Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu t...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố hải phòng

.PDF
120
99
54

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ----------------------------- LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Ngành: Công nghệ môi trường NGUYỄN ĐỨC THUYẾT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Thị Nga HÀ NỘI 2005 2 Lêi c¶m ¬n T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n Ban l·nh ®¹o ViÖn Khoa häc vµ C«ng nghÖ m«i tr-êng, Trung t©m Gi¸o dôc sau ®¹i häc, Tr-êng §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn vµ gióp ®ì t«i trong suèt qu¸ tr×nh häc tËp vµ nghiªn cøu ch-¬ng tr×nh ®µo t¹o Th¹c sü t¹i Tr-êng §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi. §Æc biÖt xin ch©n thµnh c¶m ¬n PGS - TS Ng« ThÞ Nga lµ ng-êi trùc tiÕp h-íng dÉn, ®· tËn t×nh gióp t«i lÇn l-ît v-ît qua nhiÒu khã kh¨n, trë ng¹i trong suèt qu¸ tr×nh hoµn thµnh b¶n LuËn v¨n nµy. Nh©n ®©y t«i còng xin ch©n thµnh c¶m ¬n sù céng t¸c, gióp ®ì cña c¸c c«ng ty c«ng nghiÖp tµu thuû trªn ®Þa bµn thµnh phè H¶i Phßng nhC«ng ty c«ng nghiÖp tµu thuû Nam TriÖu, nhµ m¸y ®ãng tµu B¹ch §»ng, nhµ m¸y ®ãng tµu S«ng CÊm, nhµ m¸y ®ãng tµu Phµ Rõng, Nhµ m¸y ®ãng tµu BÕn KiÒn ®· t¹o mäi ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i trong qu¸ tr×nh thùc hiÖn b¶n luËn v¨n nµy. T«i xin ch©n thµnh c¶m ¬n TS. Ng« Kim §Þnh vµ tËp thÓ gi¶ng viªn Khoa M¸y Tµu biÓn, Tr-êng §¹i häc Hµng H¶i ViÖt Nam ®· ®éng viªn, khÝch lÖ kÞp thêi, ®ãng gãp nh÷ng ý kiÕn quý b¸u vµ t¹o mäi ®iÒu kiÖn gióp ®ì t«i thùc hiÖn vµ hoµn chØnh b¶n luËn v¨n nµy. Ch¾c ch¾n b¶n luËn v¨n nµy kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt. VËy rÊt mong nhËn ®-îc nh÷ng ý kiÕn ®ãng gãp h÷u Ých. Xin ch©n thµnh c¶m ¬n! T¸c gi¶ 3 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 5 Danh mục các hình trong luận văn 6 Danh mục các bảng trong luận văn 7 Mở đầu 8 Chương 1. TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM 11 1.1. Khái quát về ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam 1.2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU 11 28 Chương 2. SẢN XUẤT SẠCH HƠN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN 37 2.1. Sản xuất sạch hơn và lợi ích 37 2.2. Các cách tiếp cận về SXSH/Giảm thiểu chất thải 40 2.3. Phương pháp luận về SXSH 42 2.4. Phương pháp luận được lựa chọn 49 Chương 3. NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CƠ HỘI SXSH TẠI CÔNG TY CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ NAM TRIỆU, TP HẢI PHÒNG 51 3.1. Giới thiệu sơ lược nhà máy đóng tàu Nam Triệu 51 3.2. Liệt kê các bước công nghệ 59 3.3. Phân tích các bước công nghệ 64 4 3.4. Đề xuất các cơ hội sản xuất sạch hơn 73 3.5. Lựa chon các giải pháp SXSH 78 Chương 4. CÁC KHẢ NĂNG ÁP DỤNG SXSH TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU TẠI HẢI PHÒNG 4.1. Sản xuất sạch hơn trong định hướng chung về bảo vệ môi trường ngành công nghiệp đóng tàu 86 86 4.2. Các giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn 93 4.3. Các khó khăn khi áp dụng SXSH trong ngành công nghiệp đóng tàu. 103 KẾT LUẬN 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC 111 5 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVMT : Bảo vệ môi trường BOD : Nhu cầu ôxy sinh hoá CNC : Computer Numerial Control - Điều khiển vi tính hoá COD : Nhu cầu ôxy hoá học CV : Đơn vị công suất của tàu DESIRE : Mô hình trình diễn giảm thiểu chất thải trong các ngành công nghiệp vừa và nhỏ DN : Doanh nghiệp DO : Lượng oxy hoà tan trong nước DWT : Dead weight - Lượng hàng chuyên chở NC : Numerial Control - Điều khiển số hoá SXSH : Sản xuất sạch hơn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCVS : Tiêu chuẩn vệ sinh TEU : Twenty feet Equivalent Unit – Đơn vị chuyên chở tương đương với container 20feet THC : Tổng hàm lượng Hydrocacbon Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSS : Tổng lượng chất rắn lơ lửng trong nước UNEP : Chương trình môi trường Liên Hợp quốc US.EPA : Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ 6 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Ký hiệu Nội dung 1.1 Cơ cấu của quá trình sản xuất 1.2 Sơ đồ công nghệ chế tạo tàu thuỷ 1.3 Dạng dây chuyền sản xuất số 1 1.4 Dạng dây chuyền sản xuất số 2 2.1 Biểu đồ so sánh sản xuất sạch hơn và xử lý cuối đường ống 2.2 Các cách thực hiện giảm thiểu ô nhiễm 2.3 Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn 2.4 Chương trình đánh giá giảm thiểu chất thải theo US.EPA 2.5 Phương pháp luận kiểm toán chất thải theo UNEP/UNIDO đề xuất năm 1991 2.6 Sơ đồ thực hiện kiểm toán sản xuất sạch hơn theo phương pháp DESIRE 3.1. Sơ đồ công nghệ đóng mới tàu thuỷ 3.2. Sơ đồ công nghệ đóng mới tàu thuỷ kèm theo dòng thải 3.3. Sơ đồ công nghệ đóng mới tàu thuỷ kèm theo dòng thải đối với quy trình đóng mới tàu 15.000DWT 3.4. Cân bằng tôn trong quy trình đóng mới tàu hàng 15.000 DWT 3.5. Cân bằng sơn trong quy trình đóng mới tàu hàng 15.000 DWT 3.6. Cân bằng cát trong quy trình đóng mới tàu hàng 15.000 DWT 7 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Ký hiệu Nội dung 1.1. Bệnh nghề nghiệp tại một số cơ sở đóng tàu trên toàn quốc 1.2. Môi trường lao động tại một số cơ sở đóng tàu trên toàn quốc 2.1. Ước tính tiềm năng sản xuất sạch hơn tại Việt Nam 3.1. Sản lượng đóng mới của công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu giai đoạn 2001 – 2004 3.2. Doanh thu từ hoạt động đóng mới tàu hàng của công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu giai đoạn 2001- 2004 3.3. Tiêu thụ nguyên liệu chính cho hoạt dộng đóng mới tàu thuỷ tại công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu 3.4. Kết quả phân tích môi trường không khí tại công ty CN tàu thuỷ Nam Triệu 3.5. Đặc điểm lý hoá của môi trường nước các vùng cảng Hải Phòng 3.6. Mô tả chức năng của các công đoạn sản xuất 3.7. Chi phí theo dòng thải của một số loại nguyên vật liệu 3.8. Phân tích các nguyên nhân gây thất thoát nguyên vật liệu 3.9. Các cơ hội sản xuất sạch hơn 3.10. Phân loại khả năng thực hiện cơ hội sản xuất sạch hơn 3.11. Kết quả phân tích đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật 3.12. Kết quả phân tích đánh giá tính khả thi về mặt kinh tế 3.13. Kết quả phân tích đánh giá tính khả thi về mặt môi trường 3.14. Kết quả lựa chọn các giải pháp sản xuất sạch hơn 4.1. Thống kê số lượng tàu hàng đóng mới năm 2004 và sáu tháng năm 2005 trên địa bàn thnàh phố Hải Phòng 4.2. Hiện trạng công nghệ đóng mới tàu thuỷ trên điạn bàn thành phố Hải Phòng 8 MỞ ĐẦU Hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, được chú trọng đầu tư mạnh mẽ và có những chiến lược phát triển cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các phương tiện vận tải thủy trong nước cũng như trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, sự hoạt động và phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu phát sinh nhiều vấn đề về môi trường đồng thời góp phần vào việc làm suy giảm chất lượng môi trường. Đặc biệt đối với ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, một tình trạng không thể phủ nhận là khoa học công nghệ của ngành công nghiệp tàu thuỷ nước ta còn chậm hơn khoảng 30 - 50 năm so với các nước phát triển. Trừ những thiết bị công nghệ hiện đại được đầu tư mới trong một số nhà máy lớn thì ở nhiều đơn vị, việc đầu tư vẫn chưa đồng bộ, trình độ công nghệ sản xuất còn thủ công, thiết bị công nghệ lạc hậu, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh, lợi nhuận thấp, tình trạng quản lý môi trường kém là những điểm yếu cơ bản của ngành. Vì vậy, vấn đề đặt ra là phải phát triển ngành công nghiệp đóng tàu hiện đại, đồng bộ, sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế đi đôi với việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường. Trong thời điểm hiện nay, hàng loạt các tiếp cận mới về công nghệ, kỹ thuật, các giải pháp về quản lý được áp dụng trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường như: Kiểm toán môi trường, kiểm toán giảm thiểu chất thải, sản xuất sạch hơn...Tất cả các giải pháp này không chỉ giảm thiểu chất thải mà còn mang lại những lợi ích kinh tế rất lớn qua việc tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng, sản xuất có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí đầu tư, tuân thủ và cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp trước cộng đồng. 9 Sản xuất sạch hơn – SXSH (Cleaner Production – CP) là một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực quản lý môi trường. Các khái niệm phòng ngừa ô nhiễm, giảm thiểu chất thải,...cũng là khái niệm tương tự sản xuất sạch hơn. Cách tiếp cận về sản xuất sạch hơn được Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) định nghĩa như sau: “ Sản xuất sạch hơn là quá trình áp dụng liên tục một chiến lược tổng hợp, phòng ngừa về mặt môi trường đối với các quy trình sản xuất, các sản phẩm và các dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất kinh tế và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường” [20]. - Đối với sản xuất: SXSH bao gồm quá trình bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại cũng như giảm độc tính của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình sản xuất. - Đối với sản phẩm: SXSH tập trung vào giảm thiểu các tác động trong toàn bộ vòng đời sản phẩm từ khâu khai thác nguyên liệu đến khâu thải bỏ cuối cùng. - Đối với dịch vụ: Lồng ghép sự quan tâm về môi trường trong thiết kế và phát triển dịch vụ. Nhiều thành công nhờ áp dụng sản xuất sạch hơn tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có nhiều các quốc gia đang phát triển như: Trung Quốc, Ấn Độ, Cộng hòa Séc, Mêhicô... Đây là những kinh nghiệm hết sức quý giá cho các quốc gia mới chỉ bắt đầu áp dụng các nguyên lý sản xuất sạch hơn, trong đó có Việt Nam. Đối với ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam, với những chiến lược phát triển trong thời gian tới thì việc áp dụng sản xuất sạch hơn là một trong những vấn đề cần phải được chú trọng. Điều này không những đảm bảo việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường mà còn giúp ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam cạnh tranh với ngành công nghiệp đóng tàu của các quốc gia trên thế giới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... Xuất phát từ những thực tế đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: 10 “ Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nghiên cứu điển hình tại Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu”. Nội dung của đề tài: 1. Nghiên cứu tổng quan ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam và những vấn đề môi trường do hoạt động của ngành công nghiệp này gây ra. 2. Nghiên cứu phương pháp luận về sản xuất sạch. 3. Nghiên cứu, đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu từ đó đánh giá khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp đóng tàu trên phạm vi thành phố Hải Phòng. 4. Kết luận Ý nghĩa của đề tài: Đề tài được tiến hành nghiên cứu với mục đích phân tích hiện trạng công nghệ ngành công nghiệp đóng tàu trên địa bàn thành phố Hải Phòng, trên cơ sở đó đánh giá những điểm chưa phù hợp và đề xuất việc áp dụng các công nghệ sạch hơn thân thiện với môi trường. Với mục đích hạn chế những tổn thất xảy ra trong ngành công nghiệp đóng tàu, đồng thời tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam. 11 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐÓNG TÀU VIỆT NAM 1.1. Khái quát về ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam 1.1.1. Vị trí, vai trò của ngành trong sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, đây là khu vực nằm ở vị trí án ngữ con đường biển ngắn nhất từ Âu sang Á, là một trong những quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển. Việt Nam có trên 3.000 km bờ biển và hơn một triệu kilomet vuông vùng biển ở ven Thái Bình Dương với nhiều vùng vịnh kín gió, hàng chục cửa sông đổ ra biển thuận tiện cho giao thông vận tải đường sông, biển và các hoạt động của các cảng biển, công nghiệp đóng tàu, sửa chữa tàu, môi trường đánh bắt hải sản và du lịch biển. Ngoài tiềm năng phát triển kinh tế biển, Việt Nam lại nằm kề bên tuyến hàng hải quan trọng nối liền các trung tâm phát triển kinh tế nhanh nhất, sôi động nhất thế giới hiện nay. Nhiều chuyên gia đã dự báo rằng sau khi kênh đào Thái Lan nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương hoàn thành thì Việt Nam có nhiều ưu thế hơn Singapore trong việc phát triển các ngành kinh tế công nghiệp biển, trong các hoạt động dịch vụ du lịch biển, thương mại đóng và sửa chữa tàu, tổ chức các cảng trung chuyển conteiner và dịch vụ hàng hải. Ngoài thế mạnh chiến lược do vị trí địa lý mang lại, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm, chú trọng đến vận tải đường thủy đặc biệt khẳng định vai trò to lớn của vận tải biển cũng như công nghiệp đóng tàu trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Về cơ bản, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một trong 17 Tổng Công ty lớn nhất của Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-TTg ngày 31 tháng 01 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ 12 sở tổ chức lại ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam - Một ngành đã có truyền thống rất lâu đời ở Việt Nam. Về cơ cấu tổ chức: Tổng Công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hiện có 40 đơn vị thành viên, gồm 29 đơn vị hạch toán độc lập, 07 đơn vị hoạch toán phụ thuộc, 04 đơn vị liên doanh, gần 13.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có liên doanh HYUNDAI-VINASHIN là lớn nhất với vốn đầu tư gần 160 triệu USD; có năng lực vào ụ sửa chữa cho các loại tàu đến 400.000 DWT. Về sản phẩm: VINASHIN đã từng đóng cần cẩu nổi 600T, sà lan tự nâng hạ 2.000T, tàu hút bùn 1.500m3/h xuất khẩu cho Irắc, các tàu vận tải quân sự cho Bộ Quốc Phòng, tàu khách tốc độ cao 200 chỗ, tàu nghiên cứu biển, tàu dầu 3.500T, tàu chở khí hoá lỏng 2.500T, tàu hàng khô 6.500DWT, ụ nổi 8.500T và các tàu tuần tra cho hải quân v.v...Trên cơ sở nhu cầu của thị trường và phù hợp với kế hoạch phát triển đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, VINASHIN đang tích cực đầu tư nâng cấp các nhà máy hiện có để khởi công đóng các tàu lớn hơn như tàu hàng 12.000DWT, tàu chở dầu sản phẩm 13.500DWT, tàu chở dầu thô 100.000T, tàu Container 1016 TEU và tàu hút bùn 1.500m3/h và đặc biệt là seri tàu 53.000 tấn sang Vương quốc Anh. 13 Về cơ cấu nhân sự: Công nhân kỹ thuật Cán bộ trình độ trung cấp Cán bộ trình độ ®ại học và cao đẳng Quản trị doanh nghiệp Phục vụ và lao động khác Cơ cấu nhân sự của Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam bao gồm 11.874 cán bộ công nhân viên trong đó: - Công nhân kỹ thuật: 8.220 người - Cán bộ trình độ trung cấp: 444 người - Cán bộ trình độ ®ại học và cao đẳng: 1.427 người - Quản trị doanh nghiệp: 99 người - Phục vụ và lao động khác: 1.648 người Về năng lực: Đóng mới được các loại tàu hàng có trọng tải tới 150.000 tấn, các loại tàu khách, tàu công trình, tàu dịch vụ dầu khí, dàn khoan dầu khí, tàu đánh cá xa bờ, tàu chế biến hải sản, tàu cứu hộ, tàu bảo đảm hàng hải, tàu đẩy trên sông và ven biển, tàu tuần tra và tàu quân sự thông dụng... Sửa chữa đồng bộ (cả vỏ, máy, điện, điện tử, điều khiển tự động...) tàu có trọng tải tới 400.000 tấn. Đến năm 2010 phấn đấu đạt tới 60% tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, trong đó Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam phấn đấu sản xuất, chế tạo, lắp ráp được các loại vật tư sau: - Thiết bị điện tàu thủy, vật liệu trang trí nội thất tàu thủy, xích neo tàu thủy, hộp số và chân vịt định bước, nồi hơi tàu thủy, que hàn, sơn tàu thủy... 14 - Sản xuất được thép đóng tàu thông dụng (phối hợp với Tổng Công ty thép Việt Nam). - Lắp ráp và sản xuất động cơ diezel đến 3.000 sức ngựa (phối hợp với Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp - Bộ Công nghiệp)”. Trên thực tế, trong năm năm qua ngành đóng tàu Việt Nam đã bắt đầu có những bước đột phá đầy táo bạo trong công tác tổ chức thiết kế và đóng mới các con tàu có trọng tải lớn cỡ trên 6.000T phục vụ nhu cầu trong nước và quốc tế. Chiếc tàu hàng 6.500T mang tên Vĩnh Thuận của Công ty vận tải VOSCO do nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam – VINASHIN chế tạo đã mở đầu cho thời kỳ phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đầu tháng 11 năm 2001 chiếc tàu hàng mang tên Vĩnh An cùng seri trên đã được xuất xưởng, tháng 11 năm 2004 Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam - VINASHIN đã hạ thủy có tàu mang tên VINASHIN SUN, đầu năm 2005 Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký hợp đồng chế tạo và đóng mới seri17 tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Vương quốc Anh... Về hợp tác liên doanh với nước ngoài: Để hội nhập thị trường khu vực và thị trường Quốc tế, ngoài việc mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực với các đối tác Ba Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore...Tổng Công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam còn tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các nước có công nghiệp đóng tàu phát triển Tây Bắc Âu và Đông Á như Trung Quốc, CHLB Đức, Đan Mạch, Thuỵ Điển,..để tiếp thu công nghệ mới. Nhằm xúc tiến từng bước xuất khẩu sản phẩm công nghiệp tàu thuỷ, Tổng Công ty cũng đã đẩy mạnh hoạt động Marketing tại các nước Trung Đông, Đông Nam Á, Châu Mỹ. Từ nǎm 2000 Tổng Công ty đã ký được một số hợp đồng xuất khẩu tàu thuỷ sang Trung đông, Singapore.. 15 1.1.2. Quy hoạch phát triển ngành đóng tàu Việt Nam Giao thông vận tải là một ngành kinh tế mũi nhọn, là cơ sở cho sự phát triển toàn diện, đồng bộ nền kinh tế nước ta. Theo số liệu thống kê, đầu tư cho giao thông vận tải trong những năm gần đây chiếm một tỷ trọng lớn hơn bất kì ngành kinh tế nào. Đối với ngành đóng tàu, đây là một ngành có truyền thống từ lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển trong hơn năm năm trở lại đây. Với nhiều lợi thế lớn là được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Trong Quyết định số 117/2000/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 10/10/2000 về một số chính sách và cơ chế tài chính cho các dự án đóng tàu của ngành đóng tàu Vịêt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép áp dụng một loạt các ưu đãi đối với các cơ sở đóng tàu trong cả nước về cơ chế tài chính, hỗ trợ khoa học công nghệ, bảo hộ sản xuất, tiêu thụ... Riêng đối với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trong Quyết định số 1420/QĐ – TTg ngày 02/11/2001 về việc phê duyệt đề án phát triển của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Thủ tướng cũng đã cho phép áp dụng một số chính sách và cơ chế hỗ trợ phát triển đối với Tổng công ty, đặc biệt là cơ chế ưu đãi đầu tư. Mới đây nhất, ngày 04/11/2003, trong Quyết định số1195/QĐ – TTg phê duyệt quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã xác định quan điểm: “Phát triển vận tải biển đồng bộ với việc đầu tư phương tiện vận tải và gắn với phát triển ngành cơ khí giao thông, trong đó chú trọng phát triển ngành công nghiệp đóng tàu” Bên cạnh đó với chủ trương xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, Chính phủ đã phê duyệt việc xây dựng ba cụm công nghiệp thiết kế và đóng mới tàu thủy trên phạm vi toàn quốc với các chức năng cụ thể. Trong đó 16 - Cụm công nghiệp Quảng Ninh - Hải Phòng sẽ là trung tâm đóng tàu mới và sản xuất động cơ thiết bị tàu thủy. Ngoài các doanh nghiệp nòng cốt là Bạch Đằng, Hạ Long, Phà Rừng, Nam Triệu tổng công ty đang đầu tư xây dựng các nhà máy vệ tinh để sản xuất nguyên liệu phục vụ như nhà máy cán thép nóng, thép tấm công suất 350.000 tấn/năm, nhà máy điện 60MW tại khu công nghiệp Cái Lân, sản xuất phụ kiện tại khu công nghiệp An Hồng. - Cụm công nghiệp miền Trung hiện có nhà máy tàu biển Huyndai Vinashin, có thể đóng tàu cỡ 100.000 tấn và sửa chữa các tàu đến 400.000 tấn. Sắp tới, tại đây, Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ xây dựng thêm khu liên hợp đóng tàu Dung Quất để đóng mới tàu đến 150.000 tấn; Nhà máy tàu biển Đà Nẵng, sẽ đóng tàu tới 100.000 tấn, tàu khách du lịch... - Cụm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh - Vũng Tàu sẽ sửa chữa, đóng mới tàu đến 1.500 tấn, tàu sông, tàu cá, tàu tuần tra. Trước mắt, các doanh nghiệp tại đây sẽ tập trung đóng các loại tàu đánh bắt xa bờ bằng vật liệu composit và thép, gỗ công suất 50 CV đến 750 CV; tàu hàng 6.500 tấn đến 75.000 tấn; tàu container sức chứa 1000 TEU đến 3000 TEU; và tàu chờ dầu thô 100.000 tấn. Có thể nói, chính sách hiện nay của Nhà nước đối với ngành công nghiệp đóng tàu là rất ưu đãi. Cùng với các chính sách ưu đãi này, ngành công nghiệp đóng tàu đang phấn đấu trong thời gian tới chủ động phát huy nội lực của chính mình để phát triển ngành công nghiệp đóng tàu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thông qua các hoạt động như sau: - Khẩn trương nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi nhiều doanh nghiệp đóng tàu đã thực hiện thành công các dự án đầu tư, phát triển, mở rộng nhà máy thì vẫn còn một số cơ sở chậm 17 hoàn thành các dự án này. năng lực sản xuất không bắt kịp yêu cầu của thị trường thì sẽ khó cho doanh nghiệp đó tồn tại chưa nói tới vấn đề cạnh tranh. - Các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam cần chú trọng hơn nữa tới chiến lược thị trường. Nghiên cứu, tìm kiếm, chiếm lĩnh và duy trì các thị trường là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp. Các sản phẩm sản xuất ra phải gắn với nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường tàu thủy, cả nước cũng như trên thế giới. Không nhất thiết doanh nghiệp nào trong ngành công nghiệp tàu thủy cũng đóng tàu. Nếu thuận lợi, một số doanh nghiệp tập trung sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành đóng tàu. - Đẩy mạnh chính sách hiện đại hóa cho các sản phẩm sản xuất ra. Với những định hướng trên Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã xây dựng các giai đoạn phát triển nhằm từng bước hiện đại hoá ngành. Cụ thể: Giai đoạn 1: Từ năm 2000 đến 2001 là giai đoạn củng cố, nâng cấp, đầu tư trang bị. Trong giai đoạn này cơ bản hoàn thành việc củng cố, nâng cấp, đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất các cơ sở đóng và sửa chữa tàu, để các cơ sở đóng tàu có khả năng đóng được các loại tàu vận tải có trọng tải đến 10.000 tấn, các loại tàu chở ga, tàu conteiner, các loại tàu đặc biệt và tàu phục vụ mục đích quân sự. Liên doanh với nước ngoài xây dựng cơ sở sửa chữa tàu có trọng tải đến 400.000 tấn. Đồng thời chuẩn bị đầu tư nâng cao năng lực đóng mới các loại tàu có trọng tải từ 20.000 tấn đến chục vạn tấn. Đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu đóng mới, sửa chữa các phương tiện vận tải thủy đường sông. Xây dựng mô hình các cơ sở chế tạo, sản xuất cơ khí và thiết bị tàu thủy chế tạo từng bộ phận tiến tới chế tạo cụm thiết bị. Tăng tỷ lệ chế tạo sản xuất nội địa của sản phẩm đóng mới lên 35 – 40% tổng giá trị toàn bộ con tàu. 18 Giai đoạn 2: Từ năm 2002 đến năm 2005 là giai đoạn hoàn thiện và mở rộng sản xuất. Trong giai đoạn này hoàn thiện công nghệ đóng mới tàu biển có trọng tải từ 10.000 tấn đến 30.000 tấn. Nâng năng lực đóng mới và sửa chữa tàu biển có trọng tải ta đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thông qua liên doanh hoặc hợp tác kinh doanh với nước ngoài, phấn đấu đóng mới được tàu có trọng tải từ 80.000 tấn đến 100.000 tấn, hoàn chỉnh công nghệ sửa chữa tàu và dàn khoan biển có trọng tải đến 400.000 tấn, chế tạo được thép đóng tàu, chế tạo được động cơ tàu biển có công suất trên 3.000 cv, chế tạo được các phụ kiện, thiết bị tàu thủy. Giai đoạn 3: Từ năm 2006 đến 2010 là giai đoạn hiện đai hóa và hội nhập trong giai đoạn này tiến hành phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ công nghệ của các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu thủy và phương tiện nổi lên mức hiện đại trong khu vực, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu đóng mới và sửa chữa trong nước phục vụ vận tải, dầu khí, phục vụ quốc phòng. Chế tạo và lắp ráp được hầu hết các loại thiết bị thông dụng. Tiếp cận và tiến tới chiếm lĩnh thị phần quốc tế, chia sẻ thị phần khu vực. Sau năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới đạt 60 – 70% toàn bộ giá trị con tàu. 1.1.3. Những đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp đóng tàu 1.1.3.1. Dây chuyền công nghệ chế tạo tàu thủy Quá trình công nghệ Quá trình công nghệ là một bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất, trong đó người công nhân sử dụng tư liệu lao động để trực tiếp biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm. Quá trình công nghệ làm thay đổi hình 19 dạng và kích thước bên ngoài, thay đổi tính chất cơ, lý, hóa bên trong vật được thi công chế tạo. Quá trình sản xuất Quá trình công nghệ Quá trình lao động Quá trình tự nhiên Quá trình phi công nghệ Phục vụ sản xuất Chuẩn bị sản xuất Hình 1.1. Cơ cấu của quá trình sản xuất Trong quá trình công nghệ có thể phân biệt quá trình lao động như các quá trình gia công nóng, gia công cơ, lắp ráp v.v... và quá trình tự nhiên trong đó con người không trực tiếp tác động như quá trình bong rỉ sắt, quá trình khô sơn v.v... Trong quá trình phi công nghệ có thể phân biệt quá trình phục vụ sản xuất và quá trình chuẩn bị sản xuất. Vận chuyển, kiểm tra chất lượng, sửa chữa máy móc... thuộc quá trình phục vụ sản xuất; phóng mẫu, chế tạo dưỡng mẫu thuộc về quá trình chuẩn bị sản xuất. Quá trình công nghệ thường được chia thành nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, mỗi giai đoạn công nghệ được chia thành nhiều nguyên công khác nhau. Nguyên công là đơn vị cơ bản của quá trình công nghệ, là phần công việc sản xuất tại một nơi làm việc do một công nhân hoặc một nhóm công nhân tiến hành trên một đối tượng lao động nhất định. Quá trình công nghệ chế tạo tàu thủy bao gồm nhiều công đoạn, mỗi một công đoạn có nhiều nguyên công khác nhau. Nguyên vật liệu nhập 20 Kho Gia công thép tấm, hình Chế tạo các chi tiết dạng ống Nắn phẳng Cắt Đánh sạch Uốn Gia công chi tiết phi kim loại và nhôm Trang thiết bị, máy móc Sơn lót chống gỉ Số liệu từ nhà phóng mẫu Vach dấu Chế tạo phân đoạn Cắt Xếp loại, phân nhóm Chế tạo tổng đoạn Máy chính Lắp ráp thân tàu Hạ thủy Lắp ráp các trang thiết bị, máy móc Hoàn chỉnh hệ thống đường ống, điện Trang trí nội thất Sơn hoàn chỉnh Chạy thử, nghiệm thu và bàn giao tàu Hình 1.2. Sơ đồ quá trình công nghệ chế tạo tàu thủy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan