Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈ...

Tài liệu NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025

.PDF
22
394
64

Mô tả:

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------ TRẦN THỊ MINH KHÓA: 2013 – 2015 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ HÀ NỘI - 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ------------------------ TRẦN THỊ MINH KHÓA: 2013 – 2015 NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành: Kỹ thuật cơ sở hạ tầng đô thị Mã số: 60.58.02.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS: NGUYỄN HỮU THỦY HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Kinh thưa Thầy cô, cho đến hôm nay tác giả đã gần kết thúc chương trình học Thạc sĩ ngành Kỹ thuật Hạ tầng Đô thị. Khi hoàn tất luận văn tốt nghiệp, tác giả muốn gửi lời tri ân đến tất cả quý Thầy cô Khoa đào tạo sau đại học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội là những người đã giúp đỡ em trong suốt 2 năm vừa qua. Đã tạo điều kiện học tập tốt, tận tình hướng dẫn, định hướng khoa học và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt để tác giả hoàn thiện luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Hữu Thủy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện luận văn và cung cấp nhiều thông tin khoa học có giá trị để luận văn được hoàn thành. Đề tài nghiên cứu của Luận văn có liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp khác nhau, trong đó các cơ sở pháp lý còn hạn chế, số liệu thu thập phục vụ luận văn gặp khó khăn. Mặt khác trình độ người nghiên cứu còn có những hạn chế nhất định, nên Luận văn khó tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được những lời nhận xét góp ý để Luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tác giả xin chân thành cảm ơn và kính chúc Thầy cô, bạn bè dồi dào sức khỏe , thành công trong công tác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả TRẦN THỊ MINH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả TRẦN THỊ MINH DANH MỤC CÁC CHỬ VIẾT TẮT CN Công nghiệp CNN Cụm công nghiệp CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTNH Chất thải nguy hại KCN Khu công nghiệp KCX Khu chế xuất KT – XH Kinh tế xã hội TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân VLXD Vật liệu xây dựng WHO Tổ chức Y tế Thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng, biểu Bảng 1.1 Bảng 1.2 Bảng 1.3 Bảng 1.4 Bảng 2.1 Bảng 2.2 Tên bảng, biểu Thống kê diện tích, dân số và mật độ dân số tỉnh Nam Định Phân biệt khu công nghiệp, khu chế xuất với cụm công nghiệp Danh mục các KCN đã thành lập và có chủ trương thành lập đến năm 2020 Danh mục các CCN đã thành lập trên địa bàn tỉnh Nam Định trang 8 23-24 25-26 27-28 Dự báo phát triển các khu công nghiệp đến năm 58 - 2020 59 Dự báo lượng phát sinh và tỉ lệ thu gom CTR công 69 nghiệp tỉnh Nam Định. Bảng 2.3 Bảng 2.4 Dự báo lượng phát sinh theo thành phần CTR 70 - công nghiệp tỉnh Nam Định 71 Phân loại các chất phụ gia thường dùng để ổn định đóng rắn Bảng 3.1 Thống kê các khu chức năng của khu xử lý Bảng 3.2 Một số loại lò đốt thường được sử dụng Bảng 3.3 Thành phần của dầu FO Bảng 3.4 Khối lượng đem đốt của các nguyên tố trong 1300kg chất thải rắn 89-92 99 114116 116 118 Bảng 3.5: Bảng 3.6 Bảng 3.7 Bảng 3.8 Bảng3.9 Bảng 3.10 Bảng 3.11 Khối lượng đêm đốt của các nguyên tố trong x kg dầu FO Khối lượng mỗi chất tham gia trong quá trình cháy. Hằng số cân bằng đối với sự hình thành NO, NO2 Nhiệt dung riêng của khí và hơi ở 1100oC(kcal/kgoC) Lượng khí và hơi sinh ra từ quá trình đốt rác trong 1 giờ Phân bố kích thước hạt bụi trong khói thải Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải 117 118 120 126 131 131 132 Bảng 3.12 Tỷ lệ phần trăm khối lượng bụi trong khói thải 134 Bảng 3.13 Khối lượng của bụi theo kích thước hạt 135 Bảng 3.14 Nồng độ các chất ô nhiễm trong khói lò 136 Bảng 3.15 Nồng độ chất trong khói thải sau khi xử lý 137 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Hình 1.1 Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 3. 1 Hình 3.2 Hình 3.3 Tên hình vẽ trang Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định 6 Bản đồ quy hoạch phát triển các khu công nghiệp tỉnh Nam Định đến 2020, định hướng đến 2030 Tác hại của CTRCN tới sức khỏe cộng đồng và môi trường Tỷ lệ CTR công nghiệp toàn tỉnh Nam Định năm 2025 Mô hình phân loại CTR sinh hoạt tại các khu công nghiệp Mô hình thu gom và vận chuyển CTRSH cho các khu ở của công nhân Tổng mặt bằng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tập trung 57 65 68 96 97 100 Hình 3.4 Quy trình xử lý bùn thải công nghiệp 101 Hình 3.5 Quy trình xử lý dung dịch tẩy rửa thải, muối thải... 102 Hình 3.6 Quy trình xử lý dầu thải, nước dẫn dầu 103 Hình 3.7 Quy trình xử lý cồn IPA thải 104 Hình 3.8 Quy trình xử lý lõi lọc thải; giẻ lau dính hóa chất, dính dầu; bao bì mềm thải... 104 Hình 3.9 Quy trình hóa rắn có kiểm soát: 105 Hình 3.10 Quy trình xử lý vỏ phuy, bao bì dính hóa chất gây hại 106 Hình 3.11 Quy trình xử lý thủy tinh thải 107 Hình 3.12 Quy trình xử lý bóng đèn huỳnh quang, đèn UV 108 Hình 3.13 Quy trình xử lý pin thải 109 Hình 3.14 Hình 3.15 Quy trình tiền xử lý ắc quy Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý, sinh học 109 110 Hình 3.16 Sơ đồ cân bằng vật chất của quá trình cháy trong lò đốt 117 Hình 3.17 Quy trình xử lý CTCNNH bằng phương pháp lò đốt 133 Hình 3.18 Thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm 134 Hình 3.19 Kích thước cơ bản của cyclon 135 Hình 3.20 Cấu tạo của tháp rỗng 136 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 4 Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 4 Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..................................................... 6 Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 7 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 8 CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH.................................. 8 1.1. Khái quát chung về tỉnh Nam Định .................................................... 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên – xã hội .......................................................... 8 1.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................. 11 1.2. Các khái niệm .................................................................................. 22 1.2.1. Khái niệm về chất thải rắn công nghiệp ..................................... 22 1.2.2. Phân loại chất thải rắn công nghiệp ............................................ 22 1.2.3. Khái niệm về xử lý chất thải rắn công nghiệp ............................ 24 1.2.4. Khái niệm về khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất 26 1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ......................................................................................................... 28 1.3.1. Tình hình hoạt động của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. ................................................................... 28 1.3.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp................................. 32 1.3.3. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ................................................................................................... 34 1.3.4. Hiện trạng phân loại, ngăn ngừa, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Đinh. ........................... 37 2 1.3.5. Hiện trạng thu gom xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định ....................................................................................... 38 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH............................................ 41 2.1. Cơ sở lý luận xử lý chất thải rắn công nghiệp................................... 41 2.1.1. Cơ sở pháp lý về xử lý chất thải rắn công nghiệp ....................... 41 2.1.2. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Nam Định đến năm 2025 ................................................................................................... 45 2.1.3. Định hướng phát triển ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ................................................................................................... 49 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới xử lý chất thải rắn công nghiệp ................ 64 2.2.1. Điều kiện tự nhiên khí hậu ......................................................... 64 2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ............................................................. 65 2.2.3. Yếu tố khoa học công nghệ ........................................................ 65 2.2.4. Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số ở các đô thị............... 65 2.2.5. Quá trình công nghiệp hóa ......................................................... 66 2.2.6. Tác động của chất thải rắn công nghiệp đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng ...................................................................................... 66 2.3. Dự báo tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định........................................................................................... 69 2.3.1. Cơ sở tính toán lượng phát thải .................................................. 69 2.3.2. Dự báo lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh ...................... 71 2.4. Một số phương pháp xử lý chất thải công nghiêp nguy hại............... 76 2.4.1. Phương pháp hóa lý, hóa học ..................................................... 76 2.4.2. Phương pháp sinh học ................................................................ 82 2.4.3. Phương pháp nhiệt ..................................................................... 85 2.4.4. Phương pháp ổn định hóa rắn..................................................... 90 2.4.5. Phương pháp chôn lấp chất thải nguy hại ................................... 96 3 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH............................................ 99 3.1. Thu gom và xử lý rác thải công nghiệp thông thường trên địa bàn tỉnh Nam Định.................................................................................................. 99 3.2. Đề xuất mô hình khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tập trung ....................................................................................................... 102 3.2.1. Mô hình mặt bằng khu xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tập trung ............................................................................................... 102 3.2.2. Phương án thu gom, vận chuyển .............................................. 105 3.2.3. Phương án lưu giữ, bảo quản.................................................... 105 3.2.4. Phương án xử lý ....................................................................... 106 3.3. Tính toán thiết kế lò đốt chất thải công nghiệp nguy hại ................ 117 3.3.1. Lựa chọn lò đốt ........................................................................ 117 3.3.2. Tính toán các thông số của lò ................................................... 119 3.4. Lựa chọn hệ thống xử lý khói thải .................................................. 135 3.4.1. Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong khói thải ......... 135 3.4.2. Lựa chọn phương pháp xử lý ................................................... 136 3.4.3. Lựa chọn thiết bị trao đổi nhiệt ................................................ 137 3.4.4. Lựa chọn thiết bị xử lý bụi ....................................................... 138 3.4.5. Lựa chọn thiết bị xử lý khí ....................................................... 139 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 142 KẾT LUẬN............................................................................................. 142 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 143 4 PHẦN MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, các đô thị và khu công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự phát triển này một mặt góp phần làm tăng thu nhập cho đất nước, nhưng mặt khác lại tạo ra một lượng lớn chất thải rắn và nhiều loại chất thải nguy hại khác. Thực tế hiện nay hầu hết các đô thị nước ta đều chưa có khu xử lý tổng hợp chất thải rắn bao gồm tái chế rác thải, lò đốt rác, biến chất thải thành năng lượng.... và cũng chưa có khu xử lý chất thải theo vùng, cụm đô thị hoặc từng đô thị. Để đảm bảo phát triển các đô thị bền vững và ổn định vấn đề quản lý chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách tổng hợp, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị như phần lớn các dự án hiện nay đang được thực hiện. Vấn đề quản lý chất thải rắn cũng phải được xem xét toàn diện không chỉ riêng rẽ trong một cá thể đô thị mà phải ở trên diện rộng như vùng, liên đô thị... Mặt khác việc quản lý chất thải rắn muốn đạt hiệu quả tốt cũng phải đón đầu được sự phát triển chứ không chạy theo sự phát triển của đô thị như hiện nay. Tỉnh Nam Định là một tỉnh nằm ở cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà Nội, có diện tích 1.634,4km2, dân số khoảng 1,89 triệu người. Tỉnh Nam Đinh gồm 1 thành phố Nam Định và 9 huyện. Quy hoạch đến năm 2025 hệ thống đô thị của tỉnh bao gồm: 1 đô thị trung tâm, 3 đô thị nâng cấp từ thị trấn lên thị xã và 20 thị trấn. Nam Định còn là một tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế công nghiệp – dịch vụ. Hiện nay trong toàn bộ tỉnh đã có 7 KCN với tổng diện tích là 1.304 ha và 24 CCN với tổng diện tích 513 ha. Bên cạnh đó, Nam Định cũng có tiềm năng phát triển du lịch với nhiều điểm di tích, danh lam thắng cảnh. 5 Với những định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới, lượng CTR công nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh sẽ ngày càng gia tăng, kéo theo là sự suy giảm chất lượng môi trường và tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng. Hiện nay (năm 2015), tỷ trọng nghành công nghiệp của tỉnh Nam Định chiếm 26,35% trong tổng sản phẩm GDP toàn tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2010 – 2015) khoảng 21,4%. (Nguồn: Sở Công thương tỉnh Nam Định) Sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh đa dạng về nghành nghề, phong phú sản phẩm, trong đó có nghề dệt may, cơ khí đúc, điện tử, gia công kim loại và chế biến là những ngành có mũi nhọn. Trong thời gian gần đây, ngành công nghiệp chế biến phát triển khá như chế biến đồ uống, thực phẩm; thủy hải sản; gỗ.... Ngành sản xuất vật liệu xây dựng trong những năm qua phát triển mạnh, sản xuất gạch bằng công nghệ hầm Tuynel đang thay thế dần các lò gạch thủ công.Một số ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất và phân phối điện nước và hóa chất.... có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 12 KCN được thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên mới có 03 KCN (KCN Hòa Xá, KCN Mỹ Trung và KCN tàu thủy Vinasin) đi vào hoạt động, 01 KCN (KCN Bảo Minh) đang trong giai đoạn thi công. Các KCN khác đang trong giai đoạn triển khai thực hiện hoặc kêu gọi đầu nhà đầu tư. Công nghiệp phát triển đã và đang gây ra những vấn đề bức xúc về môi trường. Với tổng lượng chất thải rắn toàn tỉnh phát sinh khoảng 1.100 tấn /ngày. Thực tế điều tra, khảo sát trực tiếp tại một số khu công nghiệp cho thấy hầu hết các khu công nghiệp chưa nhận thức đầy đủ việc thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp. Tỷ lệ chất thải rắn 6 công nghiệp được thu gom xử lý vẫn còn khá thấp, tình trạng chất thải rắn công nghiệp vẫn xả trực tiếp chung với chất thải rắn sinh hoạt, gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe con người. Do vậy đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định đến năm 2025” là cần thiết và đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Mục đích nghiên cứu Khảo sát nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định nhằm tìm ra những bất cập, tồn tại cần giải quyết. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là chất thải rắn công nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan đến đề tài - Phương pháp phân loại, phân tích, tổng hợp số liệu - Phương pháp kế thừa - Phương pháp so sánh đối chiếu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng trong công tác quản lý, thu gom và xử lý CTRCN trong các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam 7 Định, đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương và xây dựng kế hoạch hành động. Cấu trúc luận văn Cấu trúc luận văn gồm 3 phần: phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và kiến nghị. Phần nội dung gồm 3 chương như sau: Chương 1: Thực trạng về công tác xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. Chương 2: Cơ sở khoa học về xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh nam định Chương 3: Đề xuất giải pháp xử lý chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 142 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trên địa bàn tỉnh có 12 KCN được thử tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch. Tuy nhiên mới có 03 KCN đi vào hoạt động, 01 KCN đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng. Các KCN khác đang trong giai đoạn triển khai thực hiện hoặc kêu gọi nhà đầu tư. Công tác quản lý CTR công nghiệp của tỉnh Nam Định đã được Ban quản lý các KCN có bộ phận phòng chuyên môn giám sát, ra soát, đôn đốc các doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện trạng quản lý chất thải rắn ở tỉnh Nam Định vẫn còn nhiều hạn chế. Trên địa bàn tỉnh Nam Định chưa có đơn vị nào đủ chức năng vận chuyển, xử lý CTNH, vì vậy hầu hết CTNH được các chủ nguồn thải thu gom, phân loại lưu giữ tại nguồn. Dự báo đến năm 2025 tổng lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh trên địa bàn tỉnh Nam Định đạt 1591 tấn/ngày, trong đó chất thải rắn công nghiệp nguy hại chiếm 320 tấn/ngày (20%), chất thải có thể tái chế, tái sử dụng 826 tấn/ ngày (52%), chất thải khôn thể tái chế, thu hồi phải xử lý: 445 tấn/ngày (28%). Xử lý chất thải rắn công nghiệp là vấn đề phức tạp phụ thuộc vào loại hình công nghiệp, quy mô, nguyên liệu đầu vào, dây chuyền công nghệ, sản phẩm tiêu thụ mà lượng chất thải công nghiệp phát sinh, đặc điểm, thành phần, tính chất của chất thải cũng khác nhau. Xử lý chất thỉa rắn công nghiệp phải được tiến hành đồng bộ ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng, lựa chọn công nghệ, vận hành công nghệ..... Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiêp trên địa bàn tỉnh Nam Định; xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về xử 143 lý chất thải rắn công nghiệp; trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chung xử lý chất thải rắn công nghiệp cho tỉnh Nam Định. KIẾN NGHỊ Tỉnh Nam Định sớm lập và phê duyệt các dự án xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại và cần có chính sách ưu đãi kinh tế cho những tổ chức đầu tư và quản lý CTRCN. Luận văn đề xuất xây dựng khu xử lý chất thải rán công nghiệp nguy hại với quy mô 320 tấn ngày. Trong đó các loại chất thải như pin, ắc quy, đèn huỳnh quang, thủy tinh thải, vỏ phuy, dung môi thải, dâu thải … luận văn đã đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý, tái chế, thu hồi tài nguyên. Các sản phẩm sau khi xử lý đều có giá trị sử dụng, kinh tế tạo nguồn thu cho đơn vị phụ trách xử lý chất thải rắn công nghiệp Đối với các loại chất thải rắn công nghiệp nguy hại không có khả năng tái chế, luận văn đề xuất sử dụng phương pháp nhiệt – lò đốt chất thải nguy hại dạng lò đứng. Để đáp ứng nhu cầu thiêu đốt 80 tấn chất thải rắn nguy hai trong ngày, luận văn đề xuất xử dụng 03 lò đốt với công suất 1,3 tấn/h. Nhiên liệu đốt của là dầu FO với mức độ sử dụng khoảng 97 – 100 kg/h. Lò có cầu tạo bao gồm buồng đốt so cấp: 22,65 m3, buồng đốt thứ cấp: 15,86m3. Khí thải của lò đốt được xử lý thông qua thiết bị trao đổi nhiệt, cyclon, tháp rỗng trước khi đưa ra ống khói. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2014 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 tỉnh Nam Định- Báo cáo tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh khóa XVII- UBND tỉnh Nam Định. 2. Bộ Công Nghiệp – Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Chiến lược Bảo vệ môi trường nghành công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. 3. Bộ Công Nghiệp – Viện nghiên cứu chiến lược chính sách công nghiệp, Đề tài cấp bộ ( thuộc nghiệp vụ môi trường) xây dựng quy chế Bảo vệ môi trường ngành công nghiệp. 4. Bộ Công Thương (2007), Quản lý nước thải các khu công nghiệp ở Việt Nam. 5. Chỉ thị số 23/2005/CT – TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. 6. Cục thống kê tỉnh Nam Định (2010), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2010, NXB thống kê, Hà Nội. 7. Dan Li, Bei-dou Xi, Zimin Weia, Xiaosong He, Yonghai Jiang, Guopeng Zhao. Study on Suitability of Hazardous Wastes Entering the Landfill Directly. Procedia Environmental Sciences, Volume 16, 2012, Pages 229–238. 8. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải công nghiệp TP. Hà Nội – CEETIA thực hiện 2004. 9. GS. TS Lâm Minh Triết, TS. Lê Thanh Hải (2006), Giáo trình quản lý chất thải nguy hại, NXB xây dựng Hà Nội.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan