng 14 hợp tác phát triển du lịch quan tâm, triển khai, cụ thể hóa. Theo quy trình cho phép ký kết thỏa thuận quốc tế, các ngành, địa phương trong tỉnh đều phải thông qua sự thẩm định của Sở Ngoại vụ trước khi trình UBND tỉnh cho phép ký. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Sở Ngoại vụ luôn luôn sát cánh cùng các ngành, địa phương xây dựng nên các bản thỏa thuận quốc tế đảm bảo về mặt hình thức và nội dung đúng định hướng đối ngoại của Đảng, Nhà nước và của Quảng Ninh, đồng thời thông qua đó tổng hợp, cập nhật các thông tin liên quan, tham gia ý kiến, cầu nối để các ngành, địa phương trong tỉnh tiến tới hợp tác với các đối tác quốc tế. 2.2.2.5. Hoạt động phối hợp tổ chức các sự kiện lớn liên quan đến du lịch Với chức năng, nhiệm vụ tham mưu giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh trong việc thực hiện công tác đối ngoại tại các sự kiện lớn của tỉnh, Sở Ngoại vụ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan đơn vị được giao chủ trì tổ chức thực hiện nội dung, kế hoạch mời, đón tiếp các đoàn khách quốc tế có quan hệ với tỉnh đến tham dự, chịu trách nhiệm tổ chức các buổi tiếp xúc ngoại giao cấp cao, hội nghị, hội thảo, ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế trong khuôn khổ nội dung của sự kiện đó. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những thành công Đối với hoạt động đón tiếp các đoàn vào: Hoạt động ngoại vụ đã hỗ trợ ngành du lịch quảng bá, giới thiệu hình ảnh đất nước, con người, tuyến, điểm, sản phẩm du lịch độc đáo của Quảng Ninh đến với các đoàn quan khách quốc tế. Cách tổ chức chuyên nghiệp, tạo ấn tượng đã lưu lại trong mỗi đoàn khách những dấu ấn, kỷ niệm đáng nhớ về Quảng Ninh. Đối với hoạt động tổ chức đoàn ra: Sở Ngoại vụ đã phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch xây dựng nội dung liên quan đến lĩnh vực du lịch trong khuôn khổ, tính chất, mục đích của từng chuyến công tác. Đối với hoạt động thông tin đối ngoại : Hỗ trợ tích cực trong việc quảng bá tiềm năng, thế mạnh, sản phẩm du lịch Quảng Ninh đến với bạn bè quốc tế, đồng thời kêu gọi đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực du lịch. Đối với hoạt động quan hệ hợp tác quốc tế: Hoạt động ngoại vụ hỗ trợ ngành du lịch củng cố, tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế truyền thống như các địa phương của Trung Quốc, Hàn Quốc, mở rộng hợp tác với các đối tác mới như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Ba Lan, Mexico ... Điều này được rút ra thông qua kết quả là hàng loạt những thỏa thuận quốc tế cấp tỉnh và cấp ngành, địa phương trong tỉnh đã được ký kết và thực hiện có hiệu quả, đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian qua. 15 Đối với hoạt động tổ chức các sự kiện du lịch lớn của tỉnh: Hoạt động ngoại vụ đã hỗ trợ ngành du lịch tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch lớn như lễ hội du lịch Hạ Long, Hội chợ quốc tế Thương mại - Du lịch biên giới Việt - Trung được tổ chức thường niên, các kỳ hội nghị UBCTLH giữa 4 tỉnh Việt Nam với Quảng Tây, Trung Quốc Hội nghị hành lang kinh tế giữa các tỉnh, thành phố Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Diễn đàn EATOF, Đại hội Câu lạc bộ các vịnh đẹp trên thế giới ... Tại các sự kiện này, bên cạnh khách mời trong nước luôn có sự hiện diện của khách mời nước ngoài tạo nên sự phong phú, nhiều màu sắc, ấn tượng của sự kiện. 2.3.2. Những hạn chế Bên cạnh những thành công mà hoạt động đối ngoại đã hỗ trợ ngành du lịch Quảng Ninh phát triển nêu trên, hoạt động đối ngoại còn tồn tại một số hạn chế cần phải khắc phục để phát huy có hiệu quả hơn nữa nhằm hướng tới mục tiêu phát triển của du lịch Quảng Ninh từ nay đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 và 2030 theo định hướng phát triển của Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đưa ra Trong những năm qua, hoạt động ngoại vụ đã đạt được những thành công nhất định hỗ trợ du lịch Quảng Ninh phát triển. Bên cạnh đó còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả hợp tác, phát huy những thành công, giải quyết, tháo gỡ những hạn chế để cùng nhau đưa du lịch Quảng Ninh phát triển xứng tầm một trong những trung tâm du lịch lớn của Việt Nam, khu vực và thế giới. Đó cũng là căn cứ để chương 3 đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả công tác ngoại vụ hỗ trợ du lịch Quảng Ninh phát triển. 16 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH SỰ HỖ TRỢ CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI VỤ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH 3.1. Chủ trƣơng, chính sách, định hƣớng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về ngoại giao "Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới.Hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế" Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020, Đảng ta xác định: " Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng". Với định hướng cụ thể: Phát huy nội lực và sức mạnh dân tộc là yếu tố quyết định, đồng thời tranh thủ ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng để phát triển nhanh, bền vững và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. Phải không ngừng tăng cường tiềm lực kinh tế và sức mạnh tổng hợp của đất nước để chủ động tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và có hiệu quả. Phát triển lực lượng doanh nghiệp trong nước với nhiều thương hiệu mạnh, có sức cạnh tranh cao để làm chủ thị trường trong nước, mở rộng thị trường nước ngoài, góp phần đảm bảo độc lập tự chủ của nền kinh tế. Trong hội nhập quốc tế, phải luôn chủ động thích ứng với những thay đổi của tình hình, đảm bảo hiệu quả và lợi ích quốc gia. 3.2. Định hƣớng các hoạt động ngoại vụ của Quảng Ninh trong thời gian tới Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII trong phần đánh giá tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đã nêu: “ Hoạt động đối ngoại, mở rộng hợp tác trong và ngoài nước được đẩy mạnh.Tăng cường quan hệ, hợp tác với Quảng Tây (Trung Quốc) và giải quyết các vấn đề liên quan nên đã góp phần xây dựng tuyến biên giới ổn định, phát triển, góp phần cũng cố quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Công tác đối ngoại nhân dân được chú trọng, cùng với hoạt động đối ngoại nhà nước, góp phần quảng bá hình ảnh Quảng Ninh, Việt Nam và tăng cường quan hệ hợp tác với các nước, đặc biệt là nước láng giềng” . Đảng bộ tỉnh đã đưa ra định hướng phấn đấu giai đoạn 2010 - 2015 với mục tiêu tổng quát về đối ngoại: " Phấn đấu xây dựng Quảng Ninh thực sự trở thành một địa bàn động lực 17 của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cửa ngõ quan trọng trong hợp tác kinh tế quốc tế, đến năm 2015 cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại" 3.3. Định hƣớng phát triển ngành du lịch Quảng Ninh Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đưa ra quan điểm về phát triển du lịch: " Tạo bước phát triển nhanh, rõ nét về du lịch nhằm khai thác và phát huy tối đa lợi thế Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, khu di tích danh thắng Yên Tử và các khu di tích lịch sử văn hóa khác để du lịch thực sự là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh" . 3.4. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh sự hỗ trợ của hoạt động ngoại vụ đối với sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh 3.4.1. Đối với đoàn vào Về phía cơ quan Sở Ngoại vụ: Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trung ương chịu trách nhiệm đón đoàn khách để cập nhật thông tin một cách chính xác, cụ thể, chi tiết về đoàn khách cùng với mục đích, nội dung, lịch trình thăm và làm việc tại Quảng Ninh; Bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác đón đoàn vào có chất lượng hiệu quả cao hơn; Chuẩn bị các ấn phẩm quảng bá, chuyển đến tay khách trước khi đoàn đi tham quan; Nghiên cứu, lựa chọn phù hợp và mang ý nghĩa đó là những tặng phẩm cho lãnh đạo tỉnh tặng cho trưởng đoàn và thành viên đoàn khách. Về phía cơ quan quản lý du lịch, quản lý di sản Vịnh Hạ Long, các địa phương có tuyến điểm du lịch: Thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ mỗi khi đón tiếp các đoàn khách, cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan, cử cán bộ lãnh đạo cấp ngành tham gia cùng đón đoàn; Cung cấp những ấn phẩm quảng bá du lịch để phục vụ công tác tuyên truyền, xúc tiến. Ban Quản lý Vịnh Hạ Long nên chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có trình độ , am hiểu sâu sắc về di sản, có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, tác phong chuyên nghiệp để xứng tầm với Di sản - kỳ quan thế giới. 3.4.2. Đối với đoàn ra Đối với Sở Ngoại vụ: Do công tác chuẩn bị cho đoàn ra cũng rất phức tạp, nhiều khâu, yêu cầu đòi hỏi sự chính xác về thông tin cao, cần thiết phải chi tiết, cụ thể cả về thời gian, nội dung làm việc. Để công tác chuẩn bị được chu đáo đòi hỏi phải có sự phối hợp ăn ý, nhịp nhàng giữa các cơ quan trong tỉnh, trung ương, cơ quan ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan ngoại giao nước ngoài tại Việt Nam nơi đoàn khách sẽ đến và phía đối tác để xây dựng chương trình, kế hoạch, lịch trình. Sở Ngoại vụ chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tổ chức đoàn ra, đảm bảo tính chuyên nghiệp, nhanh nhẹn, linh hoạt, nắm chắc tình hình hợp tác giữa Quảng Ninh với đối tác nơi đoàn đến làm việc, có khả năng giao tiếp, khả năng làm tốt công tác lễ tân đối ngoại. 18 Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương liên quan: Cử cán bộ phối hợp chặt chẽ với Sở Ngoại vụ trong công tác chuẩn bị nội dung liên quan đến lĩnh vực du lịch, chuẩn bị chu đáo các ấn phẩm, tài liệu phục vụ quảng bá, xúc tiến du lịch, các files dự án ngành du lịch đang kêu gọi đầu tư hạ tầng cơ sở, chuẩn bị các sản phẩm trưng bày triển lãm (nếu có), dự thảo các văn kiện đã được phê duyệt, kịch bản chương trình, nội dung, công tác lễ tân liên quan cho các cuộc tiếp xúc ngoại giao cấp lãnh đạo ngành, địa phương, chuẩn bị phiên dịch (nếu đơn vị bố trí được hoặc phải liên hệ với Sở Ngoại vụ để bố trí). Tóm lại, phải khớp nối chương trình riêng trong khuôn khổ chương trình chung của toàn bộ chuyến công tác với Sở Ngoại vụ. 3.4.3.Đối với hoạt động thông tin đối ngoại Đối với Sở Ngoại vụ: Chủ động cập nhật các thông tin liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, những định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Quảng Ninh, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch để làm cơ sở cho việc định hướng đối ngoại cho phóng viên nước ngoài khi đến tác nghiệp, đưa tin, làm phóng sự về Quảng Ninh nói chung và ngành du lịch nói riêng; Kết nối, giới thiệu phóng viên nước ngoài đến làm việc cơ quan quản lý du lịch, địa phương có tuyến điểm du lịch để trao đổi thông tin, cách thức làm việc, nội dung cho phép thực hiện nhằm mang lại những lợi ích cho ngành du lịch Quảng Ninh thông qua các đội ngũ phóng viên nước ngoài; Tăng cường mở rộng việc xin phép Bộ Ngoại giao cho đặt giao diện website về Quảng Ninh, du lịch Quảng Ninh trên các trang mạng ngoại giao, tăng cường những bài viết, đưa tin về du lịch Quảng Ninh trên báo, tạp chí, kênh phát thành, truyền hình đối ngoại; Phối hợp Bộ Ngoại giao tổ chức thường xuyên liên tục các lớp bồi dưỡng kiến thức đối ngoại, một số nghiệp vụ trong công tác lễ tân đối ngoại, quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, địa phương ... cho các cán bộ công chức, viên chức của tỉnh, trong đó có cán bộ ngành du lịch. Đối với Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các địa phương liên quan: Chủ động, tích cực phối hợp với cơ quan ngoại vụ cung cấp thông tin cập nhật về lĩnh vực du lịch, những tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch phục vụ cho công tác tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ và hướng dẫn phóng viên nước ngoài đến thực hiện các nội dung theo giấy phép hoạt động của cơ quan có thẩm quyền cấp theo hướng hữu ích cho ngành du lịch, tránh đưa những thông tin không chính xác làm ảnh hưởng đến hình ảnh Quảng Ninh, ngành du lịch và đặc biệt là di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. 19 3.4.4. Đối với công tác phát triển quan hệ hợp tác quốc tế Đối với Sở Ngoại vụ: Thường xuyên tham mưu cho các cấp lãnh đạo chỉ đạo , đôn đốc các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tiến hành rà soát lại các thỏa thuận quốc tế đã ký kết, đánh giá kết quả đã thực hiện, đưa ra những vấn đề chưa thực hiện, những khó khăn, vướng mắc cần phải được giải quyết, kịp thời báo cáo lãnh đạo tỉnh. Đồng thời phối hợp với cơ quan ngoại vụ phía đối tác để nhắc nhở đôn đốc phía đối tác tiến hành trao đổi với phái ta để giải quyết nội dung các thỏa thuận quốc tế mà hai hay nhiều bên đã ký kết; Nghiên cứu, phối hợp các ngành trong đó có ngành du lịch, cơ quan nghiên cứu chuyên về quốc gia có đối tác hợp tác, cơ quan ngoại giao của ta ở nước ngoài để kêu gọi, giới thiệu tìm đối tác đầu tư vào lĩnh vực du lịch đồng thời tìm hiểu các cơ hội hợp tác đầu tư mới; Hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch của tỉnh qua kênh ngoại giao tìm hiểu, nắm thêm thông tin hoặc xác minh thông tin về phía đối tác nước ngoài; Trong công tác thẩm định các thỏa thuận quốc tế cấp ngành, Sở Ngoại vụ có biện pháp nhắc nhở các ngành thực hiện đúng quy trình, tránh trường hợp "tiền trảm, hậu tấu" đã từng xảy ra như việc có cơ quan cứ tiến hành trao đổi, ký thỏa thuận quốc tế khi chưa được phép của cấp có thẩm quyền dẫn đến có những bất lợi hoặc vi phạm điều ước quốc tế, liên quan đến các vấn đề nhạy cảm về chính trị, đối ngoại, an ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia ...Về công tác mở rộng quan hệ hợp tác, Sở Ngoại vụ chủ động nghiên cứu, tổng hợp thông tin từ các cơ quan trung ương, các cơ quan ngoại giao trong nước, ngoài nước để tham mưu cho tỉnh mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác tiềm năng; Để công tác mở rộng hợp tác quốc tế có thể triển khai bài bản, tập trung, Sở Ngoại vụ nên đề xuất với UBND tỉnh bổ sung thêm chỉ tiêu cán bộ ngoại vụ và có kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực phù hợp với chuyên môn, ngoại ngữ, phân công cán bộ phụ trách một hoặc một nhóm các nước trong cùng khu vực; Tăng cường công tác đào tạo cán bộ chuyên ngành, ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài theo các chương trình đề án của trung ương và Quảng Ninh như đề án 165 của trung ương, chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ tại nước ngoài của tỉnh tại Singapore, Malaysia ... Đối với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các địa phương liên quan: Chủ động rà soát các thỏa thuận quốc tế đã ký kết, phối hợp với phía đối tác cấp ngành đôn đốc họ triển khai các nội dung đã ký kết; cung cấp thông tin đầy đủ, những nội dung, đối tác muốn kêu gọi hợp tác đầu tư vào lĩnh vực du lịch; Tuân thủ đúng trình tự, quy trình xin phép khi tiến hành ký kết thỏa thuận quốc tế cấp ngành, địa phương 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng