Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa th...

Tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh nghệ an

.PDF
106
7
144

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong tất cả các công trình nào trước đây. Tác giả Nguyễn Thế Anh i LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn sự đào tạo, giúp đỡ của các thầy cô Trường Đại học Thủy lợi. Đặc biệt, tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến GS. TS. Vũ Thanh Te - người đã hướng dẫn và rất tận tình giúp đỡ trong suốt quá trình làm Luận văn. Tác giả cũng xin cảm ơn lãnh đạo, chuyên viên Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An; lãnh đạo, chuyên viên Chi cục Thủy lợi Nghệ An; các Công ty TNHH Thủy lợi, các chuyên viên phòng Nông nghiệp và PTNT, cán bộ ở các xã, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình viết Luận văn, vì thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được sự quan tâm hướng dẫn, góp ý của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................ vi DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .............................................................vii MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3 6. Kết quả đạt được .......................................................................................................... 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG ........................................................................... 4 1.1. Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng .............................................. 4 1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng (QLCLXD) .............................................. 9 1.2.1. Khái niệm về QLCLXD ........................................................................................ 9 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng ................................................... 11 1.2.3. Các chức năng cơ bản của QLCLXD .................................................................. 12 1.2.4. Các phương thức QLCLXD ................................................................................ 15 1.3. Tổng quan về hệ thống hồ chứa nước tỉnh Nghệ An .............................................. 22 1.4. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng công trình thủy lợi: .............................. 22 1.5. Những tồn tại về chất lượng trong các công trình thủy lợi ở Việt Nam ................. 25 Kết luận Chương 1......................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .......... 29 2.1. Cơ sở khoa học trong quản lý nhà nước về chất lượng công trình ......................... 29 2.1.1. Khái niệm quản lý và quản lý nhà nước .............................................................. 29 2.1.2. Các khái niệm cơ bản về chất lượng và quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ................................................................................................................ 30 iii 2.1.3. Vai trò và mục đích quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ........ 31 2.1.4. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ......................... 31 2.2. Những văn bản pháp lý quy định về quản lý chất lượng công trình ...................... 32 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước chất lượng công trình thủy lợi ...... 34 2.3.1. Nhân tố khách quan ............................................................................................. 34 2.3.2. Nhân tố chủ quan ................................................................................................. 35 2.4. Tiêu chí và phương pháp xác định ảnh hưởng các tiêu chí quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng công trình thủy lợi ..................................................................... 36 2.4.1. Tiêu chí quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng các công trình thủy lợi ... 36 2.4.2. Phương pháp khảo sát thống kê dùng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng tiêu chí ........................................................................................................................... 48 2.4.3. Quy trình thu thập dữ liệu ................................................................................... 52 2.4.4. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng công trình ............................................................ 54 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 58 CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÁC HỒ CHỨA THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN ............................................. 59 3.1. Giới thiệu chung về Chi cục Thủy lợi Nghệ An..................................................... 59 3.2. Tình hình chất lượng hồ chứa thủy lợi trong thời gian vừa qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An ......................................................................................................................... 65 3.3. Phân tích lựa chọn các tiêu chí chính của công tác quản lý nhà nước ảnh hưởng tới chất lượng các công trình hồ chứa thủy lợi tỉnh Nghệ An ............................................ 73 3.3.1. Các tiêu chí quản lý nhà nước ảnh hưởng tới chất lượng công trình hồ chứa thủy lợi ................................................................................................................................... 73 3.3.2. Kết quả khảo sát chuyên gia xác định ảnh hưởng của các tiêu chí quản lý nhà nước đến chất lượng các công trình hồ chứa nước trên địa bàn Nghệ An .................... 74 3.4. Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quản quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới ................................... 84 3.4.1. Giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng, thủy lợi................................................................................................................. 84 iv 3.4.2. Giải pháp về công tác kiểm tra, thanh tra chất lượng công trình hồ chứa........... 85 3.4.3. Giải pháp về nâng cao chất lượng tư vấn, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư ... 86 3.4.4. Giải pháp về nâng cao trách nhiệm đối với Chủ đầu tư và các chủ thể liên quan ....................................................................................................................................... 87 3.5. Đề xuất kế hoạch triển khai thực hiện các giải pháp .............................................. 88 3.5.1. Kiện toàn tổ chức ................................................................................................. 88 3.5.2. Hoàn thiện cơ chế, chính sách ............................................................................. 89 3.5.3. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra ................................................................ 89 3.5.4. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường cơ sở vật chất ....................... 90 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 91 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................... 95 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình các yếu tố của chất lượng.................................................................. 9 Hình 1.2. Mô hình hóa khái niệm chất lượng ................................................................ 11 Hình 1.3. Hệ thống đảm bảo chất lượng........................................................................ 18 Hình 1.4. Mô hình đảm bảo chất lượng ......................................................................... 19 Hình 1.5. Kiểm soát chất lượng toàn diện ..................................................................... 21 Hình 2.1. Sơ đồ phương thức quản lý nhà nước về chất lượng công trình ................... 34 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Chi cục Thủy lợi Nghệ An ..................... 60 Hình 3.2. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ số năm kinh nghiệm công tác ..................................... 77 Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tham gia số dự án, công trình ..................................... 78 vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Mẫu bảng khảo sát ........................................................................................ 54 Bảng 2.2. Nội dung phiếu khảo sát ý kiến chuyên gia .................................................. 56 Bảng 3.1. Phân vùng công trình và hồ chứa thủy lợi tỉnh Nghệ An ............................. 66 Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng công trình và hồ chứa thủy lợi vùng 1......................... 67 Bảng 3.3. Tổng hợp hiện trạng công trình và hồ chứa thủy lợi vùng 2......................... 68 Bảng 3.4. Tổng hợp hiện trạng công trình và hồ chứa thủy lợi vùng 3......................... 70 Bảng 3.5. Tổng hợp hiện trạng công trình và hồ chứa thủy lợi vùng 4......................... 72 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát các tiêu chí ......................................................................... 74 Bảng 3.7. Kết quả thống kê đối tượng tham gia ........................................................... 76 Bảng 3.8. Kết quả thống kê đối tượng trả lời theo thời gian kinh nghiệm công tác ..... 76 Bảng 3.9. Kết quả thống kê đối tượng trả lời theo kinh nghiệm tham gia (xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác hồ chứa...) số dự án hoặc công trình................................ 77 Bảng 3.10. Bảng đánh giá độ tin cậy của tài liệu điều tra ............................................. 79 Bảng 3.11. Kết quả phân tích theo trị số trung bình ...................................................... 81 Bảng 3.12. Kết quả thống kê miêu tả các nhân tố ......................................................... 82 Bảng 3.13. Tổng hợp Kết quả cho điểm của chuyên gia ............................................... 84 Bảng 3.14. Thống kê kết quả cho điểm của chuyên gia ................................................ 84 Bảng 3.15. Phụ lục Phiếu khảo sát ................................................................................ 96 vii DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT Từ sử dụng Diễn giải BCHTW Ban chấp hành Trung ương BQL Ban quản lý BQLDA Ban quản lý dự án BCNCKT Báó cáo nghiên cứu khả thi CLXD Chất lượng xây dựng CTTL Công trình thủy lợi CQCM Cơ quan chuyên môn ĐTXD Đầu tư xây dựng HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn KTCTTL Khai thác công trình thủy lợi KT - XH Kinh tế - xã hội QLCL Quản lý chất lượng QLCLXD Quản lý chất lượng xây dựng PTNT Phát triển nông thôn TKKT Thiết kế kỹ thuật TKCS Thiết kế cơ sở TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất nước, có điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu để phát triển kinh tế nông nghiệp. Đóng góp không nhỏ vào sự phát triển đó chính là việc vận hành, khai thác hiệu quả công trình thủy lợi. Nghệ An cũng là một trong những địa phương có số lượng công trình thủy lợi nhiều nhất nước, đặc biệt là hồ chứa nước. Hiện nay, toàn tỉnh có 2 hệ thống thuỷ nông lớn (hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam), có 1.163 hồ chứa, 427 đập dâng, 702 trạm bơm điện, 15 tuyến tiêu lớn, hàng trăm cống tưới, tiêu lớn nhỏ. Trong đó có các hồ chứa có dung tích vừa và lớn như hồ Vực Mấu, Sông Sào, Vệ Vừng, Khe Đá . . . Các cống đầu mối tưới, tiêu lớn: Mụ Bà, Diễn Thành, Diễn Thuỷ, Nam Đàn, Bến Thuỷ, Nghi Quang; hơn 6.300 km kênh mương (có gần 4.700 km kênh mương đã được kiên cố hoá), hàng trăm cống tưới tiêu lớn nhỏ; Hàng năm các công trình thủy lợi đã cấp nước tưới cho hơn 260.000 ha, giải quyết tiêu cho 52.000 ha, cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt của nhân dân góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Việc quản lý, vận hành, khai thác công trình thủy lợi hiện giao cho doanh nghiệp thủy nông và các xã, HTX phụ trách, cụ thể: - Các doanh nghiệp thủy nông: đảm nhiệm việc quản lý vận hành, khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi chính, bao gồm: Hệ thống thủy nông Bắc - Nam và 102 hồ đập loại lớn, 71 trạm bơm, 260 đập dâng và 2 hệ thống thuỷ nông lớn (hệ thống thuỷ nông Bắc và hệ thống thuỷ nông Nam). - Các xã, các HTX quản lý các công trình độc lập nằm gọn trong địa bàn xã gồm có hơn 530 hồ đập loại nhỏ, 640 trạm bơm và 167 đập dâng và phần kênh mương nội đồng (Công trình đầu mối, kênh cấp I, II do doanh nghiệp quản lý). Tuy nhiên, hiện trạng các công thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An phần lớn được xây dựng các đây từ 40-80 năm, bằng kỹ thuật, công nghệ cũ, nay đã xuống cấp, hư hỏng; một số công trình xây dựng chưa đồng bộ. Ngoài ra việc thiếu vốn đầu tư, hiện tượng 1 vi phạm, xâm chiếm hành lang công trình thủy lợi, và công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy lợi, đặc biệt là các hồ chứa nước còn bị xem nhẹ, chưa được quan tâm nhiều. Từ những nguyên nhân đó đã gây nên việc vận hành, khai thác các hồ chứa nước kém hiệu quả, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và kinh tế của địa phương. Chính vì vậy, Đề tài "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An" ra đời nhằm đưa ra các giải pháp góp phần giải quyết công việc nói trên. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Từ thực trạng chất lượng các công trình hồ chứa thủy lợi để đề xuất một số giải pháp nâng cao quản lý nhà nước nhằm vận hành, khai thác một các hiệu quả các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2019. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Tổng quan cơ sở lý luận quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng và các giải pháp đề xuất, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, đảm bảo an toàn và năng lực phục vụ cho các hồ chứa thủy lợi địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu áp dụng cho đối tượng là quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu quản lý nhà nước về chất lượng các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm gần đây (20162019). 2 5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận thực tiễn và khoa học trong công tác quản lý chất lượng và quản lý nhà nước. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu : - Phương pháp tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có. - Phương pháp thống kê, phân tích; - Phương pháp khảo sát chuyên gia. 6. Kết quả đạt được - Đánh giá thực trạng, xác định được các nhân tố chủ yếu của quản lý nhà nước ảnh hưởng đến chất lượng các hồ chứa thủy lợi; - Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý nhà nước các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1. Khái niệm chung về chất lượng công trình xây dựng Khái niệm chất lượng xây dựng (CLXD) đã xuất hiện từ lâu. Tuy nhiên, hiểu như thế nào là CLXD lại là vấn đề không đơn giản. CLXD là một phạm trù rất rộng và phức tạp, phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh tế - xã hội. Do tính phức tạp đó nên hiện nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về CLXD. Mỗi khái niệm đều có những cơ sở khoa học và nhằm giải quyết những mục tiêu, nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên góc độ khác nhau và tuỳ theo mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà có thể đưa ra những quan niệm về CLXD xuất phát từ sản xuất, tiêu dùng, hay từ đòi hỏi của thị trường. Khái niệm CLXD cần phải hiểu đúng. Chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng xây dựng (QLCLXD) khi có quan niệm đúng đắn và chính xác về CLXD.Dưới đây thể hiện một số quan niêm về CLXD: - CLXD là sự tuyệt vời, hoàn hảo tuyệt đối của sản phẩm xây dựng. Quan niệm này mang tính triết hoc, trừu tượng,khó có thể có sản phẩm xây dựng nào đạt đến sự hoàn hảo theo cảm nhận của con người. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là một khái niệm còn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng. Vì vậy, nó chỉ mang một ý nghĩa nghiên cứu lý thuyết mà không có khả năng áp dụng trong thực tiễn - CLXD được phản ánh bởi các chỉ tiêu đặc trưng của sản phẩm. Chất lượng là cái cụ thể và có thể đo lường được thông qua các chỉ tiêu đánh giá”. W. A. Shemart, một nhà quản lý người Mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng “chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh công nghiệp là một tập hợp những đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”. 4 So với những khái niệm trước đó về chất lượng thì ở khái niệm này, Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có thể định lượng được. Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố nào đó tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trị cao hơn cho sản phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơn làm cho giá bán của sản phẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận. Do vậy, quan điểm về chất lượng này của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách dời chất lượng với người tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.Quan niệm này đã đồng nghĩa CLXD với các thuộc tính hữu ích thông qua các chỉ tiêu đánh giá . Tuy nhiên, sản phẩm xây dựng có thể có nhiều thuộc tính hữu ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá cao. Cách quan niệm này làm tách biệt chất lượng khỏi nhu cầu của khách hàng, không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - “CLXD là sự đạt được và tuân thủ đúng những tiêu chuẩn,quy chuẩn, yêu cầu kinh tế kỹ thuật đã được đặt ra, đã được thiết kế trước”. Quan niệm có tính cụ thể, dễ đo lường đánh giá CLXD và dễ xác định rõ ràng những chỉ tiêu kỹ thuật cần đạt được cũng như các biện pháp nâng cao chất lượng qua việc giảm sai hỏng trong xây dựng. Tuy nhiên quan niệm này quá chú trọng và thiên về kỹ thuật xây dựng đơn thuần chỉ phản ánh mối quan tâm đến việc đạt được những chỉ tiêu chất lượng đặt ra, mà quên mất việc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. CLXD được xem xét tách rời với nhu cầu của thị trường do đó có thể làm sản phẩm xây dựng bị tụt hậu không đáp ứng được sự biến động rất nhanh của nhu cầu thị trường. Do xuất phát từ phía người sản xuất nên khái niệm về chất lượng theo quan điểm này còn có nhiều bất cập mang tính chất bản chất và khái niệm này luôn đặt ra cho các nhà sản xuất những câu hỏi không dễ gì giải đáp được. Thứ nhất, do đề cao yếu tố công nghệ trong vấn đề sản xuất mà quyên đi rằng vấn đề sản phẩm có đạt được chất lượng cao hay không chính là do người tiêu dùng nhận xét chứ không phải do các nhà sản xuất nhận xét dựa trên một số cơ sở không đầy đủ và thiếu tính thuyết phục, đó là công nghệ sản xuất của họ, thứ hai, câu hỏi đặt ra cho các nhà sản xuất là họ lấy gì để đảm bảo rằng quá trình sản xuất được 5 thực hiện trên công nghệ của họ không gặp một chở ngại hay rắc rối nào trong suốt quá trình sản xuất và một điều nữa, liệu công nghệ của họ có còn thích hợp với nhu cầu về các loại sản phẩm cả sản phẩm cùng loại và sản phẩm thay thế trên thị trường hay không. Như vậy, theo khái niệm về chất lượng này các nhà sản xuất không tính đến những tác động luôn luôn thay đổi và thay đổi một cách liên tục của môi trường kinh doanh và hệ quả tất yếu của nó, trong khi họ đang say xưa với những sản phẩm chất lượng cao của họ thì cũng là lúc nhu cầu của người tiêu dùng đã chuyển sang một hướng khác, một cấp độ cao hơn. Để khắc phục những hạn chế tồn tại và những khuyết tật trong khái niệm trên buộc các nhà quản lý, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đưa ra một khái niệm bao quát hơn, hoàn chỉnh hơn về chất lượng sản phẩm, khái niệm này một mặt phải đảm bảo được tính khách quan mặt khác phải phản ánh được vấn đề hiệu quả của sản xuất kinh doanh mà chất lượng của sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại cho doanh nghiệp, cho tổ chức. Cụ thể hơn, khái niệm về CLXD này phải thực sự xuất phát từ hướng người tiêu dùng. Theo quan điểm này thì “chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng”, với khái niệm trên về chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường. Các nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng luôn luôn thay đổi đòi hỏi các tổ chức, các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh phải liên tục đổi mới cải tiến chất lượng, đáp ứng kịp thời những thay đổi của nhu cầu cũng như của các hoàn cảnh các điều kiện sản xuất kinh doanh. Đây là những đòi hỏi rất cơ bản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, quan điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn còn những nhược điểm của nó. Đó là sự thiếu chủ động trong các quyết định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phụ thuộc quá nhiều và phức tạp của khách hàng, người tiêu dùng có thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy vậy, nó là một đòi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử. 6 - “CLXD là sự đảm bảo về độ đồng đều và độ tin cậy, với chi phí thấp và phù hợp thị trường”. Quan niệm này thừa nhận rằng CLXD có nhiều thang bậc, một sản phẩm xây dựng có thể ở mức thấp theo thang bậc này nhưng lại ở mức cao ở thang bậc khác. Điều này rõ ràng phù hợp với quan điểm cho rằng chất lượng là những gì khách hàng cần đến hoặc yêu cầu do khẩu vị riêng. Yêu cầu luôn luôn thay đổi nên một phần quan trọng của công sức bỏ ra cho chất lượng cần dành để nghiên cứu thị trường. Cách tiếp cận giá trị - lợi ích (Cost - Benefit) này ,thể hiện chất lượng phải thoả mãn nhu cầu khách hàng không thể với bất kỳ giá nào mà phải được ràng buộc trong những giới hạn chi phí nhất định. Đó cũng là hiệu quả của quản lý chất lượng tốt, tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm xây dựng trên thị trường. - “CLXD là sự phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng ”. Quan niệm này thể hiện rõ: Khách hàng là người xác định chất lượng chứ không phải chủ quan của các nhà quản lý hay thiết kế. Chất lượng sản phẩm xây dựng luôn gắn bó chặt chẽ với nhu cầu và xu hướng vận động, biến đổi trên thị trường. - “CLXD thể hiện qua những đặc tính của sản phẩm và dịch vụ mang lại, tạo lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt nó với sản phẩm cùng loại trên thị trường”. Quan niệm này đòi hỏi tổ chức hay doanh nghiệp luôn phải tìm tòi cải tiến và sáng tạo để tạo ra được những đặc trưng khác biệt so với đối thủ cạnh tranh và thực hiện chiến lược phân biệt hoá cũng như tạo giá trị gia tăng đối với sản phẩm dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Tuy nhiên những điểm khác biệt này phải phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và đòi hỏi cung cấp các nguồn lực cần thiết cũng như sử dụng tối đa các nguồn lực đó để tạo ra lợi thế cạnh tranh. Quan niệm này rất phù hợp với các tổ chức và doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường. - Định nghĩa chất lượng của tổ chức ISO: Để giúp cho hoạt động quản lý chất lượng trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hàng hoá (ISO-Internatinal Organization Standardisation) trong bộ tiêu chuẩn ISO 8402:1994 đã đưa ra định nghĩa chất lượng: ''Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó khả năng thoả mãn những nhu cầu cụ thể hoặc tiềm ẩn”. Định nghĩa này đã được đông đảo các quốc gia chấp nhận và Việt Nam đã ban hành thành tiêu chuẩn quốc gia của mình TCVN 8402:1999. Khi tìm hiểu chất 7 lượng theo định nghĩa này cần lưu ý một số điểm sau.Thuật ngữ “thực thể” hay “đối tượng” bao gồm cả thuật ngữ sản phẩm theo nghĩa rộng, một hoạt động, một quá trình, một tổ chức hay cá nhân. Thoả mãn nhu cầu là điều kiện quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng của bất cứ sản phẩm hoặc dịch vụ nào và chất lượng là phương diện quan trọng nhất của sức cạnh tranh. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng - Quan niệm về chất lượng toàn diện ”Chất lượng được đo bởi sự thoả mãn nhu cầu và là vấn đề tổng hợp”. Sản phẩm xây dựng muốn đáp ứng được các yêu cầu sử dụng thì phải có các đặc tính về công dụng phù hợp. Để tạo ra được tính chất đó cần có những giải pháp kỹ thuật thích hợp. Nhưng chất lượng còn là vấn đề kinh tế. Sự thoả mãn của khách hàng không phải chỉ bằng những tính chất công dụng mà còn bằng chi phí bỏ ra để có được sản phẩm đó và sử dụng nó. Bên cạnh đó, chất lượng trong thực tế còn được thể hiện ở khía cạnh thời điểm được đáp ứng yêu cầu. Giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn là một yếu tố vô cùng quan trọng trong thoả mãn nhu cầu hiện nay. Trong những năm gần đây, sự thoả mãn của khách hàng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các dịch vụ đi kèm và đặc biệt là tính an toàn đối với người sử dụng. Từ những năm 1990 trở lại đây, người ta còn hết sức chú trọng “độ tin cậy” của sản phẩm xây dựng. Từ đó có thể hình thành khái niệm chất lượng tổng hợp: Chất lượng chính là sự thoả mãn yêu cầu trên tất cả các phương diện sau: - Đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và dịch vụ đi kèm; - Giá cả phù hợp; - Thời hạn giao hàng; - Tính an toàn và độ tin cậy. Có thể mô hình hoá các yếu tố của chất lượng tổng hợp như sau: 8 Hình 1.1. Mô hình các yếu tố của chất lượng (Nguồn: Giáo trình Quản lý chất lượng xây dựng, GS.TS Vũ Thanh Te –ĐHTL [8]) 1.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng (QLCLXD) 1.2.1. Khái niệm về QLCLXD Chất lượng không tự nhiên sinh ra, nó là kết quả của sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau. Muốn đạt được chất lượng mong muốn cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này. QLCLXD là một khía cạnh của chức năng quản lý và thực hiện chính sách chất lượng. Hoạt động quản lý chất lượng trong lĩnh vực xây dựng được gọi là quản lý chất lượng xây dựng. Hiện nay đang tồn tại các quan điểm khác nhau về QLCLXD: - Theo GOST 15467-70: QLCLXD là đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm xây dựng khi quy hoạch, thiết kế, thi công, vận hành khai thác. Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động tới các nhán tố chất lượng, chi phí. - Theo A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh về chất lượng cho rằng: QLCLXD được xác định như là một hệ thống quản trị nhằm xáy dựng chương trình và sự phối hợp của những đơn vị khác nhau để duy trì và tàng cường CLXD trong các tổ chức 9 quản lý, quy hoạch, thiết kế, thi công , vận hành khai thác...sao cho đảm bảo có hiệu quả nhất, thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng. - Theo các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) xác định: QLCLXD là hệ thống các phương pháp tạo nên sản phẩm xây dựng có chất lượng cao thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng. - Theo giáo sư, tiến sĩ Kaoru Ishikawa, một chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản đưa ra định nghĩa quản lý chất lượng có nghĩa là: nghiên cứu triển khai, thiết kế ,thi công và bảo trì công trình có chất lượng, kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. - Theo Philip Crosby, một chuyên gia người Mỹ về chất lượng định nghĩa quản lý chất lượng: là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc triển khai tất cả các thành phần của một kế hoạch chất lượng. - Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 9000 cho rằng: QLCLXD là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng. Một số thuật ngữ trong QLCLXD được hiểu như sau: ”Chính sách chất lượng” là định hướng về chất lượng do nhà nước hoặc doanh nghiệp công bố ”Hoạch dịnh chất lượng” là các hoạt động nhằm thiết lập các mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống chất lượng. ”Kiểm soát chất lượng” là các kỹ thuật và các hoạt động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng. ”Đảm bảo chất lượng” là mọi hoạt động có kế hoạch và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thỏa mãn các yêu cầu đối với chất lượng. ”Hệ thống chất lượng” là bao gồm cơ cấu tổ chức, thủ tục, quy trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác quản lý chất lượng. 10 QLCL: Quản lý chất lượng CSCL: Chính sách chất lượng HTCL: Hệ thống chất lượng KSCL: Kiểm soát chất lượng ĐBCLT : Đảm bảo chất lượng bên trong ĐBCLN : Đảm bảo chất lượng bên ngoài Hình 1.2. Mô hình hóa khái niệm chất lượng (Nguồn: Giáo trình Quản lý chất lượng xây dựng, GS.TS Vũ Thanh Te –ĐHTL [8]) Như vậy, tuy còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về QLCLXD, song nhìn chung chúng có những điểm giống nhau như: - Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí hợp lí. - Thực chất của quản lý chất lượng là tổng hợp các hoạt động của chức năng quản lý như: hoạch định, tổ chức, kiểm soát và điều chỉnh. Nói cách khác, quản lý chất lượng gắn liền với chất lượng của quản lý. - Quản lý chất lượng là hệ thống các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức, kinh tế, kỹ thuật, xã hội). Quản lý chất lượng là nhiệm vụ của tất cả mọi người, mọi thành viên trong xã hội, trong doanh nghiệp, là trách nhiệm của tất cả các cấp. 1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý chất lượng Nguyên tắc 1: Chất lượng được định hướng bởi khách hàng. Chất lượng xây dựng phục vụ nhu cầu của khách hàng vì thế cần hiểu những nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứng mà còn vượt cao hơn sự mong đợi của họ. Nguyên tắc 2: Thống nhất trong quản lý chất lượng. Cần thiết lập sự thống nhất đồng bộ giữa chính sách, mục đích và phương thức trong quản lý chất lượng. Cần tạo ra và duy trì môi trường hoàn toàn lôi cuốn mọi người 11 trong việc đạt được các mục tiêu chất lượng. Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người. Con người là nguồn lực quan trọng nhất trong quản lý chất lượng , sự tham gia đầy đủ, trách nhiệm với những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ tạo nên chất lượng. Nguyên tắc 4: Quan điểm quá trình. QLCLXD được quản lý theo hệ thống các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng và quản lý theo quá trình thực hiện Nguyên tắc 5: Tính hệ thống. Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các quá trình có liên quan lẫn nhau đối với mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả trong QLCL. Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục. Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của QLCLXD. Muốn có khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, phải liên tục nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý. Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên khảo sát , phân tích Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý chất lượng muốn có hiệu quả phải được xây dựng dựa trên việc phân tích dữ liệu khảo sát và thông tin thị trường Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác QLCLXD liên quan đến nhiều chủ thể trong hoạt động xây dựng, vì vậy quan hệ hợp tác là quan trọng để đạt được CLXD 1.2.3. Các chức năng cơ bản của QLCLXD QLCLXD cũng như bất kỳ một loại quản lý nào đều phải thực hiện một số chức năng cơ bản như: Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kích thích, điều hòa phối hợp. Nhưng do mục tiêu và đối tượng quản lý của quản lý chất lượng có những đặc thù riêng nên các chức năng của quản lý chất lượng xây dựng cũng có những đặc điểm riêng 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan