Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ luận văn Công nghệ hoá khí than...

Tài liệu luận văn Công nghệ hoá khí than

.PDF
95
354
149

Mô tả:

Công nghệ hoá khí than
Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn LỜI CẢM ƠN Em xin dành trang đầu tiên của đồ án để tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô - những người đã hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những tri thức khoa học và kinh nghiệm quý báu để em có được ngày hôm nay Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thanh Sơn đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn em thực hiện đề tài này Em xin cảm ơn các Thầy, Cô đã hỗ trợ về mặt tư liệu để em có điều kiện hoàn thành tốt đồ án Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt thời gian thực hiện đồ án này Do thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế, quá trình thực hiện đề tài gặp nhiều khó khăn nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em xin chân thành đón nhận những ý kiến đóng góp của quý thầy cô cũng như các bạn Đà Nẵng, ngày 29 tháng 05 năm 2009 Sinh viên thực hiện Lương Thế Huy SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 1 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn LỜI NÓI ĐẦU Lý do chọn đề tài Năng lượng trong thế kỹ XXI đang là vấn đề nóng hổi trên toàn cầu. Khi nguồn nhiên liệu dầu và khí đốt dự báo sẽ cạn kiệt trong vòng 50 đến 60 năm tới, dẫn đến giá dầu, khí ngày một tăng cao và do đó nó làm cho nhiều ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào nguồn nhiên liệu này phải lao đao đặc biệt là ở những quốc gia nhập khẩu dầu, khí. Các nguồn năng lượng tái tạo như : năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, năng lượng biển… trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu ứng dụng khá nhiều, nhưng hiệu suất của các thiết bị này còn rất thấp, chưa thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng năng lượng hiện nay. Trong khi đó nguồn nhiên liệu hoá thạch than đá với trữ lượng còn rất lớn và phân bố rộng khắp trên toàn cầu. Vì vậy, để giải quyết vấn đề năng lượng hiện nay và vài trăm năm tới thì việc sử dụng than đá vẩn là giải pháp có ưu thế nhất. Nhưng vấn đề là nguồn nhiên liệu này nếu sử dụng theo lối truyền thống thì nó phát thải rất lớn điều này là không thể được trong thời đại ngày này. Trong những năm gần đây, người ta đã ứng dụng nhiều phương pháp đốt và chuyển nhiên liệu than thành các dạng nhiên liệu khác rất có hiệu quả, nó giảm thiểu được nguồn khí thải gây ô nhiểm môi trường, như chuyển than đá thành nhiên liệu lỏng, rửa than...và đặc biệt là khí hoá than đá. Khí hoá than đá là một phương pháp để chuyển than đá thành khí đốt hoặc dùng làm nguyên liệu tổng hợp hóa chất. Phương pháp này đã được ứng dụng nhiều trong những năm gần đầy. Đặc biệt ở Việt Nam với việc phát hiện ra mỏ than dưới lòng đồng bằng Sông Hồng với trữ lượng rất lớn gần 210 tỉ tấn sẽ là một nguồn tài nguyên khổng lồ cho ngành năng lượng và các ngành công nghiệp khác.Tuy nhiên điều khó khăn ở đây là mỏ than này nằm sâu dưới lòng đất và có cấu tạo địa chất không ổn định, lớp đất đá và vách trụ rất mềm nên không thể khai thác theo phương pháp thông thường như hầm lò và lộ thiên. Vì vậy việc thăm dò địa chất bổ sung nghiên cứu công nghệ phục vụ phát SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 2 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn triển bể than đồng bằng Sông Hồng đang là những trọng tâm hoạt động của công ty năng lượng Sông Hồng (SHE) . SHE đang chủ động triển khai hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ hóa khí than ngầm (UCG) với các đối tác Trung Quốc, NhậtÚc, Mỹ. Chính vì vậychúng ta cần phải nghiên cứu ứng dụng và làm chủ được công nghệ này cho việc khai thác bể than đồng bằng Sông Hồng một cách có hiệu quả thì đây sẽ là một tiềm năng vô cùng to lớn với nước ta. Đảm bảo chiến lược an ninh năng lượng của đất nước. Nhận thức được vấn đề, bản thân đã quyết định đi sâu vào lĩnh vực này với mục đích tìm hiểu rõ hơn về công nghệ hóa khí than cũng như khả năng ứng dụng công nghệ này ở Việt Nam. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài có thể chỉ rõ hiệu quả của việc sử dụng hóa khí than để chuyển than đá thành nhiên liệu khí, nhằm sử dụng hiệu quả nguồn than đá còn dồi dào hiện nay mà không gây ô nhiễm môi trường lớn như việc đốt than trực tiếp cũng như lợi ích kinh tế mà nó mang lại. Qua đó giúp chúng ta thấy được tầm quan trọng của công nghệ hóa khí than trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 3 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HÓA KHÍ THAN 1.1. Lịch sử phát triển của ngành khí hóa than 1.1.1.Khí hoá than trên thế giới. Công nghệ hoá khí than là công nghệ sản xuất khí đốt, khi oxy hoá khối hữu cơ trong than không hoàn toàn. Công nghệ hoá khí than đã có một lịch sử lâu đời từng trải qua những thời kì phát triển và suy giảm. Khí đốt từ than đã thu được lần đầu tiên vào năm 1792 ở Merdok nước Anh, lúc đó khí đốt được xem là sản phẩm đi kèm khi sản xuất "dầu trong" từ than. Vào những năm 50 của thế kỷ XIX, đã có các nhà máy sản xuất khí từ than trong các thành phố lớn và vừa ở các nước châu Âu và bắc Mỹ đi vào hoạt động để cung cấp khí đốt cho dân thành phố dùng cho các mục đích sưởi ấm, sinh hoạt và chiếu sáng. Lúc này, chính là thời kỳ "thế kỷ vàng" của công nghệ hoá khí than. Đến đầu năm 1960, khai thác dầu mỏ ở cận đông và tây Xibir với giá rẻ hơn khí sản xuất từ than, đã làm cho ngành công nghiệp hoá khí than gần như bị loại bỏ, chỉ còn lại một ít vùng hiếm hoi như các nhà máy hoá khí than ở Nam Phi do vùng này bị cấm mua dầu mỏ và vùng này đã trở thành vùng công nghiệp hoá khí than đầu tiên của thế giới tồn tại cùng dầu mỏ. Nhưng đến năm 1972, cuộc "khủng hoảng năng lượng thế giới bùng nổ", giá dầu mỏ đột nhiên tăng vọt từ 5 -7 USD/thùng lên 24USD/ thùng. Cuộc khủng hoảng lần này đã mang đến cho thế giới một bài học hết sức quan trọng về tài nguyên năng lượng, đó là sự hạn chế về trữ lượng và sự phân bố không đồng đều của nguyên liệu cacbua hydro và khả năng cạn kiệt của chúng. Trong khi trữ lượng của các khoáng sản rắn cháy như các loại than, đá phiến chứa dầu, cát bitum… lại phân bố khá đồng đều, trữ lượng khá phong phú với thời gian cạn kiệt của chúng được đánh giá là còn tới nhiều trăm năm nữa. Chính cuộc khủng hoảng đó đã có tác dụng lớn, làm cho ý thức tiết kiệm năng lượng của loài người được nâng cao thêm. Sau cuộc khủng hoảng đó, các nước có nhiều than, ít than và không có dầu mỏ đã bắt đầu phát triển SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 4 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn công nghệ chế biến than từ những đống than cũ còn lưu lại từ trước theo công nghệ hoá khí than. Trong thời kỳ 1970-1980, các nhà khoa học đã dự đoán là than sẽ trở lại thời kỳ thứ hai của "thế kỷ vàng" và khả năng cạn kiệt của dầu mỏ không còn xa nữa. Chính những dự đoán đó đã dấy lên những công trình nghiên cứu quá trình công nghệ mới về chế biến than. Những công trình nghiên cứu đầu tiên đã thu được sản phẩm nhiên liệu lỏng từ than bằng các phương pháp trực tiếp và gián tiếp ở các nước Mỹ, Đức, Anh, Nhật Bản, Liên Xô cũ … đã bắt đầu xây dựng chương trình công nghệ chế biến than qui mô nhà nước. Đã có hàng trăm hãng có tên tuổi trên thế giới tham gia trực tiếp vào lĩnh vực này.Tính đến năm 1980, đã có hàng chục loại thiết bị và các xưởng hướng dẫn chế biến than theo công nghệ hoá khí, hoá lỏng và nhiệt phân đã lần lượt ra đời. Hóa khí than được phát triển mạnh mẽ nhất vào những năm 1990 để sản xuất năng lượng bằng phương pháp sử dụng chu kỳ nhị phân gồm khí cháy được sử dụng cho tuốc bin khí, còn lại sản phẩm đốt được sử dụng cho tuốc bin hơi. Nhà máy điện đầu tiên có qui mô thương mại bằng khí hoá chu kỳ trong là ở Cool water bang California Mỹ với công suất 100 MW (60 tấn than/giờ) được xây dựng từ năm 1983. Nhà máy sử dụng máy sinh khí Texaco cấp nhiên liệu ở dạng huyền phù than. Đến năm 1993, đã có tới 18 nhà máy điện hoạt động theo phương pháp hoá khí chu kỳ trong sử dụng nhiên liệu rắn với công suất của mỗi nhà máy từ 60-300MW của các nước trên thế giới được đưa vào sử dụng. Tổng công suất của thiết bị hoá khí than của thế giới đến năm 1995 đã lên tới trên 30000 MW.h và đến năm 2002 là gần 50000 MW.h, dự đoán năm 2004 sẽ lên đến trên 60000 MW.h. Công nghệ hoá khí than của thế giới đã phát triển một cách nhanh chóng, trong đó xu hướng chung là đi theo phương pháp hoá khí than chu kỳ trong là phương pháp đảm bảo tính an toàn cho sinh thái,do khí than đã được làm sạch sơ bộ, lượng các chất khí có hại như: SO2, NOx… và các hạt bụi rắn đã giảm bớt. Ngoài ra, hoá khí than do sử dụng chu kỳ nhị phân nên hệ số có ích của nhà máy điện tăng lên, nhờ đó mà giảm được tiêu hao nhiệt riêng. Nhà máy điện hoá khí than chu kỳ trong với nhiên liệu rắn lại có giới hạn chất ô nhiễm thấp hơn. Vì vậy, hiện nay, hoá khí than chu kỳ trong được xem là hướng phát triển có triển vọng nhất trong ngành năng lượng. Từ năm SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 5 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn 1970 đến nay, các nước trên thế giới đã sản xuất được 3 loại lò sinh khí để hoá khí than có công suất tính theo than là 100 tấn/giờ ở qui mô công nghiệp, đó là: - Lò sinh khí hoá khí than theo lớp. Tổng số lò sản xuất được cho đến nay là 930 lò, trong đó có hơn 160 lò sinh khí kiểu "Lurgi" . - Lò sinh khí tầng sôi kiểu Vinklera. Tổng số lò đã được sản xuất là 40lò. - Lò sinh khí than cám kiểu Kopperxa-Totxeka. Tổng số lò đã được đưa vào sử dụng là 50 lò . Đức là nước đã có công lớn trong nghiên cứu phát triển công nghệ chế biến than, trong đó có công nghệ hoá khí than. Nghiên cứu và phân tích các công trình công nghệ hoá khí than cho thấy, lò sinh khí có triển vọng nhất là loại lò sinh khí đã thực hiện được các nguyên lý công nghệ sau: - Sử dụng lò phản ứng nhiệt tự động một tầng. - Sử dụng nhiên liệu có độ hạt bé, thường là từ 100 micron trở xuống. - Sử dụng áp suất cao, thường là 3 MPa. Kinh nghiệm cho thấy, nếu tăng áp suất lên cao hơn sẽ không đạt hiệu quả, đồng thời sẽ dẫn đến làm cho cấu tạo lò thêm phức tạp và giảm độ tin cậy. Nhiệt độ hoá khí trong khoảng 1500 ÷ 22000C là thích hợp nhất, với nhiệt độ đó sẽ đảm bảo được độ bền vật liệu chế tạo và đủ để xỉ lỏng tách ra Lò sinh khí để hoá khí bằng than cám là loại lò có công suất dự trữ lớn, ít kồng kềnh và đơn giản trong chế tạo. Nhưng loại lò này có nhược điểm là hệ số tác dụng có ích của hoá khí thấp, thường là chỉ đạt được trong khoảng 70-72%, trong khi các lò khác đạt tới 80%. Để khắc phục nhược điểm này, đã có nhiều cơ quan nghiên cứu của nhiều nước tiến hành theo các hướng khác nhau, trong đó có Đức đã nghiên cứu hạ nhiệt độ đưa vào thiết bị xuống 1000 ÷ 11000C, Pháp cũng đã nghiên cứu hạn chế nhiệt độ làm mềm xỉ hoá ... nhưng đều không nâng được hệ số tác dụng có ích của hoá khí than. Trong thời kỳ 1990-1992, Viện Katekhii về than của Nga đã nghiên cứu lò sinh khí kiểu mới đạt được hệ số tác dụng có ích của hoá khí than lên tới 77 ÷ 80 %, nhưng vẫn đảm bảo được năng suất của thiết bị không bị giảm xuống, đó là lò sinh khí "Katek". Lò sinh khí "Katek" đã loại bỏ được giải pháp cổ truyền là bảo vệ thành lò không bị xỉ bám. Lò phản ứng được thực hiện ở dạng ngăn, mỗi ngăn có vỏ bọc sinh SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 6 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn hàn và nước đi vào thiết bị theo phương tiếp tuyến để bảo vệ thành lò. Hạt xỉ nóng chảy khi rơi vào lớp ranh giới cạnh thành lò phản ứng sẽ được làm nguội ở nhiệt độ dưới nhiệt độ làm mềm và rắn, lại không bám được vào thành lò. Giải pháp công nghệ của lò "Katek" đã cho phép chuyển pha "xỉ lỏng sang xỉ rắn" làm cho phần khoáng của than không bám được vào thành lò phản ứng. Nhờ giải pháp này mà chi phí Oxy đã giảm xuống từ 16 – 25 % và đã tăng hệ số tác dụng có ích của hoá khí than lên đến 77 ÷ 80 %. Chi phí nước của lò là 20 ÷ 100 kg/tấn than phụ thuộc vào công suất lò sinh khí. 1.1.2. Hiện trạng sử dụng công nghệ hóa khí than của một số quốc gia trên thế giới 1.1.2.1. Khí hóa than ở Trung Quốc Trung Quốc là nước có mức tiêu thụ than chiếm 1/3 tổng lượng than toàn cầu và than tham gia vào hơn 70% nguồn năng lượng của quốc gia này. Ngay cả khi có sự phát triển nguồn năng lượng sạch hơn khác thì Trung Quốc vẫn sẽ là nước ngày càng tăng mức tiêu thụ than, đặc biệt vào các lĩnh vực sản xuất hóa chất và điện năng. Vấn đề mà Trung Quốc đang quan tâm là sử dụng than có hiệu quả hơn và ít tác hại môi trường hơn. Cho đến những năm 90 của thế kỷ trước tổng lượng NH3 lỏng sản xuất tại Trung Quốc vào khoảng 21,289 triệu tấn. Trước đó, trong những năm 1970 - 1980, Trung Quốc đã xây dựng 16 nhà máy sản xuất NH3, mỗi nhà máy có công suất 1000 tấn NH3/ ngày. Trong số các nhà máy đó có 4 nhà máy đi từ than do Công ty Lurgi thiết kế với công suất 900 tấn NH3/ ngày, sản phẩm thu được là DAP, đặt tại Lucheng, Shanxi. Hiện nay các nhà máy sản xuất NH3 đi từ than điển hình ở Trung Quốc là Hóa chất Ngô Kinh, Liễu Hóa, Hà Trì, An Hóa, Lỗ Nam, Thạch Gia Trang... đa số các nhà máy này vẫn sử dụng các lò khí hóa kiểu cũ (LURGI) với kích cỡ φ2745, φ3000 và φ3600 để khí hóa than. Trong số các nhà máy này có một số nhà máy đang sử dụng lò khí hóa than theo công nghệ TEXACO, như là các nhà máy ở Lỗ Nam, Ngô Kinh... Trong vài năm gần đây, Công ty Shell Global Solution và Sinopec của Trung Quốc đã tiến hành một số dự án liên doanh 50 - 50, sử dụng công nghệ khí hóa than theo công nghệ SHELL để sản xuất phân bón. Nhà máy SINOPEC/ SHELL công suất than 2000 tấn/ ngày đặt tại Dongting - Hunan, cách Đông Nam Thượng Hải 900km. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 7 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn Nhà máy sẽ sử dụng nguyên liệu than thay thế cho Naphtha để sản xuất khí tổng hợp phục vụ ngành sản xuất phân bón. Vào năm 2004 nhà máy trị giá 140 triệu USD này sẽ đi vào vận hành. SINOPEC và SHELL cũng sẽ cho vận hành hai nhà máy sản xuất phân bón từ than tương tự đặt tại Hồ Bắc (công suất 2000 tấn than/ ngày) và An Huy (1500 tấn than/ ngày), dự kiến vận hành vào năm 2005. Công ty SHELL còn cung cấp bản quyền công nghệ khí hóa than cho một số nhà máy khác nữa ở Trung Quốc, như nhà máy ở Yingcheng công suất 900 tấn than/ ngày và ở Lan Châu công suất 1200 tấn/ ngày để sản xuất phân bón. Một liên doanh SINOPEC và SHELL nữa trị giá 136 triệu USD tại Yueyang đang được xây dựng có công suất 2000 tấn than/ ngày. Các nhà máy sản xuất đạm từ than ở Trung Quốc sẽ giảm được chi phí đáng kể sau khi chuyển sử dụng nguồn nguyên liệu đắt tiền naphtha sang nguyên liệu than khai thác tại các địa phương. Công nghệ tiên tiến hiện nay cũng giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào nhập khẩu các loại than đắt tiền. Trung Quốc hiện rất đang quan tâm tới Công nghệ CCGI - sản xuất điện - đạm của SHELL. Các nhà máy điện dự kiến đưa vào vận hành năm 2007 - 2008 ở Trung Quốc sử dụng công nghệ của SHELL gồm có: - Nhà máy CCGI Yantai công suất 3000 tấn than/ ngày tại Yantai. - Nhà máy sử dụng than cốc và than cám dự kiến sản xuất điện, sẽ hoạt động vào năm 2008. Đài Loan cũng dự định cho vận hành nhà máy điện trên cơ sở khí hóa than theo Công nghệ SHELL đặt tại Changbin, sử dụng 2000 tấn than/ ngày, cho công suất 250 MW vào năm 2007. Nói tóm lại, Trung Quốc là nước hiện có nhiều nhà máy sản xuất phân bón từ than (có khoảng 60 nhà máy đạm từ than cỡ nhỏ dùng lò φ2.000 sử dụng than cục khí hóa, sản xuất NH3, NH4NO3 và khoảng 40 nhà máy cỡ trung bình, sử dụng loại lò φ3000 ÷ 6000 với tổng công suất 100.000 tấn NH3/ ngày). Trung Quốc hiện đã hiện đại hóa (tự động hóa) công nghệ sản xuất NH3 từ khâu khí hóa than đến tổng hợp NH3, điển hình là các nhà máy ở Ngô Kinh, An Hóa ... điều quan trọng để tự động hóa là nguồn cung cấp than phải ổn định về chất lượng, SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 8 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn thiết bị sử dụng phải có độ tin cậy cao, hệ thống điều khiển phải có độ chính xác lớn, bền và mặt khác trong điều hành phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thao tác. 1.1.2.2. Khí hóa than ở Nam Phi Nam Phi có những trữ lượng than lớn, từ loại than antraxit chất lượng rất cao đến loại than bitum chất lượng thấp (hàm lượng tro cao). Than bitum này được sử dụng như nguồn cung cấp nhiệt năng cho các nhà máy nhiệt điện và cung cấp cacbon cho các nhà máy hóa chất. Sản lượng amoniac hiện nay của Nam Phi đạt 627000 tấn/năm, chủ yếu dựa trên công nghệ khí hóa than. 1.1.2.3. Khí hóa than ở Ấn Độ Khả năng sẵn có để khai thác sử dụng là yếu tố cơ bản chi phối việc lựa chọn nguyên liệu cho ngành sản xuất phân bón của Ấn Độ. Xu hướng nguyên liệu tại đây đã dịch chuyển từ nguyên liệu rắn (than) và khí lò cốc trong thập niên 1960 sang nguyên liệu lỏng (naphtha và dầu nhiên liệu) trong thập niên 1970, rồi đến khí thiên nhiên vào thập niên 1980. Nói chung, trong những năm qua các công ty Ấn Độ thường ưu tiên sử dụng khí thiên nhiên hoặc naphtha, còn các cơ sở phân bón sử dụng nguyên liệu than dần dần bị đóng cửa. Nhưng có những thời gian nguồn cung khí thiên nhiên rất eo hẹp do bị cạnh tranh bởi nhu cầu từ các nhà máy phát điện. Lượng khí thiên nhiên cần cho một nhà máy sản xuất urê công suất 2200 tấn /ngày tương đương lượng khí cần cho một nhà máy nhiệt điện 250 MW. Ấn Độ đã cố gắng giải quyết vấn đề nguyên liệu bằng nhiều cách khác nhau, từ nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) đến xây dựng các hệ thống đường ống vận chuyển quy mô lớn. Người ta cho rằng việc sử dụng những trữ lượng than lớn của Ấn Độ cho sản xuất amoniac và urê có thể sẽ góp phần giải quyết bài toán này. 1.1.2.4. Khí hóa than ở Mỹ Hiện nay than chiếm khoảng 52% nguồn nhiên liệu cho các nhà máy điện của Mỹ. Nhưng dự báo tỷ lệ này sẽ giảm dần trong 20 năm tới, xuống còn khoảng 45%. Cũng như ở Ấn Độ, việc sử dụng ngày càng nhiều khí thiên nhiên cho mục đích phát điện ở Mỹ đã đẩy giá khí lên cao, khiến cho ngành công nghiệp hóa chất không muốn tiếp tục trông cậy vào nguồn nguyên liệu này nữa. Trong thập niên 1990, nhiều nhà máy sản xuất amoniac và urê theo công nghệ khí hóa than ở Mỹ đã chết yểu, kể cả nhà SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 9 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn máy COGA Industries tại Ilinois, là nhà máy sử dụng than có hàm lượng lưu huỳnh cao để sản xuất 900.000 tấn urê/năm. Vào thời điểm đó, chỉ còn duy nhất một nhà máy vận hành theo công nghệ khí hóa than, đó là một nhà máy tại Dakota. Nhưng đến năm 2000, khi giá khí thiên nhiên lên đến đỉnh cao, người ta đã trở lại những kế hoạch xây dựng các nhà máy amoniăc theo công nghệ khí hóa than. Đồng thời các quy định mới về phát tán khí thải đã tạo ra động lực mới cho công nghệ này,vì than khí hóa được coi như nguồn năng lượng tương đối sạch. Năm 2001, Công ty Farmland Industries đã bắt đầu xây dựng nhà máy khí hóa than gần cơ sở sản xuất amoniăc của mình tại Enid, Oklahoma. Các nhà sản xuất khác cũng cân nhắc đến việc làm theo công ty này. Chính phủ Mỹ đang khuyến khích áp dụng công nghệ khí hóa than như một phương pháp giảm thiểu mức độ ô nhiễm môi trường của các nhà máy nhiệt điện đốt than. Chính phủ nước này đã phân bổ 2 tỷ USD cho chương trình nghiên cứu gọi là "Công nghệ than sạch". đó là sự phát triển có thể mở đường cho sự xuất hiện các nhà máy tổng hợp, vừa sản xuất điện vừa sản xuất các hóa chất đi từ khí tổng hợp như amoniăc và metanol. Động lực này là một hiện tượng rất đáng quan tâm, vì cho đến nay trên thế giới người ta vẫn coi sản xuất amoniăc đi từ than là một công nghệ cũ và không hiệu quả, đó cũng là lý do vì sao các nước không phát triển mạnh công nghệ này. Nhưng các động lực mới từ Mỹ có thể sẽ tạo ra bước đột phá quan trọng trên toàn thế giới cho sản xuất amoniăc đi từ nguyên liệu than. 1.2. Hóa khí than tại Việt Nam 1.2.1. Tình hình nhiên liệu sử dụng tại Việt Nam Trước đây, khi các loại nhiên liệu nhập ngoại (xăng, dầu…) có giá còn thấp thì phần nhiều chúng ta sử dụng các loại nhiên liệu nhập ngoại đó. Hiện nay, với việc tăng giá nhiên liệu dầu trên thế giới, sức ép về chi phí nhiên liệu của các cơ sở sản xuất đang tăng mạnh và các cơ sở sản xuất đang có xu hướng thay thế các nhiên liệu nhập ngoại bằng các nguồn nhiên liệu sẳn có trong nước và nhất là các nhiên liệu rẻ tiền. Một trong những nguồn nhiên liệu sẵn có đó thì than đá đang được xem là nguồn nhiên liệu mang tính chiến lược của quốc gia. Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta một cái nhìn tổng quan về chi phí than đá so với các loại nhiên liêụ khác. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 10 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn Bảng 1.1: So sánh một số nhiên liệu và giá thành sản xuất nhiệt [13] Loại nhiên liệu Đơn Đại lượng vị Nhiệt trị Nhiệt trị so với Gas Hiệu suất sử dụng thiết bị nhiệt so với Gas Khối lượng sử dụng nhiệt tương đương với Gas. Đơn giá Giá trị chi phí nhiệt tương đương Chi phí so với Gas Chi phí so với dầu FO Chi phí so với than đá Gas, LPG DO FO Than đá Than cám kJ/kg 48000 45980 43890 29260 20900 - 1 0.96 0.91 0.61 0.44 - 1 0.99 0.95 0.8 0.8 1 1.05 1.15 2.05 2.87 đ/kg 11000 7500 5000 1600 700 Đ 11000 7909 5756 3281 2010 - 1 0.719 0.523 0.298 0.183 - 1.93 1.37 1 0.57 0.35 - 3.35 2.41 1.75 1 0.61 Kg/kg gas SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 11 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn 1.2 Tỷ lệ chi phí nhiên liệu so vơi than 1 0.8 0.6 0.4 0.2 0 Gas,LPG DO FO Than đá Than cám loại nhiên liệu Hình 1.1: So sánh chi phí nhiên liệu Từ bảng và đồ thị cho chúng ta thấy: + Khi chuyển từ dùng Gas sang dùng dầu FO thì chi phí còn 71,9 % + Khi chuyển từ dùng Gas sang dùng dầu DO thì chi phí còn 52,3 % + Khi chuyển từ dùng Gas sang sử dụng than đá thì chi phí còn 18,3% + Khi chuyển từ dùng Gas sang dùng than cám thì chi phí còn 10,9% * Tóm lại nếu sử dụng một cách hiệu quả các loại nhiên liệu hoá thạch trong nước thì giảm được rất nhiều chi phí cho các cơ sở sản xuất. 1.2.2. Tiềm năng than Việt Nam Đất nước chúng ta được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản. Trữ lượng than rất lớn và phân bố tương đối đồng đều trên toàn quốc. Than ở Việt Nam có 5 loại chính: - Than antraxit - Than mỡ - Than bùn - Than ngọn lửa dài - Than nâu. 1.2.2.1.Than Antraxit (than đá) SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 12 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn Trữ lượng than đá được đánh giá là 3,5 tỷ tấn trong đó ở vùng Quảng Ninh trên 3,3 tỷ tấn (tính đến độ sâu: 300m), còn lại gần 200 triệu tấn nằm rải rác ở các tỉnh: Thái nguyên, Hải Dương, Bắc giang,... a. Than antraxit Quảng Ninh: than ở Quảng Ninh được phân theo các vùng và cấp trữ lượng như bảng: Bảng 1.2: Trữ lượng than antraxit Quảng Ninh, đơn vị:Triệu tấn [13] Tổng Tr đó: Phần theo cấp trữ lượng ABC1 A+B C1 ABC1 C2 (%) 318 693 1.011 194 31,45 số 1. Vùng Cẩm Phả - Dương 1.205 Hay 2. Vùng Hòn Gai 710 36 332 368 342 9,78 3. Vùng Uông Bí-Bảo Đài 1.410 112 788 900 510 12,44 Cộng 3.325 466 1.813 2.279 1.046 20,45 Qua bảng trên ta nhận thấy: - Cấp A+B: 466 triệu tấn, chiếm 14% - Cấp C1: 1.813 triệu tấn, chiếm 54,5% - Cấp C2: 1.046 triệu tấn, chiếm 31,5%. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 13 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn Như vậy, cấp A+B/A+B+C1 chỉ chiếm 20,4%, chưa đạt 50%, thể hiện mức độ tin cậy chưa cao, nhiều khoáng sàng cần phải thăm dò bổ sung trước khi đầu tư hoặc khai thác. Bể than Quảng Ninh được phát hiện và khai thác rất sớm, đã bắt đầu cách đây gần 100 năm dưới thời thuộc Pháp. Hiện nay và có lẽ trong tương lai, sản lượng than khai thác từ các mỏ ở bể than Quảng Ninh chiếm khoảng 90% sản lượng than toàn quốc. Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than: - Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6 đến 8 vỉa có giá trị công nghiệp. - Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công nghiệp là 10 đến15 vỉa. Phân loại theo chiều dày, của bể than Quảng Ninh: - Vỉa rất mỏng < 0,5m chiếm 3,57% tổng trữ lượng. - Vỉa mỏng: 0,5-1,3 m, chiếm 27% - Vỉa trung bình: 1,3 - 3,5m chiếm 51,78% - Vỉa dày > 3,5-15m chiếm 16,78% - Vỉa rất dày > 15m chiếm 1,07%. Tính chất đặc trưng của than Antraxit tại các khoáng sàng bể than Quảng Ninh là kiến tạo rất phức tạp, tầng chứa than là những dải hẹp, đứt quãng dọc theo phương của vỉa, góc dốc của vỉa thay đổi từ dốc thoải đến dốc đứng (90 - 510). Các mỏ than có nhiều vỉa, với cấu tạo và chiều dày vỉa thay đổi đột ngột. Đối với việc khai thác than ở bể Quảng Ninh trước đây, có thời kỳ sản lượng lộ thiên đã chiếm đến 80%, tỷ lệ này dần dần đã thay đổi, hiện nay còn 60%, trong tương lai sẽ còn xuống thấp hơn. Vì các mỏ lộ thiên lớn đã và sẽ giảm sản lượng, đến cuối giai đoạn 2015 - 2020 có mỏ không còn sản lượng, các mỏ mới lộ thiên lớn sẽ không có, nếu có là một số mỏ sản lượng dưới 0,5-1 tr.t /n. Tỷ lệ sản lượng than hầm lò tăng, nói lên điều kiện khai thác khó khăn tăng,chi phí đầu tư xây dựng và khai thác tăng, dẫn tới giá thành sản xuất tăng cao. Cho nên, tuy trữ lượng địa chất của bể than Quảng Ninh là trên 3 tỷ tấn, nhưng trữ lượng kinh tế là 1,2 tỷ tấn và trữ lượng công nghiệp đưa vào quy hoạch xây dựng giai đoạn từ nay đến 2010 - 2020 mới ở mức 500 - 600 triệu tấn. Mức độ khai thác xuống sâu là -150m. Còn từ -150m đến -300m cần phải tiến SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 14 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn hành thăm dò địa chất, nếu kết quả thăm dò thuận lợi, thiết bị và công nghệ khai thác tiên tiến, việc đầu tư cho mức dưới -150m sẽ được xem xét vào sau năm 2020. Do đó, đối với than Antraxit Quảng Ninh, để đảm bảo khai thác bền vững, thì sản lượng khai thác tối đa hợp lý cũng chỉ nên là 15 tr.t/n ở giai đoạn 2010 - 2015. b. Than Antraxit ở các vùng khác Có nhiều trữ lượng than đá antraxit khác nằm rải rác ở các tỉnh: Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Sơn La, Quảng Nam,… với trữ lượng từ vài trăm nghìn tấn đến vài chục triệu tấn. Ở các nơi này, quy mô khai thác thường từ vài nghìn tấn đến 100-200 ngh.t/n. Tổng sản lượng hiện nay không quá 200 ngh.t/n. 1.2.2.2.Than mỡ Trữ lượng tiềm năng được đánh giá sơ bộ là 27 triệu tấn,trong đó trữ lượng địa chất là 17,6 triệu tấn, chủ yếu tập trung ở 2 mỏ Làng Cẩm (Thái Nguyên) và mỏ Khe Bố (Nghệ An). Ngoài ra, than mỡ còn có ở các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình song với trữ lượng nhỏ. Than mỡ được dùng chủ yếu cho ngành luyện kim với nhu cầu rất lớn sau năm 2000, nhưng trữ lượng than mỡ ở ta lại rất ít, điều kiện khai thác rất khó khăn.Sản lượng than mỡ khó có khả năng cao hơn 0,2 ÷ 0,3 tr.T/n, trong khi nhu cầu sẽ tăng đến 5 ÷ 6 tr.T/n vào giai đoạn 2010-2020. 1.2.2.3.Than bùn Than bùn ở Việt Nam nằm rải rác từ Bắc đến Nam, nhưng chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (với hai mỏ than lớn là U Minh-Thượng và U Minh-Hạ). Cụ thể: - Đồng bằng Bắc Bộ : 1650 tr.m3. - Ven biển Miền Trung : 490tr.m3. - Đồng bằng Nam Bộ : 5000tr.m3. Trước đây vùng đồng bằng Nam Bộ được đánh giá có trữ lượng là 1 tỷ tấn và còn cao hơn nữa. Nhưng nạn cháy rừng đã phá huỷ đi rất nhiều trữ lượng than. Từ trước tới nay than bùn được khai thác chủ yếu dùng làm chất đốt sinh hoạt (pha trộn với than antraxit của Quảng Ninh) và làm phân bón ruộng với quy mô nhỏ, SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 15 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn khai thác thủ công là chính, sản lượng khai thác hiện nay được đánh giá là chưa đến 10 vạn T/n. Khai thác than bùn làm chất đốt hay làm phân bón đều không có hiệu quả cao, mặt khác việc khai thác than sẽ ảnh hưởng đến môi trường, môi sinh trong vùng, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh đó điều kiện khai thác, vận chuyển tiêu thụ, chế biến sử dụng than bùn cũng gặp không ít khó khăn. 1.2.2.4. Than ngọn lửa dài Chủ yếu tập trung ở mỏ Na Dương (Lạng Sơn), với trữ lượng địa chất trên 100 triệu tấn. Hiện nay khai thác được thực hiện bằng phương pháp lộ thiên, than khai thác chủ yếu phục vụ sản xuất xi măng ở Hải Phòng và Bỉm Sơn với sản lượng trên dưới 100 nghìn tấn/năm. Nhưng do nhà máy Xi măng Hải Phòng sẽ ngừng hoạt động, nhà máy xi măng Bỉm Sơn được cải tạo với công nghệ mới, nên không dùng than Na Dương từ 1999 trở đi. Than Na dương là loại than có hàm lượng lưu huỳnh cao, có tính tự cháy, nên việc khai thác, vận chuyển, chế biến sử dụng rất khó khăn và hạn chế. Do đó, Tổng Công ty Than Việt Nam đang nghiên cứu hợp tác với nước ngoài xây dựng nhà máy điện trong vùng mỏ, để sử dụng loại than này. Vì nếu không khai thác, than sẽ tự cháy và phá huỷ nguồn tài nguyên đồng thời gây tác động xấu hơn đến môi trường. 1.2.2.5. Than nâu Tập trung chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ, trữ lượng dự báo 100 tỷ tấn. Theo đánh giá sơ bộ, than có chất lượng tốt, có thể sử dụng cho sản xuất điện, xi măng và công nghiệp hoá học. Nhưng để có thể khai thác được, cần tiến hành thăm dò ở khu vực Bình Minh Khoái Châu - Hưng Yên, để đánh gía một cách chính xác trữ lượng, chất lượng than, điều kiện kiến tạo của vỉa than, nghiên cứu công nghệ khai thác thiết kế. Nói chung việc khai thác than này rất khó khăn về mặt địa hình, dân cư trong vùng và về phương pháp khai thác ... Theo đánh giá của một số nhà nghiên cứu địa chất và khai thác, đối với than Nâu ở đồng bằng sông Hồng thì có thể đưa vào đầu tư xây dựng mỏ và khai thác từ 2015 - 2020 trở đi. 1.2.3. Ứng dụng công nghệ hóa khí than tại Việt Nam Như vậy với trữ lượng than lớn, để có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn năng lượng hoá thạch này sao cho vừa có lợi ích về kinh thế, vừa có lợi ích về môi trường thì ứng dụng công nghệ khí hoá than là yếu tố cần thiết và khẩn trương. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 16 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn Hiện nay, rầt nhiều cơ sở sản xuất trong nước đang hướng tới công nghệ này trong chiến lược giảm thiểu chi phí năng lượng. Tuy nhiên hầu như ở Việt Nam chưa có một đơn vị nào nghiên cứu và chế tạo thiết bị này nên đã có một số cơ sở nhập thiết bị từ Trung quốc. Mặc dù thiết bị nhập ngoại tương đối đắt tiền ( 1.5 tỷ VND với công suất nhiệt 2224000 kj/h, trọng lượng thiết bị 15tấn) nhưng vẫn chưa phù hợp với điều kiện Việt Nam. Thiết nghĩ nhà nước nên khuyến khích các nhà khoa học đi sâu vào lĩnh vực này để có thể tư vấn cho các nhà sản xuất trong nước ứng dụng công nghệ này một cách hiệu quả nhất. Với đặc tính than ở Việt Nam như vậy thì chúng ta có thể ứng dụng công nghệ khí hoá than tầng cố định và tầng sôi ở áp suất bình thường là phù hợp nhất. Ưu điểm của hai loại này là: đơn giản, dễ chế tạo, hiệu suất cũng tương đối lớn, nằm trong khả năng của chúng ta. 1.3. Các vấn đề môi trường liên quan đến than và tầm quan trọng của hóa khí than 1.3.1. Các vấn đề môi trường liên quan đến than 1.3.1.1. Ảnh hưởng của việc khai thác than Có hai dạng mỏ than cơ bản là vỉa than lộ thiên trên bề mặt (sâu < 30m) và hầm mỏ than nằm sâu trong lòng đất. Việc khai thác các vỉa than trên mặt (surface - mining) có những ưu điểm so với khai thác dưới các hầm mỏ (subsurface - underground mining) như ít tốn kém hơn, an toàn hơn cho người thợ mỏ và nói chung, nó cho phép khai thác than triệt để hơn. Tuy nhiên, khai thác trên bề mặt lại gây ra vấn đề môi trường như nó "xóa sổ" hoàn toàn thảm thực vật và lớp đất mặt, làm gia tăng xói mòn đất cũng như làm mất đi nơi trú ngụ của nhiều sinh vật. Hơn nữa, nước thoát ra từ những mỏ này chứa axit và các khoáng độc, gây ô nhiễm nước, ô nhiễm đất… Việc khai thác than dưới các hầm mỏ sâu trong lòng đất lại khá nguy hiểm, xác suất rủi ro cao. Ở Mỹ, trong suốt thế kỷ 20 đã có hơn 90.000 người thợ mỏ chết vì các tai nạn hầm mỏ, và thường các công nhân hầm mỏ đều có nguy cơ cao về bệnh ung thư và nám phổi. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 17 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn 1.3.1.2. Ảnh hưởng của việc đốt than Hạn chế lớn nhất của việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch nói chung và than nói riêng là nó gây ra ô nhiễm không khí do sự phát thải CO2, SO2, NOx... Tính trên một đơn vị nhiệt lượng phát ra thì đốt than thải ra nhiều chất ô nhiễm hơn các nhiên liệu hóa thạch khác (dầu, khí…). Chính vì vậy, việc đốt than đã gián tiếp góp phần vào quá trình biến đổi khí hậu làm suy thoái môi trường toàn cầu mà nổi bật là hiện tượng hiệu ứng nhà kính và mưa axit. * Hiệu ứng nhà kính: Chúng ta biết rằng, bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn (năng lượng lớn) nên nó dễ dàng xuyên các lớp khí CO2 và tầng ozon để chiếu xuống trái đất. Ngược lại, bức xạ nhiệt từ mặt đất phát vào vũ trụ là bước sóng dài (yếu hơn), nên nó bị hấp thụ (không xuyên qua được) bởi CO2 và hơi nước trong khí quyển. Cân bằng CO2 được duy trì nhờ sự hấp thụ của thực vật và hòa tan trong nước biển đại dương. Như vậy, với một mức nào đó, lượng CO2 trong khí quyển là cần thiết cho sự ổn định nhiệt trên trái đất cũng như cho quá trình quang hợp của thực vật. Tuy nhiên, ngày nay, con người đã thải CO2 vào khí quyển vượt quá mức cân bằng bình thường của nó. Chỉ riêng đốt than đá, mỗi năm đã thải vào khí quyển 2,5 .1013 tấn CO2. Điều này dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trên trái đất. Người ta ước tính nếu nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên gấp đôi thì nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất sẽ tăng lên 3,6 0C. Sự nóng lên toàn cầu này sẽ làm tan băng ở hai cực, dâng mực nước biển, ngập lụt những vùng ven biển. Nó có thể gây ra bão lụt ở một số vùng và hạn hán ở những vùng khác. Những sự biến đổi bất thường này của khí hậu vẫn chưa thể lường hết được. Than, nhất là than bitum, chứa: S, N. Khi đốt, chúng thải vào khí quyển các lưu huỳnh oxit, nitơ oxit... Các oxit này tạo nên và tác dụng với hơi nước trong khí quyển làm cho mưa rơi xuống. SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 18 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn 1.3.2. Tầm quan trọng của hóa khí than 1.3.2.1. Về mặt lợi ích kinh tế Ở đây ta xem xét một ví dụ điển hình khi thay nhiên liệu khí hóa lỏng (LPG) và khí than (KT). Bảng 1.3: Thông số đặc trưng của khí hoá lỏng (LPG) và khí than (KT). [13] Khí hoá lỏng (LPG) Thành phần, % Khí than Nhiệt trị Giá tiền, Thành phần, Nhiệt trị, Giá tiền, kj/kgnl đồng/kg % Kj/kgnl đồng/kg 4407 500 C3H8 50 CO 28 C4H10 50 H2 12 - - CH4 0,5 - - N2 54.5 - - CO2 5 45000 10000 1. Giảm chi phí nhiên liệu. Giả sử công suất nhiệt cần cung cấp là 350.000kcal/h ↔ 1.463.000kj/h thì: Lượng khí hoá lỏng cần dùng: MLPG = 1463000 ÷ 45000 = 32,5 [kg / h] Lượng khí than (KT) cần dùng: Mkt = 1463000 ÷ 4407 = 332 [kg / h] Như vậy về giá trị nhiệt thì: 1kg (LPG) ↔ 10,2 (KT) Chi phí tương ứng: + LPG: 10.000 đồng SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 19 Đồ án tốt nghiệp http://www.ebook.edu.vn GVHD: TS. Trần Thanh Sơn + KT : 10,2 * 500 = 5100 đồng Tỷ lệ chi phí tiết kiệm được khi thay LPG bằng KT: TL = 10000 − 5100 * 100% = 49% 10000 Ví dụ cụ thể: Công ty kết cấu thép VNECCO.SSM KCN Hoà Khánh trong năm 2006 sử dụng hết 150.000 kg LPG tương ứng số tiền: 1.500.000.000 ( 1 tỷ năm trăm triệu đồng). Nếu công ty sử dụng khí than thay thế LPG thì lượng tiền tiết kiệm được là: 1.500.000.000 * 49% = 735.000.000 (đồng) Với chi phí tiết kiệm được dùng đầu tư ban đầu vào hệ thống khí hoá than ( khoảng 1 tỉ đồng) thì từ năm thứ 2 trở đi công ty có thể thu nhập một khoản tiền lớn hơn so với khi dùng LPG. 2. Giảm chi phí quạt, điện Lượng không khí lý thuyết cần thiết dùng để đốt cháy hoàn toàn 1m3 LPG: Từ phương trình cháy LPG : C3H8 + 5O2 C4H10 + V oLPG = 0,5 × (5+ = 3CO2 + 4H2O 13 O2 = 4CO2 + 5H2O 2 13 100 )× = 27,3 [m3 không khí/Nm3 LPG] 2 21 Lượng không khí lý thuyết cần thiết để đốt cháy hoàn toàn 1m3 KT V oKT = 0,01 × (2,36CO + 2,38H2 + 9,52 CH4 – O2) × (1+ 0,00124d) [m3kk/Nm3nl ] Trong đó : CO, H2 , CH4 thành phần [%] thể tích các khí trong khí than d = 19 g/kg KKK độ khô của không khí ở điều kiện bình thường Thay các thông số vào ta có: V oKT = 1,2 [m3 không khí /Nm3 KT] SVTH: Lương Thế Huy - Lớp 04N1 Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan