Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

.DOCX
46
293
108

Mô tả:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG I. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG 1. Khái niệm các tội phạm về môi trường Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái. 2. Một số đặc điểm chung trong các cấu thành tội phạm về môi trường Thứ nhất, về khách thể của tội phạm: các tội phạm về môi trường xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái cũng như cho tính mạng, sức khoẻ, tài sản của con người. Thứ hai, về mặt khách quan của tội phạm: hành vi khách quan của các tội phạm về môi trường rất đa dạng. Hành vi đó có thể được thực hiện thông qua việc vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm môi trường; gây dịch bệnh cho con người và động vật; huỷ hoại tài nguyên môi trường hoặc vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường. Hầu hết các hành vi phạm tội đều được thực hiện dưới dạng hành động (làm một việc pháp luật không cho phép làm) như gây ô nhiễm không khí; gây ô nhiễm nguồn nước; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, phế thải hoặc các chất không đảm bảo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường; huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản... Thời điểm được coi là tội phạm hoàn thành đối với các tội phạm về môi trường được áp dụng như sau: - Đối với các tội quy định tại điều 182, 182a và 182b, gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm tội phạm. Hậu quả nghiêm trọng do các tội phạm này gây ra có thể là hậu quả về con người (tính mạng, sức khoẻ); hậu quả về tài sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục hậu quả); hậu quả về môi trường (diện tích đất, nước, khu vực không khí bị ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu...). Thời điểm hoàn thành của tội phạm được xác định từ thời điểm làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Riêng đối với tội quy định tại Điều 182, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm xác định các chất thải vào môi trường; bức xạ, phóng xạ vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng. - Đối với các tội quy định tại điều 187, 188 và 189, hành vi vi phạm chỉ cấu thành tội phạm, nếu trước đó người vi phạm đã bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm pháp luật về môi trường cùng loại (ví dụ: một người đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi thải vào nguồn nước dầu mỡ hóa chất độc hại…), chưa hết thời hạn một năm nay lại tiếp tục vi phạm. - Đối với các tội quy định tại điều 185, 191 và 191a, gây hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Hậu quả này có thể là hậu quả về người (tính mạng, sức khỏe); về tài sản (bao gồm thiệt hại thực tế và chi phí khắc phục hậu quả); hậu quả về môi trường (diện tích rừng, khu vực bảo tồn thiên nhiên bị ô nhiễm; diện tích lớn về đất, nước bị các loài ngoại lai xâm hại; các loài thực vật, thủy sản bị tiêu diệt…). Cho đến nay, chưa có một văn bản pháp luật nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn về các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” trong các tội phạm về môi trường, tuy nhiên căn cứ vào các quy định của các văn bản pháp luật về phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm cùng loại như Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản, các văn bản hướng dẫn các tình tiết này ở các tội phạm khác như Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS… chúng tôi đưa một số các giới hạn định lượng của các tình tiết này để làm căn cứ xét xử các hành vi phạm tội. Tuy nhiên, để làm căn cứ thống nhất áp dụng trong toàn ngành Tòa án cũng cần phải có một văn bản hướng dẫn cụ thể, đầy đủ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đối với các tội quy định tại các Điều 186 và 190, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Tội phạm hoàn thành ngay từ thời điểm thực hiện hành vi mô tả trong điều luật (săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản phẩm của loại động vật đó). Thứ ba, về chủ thể của tội phạm: chủ thể của các tội phạm về môi trường nói chung là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Trong một số tội, chủ thể còn có thể là cả những người có chức vụ, quyền hạn như: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải (Điều 182a), Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186); Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187). BLHS sửa đổi, bổ sung 2009 chưa đặt ra vấn đề truy cứu TNHS đối với pháp nhân. Đây có thể coi là một hạn chế của pháp luật mà hiện tại vẫn chưa thể khắc phục được. Theo thống kê, trong tổng số vụ vi phạm pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường, thì chủ thể vi phạm chiếm một phần lớn là các pháp nhân, bao gồm cả các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất…Việc không quy định TNHS đối với các chủ thể này theo chúng tôi là không phù hợp với thực tế tình hình tội phạm môi trường đang diễn ra trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, về chính sách hình sự đối với các tội phạm về môi trường: nhìn chung, các hình phạt quy định đối với các tội phạm về môi trường thể hiện chính sách xử lý của Nhà nước ta chủ yếu là áp dụng biện pháp giáo dục và chỉ xử lý bằng biện pháp hình sự đối với những trường hợp hành vi có tính nguy hiểm cao đối với xã hội hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Để hỗ trợ cho các biện pháp bảo vệ môi trường, căn cứ vào tính chất của các hành vi vi phạm cần phải xử lý bằng biện pháp hình sự, Bộ luật hình sự đã quy định ba loại hình phạt chính đối với các tội phạm về môi trường: phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn và hai hình phạt bổ sung: phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính) và cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Trong các loại hình phạt trên, hình phạt tiền (với tư cách là hình phạt chính) được quy định trong các điều luật ở Chương này mức phạt tối thiểu là năm mươi triệu đồng, tối đa đến một tỷ đồng, được áp dụng đối với 10/11 tội (trừ Điều 186). Hình phạt cải tạo không giam giữ cũng được áp dụng phổ biến với mức tối đa là ba năm. Chỉ áp dụng hình phạt tù như một biện pháp cuối cùng khi xét thấy cần phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội thì mới đạt được mục đích giáo dục và cải tạo đối với họ; mức phạt tù được quy định tối thiểu là sáu tháng, tối đa là mười hai năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm các tội ở chương này còn có thể bị áp dụng một trong các hình phạt bổ sung: phạt tiền (mức tối thiểu là mười triệu đồng và tối đa đến năm trăm triệu); cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ mộ năm đến năm năm. 3. Một số điểm đáng lưu ý trong các quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm về môi trường Các tội phạm về môi trường được quy định tại Chương XVII, gồm có 11 điều luật quy định về 11 tội danh khác nhau. Các điều luật trong Chương đã được sắp xếp theo bốn nhóm hành vi xâm hại đến môi trường là: - Các hành vi gây ô nhiễm môi trường (Điều 182, Điều 182a, Điều 182b và Điều 185); - Các hành vi gây dịch bệnh cho con người và động vật (Điều 186, Điều 187); - Các hành vi huỷ hoại tài nguyên môi trường (Điều 188, Điều 189); - Các hành vi vi phạm chế độ bảo vệ đặc biệt đối với một số đối tượng môi trường (Điều 190, Điều 191 và Điều 191a). 3.1. Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 182 BLHS) - Các văn bản pháp luật cần nghiên cứu: + Luật bảo vệ môi trường năm 2005; + Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16-11-2009 quy định quy chuẩn quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và môi trường; + Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; + Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; + Danh mục chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TTBTNMT ngày 14-4-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Ô nhiễm môi trường theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. - Chất gây ô nhiễm môi trường quy định trong điều luật theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường (không khí, nguồn nước, đất) sẽ làm cho môi trường đó bị ô nhiễm. Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc phát tán bức xạ, phóng xạ chỉ cấu thành tội phạm nếu thuộc ba trường hợp sau: Trường hợp 1: Thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc phát tán bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải có chứa chất nguy hại gấp từ 4 lần hoặc chứa chất phóng xạ gấp từ 2,5 lần mức cao nhất quy định bị xử phạt vi phạm hành chính trở lên theo Nghị định số 117/NĐ-CP ngày 31-12-2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Mức nghiêm trọng của hành vi này được xác định trên cơ sở các quy định về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia” về môi trường tại Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT này 16-11-2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và kết luận của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp 2: Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc phát tán bức xạ, phóng xạ làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng tức là trường hợp thải các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc phát tán bức xạ, phóng xạ gây ra một trong các hậu quả sau: + Gây suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật (như gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, không khí); gây sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (như gây nhiễm độc các nguồn nước; gây ngộ độc khu dân cư hay hàng loạt động vật tại một khu vực nào đó); gây nhiễm xạ… + Gây nhiễm độc nghiêm trọng các dòng sông lớn, nguồn nước ngầm dùng để sản xuất, sinh hoạt, gây ô nhiễm biển trên một diện tích lớn… + Gây ô nhiễm đất từ 5000m 2 trở lên (đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp) hoặc gây ô nhiễm đất từ 2000m2 trở lên (đối với đất khu dân cư)… Việc xác định môi trường có bị ô nhiễm nghiêm trọng trong các trường hợp phải căn cứ vào các quy định về “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia” về môi trường do Nhà nước ban hành và phải có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp 3: Hành vi thải vào không khí, nguồn nước, đất các chất gây ô nhiễm môi trường hoặc phát tán bức xạ, phóng xạ gây hậu quả nghiêm trọng khác. Hậu quả nghiêm trọng khác ví dụ: + Gây chết từ 1 (một) đến 2 (hai) người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 5 (năm) đến 10 (mười) người mà tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 61%, hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 1 (một) đến 5 (năm) người mà tỉ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; + Gây thiệt hại về tài sản (như gia súc, thủy sản, thú rừng… bị chết) hoặc chi phí để khắc phục môi trường bị ô nhiễm hoặc sự cố môi trường từ năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng hoặc; + Làm diện tích cây rừng bị chết do ô nhiễm môi trường từ 30.000m 2 đến 45.000m2 cây trồng chưa thành rừng, từ 5.000m2 đến 7.500m2 rừng sản xuất, từ 3.000m2 đến 4.500m2 rừng phòng hộ, từ 1.000m2 đến 7.500m2 rừng đặc dụng (Nghị định số 99/2009/NĐ-CP ngày 02-11-2009 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản) v.v… Chú ý: Tội gây ô nhiễm môi trường đã loại bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm, đây là một rào cản trong việc truy cứu TNHS đối với hành vi vi phạm trong thời gian trước khi Bộ luật hình sự được sửa đổi, bổ sung năm 2009. Hàng loạt các Công ty xả nước thải, chôn lấp hóa chất vào lòng đất gây ô nhiễm môi trường nước, đất gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng bị người dân phát hiện, tố cáo nhưng các cơ quan tố tụng không thể xử lý hình sự được vì quy định trên của Bộ luật hình sự. Ví dụ: Công ty Vedan thải vào sông Thị vải làm ô nhiễm môi trường nước gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng không bị truy cứu TNHS vì BLHS quy định tình tiết “đã bị xử phạt hành chính mà cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền gây hậu quả nghiêm trọng”. Công ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh chôn lấp 4.600 m 3 chất thải và cát nhiễm dầu xuống lòng đất nhưng do công ty vẫn chưa “ bị xử phạt hành chính…” lần nào do vậy việc truy cứu trách nhiệm hình sự vẫn là không thể. Công ty cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn thuốc độc hóa học, gây thiệt hại nặng nề đến sức khỏe và đời sống người dân ở hai huyện Cẩm Thủy, Yên Định - Thanh Hóa. Cho đến nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn chưa có phương án xử lý dứt điểm vụ việc này. * Về tình tiết làm môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng có thể là các trường hợp như: Gây suy thoái môi trường; gây ô nhiễm hay nhiễm độc nguồn nước, không khí; gây nhiễm xạ ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng; gây ngộ độc khu dân cư hay hàng loạt động vật tại một khu vực rộng lớn; gây ô nhiễm biển trên diện tích rất lớn, .v.v.. * Về tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng khác và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác quy định trong cấu thành tội phạm tăng nặng tội gây ô nhiễm môi trường được hiểu như sau: - Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác như các trường hợp: làm chết từ 3 (ba) đến 5 (năm) người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 11 (mười một) đến 15 (mười năm) người mà tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 61% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 6 (sáu) đến 10 (mười) người mà tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; gây thiệt hại về tài sản (như gia súc, thủy sản, thú rừng, v.v. bị chết) hoặc chi phí để khắc phục môi trường bị ô nhiễm hoặc sự cố môi trường từ một tỷ đồng đến dưới một tỷ năm trăm triệu đồng hoặc diện tích cây rừng bị chết do ô nhiễm môi trường từ 45.000m2 đến dưới 60.000m2 cây trồng chưa thành rừng, từ 7.500m2 đến dưới 10.000m2 rừng sản xuất, từ 4.500m2 đến dưới 6.000m2 rừng phòng hộ, từ 1.500m2 đến dưới 2.000m2 rừng đặc dụng v.v… - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác như các trường hợp: gây thiệt hại làm chết trên 5 (năm) người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trên 15 (mười năm) người mà tỉ lệ thương tật mỗi người từ 31% đến 61% hoặc gây tổn hại cho sức khỏe trên 10 (mười) người mà tỉ lệ thương tật mỗi người từ 61% trở lên; gây thiệt hại về tài sản (như gia súc, thủy sản, thú rừng v.v. bị chết) hoặc chi phí để khắc phục môi trường bị ô nhiễm hoặc sự cố môi trường từ một tỷ năm trăm triệu đồng trở lên; diện tích cây rừng bị chết do ô nhiễm môi trường từ 60.000m 2 cây chưa thành rừng, từ 10.000m2 rừng sản xuất, từ 6.000m2 rừng phòng hộ, từ 2.000m2 rừng đặc dụng trở lên v.v… 3.2. Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (Điều 182a) - Hành vi tội phạm này được thể hiện ở hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về quản lý chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy chủ thể của tội này là những người có trách nhiệm trong việc quản lý các chất thải nguy hại. - Chất thải nguy hại là những chất thải có tên trong Danh mục chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14-4-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Chất thải nguy hại gồm hai loại: + Chất thải nguy hại trong mọi trường hợp (Có ký hiệu ** trong Danh mục chất thải nguy hại); + Chất thải có khả năng là chất thải nguy hại (Có ký hiệu * trong Danh mục chất thải nguy hại) là chất thải có ít nhất một tính chất nguy hại (tính dễ bắt cháy - nhiệt độ chớp cháy ≤ 60 độ C; tính kiềm pH ≥ 12,5; tính axit pH ≤ 2,0) hoặc có một thành phần nguy hại (có chứa kim loại nặng và hợp chất vô cơ như Antimon (Antimony), Asen (Arsenic), Bari (Barium), Muối florua (Fluoride) hoặc thành phần nguy hại hữu cơ (như o-Cresol - CH 3C6H4OH, m-Cresol - CH3C6H4OH, pCresol - CH3C6H4OH…) vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định tại Phần 2 của Quy chuẩn này. Ngưỡng chất thải nguy hại là giới hạn định lượng tính chất nguy hại hoặc thành phần nguy hại của một chất thải làm cơ sở để phân định, phân loại và quản lý chất thải nguy hại. - Hành vi vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại chỉ cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 182a, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 182 của Bộ luật hình sự. 3.3. Tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường (Điều 182b Bộ luật hình sự) - Sự cố môi trường là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra do các nguyên nhân khác nhau như: Bão, lũ lụt, động đất, sụt lở đất, núi lửa, biến đổi khí hậu… hoặc các thiên tai khác; Hỏa hoạn, cháy rừng, sự cố kỹ thuật của cơ sở sản xuất, kinh doanh…; Sự cố trong tìm kiếm, khai thác, vận chuyển, vận chuyển khoáng sản, sập hầm lò, tràn dầu, đắm tàu…; Sự cố trong lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử, sản xuất chế tạo nhiên liệu hạn nhân, kho chứa phóng xạ. - Hành vi phạm tội được thực hiện bởi lỗi cố ý, thể hiện ở một trong hai nhóm hành vi như sau: + Vi phạm các quy định về phòng ngừa sự cố môi trường, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm quy định tại Điều 182b nếu để xảy ra sự cố môi trường. Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ khi xảy ra sự cố môi trường; + Vi phạm các quy định về ứng phó sự cố môi trường, hành vi này chỉ cấu thành tội phạm khi làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác (xem Điều 182). Tội phạm được coi là hoàn thành kể từ thời điểm xảy ra hậu quả: sự cố môi trường, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. - Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là những người có trách nhiệm trong việc phòng ngừa sự cố môi trường hoặc ứng phó sự cố môi trường. 3.4. Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 185 BLHS) - Đưa chất thải nguy hại hoặc chất thải khác thông qua con đường nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, các phế phẩm sinh học, chế phẩm hóa học khác hoặc thủ đoạn khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội vì đây là những nguồn gây ô nhiễm môi trường. Bộ luật hình sự quy định tội phạm này nhằm ngăn chặn hành vi lợi dụng nhập khẩu hoặc bằng thủ đoạn khác để đưa chất thải vào Việt Nam gây ô nhiễm môi trường. - Chất thải nguy hại là những chất thải có tên trong Danh mục chất thải nguy hại được ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14-4-2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại. - Đối tượng của tội phạm này bao gồm: Máy móc, thiết bị, phương tiện nhiễm chất phóng xạ, vi trùng gây bệnh, chất độc khác chưa được tẩy rửa hoặc không có khả năng làm sạch; Nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất, hàng hóa trong danh mục nhà nước cấm nhập khẩu gây ô nhiễm môi trường; Máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải đã qua sử dụng để phá dỡ; Hợp chất làm suy giảm tầng ôzôn.v.v.. - Hành vi tội phạm được thể hiện ở một trong ba nhóm hành vi sau: + Nhập khẩu là hành vi đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam thông qua hình thức nhập khẩu trực tiếp hoặc nhập khẩu gián tiếp qua người được ủy thác; Ví dụ: Vụ việc Hải quan Hải phòng phát hiện 3.278 container chứa 56.618 tấn ắc quy chì phế thải và hàng hóa khác thuộc diện chất thải nguy hại đã nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng. Trong quá trình tạm nhập, các doanh nghiệp nhập khẩu đã tháo rời ắc-quy nên a-xít bị rò rỉ ra môi trường, gây ô nhiễm, rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người Ngày 19/9/2013, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường phối hợp với cơ quan giám định và Công an quận Hồng Bàng, Hải Phòng đã phát hiện Công ty cổ phần Thương mại Nga Huy Hà, có địa chỉ tại số 508 đường Hùng Vương, quận Hồng Bàng nhập khẩu 2 container phế liệu, trong chứa ôtô cũ ép bẹp, cùng các phụ tùng ôtô cũ, máy móc tàu thủy, máy trao đổi nhiệt công nghiệp là các phế thải của nước ngoài. Những mặt hàng trên đều nằm trong danh mục cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật và có nguy cơ phát tán chất thải nguy hại ra môi trường. + Cho phép nhập khẩu là hành vi của người có thẩm quyền phê chuẩn cho phép đưa các đối tượng hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam; + Thủ đoạn khác đưa vào lãnh thổ Việt Nam chất thải nguy hại… có thể là hành vi đưa hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam bằng các con đường công khai chính thức (như qua đường tiểu ngạch, quà biếu…). Hành vi đưa hàng hóa là chất thải khác vào Việt Nam chỉ cấu thành tội phạm theo quy định tại Điều 185 BLHS nếu thuộc một trong các trường hợp sau: + Chất thải nguy hại bao gồm phế liệu có chứa tạp chất nguy hại hoặc có chất phóng xạ (xem Điều 182); + Chất thải khác với số lượng lớn. Chất thải khác là các phế liệu không thuộc danh mục phế liệu được phép nhập khẩu. Số lượng lớn là trường hợp đưa các chất thải khác vào Việt Nam với số lượng từ 10.000 kg đến 30.000 kg. Để xác định hàng hóa đưa vào Việt Nam là chất thải nguy hại hoặc chất thải khác phải căn cứ vào các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: + Quy định Quy chuẩn Quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành theo Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ngày 16-11-2009; + Thông tư liên bộ số 2880/KCM-TM ngày 19-12-1996 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Bộ Thương mại quy định tạm thời đối với việc nhập khẩu; + Quyết định số 2019/1997/QĐ-BKHCNMT ngày 01-12-1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường quy định những yêu cầu chung về kỹ thuật đối với việc nhập khẩu các thiệt bị đã qua sử dụng; phế liệu… - Chủ thể của tội phạm gồm: Người nhập khẩu, người cho phép nhập khẩu, người thuê nhập khẩu bằng các dịch vụ trọn gói, những người cùng thực hiện hành vi phạm tội mang tính chất đồng phạm khác… * Chú ý: BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã sửa đổi, bổ sung Điều 185 Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam, cụ thể đã loại bỏ dấu hiệu “đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng” là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm. Vì qua thực tiễn 10 năm thi hành BLHS 1999 cho thấy quy định tình tiết này là một rào cản trong việc truy cứu TNHS đối với hành vi vi phạm. - Tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 185 BLHS được hiểu là những thiệt hại về vật chất do hành vi đưa chất thải vào Việt Nam gây ra. Hậu quả này có thể là tính mạng, sức khỏe của người khác (do tiếp xúc với các chất độc hại trong quá trình nhập khẩu, vận chuyển, cất trữ hoặc sử dụng hoặc do hậu quả của việc vận hành các dây chuyền công nghệ hoặc gây ô nhiễm gây ra) hoặc về tài sản, kể cả các chi phí để tiêu hủy chất thải nguy hại, khắc phục môi trường bị ô nhiễm (như làm chết từ 1 (một) đến 2 (hai) người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe từ 3 (ba) đến 5 (năm) người mà mức tổn hại thương tật mỗi người từ 31% trở lên; gây thiệt hại tài sản từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, .v.v..). - Tình tiết gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 185 được hiểu là những thiệt hại về vật chất do hành vi đưa chất thải vào Việt Nam gây ra. Hậu quả này có thể là trường hợp gây tổn hại cho sức khỏe từ 6 (sáu) đến 10 (mười) người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 61%; Gây tổn hại cho sức khỏe từ 2 (hai) người đến 5 (năm) người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; Hoặc làm chết từ 3 (ba) đến 4 (bốn) người hoặc gây thiệt hại về tài sản (như chi phí để tiêu hủy chất thải, khắc phục môi trường ô nhiễm) trên năm trăm triệu đồng đến một tỷ đồng v.v… - Tình tiết gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng quy định tại khoản 3 Điều 185 được hiểu là những thiệt hại về vật chất do hành vi đưa chất thải vào Việt Nam gây ra. Hậu quả này có thể là gây tổn hại cho sức khỏe trên 10 (mười) người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên đến 61%; gây tổn hại cho sức khỏe từ 6 (sáu) người trở lên với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên; gây chết từ 5 (năm) người trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản (như chi phí để tiêu hủy chất thải, khắc phục môi trường bị ô nhiễm) trên 1 (một) tỷ đồng trở lên v.v… 3.5. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người (Điều 186 BLHS) - “Dịch bệnh nguy hiểm” là những loại bệnh nguy hiểm, có khả năng gây tổn hại nặng đến sức khoẻ hoặc tính mạng của người bị lây nhiễm, dễ lây nhiễm, dễ lan rộng và nhanh chóng từ người này sang người khác (như: virus H1N1, H5N1, H7N9, dịch tả, đậu mùa, thương hàn, bệnh than...) Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho tính mạng, sức khoẻ của con người cũng như cho môi trường sinh thái. - Hành vi phạm tội có thể là một trong bốn nhóm hành vi cụ thể sau đây: + Đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người. Do dịch bệnh thường phát sinh từ những vùng, những khu vực nhất định nên khi phát hiện dịch bệnh, ngành Y tế cùng các cơ quan có liên quan phải tổ chức khoanh vùng có dịch để xử lý và hạn chế sự lây lan. Hành vi đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác (như các dụng cụ, phương tiện giết mổ động vật, vật liệu, bao bì đóng gói, lưu thông vận chuyển động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh) có khả năng truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người là góp phần làm cho dịch bệnh lây lan ra khỏi vùng có dịch bệnh, gây những hậu quả xấu cho môi trường và cho tính mạng, sức khoẻ của con người trong những vùng chưa bị lây nhiễm nên bị coi là hành vi phạm tội. + Đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người: Đây là hành vi thông qua việc nhập khẩu bằng các con đường khác nhau để đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người. + Cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, cấp phép cho tổ chức, cá nhân nhập khẩu vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng truyền cho người. + Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người: đây có thể là những hành vi khác vi phạm các quy định của pháp luật về phòng chống dịch bệnh nguy hiểm cho người (như: cố tình không tiêm phòng vắc-xin phòng dịch cho nhân dân; không tổ chức kịp thời việc khoanh vùng, tẩy uế khu vực có dịch bệnh để dịch bệnh có điều kiện lây lan thêm; người bị nhiễm bệnh không chịu áp dụng các phương pháp cách ly, phòng ngừa bắt buộc để tránh lây lan dịch bệnh cho người khác v.v...). Những hành vi này cũng góp phần làm cho bệnh tật nguy hiểm lây lan, gây những hậu quả xấu cho môi trường và cho tính mạng, sức khoẻ của con người, do đó cũng bị coi là hành vi phạm tội. - Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người. Nói cách khác thì người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người thì chưa bị coi là phạm tội. - Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam...” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật nhưng những động vật, thực vật hoặc sản phẩm này bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người. - Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, có thể làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. - Gây hậu quả rất nghiêm trọng quy định trong khoản 2 Điều 186 được hiểu là: trường hợp làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm từ 10 (mười) người đến dưới 50 (năm mươi) người; có thể làm chết từ 2 (hai) người đến 5 (năm) người hoặc gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đến dưới năm trăm triệu đồng (chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả)… - Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng có thể là trường hợp làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho từ 50 (năm mươi) người trở lên; làm chết người từ 6 (sáu) người trở lên; gây thiệt hại tài sản từ năm trăm triệu đồng trở lên (chi phí cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả); làm lan truyền dịch bệnh nguy hiểm trong thời gian có chiến tranh, thiên tai hoặc làm lan truyền dịch bệnh nguy hiểm cho lực lượng vũ trang trong thời chiến... 3.6. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật (Điều 187 BLHS) - Dịch bệnh nguy hiểm đối với động vật, thực vật là những loại dịch bệnh truyền nhiễm của động vật, thực vật có thể lây lan thành dịch (Một số loại dịch bệnh nguy hiểm thường thấy ở động vật, thực vật là dịch long móng, lở mồm ở bò; dịch bò điên, dịch chó dại, mèo dại, dịch đóng dấu, tai xanh ở lợn; dịch cúm ở gà, vịt...; Một số loại dịch bệnh nguy hiểm thường thấy ở thực vật như bệnh rầy nâu, bệnh sâu cuốn lá...) thuộc danh mục do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; gây ra những hậu quả nghiêm trọng, hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng cho môi trường sinh thái và trong nhiều trường hợp cho cả tính mạng, sức khoẻ của con người khi sử dụng những sản phẩm làm ra từ động vật, thực vật bị nhiễm bệnh. - Hành vi phạm tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật có thể là một trong những hành vi cụ thể sau đây: + Đưa vào hoặc mang ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh: khu vực hạn chế lưu thông động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác là khu vực mà Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố là có dịch. + Đưa vào hoặc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch: đối tượng kiểm dịch bao gồm động vật, thực vật và sản phẩm động vật; thức ăn chăn nuôi; các dụng cụ, phương tiện giết mổ động vật, vật liệu, bao bì đóng gói chứa đựng, lưu thông vận chuyển động vật, thực vật. + Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật: đây có thể là những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thú y và kiểm dịch thực vật (như: cố tình không tiêm phòng vắc-xin hoặc áp dụng các phương pháp cách ly, phòng ngừa bắt buộc khác để tránh gây nguy hại cho người và phòng bệnh nguy hiểm cho động vật; bán, giết mổ hoặc vứt xác động vật chết gây ô nhiễm môi trường...). - Những hành vi nói trên chỉ cấu thành tội phạm khi thoả mãn một trong hai dấu hiệu sau đây: + Gây hậu quả nghiêm trọng: hậu quả nghiêm trọng do một trong những hành vi nói trên gây ra có thể là gây thiệt hại về tài sản từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (bao gồm tiền bị thiệt hại do vật nuôi, cây trồng bị chết, tiền chi cho việc ngăn chặn dịch bệnh, khắc phục hậu quả). + Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm: Người có hành vi vi phạm hành chính trong việc làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật, trước đó đã bị xử phạt hành chính về chính hành vi này, chưa hết thời hạn một năm[1], nay lại tiếp tục vi phạm thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người thực hiện một trong các hành vi nói trên đã làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật. Nói cách khác thì người thực hiện những hành vi nói trên nhưng không hoặc chưa làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật thì chưa bị coi là phạm tội. - Chủ thể của tội phạm này bao gồm hai loại: đối với hành vi “đưa ra khỏi khu vực hạn chế lưu thông...”, “đưa vào Việt Nam...” hoặc các “hành vi khác” thì chủ thể có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Riêng đối với hành vi “cho phép đưa vào Việt Nam... ” thì chủ thể là những người có chức vụ, quyền hạn trong việc phê duyệt, chấp thuận, cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật nhưng những sản phẩm này bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật ở trong nước. - Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý, người thực hiện hành vi phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện. Động cơ và mục đích của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. - Người có thẩm quyền do khinh suất hoặc thiếu trách nhiệm trong việc cho phép đưa vào Việt Nam động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật thuộc đối tượng kiểm dịch mà không thực hiện các quy định của pháp luật về kiểm dịch không phải là chủ thể của tội phạm này. Tùy từng trường hợp cụ thể, người đó có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trong theo quy định Điều 285 BLHS. - Hậu quả rất nghiêm trọng có thể là những trường hợp gây thiệt hại tài sản từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng (bao gồm tiền bị thiệt hại do vật
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146