Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thực nghiệm về áp lực thời gian kiểm toán với phản ứng của kiểm toán ...

Tài liệu Nghiên cứu thực nghiệm về áp lực thời gian kiểm toán với phản ứng của kiểm toán viên tại các công ty kiểm toán việt nam

.PDF
97
207
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------ TRẦN THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ÁP LỰC THỜI GIAN KIỂM TOÁN VỚI PHẢN ỨNG CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -----TRẦN THỊ KIM LIÊN NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ ÁP LỰC THỜI GIAN KIỂM TOÁN VỚI PHẢN ỨNG CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế Toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN THỊ GIANG TÂN TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Kính thƣa Quý thầy cô, tôi tên là Trần Thị Kim Liên, học viên cao học khóa 23 – ngành kế toán – trƣờng Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn do tác giả trực tiếp thu thập, thống kê và xử lý. Các nguồn dữ liệu khác đƣợc sử dụng trong luận văn đều có ghi nguồn trích dẫn và xuất xứ. TP. Hồ Chí Minh, tháng năm 2016 Học viên Trần Thị Kim Liên MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ PHẢN ỨNG CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRƢỚC ÁP LỰC THỜI GIAN. ......................................5 1.1. Các nghiên cứu trên thế giới:.........................................................................5 1.1.1. KTV. Nghiên cứu cảm nhận về áp lực thời gian của KTV và phản ứng của .................................................................................................................5 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố khác ngoài áp lực thời gian ảnh hƣởng hành vi không đúng chức năng của KTV....................................................................10 1.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ......................................................................11 1.3. Khoảng trống trong nghiên cứu ...................................................................11 CHƢƠNG 2. 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .................13 Các khái niệm căn bản. ................................................................................13 2.1.1. Áp lực thời gian. ...................................................................................13 2.1.2. Cách thức phản ứng không đúng chức năng của kiểm toán viên trƣớc áp lực về quỹ thời gian kiểm toán. .....................................................................14 2.1.3. Hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán ..............................14 2.1.4. Hành vi báo cáo không đầy đủ thời gian làm việc thực tế (underreporting of time - URT). ...................................................................................16 2.2. Lý thuyết nền tảng: ......................................................................................17 2.2.1. Lý thuyết lựa chọn hợp lý của Friedman & Hechter (1988) ................17 2.2.2. Lý thuyết hành vi dự định của Aijen (1991) .........................................18 2.3. Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ............................................19 2.3.1. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................19 2.3.2. Mô hình nghiên cứu ..............................................................................21 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................24 3.1. Quy trình nghiên cứu chung: .......................................................................24 3.2. Phƣơng pháp khảo sát ..................................................................................25 3.3. Xây dựng bảng câu hỏi ................................................................................25 3.4. Mẫu khảo sát:...............................................................................................29 3.5. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu: ...................................................................29 CHƢƠNG 4. 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................33 Phân tích thống kê tần số: ............................................................................33 4.1.1. Đặc điểm của mẫu khảo sát ..................................................................33 4.1.2. Thống kê mô tả tần số của các thang đo trong mô hình nghiên cứu: ...34 4.2. Phân tích và đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................38 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ..........................................................38 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................39 4.3. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu: ............................................44 4.3.1. Phân tích tƣơng quan: ...........................................................................44 4.3.2. Phân tích hồi quy tuyến tính: ................................................................45 4.3.3. Kiểm định T-test: ..................................................................................49 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN, KIỂN NGHỊ VÀ CÁC GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI. .60 5.1. Kết luận........................................................................................................60 5.2. Kiến nghị .....................................................................................................61 5.3. Đóng góp của đề tài .....................................................................................64 5.4. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tƣơng lai .....................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHỤC LUC 2: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) PHỤ LỤC 4: BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KTV: Kiểm toán viên Big 4: 4 công ty kiểm toán tại Việt Nam: KPMG, Deloitte, PwC, EY. Non-Big 4: các công ty kiểm toán tại Việt Nam ngoài 4 công ty trên. BCTC: Báo cáo tài chính DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 4.1: Cơ cấu về chức vụ của KTV.....................................................................33 Bảng 4.2: Cơ cấu về công ty kiểm toán mà KTV làm việc ......................................33 Bảng 4.3: Kết quả thống kê mô tả các yếu tố ...........................................................34 Bảng 4.4: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Áp lực thời gian kiểm toán” .................................................................................................................35 Bảng 4.5: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hành vi giảm chất lƣợng kiểm toán” .......................................................................................................36 Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát của yếu tố “Hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế” ....................................................................37 Bảng 4.7: Kết quả Cronbach’s alpha của các nhóm biến quan sát ...........................39 Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến độc lập “áp lực thời gian kiểm toán” .........................................................................................................40 Bảng 4.9: Bảng phân tích nhân tố của biến độc lập “áp lực thời gian kiểm toán” ...40 Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc “hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán” ...............................................................................41 Bảng 4.11: Bảng phân tích nhân tố của biến phụ thuộc “hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán” .......................................................................................................41 Bảng 4.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) của biến phụ thuộc “hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế” ..................................................42 Bảng 4.13: Bảng phân tích nhân tố của biến phụ thuộc “hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế” .................................................................................43 Bảng 4.14: Bảng hệ số tƣơng quan giữa TBP và RAQP ..........................................44 Bảng 4.15: Bảng hệ số tƣơng quan giữa TBP và URT .............................................44 Bảng 4.16: Tóm tắt mô hình 1 ..................................................................................45 Bảng 4.17: ANOVAa .................................................................................................46 Bảng 4.18: Hệ số phƣơng trình hồi quy ....................................................................46 Bảng 4.19: Tóm tắt mô hình 2 ..................................................................................47 Bảng 4.20: ANOVAa .................................................................................................48 Bảng 4.21: Hệ số phƣơng trình hồi quy ....................................................................49 Bảng 4.22: Kiểm định sự khác biệt về công ty kiểm toán đang làm việc về hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán .................................................................................50 Bảng 4.23: Bảng thống kê nhóm sự khác biệt công ty kiểm toán đang làm việc về hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán...................................................51 Bảng 4.24: Kiểm định sự khác biệt về công ty kiểm toán đang làm việc về hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán ...............................................................51 Bảng 4.25: Bảng thống kê nhóm sự khác biệt chức vụ về hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán.........................................................................................................52 Bảng 4.26: Kiểm định sự khác biệt chức vụ về hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán ............................................................................................................................52 Bảng 4.27: Bảng thống kê nhóm sự khác biệt chức vụ về hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế ...................................................................................53 Bảng 4.28: Kiểm định sự khác biệt chức vụ về hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế ...............................................................................................54 Bảng 4.29: Bảng thống kê nhóm sự khác biệt công ty kiểm toán đang làm việc về áp lực thời gian kiểm toán ..............................................................................................55 Bảng 4.30: Kiểm định sự khác biệt công ty kiểm toán đang làm việc về áp lực thời gian kiểm toán ...........................................................................................................55 Bảng 4.31: Bảng thống kê nhóm sự khác biệt chức vụ về áp lực thời gian kiểm toán ...................................................................................................................................56 Bảng 4.32: Kiểm định sự khác biệt chức vụ về áp lực thời gian kiểm toán .............56 Bảng 4.33: Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu...................................................57 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Hình 2.1: Mô hình về sự tác động của áp lực thời gian kiểm toán đến các hành vi không đúng chức năng của KTV ..............................................................................21 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ................................................................................24 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trên thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập đã xuất hiện từ lâu, trải qua một quá trình phát triển dài và ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển kinh tế toàn cầu. Báo cáo tài chính đƣợc kiểm toán đang dần trở thành một trong những kênh thông tin hữu ích sử dụng trong tiến trình ra quyết định của nhiều đối tƣợng có liên quan khác nhau nhƣ những nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng, và một số bên liên quan khác. Đây là một công cụ nhằm thu hẹp thông tin bất cân xứng giữa các nhà quản lý và các bên liên quan do ngƣời sử dụng không thể trực tiếp đánh giá chất lƣợng của các hoạt động kiểm toán. Nói cách khác, kiểm toán là một loại dịch vụ đảm bảo nhằm nâng cao chất lƣợng thông tin trên BCTC. Tuy vậy, trong thời gian gần đây, khá nhiều sai sót trong các cuộc kiểm toán khiến cho xã hội hoài nghi về chất lƣợng của hoạt động kiểm toán. Ví dụ nhƣ trong năm 2014, Hội đồng giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (PCAOB) đã phát hiện thiếu sót trong 19/59 cuộc kiểm toán của PwC, những sai sót tiêu biểu của các cuộc kiểm toán này có thể kể ra nhƣ: thiếu quy trình đánh giá doanh thu, thiếu phân tích về lợi thế thƣơng mại và tài sản vô hình, thiếu sót trong kiểm tra các thƣơng vụ mua bán (Nguồn: Trang tin điện tử - Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam – VACPA). Các sai sót này do từ nhiều nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân rất quan trọng là do quỹ thời gian của KTV dành cho cuộc kiểm toán khá ít. Kết quả nhiều nghiên cứu trên thế giới nhƣ David T. Otley Bernard J. Pierce (1996), Coram et al., (2003), Leanne C. Gundry Gregory A. Liyanarachchi (2007), Teerooven Soobaroyen & Chelven Chengabroyan (2006),… cho thấy, trên thực tế các KTV luôn luôn phải chịu áp lực về ngân sách thời gian trong quá trình thực hiện kiểm toán. Trƣớc áp lực này, KTV đã phản ứng lại bằng cách không tuân thủ đầy đủ thủ tục, quy trình kiểm toán, và/hoặc báo cáo không đầy đủ thời gian làm việc thực tế của mình. Những phản ứng này tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lƣợng của 2 hoạt động kiểm toán. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, áp lực này ngày càng gia tăng thì các phản ứng tiêu cực nhƣ trên cũng ngày càng tăng. Tại Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến áp lực về thời gian kiểm toán và các phản ứng của KTV khi phải đối mặt trƣớc áp lực này chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu thực hiện. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài nhằm nghiên cứu thực nghiệm hiện tƣợng trên tại Việt Nam nhằm xác định áp lực thời gian của các KTV tại Việt Nam ở mức độ nào, cách thức họ phản ứng lại trƣớc áp lực thời gian này ra sao, các phản ứng này có đúng chức năng hay không, có làm cho chất lƣợng hoạt động kiểm toán bị ảnh hƣởng hay không, ý kiến kiểm toán có còn hợp lý hay không. Kết quả nghiên cứu giúp cho các công ty kiểm toán cần lƣu ý trong hoạch định thời gian kiểm toán một cách hợp lý nhằm giảm thiểu hành vi không đúng chức năng của KTV. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: Bài nghiên cứu phân tích sự tác động của áp lực thời gian kiểm toán đến các phản ứng không đúng chức năng của KTV. Theo đó, tác giả đi sâu vào xem xét liệu các KTV tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại Việt Nam có chịu áp lực về thời gian để hoàn thành công việc kiểm toán, các phản ứng của các KTV trƣớc áp lực về quỹ thời gian kiểm toán. Bên cạnh đó, tác giả còn đánh giá liệu có sự khác biệt giữa nhóm công ty Big 4 và không phải Big 4 hoặc giữa các nhóm chƣc vụ về áp lực thời gian kiểm toán hay về cách thức phản ứng trƣớc áp lực về ngân sách thời gian kiểm toán nhằm giúp cho các công ty kiểm toán, các nhà sử dụng BCTC đƣợc kiểm toán có cái nhìn tổng quát hơn về áp lực mà KTV phải chịu trong quá trình thực hiện kiểm toán và các cách phản ứng của họ nhƣ thế nào, từ đó đƣa ra các kiến nghị về việc lập kế hoạch kiểm toán nói chung cũng nhƣ thời gian kiểm toán nói chung phù hợp với từng công ty kiểm toán có quy mô, cách thức hoạt động khác nhau hay giữa các KTV giữ các chức vụ khác nhau nhằm giảm thiểu các phản ứng không đúng chức năng của KTV. 3 Mục tiêu trên của đề tài nhằm làm sáng tỏ các câu hỏi chính sau: a. KTV tại các công ty kiểm toán đang hoạt động tại VN (viết tắt là công ty kiểm toán VN) có thực sự chịu áp lực về ngân sách thời gian kiểm toán không? b. KTV sẽ có những phản ứng gì đối với quỹ thời gian đã lập trong cuộc kiểm toán? c. Liệu có sự khác biệt về phản ứng của KTV thuộc nhóm các công ty kiểm toán Big 4 và không phải Big 4? d. Liệu có sự khác biệt về phản ứng của KTV thuộc nhóm chức vụ khác nhau không? e. Liệu có sự khác biệt về áp lực thời gian của KTV thuộc nhóm các công ty kiểm toán Big 4 và không phải Big 4? f. Liệu có sự khác biệt về áp lực thời gian của KTV thuộc nhóm chức vụ khác nhau không? 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các phản ứng của KTV trƣớc áp lực về thời gian kiểm toán trong kiểm toán độc lập. Đối tƣợng khảo sát là các nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán trong các công ty kiểm toán hoạt động tại TP.HCM. Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu cảm nhận của KTV về áp lực thời gian liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính, không nghiên cứu các cuộc kiểm toán khác nhƣ: kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ,… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó, dựa trên các nghiên cứu trƣớc có liên quan, đề tài xây dựng mô hình. Tiếp đến sẽ kiểm định mô hình này nhằm xem xét tác động của áp lực về thời gian kiểm toán đến các hành vi không đúng chức năng của KTV, cũng nhƣ xem xét sự khác biệt trong cách phản ứng (giữa KTV thuộc các công ty kiểm toán Big 4 và không phải Big 4, giữa chức vụ của KTV). Tác giả sử dụng công cụ khảo sát là bảng câu hỏi đƣợc gửi đến các 4 KTV. Các kỹ thuật phân tích kết quả nghiên cứu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS Statistics 20 bao gồm: thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha, kiểm định giá trị thang đo bằng mô hình phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan Pearson, phân tích hồi quy tuyến tính, kiểm định Ttest. 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn bao gồm các 5 phần chính nhƣ sau: Phần mở đầu: Giới thiệu chung về đề tài, trong đó đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng, phạm vi, và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Chƣơng 1: Tổng quan các nghiên cứu trước nhằm tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới, cũng nhƣ tại Việt Nam liên quan đến áp lực về ngân sách thời gian kiểm toán và phản ứng của KTV khi đứng trƣớc áp lực về thời gian . Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết về áp lực thời gian kiểm toán và cách thức phản ứng của KTV trƣớc áp lực này: nhằm làm sáng tỏ các khái niệm liên quan cũng nhƣ những lý thuyết nền tảng giải thích các mô hình sử dụng trong bài. Chƣơng 3: Phương pháp nghiên cứu đề cập đến các phƣơng pháp sử dụng để nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa áp lực thời gian kiểm toán và cách thức phản ứng của KTV tại các công ty kiểm toán Việt Nam. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu trình bày kết quả từ việc phân tích số liệu. Chƣơng 5: Kết luận, kiến nghị và những hạn chế của đề tài nhằm trình bày các phát hiện mới, những giới hạn của luận văn và đề xuất các hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai. 5 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC VỀ PHẢN ỨNG CỦA KIỂM TOÁN VIÊN TRƢỚC ÁP LỰC THỜI GIAN. Các nghiên cứu trên thế giới: 1.1. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trên toàn thế giới, hoạt động kiểm toán độc lập cũng không ngừng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ, ngân hàng và các bên liên quan là nâng cao độ tin cậy thông tin. Các công ty kiểm toán độc lập đƣợc xem là một bên thứ ba với vai trò cung cấp một sự đảm bảo trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính dựa vào sự độc lập của mình đối với công ty đƣợc kiểm toán, vì vậy hoạt động của các công ty kiểm toán ngày càng đƣợc quan tâm đáng kể. Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về chất lƣợng hoạt động kiểm toán độc lập nói chung, cũng nhƣ xem xét mối quan hệ giữa áp lực thời gian kiểm toán và các cách phản ứng của KTV trƣớc áp lực về thời gian này nói riêng. Hầu hết các nghiên cứu này đều cho thấy, có tồn tại một mối quan hệ giữa áp lực thời gian kiểm toán với phản ứng không đúng của KTV làm ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến chất lƣợng của hoạt động kiểm toán ở các mức độ khác nhau. Các dòng nghiên cứu tiêu biểu cho chủ đề này bao gồm: 1.1.1. Nghiên cứu cảm nhận về áp lực thời gian của KTV và phản ứng của KTV. David T. Otley Bernard J. Pierce (1996), khảo sát 3 trong số 6 công ty kiểm toán thuộc Big 6 ở Ireland và đƣa ra kết luận rằng có một mối quan hệ chặt chẽ giữa ngân sách thời gian để hoàn thành công việc với phản ứng của KTV. Theo đó, nếu KTV không đủ thời gian hoàn thành, phản ứng của KTV sẽ là hoặc bỏ bớt các thủ tục làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán hoặc sử dụng thêm thời gian của cá nhân ngoài thời gian kiểm toán đã đƣợc phân công để hoàn thành nhiệm vụ của mình mà không báo cáo đầy đủ thời gian làm thêm giờ này. Có đến 48% KTV đƣợc 6 khảo sát tại Ireland cảm thấy rằng quỹ thời gian kiểm toán của họ quá ít và trong thực tế thì họ không thể nào hoàn thành nhiệm vụ trong quỹ thời gian đƣợc phân công này. Ngoài ra, đa phần các KTV thừa nhận rằng họ đã thực hiện các hành vi không đúng chức năng sau ở mức độ ít nhất là “thỉnh thoảng”, cụ thể có khoảng 28% các trƣởng nhóm kiểm toán thực hiện hành vi bỏ qua một số bƣớc kiểm toán trong cuộc kiểm toán, 37% chấp nhận các giải thích không thuyết phục của khách hàng, 41% kiểm tra một cách qua loa các chứng từ của khách hàng, 29% không nghiên cứu kĩ càng các nguyên tắc kế toán, 33% giảm khối lƣợng công việc trong một bƣớc kiểm toán ở dƣới mức độ hợp lý, và khoảng 55% ngƣời trả lời thừa nhận rằng họ báo cáo thời gian làm việc thực tế của mình không đầy đủ. Nghiên cứu của Coram et al., (2003) khảo sát nhận thức của KTV về áp lực thời gian kiểm toán tại Australia và phản ứng KTV trƣớc áp lực này nhằm xem xét liệu các KTV có thực hiện những hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán hay không, lý do KTV thực hiện hành vi này và những hành vi nào là phổ biến nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lƣợng KTV ở Australia chịu áp lực về ngân sách thời gian kiểm toán là khá lớn, trong đó, hơn 50% các KTV đƣợc khảo sát nhận định rằng họ đã thực hiện một số hành động làm giảm chất lƣợng kiểm toán ở mức độ “thỉnh thoảng” bởi vì họ đánh giá rằng vấn đề kiểm toán đó có rủi ro không trọng yếu, và có đến 63% các KTV tham gia khảo sát tại Australia sử dụng một số hành vi để gia tăng tốc độ kiểm tra nhƣ loại bỏ một số chỉ tiêu khó ra khỏi mẫu kiểm toán, không kiểm tra tất cả những khoản mục trong mẫu, chấp nhận những bằng chứng kiểm toán không thuyết phục của khách hàng, cũng ở mức độ “thỉnh thoảng”. Timothy Kelley (1999) nghiên cứu về các loại áp lực mà KTV phải chịu: áp lực về thời gian kiểm toán, áp lực về thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trƣởng nhóm kiểm toán chịu áp lực về thời hạn phát hành báo cáo kiểm toán thƣờng xuyên hơn áp lực về thời gian kiểm toán. Trong khi đó, các trợ lý kiểm toán lại cho biết rằng họ chịu hai loại áp lực thời gian này là ngang nhau. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy áp lực về thời gian kiểm toán có ảnh hƣởng 7 đến chất lƣợng kiểm toán, gia tăng khả năng không báo cáo đầy đủ thời gian làm việc thực tế của KTV. Leanne C. Gundry, Gregory A. Liyanarachchi (2007) đã kiểm định mối quan hệ giữa áp lực về thời gian kiểm toán đến các hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc chịu áp lực thời gian sẽ làm giảm chất lƣợng kiểm toán do việc cắt giảm các bƣớc trong quy trình kiểm toán và chấp nhận các giải thích chƣa đƣợc thuyết phục của khách hàng tại các công ty kiểm toán New Zealand. Bên cạnh đó, năm 2008, Gregory A. Liyanarachchi &Shaun M. McNamara (2008) tiếp tục đƣa ra mô hình nghiên cứu về áp lực thời gian và những phản ứng không đúng chức năng của KTV trong mô hình đƣợc gọi tên là “căng thẳng nghề nghiệp”. Trong nghiên cứu này, tác giả chứng minh đƣợc rằng áp lực thời gian là một trong những nhân tố dẫn đến hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán và hành vi báo cáo không đầy đủ thời gian làm việc thực tế của KTV. Theo đó, loại KTV (KTV đƣợc chia thành 2 loại: KTV thuộc Big 4 và không thuộc Big 4), cảm nhận của KTV về mức độ ảnh hƣởng của phí kiểm toán đến chƣơng trình kiểm toán, quỹ thời gian thực tế kiểm toán năm trƣớc, cũng nhƣ mức độ trực tiếp tham gia của KTV trong việc thiết lập quỹ thời gian kiểm toán là những nhân tố ảnh hƣởng đến áp lực thời gian của KTV. Tại Thụy Điển, nghiên cứu gần đây của Tobias Svanström (2015) thông qua khảo sát các KTV tại các công kiểm toán nhỏ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tác động ngƣợc chiều về áp lực thời gian kiểm toán đến chất lƣợng kiểm toán (do các phản ứng không đúng chức năng của KTV). Chẳng hạn nhƣ: kiểm tra hời hợt các chứng từ, bỏ qua một số bƣớc kiểm toán trong chƣơng trình kiểm toán, chấp nhận những giải thích không thuyết phục của khách hàng hay đặt một sự tin tƣởng nhiều hơn vào khách hàng. Cụ thể là có đến 50% các KTV ít nhất một vài lần thực hiện các hành vi này, trong đó, việc chấp nhận những giải thích không thuyết phục của khách hàng đƣợc các KTV áp dụng nhiều hơn so với các hành vi khác, chiếm khoảng 20%. 8 Nghiên cứu về mối quan hệ giữa áp lực về quỹ thời gian kiểm toán với phản ứng của KTV trƣớc áp lực này không chỉ đƣợc thực hiện ở các nƣớc phát triển mà còn tiến hành tại các quốc gia đang phát triển. Các nghiên cứu tiêu biểu có thể kể ra nhƣ: Teerooven Soobaroyen & Chelven Chengabroyan (2006) thực hiện nghiên cứu tại Cộng hòa Mauritius, thông qua kiểm tra sự tồn tại và những ảnh hƣởng của áp lực về thời gian kiểm toán đến hành vi không đúng chức năng của KTV (nhƣ giảm các bƣớc kiểm toán trong quá trình kiểm toán), cũng nhƣ việc KTV phải làm thêm ngoài thời gian kiểm toán đã đƣợc đơn vị phân công mà không báo cáo khoảng thời gian làm việc này. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có khoảng 52% KTV tại đây cho biết rằng họ cần một nổ lực khá lớn để có thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ hoặc họ hoàn toàn không thể hoàn thành đƣợc nhiệm vụ trong quỹ thời gian kiểm toán đƣợc phân công. Có khoảng 25% các KTV đƣợc khảo sát cho rằng họ “đồng ý” hoặc “hoàn toàn đồng ý” rằng họ đã ghi nhận một số bƣớc kiểm toán vào báo cáo công việc mặc dù họ đã không thực hiện chúng và 77% KTV cho rằng họ phải mang công việc về nhà để làm và đã không báo cáo khoảng thời gian làm việc thêm này. Kết quả nghiên cứu tìm ra mối tƣơng quan đáng kể giữa việc cắt giảm một số bƣớc trong quy trình kiểm toán với áp lực thời gian kiểm toán của KTV. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa áp lực về thời gian này với việc không báo cáo đầy đủ thời gian làm việc thực tế lại không đƣợc chứng minh. Nghiên cứu tại Malaysia của nhóm tác giả Halil Paino, Zubaidah Ismail & Malcolm Smith (2010) cho thấy hiện tƣợng các KTV tại Malaysia chịu áp lực vì thời gian kiểm toán quá ít xảy ra khá phổ biến tại quốc gia này, biểu hiện ở chỗ có hơn 70% KTV đƣợc khảo sát trả lời rằng họ đã phải chịu áp lực thời gian khi thực hiện kiểm toán và 42% KTV nói rằng họ phải sử dụng thời gian cá nhân của mình để hoàn thành công việc nhƣng không báo cáo đầy đủ về khoảng thời gian làm thêm này. Trƣớc áp lực đó, các KTV đã chọn một số phản ứng không đúng chức năng của nghề nghiệp đƣa đến giảm chất lƣợng kiểm toán, đồng thời họ cũng báo cáo không đầy đủ thời gian làm việc thực tế, hoặc sử dụng thời gian kiểm toán cho công ty này để hoàn thành công việc cho công ty khác (nếu nhƣ có công ty nào đó mà họ 9 hoàn thành trƣớc hạn). Bên cạnh đó, các KTV làm việc tại các công ty kiểm toán xếp hạng thấp (low ranks) có xu hƣớng thực hiện hành vi giảm chất lƣợng kiểm toán khi phải đối mặt với thời gian kiểm toán quá ít nhiều hơn so với các KTV công tác tại các công ty kiểm toán xếp hạng cao (high ranks). Tƣơng tự, nhóm các tác giả thuộc đại học Brawijaya của Indonexia cũng đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố dẫn đến hành vi “giảm hoặc không thực hiện một số bƣớc kiểm toán trong chƣơng trình kiểm toán”, một trong những nhân tố đó có áp lực về thời gian kiểm toán và chính nhân tố này đã có những tác động trực tiếp khiến KTV phải giảm một số bƣớc kiểm toán trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán và hành động này thƣờng xảy ra ở các KTV có kinh nghiệm dƣới 2 năm nhiều hơn các KTV có kinh nghiệm lâu hơn, theo Cakti Dito Angkoso, Bambang Subroto & Sutrisno (2014). Nghiên cứu của Desmond C.Y. Yuen Philip K.F. Law Chan Lu Jie Qi Guan, (2013) cũng đã thực hiện nghiên cứu hiện tƣơng này tại Macau, và cho biết rằng áp lực về quỹ thời gian kiểm toán là một trong những yếu tố khiến cho các KTV có các hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Theo đó, KTV đã bỏ qua một số bƣớc kiểm toán trong chƣơng trình kiểm toán, không nghiên cứu kĩ càng các nguyên tắc kế toán, chấp nhận các giải thích không thuyết phục của khách hàng, không giám sát kĩ càng công việc của các thành viên trong nhóm và thực hiện công việc theo hƣớng mà khách hàng hay cấp trên mong muốn. Ngoài những nghiên cứu tiêu biểu đƣợc nêu trên, hàng loạt các nghiên cứu tƣơng tự khác cũng đƣợc thực hiện tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới, chẳng hạn nhƣ tại Pakistan có nghiên cứu của Sadaf Khan et al., (2014), McDaniel, L.S. (1990) thực hiện nghiên cứu tại Mỹ cũng cho ra kết quả tƣơng tự.  Hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đƣợc thực hiện từ các nƣớc lớn nhƣ Ireland, Australia, New Zealand, Thụy Điển, Mỹ đến các nƣớc nhỏ hay thành phố nhƣ Malaysia, Indonexia, Mauritius, Macau, Pakistan đã cho thấy rằng áp lực thời gian kiểm toán là một trong những nhân tố dẫn tới phản ứng không đúng chức năng của KTV. 10 1.1.2. Nghiên cứu về các yếu tố khác ngoài áp lực thời gian ảnh hưởng hành vi không đúng chức năng của KTV. Malone and Roberts (1996) thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá một số yếu tố có khả năng ảnh hƣởng đến việc thực hiện hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm soát chất lƣợng, giám sát quá trình kiểm toán, việc thiết lập các biện pháp kỹ luật, việc phê duyệt của cấp trên trƣớc khi thực hiện là những yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán. Jan Svanberg Peter Öhman (2013) đánh giá sự tác động của văn hóa đạo đức đến chất lƣợng hoạt động kiểm toán dƣới sự tác động của áp lực thời gian kiểm toán. Theo đó, nhóm tác giả chứng minh đƣợc rằng yếu tố văn hóa nhƣ môi trƣờng đạo đức, các mức phạt (nhằm bắt buộc các KTV phải tuân thủ các hành vi ứng xử có đạo đức) có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán. Trong khi đó, yêu cầu cần phải tuân thủ theo quy định của cấp trên mà không đƣợc thắc mắc lại có ảnh hƣởng cùng chiều đến hành vi làm giảm chất lƣợng kiểm toán. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng xem xét mối quan hệ giữa hành vi báo cáo không đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế và các yếu tố văn hóa đạo đức, tuy nhiên, kết quả phân tích lại không cho thấy mối tƣơng quan giữa 2 yếu tố này nhƣng lại chứng minh đƣợc áp lực thời gian tác động cùng chiều lên hành vi không báo cáo đầy đủ thời gian kiểm toán thực tế. Ngoài yếu tố áp lực về quỹ thời gian kiểm toán, Desmond C.Y. Yuen Philip K.F. Law Chan Lu Jie Qi Guan (2013) cũng đã chứng minh thêm rằng tính chất phức tạp của công việc, áp lực từ phía khách hàng và các vấn đề về đạo đức cũng góp phần tạo ra các hành vi phản ứng không đúng chức năng của KTV – yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động kiểm toán. Một số nhân tố khác nhƣ rủi ro kiểm toán, việc giám sát chất lƣợng kiểm toán, mục đích tăng doanh thu cho công ty kiểm toán cũng có tác động trực tiếp đến hành vi làm giảm chất lƣợng hoạt động kiểm toán nhƣ trong nghiên cứu của Cakti Dito Angkoso, Bambang Subroto & Sutrisno (2014) tại Indonexia.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng