Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Giáo án điện tử MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

.DOCX
44
270
72

Mô tả:

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÉT XỬ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 1. Tình hình chung Đất nước ta đang từng bước chuyển nhanh sang cơ chế thị trường và trong cơ chế thị trường, tội phạm kinh tế có một môi trường hoạt động mới và mang một mầu sắc mới cả về cơ cấu tội phạm, tính chất của tội phạm, hình thức thể hiện của tội phạm, quy mô của tội phạm... Từ ăm 2000 đến nay, trên phạm vi cả nước các Cơ quan bảo vệ pháp luật đã khám phá điều tra mỗi năm trên 10.000 vụ. Toà án các cấp đã xét xử sơ thẩm hàng năm cũng xấp xỉ 10.000 vụ các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (TTQLKT). Không dừng ở con số thống kê hàng nghìn vụ với hàng vạn bị cáo, diễn biến của tình hình các tội xâm phạm TTQLKT ngày càng phức tạp, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Tội phạm diễn ra trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế: tài chính - ngân hàng, quản lý, sử dụng đất đai, lâm nghiệp, xuất nhập khẩu, xây dựng cơ bản... Nhiều tội phạm đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, mang tính chất khu vực, quốc tế... Nổi lên là tội phạm buôn lậu, trốn lậu thuế, sản xuất, buôn bán hàng giả... trong những năm qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã có vai trò tích cực đấu tranh, ngăn chặn các tội xâm phạm TTQLKT, nhưng việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử loại tội phạm này còn chậm, nhiều trường hợp xử lý thiếu chính xác. Đứng trước tình trạng trên, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quản lý kinh tế đã không ngừng được thể chể hóa bằng pháp luật, trong đó có Pháp luật hình sự. Sau 10 năm áp dụng Bộ luật hình sự năm 1999, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng thì Bộ luật hình sự năm 1999 cũng đã bộc lộ những nội dung bất cập, một số điều luật không còn phù hợp với một số tội phạm nói chung và một số tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói riêng và đặc biệt hiện nay nhiều quy định đã không còn phù hợp với sự phát triển về mọi mặt của đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 5 ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999. Trong đó, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại Chương XVI đã được bổ sung thêm 06 điều luật mới gồm 35 điều (từ Điều 153 đến Điều 181c). Việc sửa đổi này tại chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, nhằm đấu tranh với các hành vi phạm tội bảo vệ các quan hệ kinh tế, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ đổi mới. 2. Khái niệm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Theo quy định của pháp luật hình sự Việt Nam thì: Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là những hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại đến nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, các tổ chức, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân thông qua hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước. II. CÁC DẤU HIỆU PHÁP LÝ CỦA CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 2.1. Khách thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế xâm hại đến các quan hệ xã hội đó là chế độ quản lý, điều hành nền kinh tế Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xâm phạm quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng... 2.2. Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Mặt khách quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, thể hiện ở các hành vi cố ý vi phạm các quy định của Nhà nước bằng nhiều loại hành vi khác nhau với những mức độ khác nhau vì mục đích và động cơ vụ lợi. Các hành vi phạm tội này có thể được biểu hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động song đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội đã gây ra hoặc đe dọa gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế quốc dân hoặc cho từng ngành, từng địa phương, từng lĩnh vực kinh tế nhất định. Hậu quả xảy ra cũng ở nhiều mức độ khác nhau (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng) thể hiện như: Làm rối loạn thị trường, mất cân đối cung cầu, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất hàng hóa trong xã hội ta. Trong nhiều trường hợp còn gây cho người tiêu dùng thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn gây cả thiệt hại về tính mạng, sức khỏe. Đối với một số tội phạm thì hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. 2.3. Chủ thể của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Người thực hiện các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có thể là bất kỳ ai đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 và 13 Bộ luật hình sự. Trong đó cũng có một số tội thì là chủ thể đặc biệt chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, tổ chức kinh tế (các điều 165, 166, 167, 169, 170, 174, 176, 177, 178, 179)… 2.4. Mặt chủ quan của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thực hiện với hình thức lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Tức là khi thực hiện hành vi phạm tội, người phạm tội ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc với ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ các nhận khác. 2.5. Chính sách hình sự đối với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Căn cứ vào tính chất quan trọng của khách thể, trong Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Bộ luật hình sự, cũng đã có những sự phân định rõ ràng để theo đó các Thẩm phán áp dụng một cách chính xác và thống nhất trong việc định tội và quyết định hình phạt như mức độ nào của hành vi vi phạm là tội phạm và ở mức độ nào thì hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hành chính hoặc xử lý bằng các biện pháp khác. Đồng thời, từ sự phân định đó cũng là là căn cứ để phân loại tộ phạm thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tooiij phạm đặc biệt nghiêm trọng như quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại Chương XVI thì mức hình phạt cao nhất là tới tử hình (Tội buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh Điều 157), mức hình phạt tù chung thân đối với hai tội là (tội buôn lậu Điều 153 và tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả Điều 180). Tù có thời hạn tới hai mươi năm đối với các tội (Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng Điều 165, tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả khác Điều 181). Bên cạnh đó chính sách hình sự của Nhà nước ta cũng có sự phân hóa đối với những trường hợp người phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng thì mức hình phạt có thể là phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn từ sáu tháng đến ba năm. Tùy theo từng trường hợp cụ thể người phạm tội còn phải bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Phạt tiền, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. III. Một số tội phạm cụ thể 1. Tội buôn lậu (Điều 153) + Dấu hiệu pháp lý: a. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm: là sự xâm phạm chính sách quản lý Nội thương và Ngoại thương. Hay nói theo cách đầy đủ thì buôn lậu chính là hành vi xâm phạm tới trật tự quản lý kinh tế trong việc xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử. b. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm: được đặc trưng bởi các dấu hiệu sau: Hành vi khách quan, là hành vi buôn bán hàng hoá qua biên giới quốc gia trái phép bao gồm: Các loại hàng hóa, tiền việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm một cách trái pháp luật qua biên giới như: Vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu mà không khai báo hoặc khai báo hàng hóa một cách gian dối hoặc giấu giếm hàng hóa, tiền tệ… hoặc sử dụng các loại giấy tờ giả mạo của cơ quan có thẩm quyền; vận chuyển hàng hóa lén lút, bí mật qua cửa khẩu để trốn tránh sự phát hiện của cơ quan có thấm quyền như Hải Quan, Bộ đội Biên phòng. Hành vi này có thể thực hiện bằng đường bộ, đường không, đường thủy. Hành vi khách quan của tội buôn lậu, không bao gồm nhiều hành vi , nhưng thủ đoạn lại rất da dạng như: - Lợi dụng những kẽ hở của Hợp đồng mua bán để buôn lậu ví dụ, Hợp đồng nhập khẩu là khung gầm xe ô tô, nhưng các đối tượng lại mua xe nguyên chiếc rồi tháo rời các linh kiện để nhập khung gầm, còn linh kiện nhập sau về lại lắp ráp thành xe nguyên chiếc. - Dùng thủ đoạn móc ngoặc, hối lộ với Hải quan cửa khẩu để nhập hàng không đúng với giáy phép như vụ án Tân Trường Sanh… - Lợi dụng sự quản lý yếu kém của Cơ quan Nhà nước và sự thiếu kinh nghiệm, kém hiểu biết của cán bộ các ngành đã móc ngoặc ngay trong việc xin cấp giấy phép nhập hàng hóa, khi bị phát hiện thì rất khó quy kết có phải là buôn lậu hay không buôn lậu. Ví dụ, những trường hợp mua lại các giấy phép của Bộ Công thương cấp cho các doanh nghiệp được nhập khẩu xe qua sử dụng, rồi lợi dụng giấy phép đã ra nước ngoài mua xe mới rồi làm cũ vài chi tiết để hợp lý rồi về Việt Nam bán theo giá xe mới thuế chước bạ đóng theo xe mới. (vụ Nguyễn Thị Mỹ Phượng)… - Rồi các hình thức buôn lậu núp dưới hình thức tạm nhập, tái xuất. Nhưng khi nhập hàng hàng về lại tiêu thụ ngay không xuất đi. Tội phạm hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi vận chuyển các loại hàng hóa nêu trên qua biên giới. Trường hợp khi hàng hóa đã vận chuyển vào nội địa mới bị phát hiện, thì hành vi vẫn cấu thành tội buôn lậu Địa điểm phạm tội qua Biên giới quốc gia là dấu hiệu bắt buộc. Thuật ngữ Biên giới cần được hiểu là: Biên giới là đường phân cách giữa quốc gia này với quốc gia khác. Bao gồm Biên giới đường bộ, đường thủy, đường không. Vấn đề cần lưu ý ở đây là: Thế nào là qua Biên giới quốc gia? Có quan điểm cho rằng để truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi buôn lậu thì hàng hóa phải được đưa qua đường biên. Nếu theo quan điểm này thì không bao giờ xử được tội buôn lậu. Vì hàng hóa đã được đưa qua Biên giới thì các Cơ quan pháp luật của Việt Nam làm sao có thể vượt qua Biên giới để bắt đối tượng buôn lậu trên lãnh thổ một quốc gia khác được. Hơn nữa còn phải xem Luật pháp của quốc gia đó có cấm đoán các hành vi này hay không? Chính vì vậy, khi xác định hành vi buôn bán trái phép hàng hóa đã qua biên giới hay chưa, không phải là căn cứ vào hàng hóa đó đã qua biên giới hay chưa, mà phải căn cứ vào hàng hóa đó đã thoát khỏi sự kiểm soát của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xuất, nhập khẩu hàng hóa đó (Cơ quan Hải Quan). Tức là phải căn cứ vào đại điểm mà cơ quan kiểm soát hàng hóa qua biên giới như: Hải quan sân bay, Hải quan các cửa khẩu, có khi địa điểm lại nằm sâu trong lãnh thổ nhưng hành vi buôn lậu vẫn xảy ra. Về vấn đề này, hiện nhiều quan điểm khác nhau, chưa có hướng dẫn cụ thể, nhưng qua thực tiễn xét xử, chúng ta vẫn áp dụng theo quan điểm như đã phân tích trên về việc “hàng hóa đó đã thoát khỏi sự kiểm soát của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc xuất, nhập khẩu hàng hóa hay chưa?” Đối tượng tác động , vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm của tội phạm thuộc 3 nhóm sau: - Hàng cấm phải có số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính về 1 trong các hành vi từ Điều 153 đến Điều 161, hoặc đã bị kết án về 1 trong những tội này nhưng chưa được xoá án tích. Chú ý: Hàng cấm là đối tượng tác động của Điều 153 trừ các mặt hàng cấm đã quy định thành các tội độc lập như ma tuý, vũ khí quân dụng... vì các loại tài sản này đã được quy định thành các tội danh độc lập. - Vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hoá. - Hàng hoá khác phải có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên. Nếu dưới 100 triệu đồng thì phải thoả mãn 1 trong 2 điều kiện: Đã bị xử phạt hành chính về 1 trong những hành vi được quy định từ Điều 153 đến Điều 161. Đã bị kết án về một trong những tội này nhưng chưa được xoá án tích. Cần chú ý một số thuật ngữ sau: - Hàng hóa, là vật phẩm được làm ra trong quá trình sản xuất, có giá trị và được đem ra trao đổi ở thị trường. - Tiền Việt Nam, là tiền, ngân phiếu, trái phiếu và các loại thẻ tín dụng hoặc giấy tờ khác có giá trị thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành. - Kim khí quý, là các loại kim khí thuộc loại quý hiếm dạng tự nhiên hoặc các chế phẩm làm từ kim khí quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Vàng, bạc, bạch kim.. Đá quý, là các loại đá tự nhiên và các thành phẩm từ đá quý theo danh mục do Nhà nước Việt Nam ban hành như: Kim cương, Ru bi, Saphia… và những đá quý tự nhiên khác có giá trị tương đương. - Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, là cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hóa do Nhà nước quy định. - Hàng cấm, là hàng hóa mà Nhà nước cấm buôn bán trên lãnh thổ Việt Nam và cấm nhập khẩu như: - Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng; - Các sản phẩm văn hóa đồi trụy, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách; - Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài; - Các loại pháo; - Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phep sử dụng tại Việt Nam; - Thực động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; - Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Để tránh sự nhầm lẫn về tội danh buuon lậu với các tội khác thì: Khi xác định các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm buôn bán hay không, các Thẩm phán cần căn cứ vào các quy định của Nhà nước về hàng hóa cấm buôn bán, đối chiếu với BLHS xem loại hàng hóa đó đã là đối tượng của tội phạm nào chưa. Nếu hàng cấm đã là đối tượng của tội phạm khác rồi thì không còn là đối tượng của tội buôn lậu nữa. Cần lưu ý: Trường hợp buôn bán trái phép qua biên giới động vật hoang dã quý hiếm thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loài động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ ở trong nước thì đều bị truy cứu trách nhiệm về tội buôn lậu, còn lại thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 190 tội “vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ”. Hậu quả do hành vi buôn lậu mang lại chính là việc Nhà nước không kiểm soát được hàng hóa xuất, nhập khẩu, gây thất thoát thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu hàng hóa. c. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: là bất kỳ ai có năng lực TNHS đạt độ tuổi nhất định, song người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều luật mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo khoản 3 và khoản 4 của điều luật là những trường hợp rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng. d. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm: lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích buôn bán kiếm lời là dấu hiệu đặc trưng cho tội buôn lậu và là căn cứ để phân biệt tội buôn lậu qua biên giới với tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Về hình phạt đối với tội buôn lậu tại Điều 153 quy định mức tối thiểu là phạt tiền là hình phạt chính tới 10.000.000đ và cao nhất tới tù chung thân đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng. Những vướng mắc hiện nay khi áp dụng các tình tiết định khung hình phạt để quyết định hình phạt Hiện tại khi xét xử tội buôn lậu, một số tình tiết định khung hình phạt vẫm còn những cách hiểu khác nhau chưa thống nhất như sau: Thứ nhất, về vấn đề định lượng trong định khung hình phạt quy định tại điểm d khoản 2 “vật phạm pháp có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”; điểm a khoảng 3 “vật phạm pháp có giá trị từ năm trăm triệu đồng đến dưới môt tỷ đồng” và điểm a khoản 4 “vật phạm pháp có giá trị từ một tỷ đồng trở lên”. Đối với những trường hợp xác định về định lượng thì không khó, chúng ta chỉ cần căn cứ vào giá trị thật của hàng hóa theo giá thị trường nơi xảy ra tội phạm; trường hợp khó xác định giá trị thật trên thị trường thì phải trưng cầu giám định, yêu cầu xác định cụ thể về giá trị hàng hóa. Song đối với những trường hợp hàng phạm pháp vừa là hàng hóa được lưu thông, vừa là vật phẩm thuộc di tích lịch sử vừa là hàng cấm thì xác định thế nào, trong khi theo quy định tại Điều 153 thì hàng phạm pháp bao gồm cả ba loại trên? Đây quả là vấn đề phức tạp, vì hàng hóa là vật phẩm thuộc di tích lịch sử thì không được lưu thông trên thị trường và không thể áp bất cứ loại giá nào được đây là lợi ích phi vật chất. Tương tự như vậy, hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường thì cũng không thể quy định một mức giá nhất định, mà việc mua bán hai loại hàng hóa trên, dựa vào ý thích hoặc nhu cầu mang tính cảm tính của một số người mà thôi. Thực tiễn những năm qua, không ít vụ án buôn lậu liên quan đến loại hàng hóa này dẫn đến có các quan điểm khác nhau, song cũng chưa có giải thích hoặc hướng dẫn cụ thể, nhà làm luật cũng chưa dự liệu hết các trường hợp thực tiễn đặt ra nên rất khó cho chúng ta khi giải quyết các vụ án trong thực tiễn. Thứ hai, về “số lượng hàng cấm rất lớn” quy định tại điểm đ khoản 2; “hàng cấm có số lượng đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 153 BLHS. Về vấn đề này đôi khi quy định cũng mang tính chưa cụ thể và chung chung. Vấn đề xá định hàng cấm có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn căn cứ vào đâu? Căn cứ vào số lượng hàng hóa bao nhiêu thứ, bao nhiêu loại để tính hay căn cứ vào giá trị của hàng hóa để tính? Có những loại số lượng rất ít nhưng giá trị lại rất cao như Đá quý, Kim cương… Vấn đề này hiện cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên khó khăn nhất là những trường hợp hàng cấm là loại không thuộc loại có thể tính ra bằng tiền như hàng hóa là vật phẩm thuộc di tích lịch sử; hàng hóa cấm lưu thông trên thị trường hoặc hàng hóa là các loại động vật hoang dã thì sao? Đôi khi số lượng rất ít mà giá trị lại rất cao ví dụ, như một bức tượng đồng đen thời cổ; một cá thể hổ… vấn đề này cần phải có hướng dẫn cụ thể của các cơ quan Tư pháp Trung ương. Thứ ba, Về tình tiết “thu lợi bất chính lớn” quy định tại điểm e khoản 2; “thu lợi bất chính rất lớn” quy định tại điểm c khoản 3; “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” quy định tại điểm b khoản 4 Điều 153 BLHS. Về vấn đề này, hiện đã có những quan điểm cho rằng nhà làm luật quy định tình tiết thu lợi bất chính lớn, rất lớn, đặc biệt lớn là không thực tế và không bao giờ chính xác bởi lẽ: có những loại hoàng hóa vốn bỏ ra ít những thu lợi lại cao và ngược lại. Thực chất các cơ quan tiến hành tố tụng rất khó tính toán để kết luận họ thu lợi được bao nhiêu, vì buôn lậu thì không bao giờ có hóa đơn để chứng minh đầu vào đầu ra, chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội mà họ thì không bao giờ nói thật, thậm chí họ còn khai là bị lỗ. Rồi bao nhiêu thì là thu lợi lớn, rất lớn, đặc biệt lớn? Vấn đề này cũng không có văn bản hướng dẫn nào để áp dụng thống nhất. Theo chúng tôi, chúng ta có thể áp dụng tương tự như hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 09/2011 ngày 30/11/2011 của BCA BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTCTANDTC là: “Thu lợi bất chính lớn” là thu lợi bất chính từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng. “Thu lợi bất chính rất lớn” là thu lợi bất chính từ năm mươi triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng. “Thu lợi bất chính đặc biệt lớn” là thu lợi bất chính từ một trăm triệu đồng trở lên. 2. Tội Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới (Điều 154) BLHS Khái niệm: Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới với bất cứ hình thức và thủ đoạn nào. Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm: a. Những dấu hiệu về chủ thể của tội phạm: là bất kỳ ai có năng lực TNHS đạt độ tuổi nhất định, song người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1, khoản 2 của điều luật mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo khoản 3 của điều luật là những trường hợp rất nghiêm trọng do cố ý. Ngoài ra còn những dấu hiệu khác đã được quy định cụ thể tại cấu thành cơ bản của điều luật. b. Những dấu hiệu về khách thể của tội phạm: là những hành vi nguy hiểm xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế trong việc vận chuyển hàng hóa, tiền tệ, kim khí, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa và hàng cấm. Lưu ý: Khi xác định đối tượng tác động, nếu cần phải trưng cầu giám định của cơ quan chuyên môn thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định (xem phân tích về đối tượng tác động của tội buôn lậu). c. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm. Thứ nhất: Hành vi khách quan, là hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ với các thủ đoạn và phương pháp khác nhau qua đường bộ, đường hàng không, đường thủy hoặc qua bưu chính viễn thông để qua biên giới quốc gia. Khác với tội buôn lậu, thì ở tội này người phạm tội không phải là chủ hàng mà chỉ là người vận chuyển thuê cho chủ hàng để lấy tiền công hoặc không lấy tiền công. Nếu người vận chuyển trái phép… là người đồng phạm trọng vụ án buôn lậu thì hành vi vận chuyển trái phép… bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 153 về tội buôn lậu. Thứ hai: Hậu quả của hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, là những thiệt hại đến tính mạng, tài sản và những thiệt hại khác do hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới gây ra. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm và cũng không phải là yếu tố định khung hình phạt của tội phạm này. Thứ ba: Các dấu hiệu khách quan khác của tội phạm. Ngoài những dấu hiệu khách quan như đã nêu, thì đối với tội vận chuyển hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, nhà làm luật cũng quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm như: giá trị hàng hóa phạm pháp; số lượng hàng phạm pháp, địa điểm phạm tội. Nếu thiếu các dấu hiệu này thì dù một người có hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa cũng không thể cấu thành tội “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” được. d. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm. Người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới là hành vi do lỗi cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nếu người phạm tội biết rõ hàng hóa, tiền tệ mà mình vận chuyển là hàng do người khác buôn lậu, nhưng vẫn vận chuyển thuê hoặc vận chuyển hộ, thì hành vi vận chuyển trái phép này bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu với vai trò đồng phạm. Động cơ mục đích của người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, những việc xác định mục đích của người phạm tội có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt, nếu một người vì lợi nhuận mà vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, thì tính nguy hiểm sẽ cao hơn đối với người vì nể nang mà vận chuyển hộ. Vì lợi nhuận thì có thể họ sẽ có những hành vi chống đối lại cơ quan chức năng để bảo vệ lợi nhuận của họ. Về một số vấn đề cần lưu ý như về định lượng vật phạm pháp, số lượng hàng cấm lớn (tham khảo thêm phần phân tích ở tội buôn lậu). 3. Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm (Điều 155 BLHS). Khái niệm: Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là hành vi làm ra, cất giữ, chuyển dịch, mua bán hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm: a. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Là bất kỳ ai có năng lực TNHS đạt độ tuổi nhất định, song người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều luật mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo khoản 2 và khoản 3 của điều luật là những trường hợp rất nghiêm trọng do cố ý. b. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm. Hành vi phạm tội quy định tại Điều 155 BLHS đã xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế trong việc sản xuất, tàng trữ, vận chuyển buôn bán hàng cấm mà Nhà nước độc quyền quản lý đối với một số hàng hóa do pháp luật quy định. Đối tượng tác động của tội phạm này, chính là các loại hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh, theo như quy định tại Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/03/1999 của Chính phủ thì những loại hàng hóa Nhà nước cấm kinh doanh đã là đối tượng của các tội khác quy định tại các Điều 193, 194, 195, 196 (các tội phạm về ma túy) Điều 230 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự” Điều 232 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” Điều 233 “Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ”. Cụ thể hiện Nhà nước Việt Nam đang cấm tư nhân kinh doanh các mặt hàng như: Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng; Các sản phẩm văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan, hoặc có hại tới giáo dục nhân cách; Thuốc lá điếu sản xuất tại nước ngoài; Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam; Thực, động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ; Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh và trật ựt an toàn xã hội. c. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm: Bao gồm các hành sau: - Sản xuất hàng cấm, là làm ra những hàng hóa mà Nhà nước cấm kinh doanh như đã phân tích ở trên. ở đây hành vi sản xuất hàng cấm có thể là làm mới hoàn toàn, cúng có thể là lắp ráp từ những bộ phận của hàng hóa, theo tính năng tác dụng của hàng hóa đó. Người phạm tội có thể tham gia đầy đủ các công đoạn, cũng có thể chỉ tham gia một công đoạn nào đó trong quá trình sản xuất hàng cấm. - Tàng trữ hàng cấm, là hành vi cất giữ bất hợp pháp hàng cấm ở bất cứ chỗ nào có thể là nơi làm việc, nơi ở, mang theo người, cất lẫn trong hành lý, trên phương tiện giao thông. Thời gian tàng trữ dài hay ngăn không có ý nghĩa với việc định tội. - Vận chuyển hàng cấm, là hành vi chuyển dịch hàng cấm từ nơi này sang nơi khác, từ người này sang người khác bằng bất kỳ phương thức nào có thể là bằng đường bộ, đường hàng không, đường thủy, đường sắt, đương bưu điện. Buôn bán hàng cấm, là hành vi mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lợi nhuận như mua bán thông thường, đổi hàng, thanh toán công nợ bằng hàng cấm. Hậu quả: của các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm gây ra những thiệt hại cả về vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… Ngoài ra còn những dấu hiệu khác đã được quy định cụ thể traong cấu thành cơ bản. Những vấn đề cần lưu ý về mặt khách quan của tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là: Điều 155 là tội ghép bao gồm bốn hành vi độc lập tương ứng với bốn tội danh độc lập. Nếu người phạm tội thực hiện một trong những hành vi trên thì họ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội cụ thể đó với những tội danh độc lập có thể là sản xuất hàng cấm; tàng trữ hàng cấm, vận chuyển hàng cấm, mua bán hàng cấm. Nếu những hành vi này lại liên quan chặt chẽ với nhau, kế tiếp nhau về mặt thới gian, hành vi này là tiền đề là điều kiện hoặc là hệ quả tất yếu của hành vi kia thì người phạm tội phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh đầy đủ về các hành vi mà họ đã thực hiện. Còn về tình tiết hàng cấm có số lượng lớn và thu lợi bất chính lớn cần nghiên cứu thêm phân tích ở tội buôn lậu. d. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm. Người thực hiện các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm là do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Động cơ mục đích tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng cũng có ý nghĩa trong quyết định hình phạt. 4. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156 BLHS) Khái niệm: Sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi làm ra, mua bán hàng hóa không phải là hàng thật. Hàng giả có thể là giả cả về nội dung và hình thức, hoặc chỉ giả về hình thức như nhãn mác giả, bao gói của sản phẩm giả, hoặc chỉ giả về nội dung, chất lượng và công dụng không đạt những tiêu chuẩn ký thuật tối thiểu cần phải có so với hàng thật.. Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng: a. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm. Là bất kỳ ai có năng lực trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi nhất định, song người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều luật mà họ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này theo khoản 2 và khoản 3 của điều luật là những trường hợp rất nghiêm trọng do cố ý. b. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm. Theo quy định của pháp luật, mọi tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa của mình. Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả xâm phạm tới quy định của Nhà nước trong quản lý thị trường về tiêu chuẩn đo lường chất lượng hàng hóa và lợi ích của người tiêu dùng. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hóa được sản xuất, buôn bán không phải là hàng thật. Hiện nay, việc xác định thế nào là hàng giả cần căn cứ vào Nghị định số 140//HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định về kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả như sau: Căn cứ vào Điều 3 của Nghị định trên, thì hàng giả là những sản phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như hàng hóa thật được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường; hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Căn cứ vào Điều 4 của Nghị định trên, thì sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả: 1. Sản phẩm, hàng hóa (kể cả nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhân đồng ý; 2. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế), hoặc đã được bảo hộ theo Diều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết; 3. Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với sản phẩm đã đăng ký với cơ quan Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng; 4. Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam; 5. Sản phẩm, hàng hóa đã được đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức tối thiểu cho phép; 6. Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó. Căn cứ vào tính chất giả tạo của hàng giả có thể chia hàng giả thành các loại: Hàng giả về chất lượng hoặc công dụng; hàng giả về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc, xuất xứ; hàng giả về nhãn hàng hóa và các ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Văn hóa anh mỹ...
200
20326
146