Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh hải dư...

Tài liệu Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh hải dương

.PDF
113
114
69

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI XUÂN ANH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Hà Nội – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ BÙI XUÂN ANH MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS CHU VĂN CẤP Hà Nội – 2011 MỤC LỤC 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn ............................................ 3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn ......................................... 4 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 4 6. Những đóng góp và giá trị của luận văn ..................................................... 5 7. Kết cấu luận văn ........................................................................................ 5 Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ……. ………………..……… ……………..…..………….6 1.1 Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài ............................................................ 6 1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - hình thức đầu tư quốc tế......................... 6 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI ............................................................... 9 1.2 Môi trường đầu tư ......................................................................................... 19 1.2.1 Môi trường đầu tư và các yếu tố cấu thành ......................................... 19 1.2.2 Tác động của môi trường đầu tư đến thu hút FDI ................................ 33 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ VÀ TÌNH HÌNH THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TỈNH HẢI DƢƠNG GIAI ĐOẠN 2005 –2010……………………………….…………………….……….37 2.1 Những lợi thế của Hải Dương trong việc thu hút FDI .................................... 37 2.1.1 Thái độ chính trị trong việc tiếp nhận đầu tư và sự ổn định xã hội ...... 37 2.1.2 Nguồn lực tự nhiên ............................................................................. 39 2.1.3 Nguồn nhân lực ................................................................................... 41 2.1.4 Cơ sở hạ tầng ...................................................................................... 44 2.1.5 Quy mô và tiềm năng của thị trường ................................................... 49 2.1.6 Môi trường pháp lý và thủ tục hành chính ........................................... 50 2.2 Tổng quan tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương ..................... 58 2.2.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ......................................... 58 2.2.2 Tình hình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xuất nhập khẩu........................................................................................ 61 2.2.3 Tình hình thu chi ngân sách ................................................................ 64 2.3 Đánh giá đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương dưới tác động của môi trường đầu tư ....................................................................................................... 65 2.3.1 Quy mô và tốc độ tăng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ................ 65 2.3.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài ..................................................... 68 2.3.3 Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Hải Dương và những vấn đề đặt ra .......................................... 73 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở HẢI DƢƠNG……………………………………….80 3.1 Mục tiêu và phương hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương giai đoạn 2011 - 2020 .......................................................................................... 80 3.1.1 Bối cảnh thu hút FDI vào Hải Dương giai đoạn 2010 – 2020 .............. 80 3.1.2 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2011 – 2020 .................................................................................................................... 81 3.2 Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút FDI ở Hải Dương ................................................................................................................. 85 3.2.1 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch ............................................... 86 3.2.3 Nhóm giải pháp về cải thiện kết cấu hạ tầng và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ................................................................................................... 90 3.2.4 Các giải pháp liên quan đến xúc tiến đầu tư và thương mại ................. 95 3.2.5 Nhóm giải pháp khác ........................................................................ 100 KẾT LUẬN ............................................................................................... 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 105 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH 1.1 1.2 1.1 1.2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 2.8 2.9 2.10 2.11 2.12 2.1 2.2 2.3 2.4 Tên Trang Sơ đồ Các loại hình vốn đầu tư quốc tế 7 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút FDI 20 Bảng Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam 2006 – 2009 12 Vị trí của FDI trong xuất khẩu 16 Trình độ văn hóa của lao động Hải Dương và một số địa phương 42 khác 2009 Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của lao động Hải Dương và một 43 số địa phương khác 2009 Trình độ chuyên môn – kỹ thuật của lao động Hải Dương 43 Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy một số tỉnh 46 Đồng bằng sông Hồng Hỗ trợ đào tạo lao động cho các doanh nghiệp của UBND Tỉnh 54 Hải Dương 2001 – 2006 Mức thưởng cho các cá nhân, tổ chức vận động được các dự án 55 đầu tư vào khu công nghiệp Tốc độ tăng trưởng kinh tế Hải Dương, Đồng bằng sông Hồng và 59 cả nước giai đoạn 2001 - 2009 Ước tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2010. 59 Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp Hải Dương 2010 62 Tình hình đầu tư nước ngoài tại Hải Dương 1990 – 2009 66-67 Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ 1990 đến 2009 phân theo 69-70 đối tác đầu tư chủ yếu. Tình hình đầu tư trong các khu công nghiệp tại Hải Dương 71 giai đoạn 1990 – 2009. Hình Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngànhTỉnh Hải Dương giai đoạn 60 2005 – 2010 Chuyển dịch cơ cấu kinh thế theo thành phần kinh tế tại Hải 61 Dương giai đoạn 2005 - 2010 Giá trị sản xuất công nghiệp 62 Tổng giá trị xuất khẩu năm 2009 – 2010 63 QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA Khu vực mậu dịch tự do Asean ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BOT Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao BT Xây dựng – Chuyển giao CCN Cụm công nghiệp ĐTNN Đầu tư nước ngoài EPZ Khu chế xuất FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc nội HDI Chỉ số phát triển con người KCN Khu công nghiệp KH-ĐT Kế hoạch – đầu tư MNEs Công ty đa quốc gia ODA Hỗ trợ phát triển chính thức PCI Chỉ số năng lực cạnh tranh TNCs Công ty xuyên quốc gia UBND Ủy ban nhân dân UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển liên hiệp quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong quá trình đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, do đó cần rất nhiều vốn [vốn trong nước và vốn nước ngoài (FDI, ODA…)]. Hơn 20 năm qua thực hiện đường lối mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta đã thu hút được hàng ngàn dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tính đến ngày 20 – 10 – 2010 đã có 12.213 dự án với tổng số vốn đăng ký lên tới 109 tỷ USD, tăng khoảng 600 lần so với năm 1988. Trong đó vốn pháp định là 63 tỷ USD. Sự tăng trưởng FDI do đóng góp của nhiều yếu tố, trong đó có sự cải thiện môi trường đầu tư . Để tận dụng cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đang gia tăng, Hải Dương đã và đang không ngừng xây dựng một hình ảnh tốt đẹp hơn thông qua việc cải thiện môi trường đầu tư nói chung và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nói riêng. Trong thời gian gần đây Hải Dương đã đạt được một số thành tựu nhất định trong việc cải thiện môi trường đầu tư và thông qua đó đạt được một số kết quả đáng kể trong việc thu hút FDI. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 2210 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), với tổng vốn đăng ký 5163,3 triệu USD, vốn thực hiện đạt 1895,3 triệu USD, bằng 36,7% tổng vốn đăng ký. Tuy vậy, vốn FDI vào Hải Dương chưa xứng với tiềm năng, và khả năng thu hút đầu tư của Hải Dương còn hạn chế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó có nguyên nhân liên quan đến môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Vì thế việc nghiên cứu môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương là cần thiết, cấp bách nhằm tìm các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc thu hút FDI, thúc đẩy, nâng cao tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch nhanh và bền vững cơ cấu kinh tế theo hướng 1 công nghiệp hóa – hiện đại hóa, cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời nâng cao vị thế của Hải Dương trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc. Vì vậy vấn đề: “Môi trường đầu tư và tác động của nó đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương” được lựa chọn làm đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Do tầm quan trọng của môi trường đầu tư đối với hoạt động đầu tư (trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI) nên đã có nhiều tác giả, nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau. * Các công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài: 1. PGS.TS Nguyễn Bích Đạt (2006), Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế Việt Nam, NXB Tư pháp, Hà Nội. 3. Bộ Kế hoạch và đầu tư (2008), Kỷ yếu 20 năm đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, 2008, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội. 4. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Nguyễn Trọng Xuân (2002), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với công cuộc CNH – HĐH ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Bộ kế hoạch và đầu tư (4/2003), Chính sách đầu tư nước ngoài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Tài liệu hội thảo quốc tế, Hà Nội 7. TS Lê Xuân Bá (2006) Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội * Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư - Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư nói chung: + PGS.TS Nguyễn Khắc Thân – PGS.TS Chu Văn Cấp (1996), “Những giải pháp chính trị kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2 + Trần Thị Thu Hương (2005), Hoàn thiện công tác quản lí nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế (10), tr.3-12. + Trần Tuế (2005), Tạo môi trường đầu tư hấp dẫn một trong những giải pháp không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Tạp chí Giáo dục lý luận, (10), tr.56-58. + GS.TS Dương Thị Bình Minh – Ths Nguyễn Thanh Thủy (7/2009), Cải thiện môi trường đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở một số nước châu Á và các bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển kinh tế (225), tr.23-25. - Các công trình nghiên cứu về môi trường đầu tư ở Hải Dương và các địa phương khác: + Sở Kế hoạch và đầu tư - UBND Tỉnh Hải Dương (2007), “ 20 năm môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương”, Hải Dương. + Trần Việt Hưng (2007), Giải pháp nâng cao khả năng vốn đầu tư nước ngoài trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hải Dương giai đoạn 2006 – 2010, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội. + Trần Quang Nam (2006), Cải thiện môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Bắc Ninh: Kết quả mang lại và một số giải pháp, Tạp chí Kinh tế và dự báo (3), tr.50-52. Các công trình nghiên cứu ấy đã đề cập khá rõ về đầu tư trực tiếp nước ngoài và gắn liền với những vấn đề khác nhau, khía cạnh khác nhau về môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy vậy, những nghiên cứu về môi trường đầu tư và ảnh hưởng của nó đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương những năm gần đây dưới độ khoa học kinh tế chính trị chưa có nhiều. Vì vậy, đề tài luận văn này là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, đồng thời không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường đầu tư và tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, trên cơ sở đó xem xét thực trạng 3 môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương; đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Dương. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày lý luận về môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI. - Phân tích thực trạng môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Hải Dương trong thời gian qua. - Đề xuất một số phương hướng và biện pháp cải thiện môi trường đầu tư nhằm nâng cao khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Hải Dương thời gian đến năm 2015. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn môi trƣờng đầu tƣ trong mối liên hện với đầu tư trực tiếp nước ngoài dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị. * Giới hạn nghiên cứu - Địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Hải Dương cụ thể là các doanh nghiệp FDI, các nhà đầu tư, các cơ quan, đơn vị có liên quan đến FDI - Thời gian: từ 2005 đến 2010 – là thời gian để thu thập số liệu, tài liệu phục vụ việc đánh giá thực trạng môi trường đầu tư và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể: phương pháp kết hợp lôgic với lịch sử, các phương pháp: phân tích - tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp tổng kết thực tiễn địa phương và phương pháp thu thập 4 thông tin (sơ cấp, thứ cấp). Luận văn sử dụng có chọn lọc các kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố. 6. Những đóng góp và giá trị của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn là làm sáng tỏ thêm lý luận về môi trường đầu tư, vai trò của nó đối với đầu tư nói chung, đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng. Nêu ra các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm thúc đầy kinh tế - xã hội ở Hải Dương nhanh và bền vững. Kết quả nghiên cứu của luận có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài. Và có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập các chuyên đề kinh tế liên quan đến đề tài của luận văn. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Chương 2: Thực trạng môi trường đầu tư và tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tỉnh Hải Dương giai đoạn 2005 – 2010. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Hải Dương. 5 Chƣơng 1 LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀ MÔI TRƢỜNG ĐẦU TƢ 1.1 Lý luận về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 1.1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài - hình thức đầu tư quốc tế * Vài nét về đầu tư nước ngoài (quốc tế) Đầu tư nước ngoài là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện các dự án đầu tư nhằm thu lợi nhuận và các lợi ích khác ở các nước nhận đầu tư. Đầu tư nước ngoài là tất yếu khách quan do có sự khác nhau về nhu cầu và khả năng tích lũy vốn của các quốc gia, do việc tìm địa điểm đầu tư có lợi cho các doanh nghiệp, do việc gặp gỡ lợi ích giữa bên đầu tư và nhận đầu tư… Đầu tư nước ngoài mang đặc điểm của đầu tư nói chung: tính sinh lời, tính rủi ro, chủ sở hữu đầu tư là người nước ngoài và các yêu tố đầu tư di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia. Đầu tư nước ngoài có các hình thức chủ yếu: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI – Foreign Direct Invesment) - Đầu tư gián tiếp nước ngoài ( FPI - Foreign Portfolio Investment) – là hình thức đầu tư gián tiếp xuyên biên giới, nó chỉ các hoạt động: viện trợ phát triển chính thức (ODA) - Mua cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác (gọi tắt là đầu tư gián tiếp – FII) thông qua thị trường chứng khoán và hình thức tín dụng quốc tế. Vốn đầu tư quốc tế như sơ đồ dưới đây 6 Sơ đồ 1.1 Các loại hình vốn đầu tƣ quốc tế Vốn đầu tư quốc tế Trợ giúp phát triển chính Đầu tư của tư nhân thức của CP và các tổ chức quốc tế Đầu tư Đầu tư Tín dụng Hỗ trợ Hỗ trợ Tín dụng trực tiếp gián tiếp thương dự án phi dự thương án mại mại * Đầu tư trực tiếp nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của các cá nhân hoặc các công ty nước này vào nước khác bằng cách thức lập các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại hình đầu tư mà các nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và trực tiếp tham gia quản lý điều hành, tổ chức sản xuất để thu lại lợi ích và hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồng vốn cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của mình. So với đầu tư gián tiếp, hình thức FDI tạo cho nước chủ nhà có nhiều khả năng tiếp thu được công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến của chủ đầu tư nước ngoài. Mặt khác, các chủ đầu tư nước ngoài (ở một mức độ nhất định) có thể tham gia điều hành quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra. Ngoài ra hình thức FDI còn tránh được nguy cơ trục lợi về chính trị, bị trói buộc vào vòng ảnh hưởng của các nước cho vay khi huy động vốn bằng hình thức tiếp nhận đầu tư gián tiếp. Tuy nhiên, FDI sẽ không mang lại hiệu quả cao nếu nước chủ nhà không có một quy hoạch đầu tư cụ thể khiến đầu tư tràn 7 lan, kém hiệu quả, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và “vô tình” trở thành “bãi thải” công nghệ lạc hậu, độc hại do các nước đầu tư chuyển sang. Chính vì những ưu và nhược điểm đã phân tích trên đây mà đa số các nước đang phát triển coi FDI là “chìa khoá” để mở cánh cửa phát triển kinh tế. Đặc biệt trong giai đoạn đầu khi các hình thức hút vốn đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán chưa ra đời thì FDI càng có ý nghĩa quan trọng * Các hình thức FDI Hiện nay ở Việt Nam có các hình thức FDI chủ yếu sau: 1. Doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: doanh nghiệp này do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại nước sở tại, có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nước sở tại. 2. Xí nghiệp/công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Tại Việt Nam theo quy định của pháp luật đối với những cơ sở kinh tế quan trọng do Chính phủ quyết định, doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở thoả thuận với chủ doanh nghiệp nước ngoài để chuyển thành doanh nghiệp liên doanh. Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp Việt Nam (với mức vốn tối thiểu là 30% vốn) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu rủi ro theo tỉ lệ đóng góp của mỗi bên vào vốn pháp định. 3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT. Nhà đầu tư được ký kết hợp đồng BCC để hợp tác sản xuất phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm và các hình thức hợp tác kinh doanh khác. Đối tượng, nội dung hợp tác, thời hạn kinh doanh, quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi bên, quan hệ hợp tác giữa các bên và tổ chức quản lý do các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng. Hợp đồng BCC trong lĩnh vực tìm 8 kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nhà đầu tư ký kết hợp đồng BOT, hợp đồng BTO và hợp đồng BT với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện các dự án xây dựng mới, mở rộng, hiện đại hóa và vận hành các dự án kết cấu hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, sản xuất và kinh doanh điện, cấp thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác do Thủ tướng Chính phủ quy định. 4. Đầu tư phát triển kinh doanh. Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây: Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh; Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. 5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư. 6. Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp. 7. Các hình thức đầu tư trực tiếp khác. 1.1.2 Đặc điểm và vai trò của FDI 1.1.2.1 Đặc điểm của FDI - Thứ nhất, các chủ đầu tư phải đóng góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định theo quy định của luật đầu tư của từng quốc gia. Ví dụ, Điều 16 Luật đầu tư Việt Nam 2005 quy định: Vốn pháp định của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp. Trong trường hợp đặc biệt, tỷ lệ này có thể thấp hơn 30%, nhưng phải được cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài chấp thuận. - Thứ hai, chủ đầu tư có quyền trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của xí nghiệp; quyền này phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư đó. 9 Ví dụ: nếu chủ đầu tư nước ngoài đóng góp 100% vốn thì họ có toàn quyền quản lý, kinh doanh. - Thứ ba, lợi nhuận của các chủ đầu tư nước ngoài thu được phụ thuộc kết quả hoạt động sản xuất kinh doành và tỉ lệ góp vốn. So với các hình thức đầu tư khác, đầu tư trực tiếp nước ngoài có những thế mạnh và đặc trưng riêng có: - Đầu tư trực tiếp nước ngoài tuy vẫn chịu sự chi phối của chính phủ của nước nhận đầu tư nhưng lệ thuộc ít hơn vào mối quan hệ chính trị giữa hai bên hơn so với hình thức tín dụng quốc tế. - Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của xí nghiệp nên họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư. - Do quyền lợi của nhà đầu tư gắn chặt với dự án cho nên họ có thể lựa chọn kỹ thuật công nghệ thích hợp, luôn tích cực nâng cao trình độ quản lý, tay nghề công nhân ở nước tiếp nhận đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế trên đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có những hạn chế nhất định. Trước hết, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài luôn luôn muốn giành được lợi nhuận cao nhất, họ sành sỏi trong kinh doanh nên nếu luật ở nước nhận đầu tư chưa chặt chẽ thì có thể gây ra một số tác động tiêu cực về môi trường, kinh tế - xã hội. Bài học nhãn tiền ở Việt Nam là trường hợp Vedan đã xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường sông Thị Vải – Đồng Nai và toàn hệ thống sông Đồng Nai nói chung, gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường và cộng đồng dân cư. Đồng thời, do không thể chủ động trong việc bố trí cơ cấu đầu tư theo ngành, theo lãnh thổ nên các nước nhận đầu tư khó có thể chủ động trong việc này. Đây là một nguyên nhân dẫn đến việc phát triển không cân đối giữa các ngành, nghề, các khu vực và địa phương – là mầm mống cho những bất ổn về kinh tế, chính trị. 10 1.1.2.2 Vai trò của FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội (1) - Là động lực tăng trưởng kinh tế: Mục tiêu cơ bản trong thu hút FDI của một quốc gia hay một địa phương là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu này được thực hiện thông qua tác động tích cực của FDI đến các yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng: bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế; tiếp nhận chuyển giao công nghệ hiện đại, kỹ xảo chuyên môn và phát triển khả năng công nghệ nội địa; phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm; thúc đẩy xuất nhập khẩu và tiếp cận với thị trường thế giới; tạo liên kết giữa các ngành công nghiệp. (2) - Vốn đầu tư và cán cân thanh toán quốc tế: FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn ngoại tệ của các nước nhận đầu tư đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều rơi vào cái “vòng luẩn quẩn” đó là: Thu nhập thấp dẫn đến tiết kiệm thấp, vì vậy đầu tư thấp rồi hậu quả lại là thu nhập thấp. Tình trạng luẩn quẩn này chính là “điểm nút” khó khăn nhất mà các nước này phải vượt qua để hội nhập vào quỹ đạo tăng trưởng kinh tế hiện đại. Nhiều nước lâm vào tình trạng trì trệ của sự nghèo đói bởi lẽ không lựa chọn và tạo ra được điểm đột phá chính xác một mắt xích của “vòng luẩn quẩn” này. Trở ngại lớn nhất để thực hiện điều đó đối với các nước đang phát triển đó là vốn đầu tư kỹ thuật. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo ra công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Từ đó tạo tiền đề tăng thu nhập, tăng tích lũy cho sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, để tạo vốn cho nền kinh tế nếu chỉ trông chờ vào tích lũy nội bộ thì không đáp ứng đủ mức cần thiết, do đó vốn nước ngoài sẽ là một “cú hích” để góp phần đột phá cái vòng luẩn quẩn đó. Đặc biệt FDI là một nguồn quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước nhận đầu tư. Hơn nữa luồng vốn này có lợi thế hơn đối với vốn vay ở chỗ: Thời hạn trả nợ vốn vay thường cố định và 11 đôi khi quá ngắn so với một số dự án đầu tư, còn thời hạn của FDI thì thường linh hoạt hơn. Theo mô hình lý thuyết “ hai lỗ hổng” của Cherery và Strout, có hai cản trở chính cho sự tăng trưởng của một quốc gia đó là: (1) Tiết kiệm không đủ đáp ứng cho nhu cầu đầu tư được gọi là: “ lỗ hổng tiết kiệm”. (2) Thu nhập của hoạt động xuất khẩu không đủ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu được gọi là: “ lỗ hổng thương mại”. Hầu hết ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam hai lỗ hổng trên rất lớn (xem bảng 1.1), vì vậy FDI còn là một nguồn quan trọng không chỉ để bổ sung nguồn vốn nói chung mà cả sự thiếu hụt về ngoại tệ nói riêng bởi vì FDI góp phần nhằm tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng khả năng xuất khẩu của nước nhận đầu tư, thu một phần lợi nhuận từ các công ty nước ngoài, thu ngoại tệ từ các hoạt dộng dịch vụ cho FDI. Bảng 1.1 – Tỷ trọng các nguồn vốn đầu tƣ tại Việt Nam 2006 - 2009 Vốn ngoài quốc Vốn đầu tư nước doanh ngoài 45,7 38,1 16,2 2007 37,2 38,5 24,3 2008 28,6 40,0 31,4 2009 34,6 39,5 25,7 Năm Vốn nhà nước 2006 Nguồn: Tổng cục thống kê [27] (3) - Chuyển giao và phát triển công nghệ: FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của địa phương. Vai trò này được thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và phát triển khả năng công nghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng trong nước. Đây là những mục tiêu quan trọng được các địa phương tiếp nhận FDI mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các TNCs, dưới các hình thức: 12 Chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một TNCs và chuyển giao giữa các chi nhánh của các TNCs. Những năm gần đây, các hình thức này thường đan xen nhau với các đặc điểm rất đa dạng. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của TNCs sang nước đang phát triển ở hình thức 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh có phần lớn vốn nuớc ngoài, dưới các hạng mục chủ yếu như những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketting. Nhìn chung, các TNCs rất hạn chế chuyển giao những công nghệ mới có tính cạnh tranh cao cho các chi nhánh của chúng ở nước ngoài vì sợ lộ bí mật hoặc mất bản quyền công nghệ do việc bắt trước, cải biến hoặc nhái lại công nghệ của các công ty nước chủ nhà. Mặt khác, do các nước,địa phương nhận FDI còn chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng công nghệ của các TNCs. Bên cạnh chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua FDI các TNCs còn góp phần tích cực đối với tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ của nước chủ nhà. Các kết quả cho thấy phần lớn các hoạt động của các chi nhánh TNCs ở nước ngoài là cải biến công nghệ cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương. Dù vậy, các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó đã gián tiếp tăng cường năng lực phát triển công nghệ địa phương. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ nước ngoài, các nhà đầu tư và phát triển công nghệ trong nước học được cách thiết kế, chế tạo…công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành công nghệ của mình. Nhờ có những tác động tích cực trên, khả năng công nghệ của nước chủ nhà được tăng cường, vì thế nâng cao năng suất từ đó thúc đẩy được tăng trưởng. 13 (4) - Phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuát, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Việc cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua đầu tư vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dưỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý sẽ tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao được năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho người lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. Đây là các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn dến tốc độ tăng trưởng. FDI ảnh hưởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra công việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các hãng có vốn đầu tư nước ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tư nước ngoài mua hàng hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nước, hoặc thuê họ thông qua các hợp đồng gia công chế biến. Thực tiễn ở một số nước cho thấy FDI đã đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động như ngành may mặc, điện tử, chế biến. Theo thống kê chính thức đến năm 2008, số lao động trực tiếp làm trong các doanh nghiệp có vốn đàu tư nước ngoài ở Việt Nam là 1,8 triệu người chiếm gần 4% tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế. Nếu tính cả đội ngũ lao động làm việc trong các doanh nghiệp có liên quan đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì lượng lao động này còn lớn hơn nhiều. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối vơí phát triển giáo dục của nước chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cương, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nước chủ nhà, tổ chức các chương trình phổ cập kiến thức có bản cho người lao 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan