Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Luận văn quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác chi nhánh phú thọ...

Tài liệu Luận văn quản lý hoạt động cho vay tại ngân hàng hợp tác chi nhánh phú thọ

.PDF
120
1821
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------o0o--------- NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số: 60 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRỊNH THỊ HOA MAI XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn là trung thực. Những kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc LỜI CẢM ƠN Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trƣờng, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Lời đầu tiên tôi xin dành bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới cô giáo: PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai là ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn khoa học, đã tận tình hƣớng dẫn cho tôi về chuyên môn, phƣơng pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và cung cấp thông tin của luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế chính trị, Trƣờng Đài học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng nhƣ trong quá trình hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin gửi lới biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng nhƣ thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân học viên cũng đã rất cỗ gắng và nỗ lực, song luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót do kinh nghiệm, khả năng và trình độ còn nhiều hạn chế. Tôi mong nhận đƣợc sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Bích Ngọc MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................. i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. iv PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................................... 5 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu .......................................................................... 5 1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu của luận văn ...................................................... 9 1.2 Cơ sở lý luận chung về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại10 1.2.1 Hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại ....................................... 11 1.2.2 Mô hình hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ....................... 14 1.2.3 Quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ........... 17 1.2.4 Các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ......................................................................................... 29 1.3 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 34 1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động cho vay của các Ngân hàng thƣơng mại ...... 34 1.3.2 Bài học đối với Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ ....................... 37 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN VĂN....... 38 2.1 Các phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 38 2.1.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả .................................................................... 38 2.1.2 Phƣơng pháp phân tích tổng hợp .............................................................. 39 2.1.3 Phƣơng pháp so sánh ................................................................................ 40 2.2 Quy trình thực hiện luận văn ........................................................................... 41 2.2.1 Xác định vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 41 2.2.2 Nghiên cứu các công trình, tài liệu có liên quan đến đề tài ...................... 41 2.2.3 Xây dựng đề cƣơng nghiên cứu (đề cƣơng sơ bộ).................................... 42 2.2.4 Thu thập dữ liệu ........................................................................................ 42 2.2.5 Hình thành các dữ liệu thứ cấp cần thu thập từ các nguồn tƣ liệu ........... 43 2.2.6 Phân tích dữ liệu ....................................................................................... 44 2.2.7 Hoàn thiện luận văn .................................................................................. 44 2.3 Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu ................................................... 44 2.3.1 Địa điểm thực hiện nghiên cứu ................................................................. 44 2.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ................................................................ 45 CHƢƠNG 3: QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2012-2014 .................................................. 46 3.1 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ ..................... 46 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển ............................................................ 46 3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ ................ 47 3.1.3 Hoạt động cho vay của Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ........... 48 3.2 Thực trạng quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 ..................................................................................................... 49 3.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cho vay ............................................. 49 3.2.2 Hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý cho vay ............................... 53 3.2.3 Quản lý đối tƣợng và thời hạn cho vay .................................................... 55 3.2.4 Quản lý theo quy trình cho vay ................................................................ 63 3.2.5 Quản lý nợ xấu .......................................................................................... 75 3.3 Đánh giá chung ................................................................................................ 80 3.3.1 Kết quả đạt đƣợc ....................................................................................... 80 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 82 CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG HỢP TÁC CHI NHÁNH PHÚ THỌ .................................................................................................. 88 4.1 Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ......................... 88 4.2 Định hƣớng hoạt động của Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ ............... 89 4.2.1 Chiến lƣợc khách hàng ............................................................................. 89 4.2.2 Chiến lƣợc quản lý hoạt động cho vay ..................................................... 90 4.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Phú Thọ ................................................................................................ 90 4.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện bộ máy tổ chức và quản lý ...................... 90 4.3.2 Tăng cƣờng quản lý đối tƣợng và thời hạn cho vay, mở rộng thị phần, nâng cao chất lƣợng khoản vay ......................................................................... 93 4.3.3 Giám sát chặt chẽ quy trình cho vay......................................................... 95 Đối với bƣớc thẩm định: Áp dụng quy trình cho vay tái thẩm định ................. 95 4.3.4 Nhóm giải pháp về kiểm tra, giám sát sau cho vay và quản lý nợ xấu .... 99 4.4 Một số kiến nghị ............................................................................................ 102 4.4.1 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh Phú Thọ ........................................... 102 4.4.2. Đối với Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam ............................................. 104 KẾT LUẬN ............................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 108 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ACCU Hiệp hội Quỹ tín dụng Châu Á 2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam 3 BCTC Báo cáo tài chính 4 CBNV Cán bộ nhân viên 5 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 6 ĐHQG Đại học Quốc gia 7 HD Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển nhà 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 IMF Quỹ tiền tệ quốc tế 10 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc 11 NHTM Ngân hàng thƣơng mai 12 NVTD Nhân viên tín dụng 13 PTNT Phát triển nông thông 14 QSDĐ Quyền sử dụng đất 15 QTDND Quỹ tín dụng nhân dân 16 QTDTW Quỹ tín dụng Trung Ƣơng 17 TCKT Tổ chức Kinh tế 18 TCTD Tổ chức tín dụng 19 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 20 TSĐB Tài sản đảm bảo 21 VAMC Công ty quản lý tài sản 22 VIB Ngân hàng Quốc tế 23 Vietinbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt Nam i DANH MỤC BẢNG STT Bảng 1 Bảng 3.1 2 Bảng 3.2 3 Bảng 3.3 4 Bảng 3.4 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 7 Bảng 3.7 8 Bảng 3.8 9 Bảng 3.9 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 12 Bảng 3.12 13 Bảng 3.13 Nội dung Tổng hợp kết quả hoạt động của Chi nhánh các năm 2012 - 2014 Tổng hợp tình hình dƣ nợ cho vay các năm 2012 - 2014 Phân bổ lao động tín dụng của Chi nhánh đến ngày 31/12/2014 Cơ cấu lao động tín dụng của Chi nhánh phân theo độ tuổi các năm 2012-2014 Cơ cấu lao động của Chi nhánh phân theo trình độ đào tạo các năm 2012-2014 Tổng hợp tình hình dƣ nợ cho vay trong hệ thống theo nguồn vốn của Chi nhánh các năm 2012-2014 Tỷ trọng tổng dƣ nợ cho vay phân theo đối tƣợng khách hàng các năm 2012 - 2014 Dƣ nợ cho vay ngoài hệ thống phân theo đối tƣợng khách hàng Dƣ nợ cho vay ngoài hệ thống phân theo ngành kinh tế tại Chi nhánh các năm 2012-2014 Dƣ nợ cho vay ngoài hệ thống phân theo tài sản đảm bảo tại Chi nhánh các năm 2012-2014 Cơ cấu dƣ nợ cho vay theo thời gian tại Chi nhánh các năm 2012-2014 Tình hình tiếp xúc khách hàng và tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng tại Chi nhánh các năm 2012-2014 Tình hình kểm tra BCTC của doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh các năm 2012 - 2014 ii Trang 48 49 50 51 52 56 57 58 60 61 62 67 70 14 Bảng 3.14 Tình hình tiến độ thẩm định TSĐB các năm 2012-2014 71 15 Bảng 3.15 Tình hình công tác thẩm định cho vay các năm 2012-2014 71 16 Bảng 3.16 Kết quả công tác thẩm định cho vay các năm 2012-2014 74 17 Bảng 3.17 Doanh số thu nợ của Chi nhánh các năm 2012-2014 76 18 Bảng 3.18 19 Bảng 3.19 20 Bảng 3.20 Phân loại dƣ nợ cho vay ngoài hệ thống theo nhóm của Chi nhánh các năm 2012-2014 Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh và một số NHTM trên địa bàn Phú Thọ các năm 2012- 2014 Tình hình nợ xấu của Chi nhánh các năm 2012-2014 iii 77 78 79 DANH MỤC HÌNH STT Hình Nội dung 1 Hình 1.1 Quy trình cho vay 23 2 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức quản lý của Ngân hàng hợp tác 47 3 Hình 3.2 Quy trình cho vay ngoài hệ thống của Chi nhánh đang áp dụng Trang 66 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Biểu 1 Biểu đồ 3.1 2 Biểu đồ 3.2 Nội dung Lý do từ chối sau khi tiếp xúc hồ sơ khách hàng các năm 2012 – 2014 Nguyên nhân từ chối cho vay của Chi nhánh các năm 2012 - 2014 iv Trang 68 72 PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu vực giao lƣu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Những năm qua, nền kinh tế trên địa bàn đã vƣợt qua nhiều khó khăn, sớm tạo đƣợc thế ổn định và tốc độ phát triển khá; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hƣớng công nghiệp hoá - dịch vụ - nông nghiệp; năng lực sản xuất, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tăng nhanh, mức độ đô thị hóa và đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Có đƣợc những thành tựu to lớn trên, tỉnh đã tận dụng triệt để mọi nguồn lực từ ngoại lực và nội lực để dành cho phát triển; Trong đó phải kể đến nguồn vốn cho vay đầu tƣ phát triển của các ngân hàng thƣơng mại (NHTM), đây là nguồn vốn đã góp phần không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn cho vay đầu tƣ trên địa bàn đƣợc quản lý bởi nhiều tổ chức cho vay với những thị phần khác nhau phù hợp với mô hình tổ chức và hoạt động. Một đầu mối có thị phần cao và sâu rộng đó là hoạt động của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (tiền thân là Quỹ tín dụng nhân dân Trung ƣơng chi nhánh Phú Thọ). Sau gần 15 năm hoạt động, Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Phú Thọ (gọi tắt là Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Phú Thọ) đã có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội…, làm bật dậy những tiềm năng to lớn của địa phƣơng, đặc biệt kể từ khi chính thức chuyển đổi mô hình Ngân hàng Hợp tác xã từ ngày 01/07/2013, hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tƣ số 31/2012/TT-NHNN ngày 26 tháng 11 năm 2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam. Khác với các Ngân hàng thƣơng mại, trong cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ có khoản mục cho vay trong hệ thống, đối tƣợng là các Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND ); Do đó việc cân bằng nguồn vốn, sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả; đặc biệt công tác quản lý cho vay đối với khách hàng 1 trong và ngoài hệ thống nhƣ thế nào nhằm đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận hàng năm cũng nhƣ thực hiện đúng vai trò là Ngân hàng của các QTDND theo định hƣớng của Chính phủ là điều hết sức quan trọng. Trên thực tế, khủng hoảng nền kinh tế những năm gần đây đã ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Trong quá trình thực hiện chính sách cho vay đầu tƣ phát triển trên địa bàn, Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ cũng đã bộc lộ một số tồn tại làm cho chất lƣợng hoạt động cho vay chƣa cao do công tác quản lý cho vay còn nhiều bất cập. Trong khi doanh thu chủ yếu là từ thu lãi cho vay, cộng thêm việc chuyển nhóm nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả tài chính của Chi nhánh. Một Ngân hàng còn non trẻ, với 15 năm hoạt động, khả năng để ứng phó với những cú sốc về tài chính là rất khó khăn và hệ lụy lâu dài. Do vậy, việc phân tích công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ là rất quan trọng và cần thiết nhằm tăng cƣờng khả năng ứng phó với diễn biến phức tạp của nền kinh tế, nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay, công tác quản lý vốn vay chặt chẽ, phù hợp sẽ phát huy vai trò của nguồn vốn cho vay đầu tƣ đặc biệt là đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Với những kiến thức đã đƣợc trang bị trong quá trình học chuyên ngành quản lý kinh tế tại Trƣờng Đại học kinh tế - ĐHQG Hà Nội cộng với việc nghiên cứu, phân tích hoạt động xuất phát từ thực tiễn tại cơ quan nơi học viên làm việc sẽ đƣa ra những đề xuất mang tính khả thi, hiệu quả và rất có ý nghĩa. Với những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài "Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ" để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn: 1. Công tác quản lý cho vay thời gian qua tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ đã đạt đƣợc kết quả nhƣ thế nào? Và còn tồn tại những hạn chế gì? Nguyên nhân do đâu? 2. Để hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý hoạt động cho vay, Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ cần phải có những giải pháp gì? 2 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Phân tích công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ nhằm đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý cho vay của Ngân hàng phù hợp với tình hình thực tiễn. 2.2 Nhiệm vụ Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về hoạt động cho vay của Ngân hàng thƣơng mại, các nhân tố ảnh hƣởng và nội dung quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Thứ hai, phân tích thực trạng công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác Chi nhánh Phú Thọ từ năm 2012 đến năm 2014. Qua việc phân tích các số liệu trên bảng cân đối kế toán, sao kê theo loại hình cho vay cũng nhƣ quy trình cho vay để rút ra những kết luận cơ bản nhất về thực trạng quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ. Thứ ba, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ. 3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động quản lý cho vay của Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài nghiên cứu công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ bao gồm: - Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động cho vay - Hệ thống văn bản phục vụ công tác quản lý cho vay - Quản lý đối tƣợng và thời hạn cho vay - Quản lý theo quy trình cho vay - Quản lý nợ xấu Về không gian: Đề tài thực hiện tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ. Về thời gian: Số liệu nghiên cứu đƣợc thu thập trong các năm 2012, 2013 và 2014. 3 4 Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chƣơng sau: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế Luận văn Chƣơng 3: Quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ giai đoạn 2012-2014 Chƣơng 4: Định hƣớng và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác - Chi nhánh Phú Thọ. 4 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu Thực tế những năm gần đây hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong hoạt động cho vay. Vấn đề cấp bách đặt ra cho các tổ chức tín dụng (TCTD) là quản lý hoạt động cho vay nhƣ thế nào để đảm bảo an toàn nguồn vốn và gia tăng nguồn thu cho đơn vị. Do vậy, vấn đề cho vay, quản trị rủi ro và quản lý hoạt động cho vay trở thành đối tƣợng nghiên cứu phổ biến trong các đề tài khoa học nhƣ: luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp bộ, sở ban ngành, các bài viết về công tác quản lý cho vay trên các tạp chí...; Có thể khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến nội dung này trong thời gian gần đây nhƣ sau: 1.1.1 Các công trình nghiên cứu 1.1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý cho vay tại các Ngân hàng thương mại - Luận án tiến sĩ, “Quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn”, của Nguyễn Trọng Nam (2014), Học viện Ngân hàng. Luận án hệ thống đƣợc toàn bộ các vấn đề lý luận cơ bản về: hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa; những nội dung cơ bản về quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn; kinh nghiệm quốc tế về quản lý cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; Đề tài mới đƣợc thực hiện năm 2014 cho thấy bức tranh tổng quát về tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Qua đó, tác giả đƣa ra những giải pháp và kiến nghị về quản lý hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn: kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, kiến nghị với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên, 5 kiến nghị với hệ thống ngân hàng nói chung, là trung gian tài chính, là đối tác trực tiếp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì Luận án không đề cập đến. Do vậy, các giải pháp vẫn chƣa tạo thành một vòng tròn thống nhất dẫn đến việc thực hiện sẽ gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc. - Luận án tiến sĩ, “Quản lý cho vay tại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”, của Nguyễn Thu Lan (2011), trƣờng Đại học kinh tế Quốc dân. Từ lý luận chung về hoạt động cho vay, vấn đề quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng thƣơng mại, luận án đã đƣa ra quan niệm về quản lý cho vay hiệu quả tƣơng ứng với nâng cao chất lƣợng cho vay. Từ đó, tác giả xây dựng hệ thống một số nhóm chỉ tiêu để phản ánh thƣớc đo chất lƣợng quản lý cho vay của ngân hàng trong quá trình hội nhập. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam, tác giả phân tích thực trạng và nguyên nhân tác động đến chất lƣợng cho vay. Qua đó, đề xuất các giải pháp: xây dựng, quản lý quan hệ khách hàng và sản phẩm, quản lý dịch vụ cho vay của ngân hàng; hoàn thiện quy trình cho vay theo thông lệ quốc tế; quản lý hệ thống thông tin cho vay; Xây dựng chính sách đầu tƣ nguồn nhân lực cho ngân hàng phù hợp với xu thế hội nhập. Tuy nhiên, đề án cũng chƣa đƣa ra kiến nghị đối với các cơ quan quản lý, đặc biệt là Ngân hàng Nhà nƣớc, đây là cơ quan ban hành các chính sách liên quan đến hoạt động ngân hàng có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến hoạt động của các TCTD. - Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Định hướng và một số giải pháp trong công tác quản lý cho vay của các Ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Trung Tƣờng (2011), trƣờng Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng quản lý cho vay của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2009-2011. Đồng thời đánh giá về những kết quả đạt đƣợc, đƣa ra một số hạn chế trong công tác quản lý cho vay, phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến công tác quản lý cho vay tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh chƣa đạt hiệu quả cao. Từ đó, nêu lên định hƣớng và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lý cho vay của các NHTM cổ phần ở thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, luận 6 văn chƣa phân tích các nhân tố ảnh hƣởng để lồng ghép vào phần thực trạng; Do đó, các giải pháp đƣa ra thiếu toàn diện và chƣa sát thực tế. - Luận văn thạc sĩ, “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ”, của Nguyễn Linh Chi (2012), trƣờng Đại học Thái Nguyên. Luận văn đƣa ra nhận định chung về công tác cho vay tại đơn vị và đƣa ra các giải pháp toàn diện để hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, luận văn chỉ dành 14 trang (từ trang số 62 đến trang số 76) để phân tích, đánh giá về thực trạng quản lý cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ trong khi dành thời lƣợng quá sâu cho các nội dung khác. Hơn nữa, luận văn không đề cập đến công tác quản lý nợ xấu, là một trong các vấn đề quan trọng trong công tác quản lý hoạt động cho vay; Do vậy thực trạng chƣa đƣợc đánh giá một cách sâu sát nhất. - Luận văn thạc sĩ, “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý cho vay đối với học sinh, sinh viên tại chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Phú Thọ”, của Nguyễn Trần Tú (2014), trƣờng Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Luận văn chỉ ra: sau hơn 9 năm triển khai chƣơng trình cho vay đối với học sinh, sinh viên đến nay đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ; Nhà nƣớc đã dành một phần nguồn lực để cung cấp cho vay ƣu đãi cho học sinh, sinh viên thuộc các đối tƣợng này có cơ hội đƣợc vay vốn học tập, đảm bảo cho mọi ngƣời đều có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cho sự phát triển đất nƣớc. Luận văn cũng đề cập thực trạng công tác quản lý cho vay đối với những đối tƣợng này và đề ra những giải pháp để quản lý nguồn vốn cho vay hiệu quả nhất nhƣ: công tác quản lý phù hợp để nguồn vốn đƣợc truyền tải nhanh chóng, kịp thời đến các đối tƣợng thụ hƣởng, đúng chính sách, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại địa phƣơng và giải quyết những bất cập nảy sinh một cách hiệu quả nhất. - Bài báo, “Những thành công trong quản lý chất lượng tín dụng của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”, của tác giả Ths. Nguyễn Hùng Tiến, 7 tạp chí Thị trƣờng tài chính tiền tệ, tháng 6/2014. Bài viết phân tích những thành công trong quản lý chất lƣợng tín dụng của Agribank đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đó là: (i) Agribank là NHTM chủ lực cho vay phát triển nông nghiệp – nông thôn và hộ nông dân, đóng vai trò hàng đầu thực hiện chính sách “tam nông”, chƣơng trình Xây dựng nông thôn mới của Đảng và Chính phủ. (ii) Agribank đóng vai trò là công cụ để Nhà nƣớc thực hiện nhiều chƣơng trình tín dụng quan trọng thúc đẩy phát triển các lĩnh vực ƣu tiên, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn. (iii) Hoạt động tín dụng của Agribank góp phần đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn, nhất là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, làm thay đổi bộ mặt nhiều vùng nông thôn. Đối với việc thực hiện mục tiêu phát triển của Agribank: (i) Ban hành quy định nội bộ, cải tiến các quy trình thực hiện nghiệp vụ. (ii) Chỉ đạo hoạt động tín dụng chặt chẽ và sát sao hơn, tập trung cho các lĩnh vực ƣu tiên, trọng điểm. (iii) Triển khai nhiều biện pháp cụ thể trong công tác xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Tuy nhiên, bài báo chƣa nêu bật cách thức quản lý chất lƣợng tín dụng nhƣ thế nào để đạt đƣợc những thành công nhƣ trên. 1.1.1.2 Nhóm các công trình nghiên cứu về quản lý cho vay trong hệ thống Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam - Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Quản lý cho vay tại QTDND Trung ương chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2009-2012”, của Nguyễn Đình Công (2012), Học viện Ngân hàng. Luận văn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh… để phân tích thực trạng công tác quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Trung ƣơng chi nhánh Bắc Ninh. Đây là công trình nghiên cứu về Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh trƣớc thời điểm chuyển đổi mô hình tháng 7/2013. Luận văn đánh giá những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại trong công tác quản lý cho vay; Từ đó, tác giả đƣa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Quỹ tín dụng Trung ƣơng chi nhánh Bắc Ninh. Tuy nhiên, sau thời điểm chuyển đổi mô hình, chƣa có nghiên cứu nào về công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Bắc Ninh. 8 - Luận văn thạc sĩ kinh tế, “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý hoạt động cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây”, của Lê Trung Kiên (2013), trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản lý kinh tế. Luận văn nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác quản lý cho vay của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây trên cơ sở tổng quan về ngân hàng thƣơng mại, quản lý hoạt động cho vay, phân tích các nhân tố ảnh hƣởng, đáng giá kết quả đạt đƣợc, những mặt còn hạn chế và tìm hiểu nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, tác giả đƣa ra nhận định chung về công tác quản lý cho vay tại đơn vị và đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vay tại Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Hà Tây. Tuy nhiên, năm 2013 là năm đầu tiên sau chuyển đổi mô hình nên trong quá trình phân tích có nhiều nội dung chƣa đƣợc làm rõ nhƣ: bộ máy tổ chức, quy trình cho vay… - Luận văn thạc sĩ, “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cho vay trong hệ thống tại Ngân hàng Hợp tác chi nhánh Kiên Giang”, của Hoàng Thị Ánh Hồng (2014), trƣờng Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh. Luận văn phân tích về thực trạng công tác quản lý cho vay trong hệ thống đối với các QTDND và đánh giá chung về công tác quản lý cho vay đối với đối tƣợng này: những kết quả đạt đƣợc, tồn tại và nguyên nhân. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp trong công tác chỉ đạo, công tác ban hành văn bản, công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay; Đồng thời đƣa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh và Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động cho vay trong hệ thống tại đơn vị chỉ chiếm tỷ trọng 40%; Vì vậy luận văn phân tích công tác quản lý cho vay đối với riêng đối tƣợng này rõ ràng chƣa có tính hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu chung của đơn vị; Với tỷ trọng 60% cho vay ngoài hệ thống (TCKT, cá nhân) mà công tác quản lý không chặt chẽ sẽ dẫn đến rủi ro cao và để lại nhiều hệ lụy. 1.1.2 Khoảng trống nghiên cứu của luận văn Hoạt động cho vay và các vấn đề về công tác quản lý cho vay của Ngân hàng trong những năm qua đã trở thành đối tƣợng nghiên cứu khá phổ biến trong các đề tài nghiên cứu khoa học. Các nghiên cứu trên phạm vi, đối tƣợng và hƣớng đề tài khác nhau. Hầu hết các Luận án, Luận văn đã hệ thống đƣợc toàn bộ các vấn đề lý luận cơ 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng