Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng sô...

Tài liệu Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở vùng đồng bằng sông cửu long

.PDF
61
528
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HỨA THỊ PHƯƠNG CHI NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐA DẠNG HÓA THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành : Kinh tế học Mã số chuyên ngành : 60 31 01 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN MINH ĐỨC TP.Hồ Chí Minh, Năm 2015 TÓM TẮT Đa dạng hóa thu nhập đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam nói chung và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Dựa trên nền tảng lý thuyết mô hình kinh tế nông hộ với hoạt động phi nông nghiệp, nghiên cứu xem xét các nhân tố về đặc điểm của chủ hộ, đặc điểm và nguồn lực của nông hộ trong tác động của nó đối với đa dạng hóa thu nhập. Bằng mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu từ cuộc điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2012 để cho ra các kết quả sau: Các nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long là đào tạo nghề, số người phụ thuộc trong nông hộ, số lượng thành viên của nông hộ, trình độ học vấn trung bình của các thành viên trong nông hộ, trình độ học vấn của chủ hộ và số người tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong gia đình. Trong khi đó, các nhân tố được kì vọng là giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp bình quân và thu nhập nông nghiệp bình quân đã không có ý nghĩa thống kê. iii MỤC LỤC Lời cam đoan .............................................................................................................. i Lời cảm ơn .................................................................................................................. ii Tóm tắt ....................................................................................................................... iii Mục lục ....................................................................................................................... iv Danh mục hình .......................................................................................................... vii Danh mục bảng ......................................................................................................... viii Danh mục từ viết tắt ................................................................................................. ix CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................. 1 1.1 . Đặt vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 1 1.2 . Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.3 . Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 1.4 . Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 3 1.5 . Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.6 . Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nghiên cứu .......................................................... 4 1.7 . Kết cấu luận văn nghiên cứu ................................................................................ 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU .............................................. 6 2.1 . Các khái niệm ....................................................................................................... 6 2.1.1. Nông hộ .................................................................................................. 6 2.1.2. Các nguồn thu nhập của nông hộ ........................................................... 6 2.1.3. Đa dạng hóa thu nhập ............................................................................ 7 2.2 . Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................... 7 2.2.1. Mô hình kinh tế nông hộ với hoạt động phi nông nghiệp...................... 7 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập ................................. 11 2.2.3. Đo lường đa dạng hóa thu nhập ............................................................ 13 2.3 . Các nghiên cứu trước ........................................................................................... 14 iv 2.3.1. Nghiên cứu tại một số quốc gia ............................................................ 14 2.3.2. Nghiên cứu tại Việt Nam ...................................................................... 17 2.4. Kết luận ................................................................................................................ 20 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 22 3.1. Khung tiếp cận nghiên cứu .................................................................................. 22 3.2. Mô hình kinh tế lượng xác định nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập ..... 23 3.2.1. Xây dựng mô hình hồi quy ................................................................... 23 3.2.2. Mô tả các biến ....................................................................................... 26 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................... 29 3.4. Các bước phân tích và xử lý số liệu ..................................................................... 30 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31 4.1. Kết quả thống kê mô tả ........................................................................................ 31 4.1.1. Tình trạng đa dạng hóa thu nhập .......................................................... 31 4.1.2. Các nhân tố về chủ hộ ........................................................................... 32 4.1.3. Các nhân tố về đặc điểm nông hộ ......................................................... 34 4.1.4. Nguồn lực của nông hộ ......................................................................... 35 4.2. Kết quả mô hình ................................................................................................... 36 4.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình ............................................................. 37 4.3.1. Kiểm định Omnibus đánh giá mức độ phù hợp chung của mô hình .... 37 4.3.2. Kiểm định Hosmer và Lemeshow ........................................................ 37 4.3.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình............................................ 37 4.3.4. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình ........................ 37 4.3.5. Kiểm định khác biệt các yếu tố giữa hộ có đa dạng hóa và không đa dạng hóa thu nhập ................................................................................. 38 4.4. Thảo luận kết quả ................................................................................................. 41 v 4.4.1. Ước lượng xác suất đa dạng hóa theo tác động biên từng yếu tố ......... 41 4.4.2. Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố ......................................................... 43 4.4.3. So sánh với các nghiên cứu trước ......................................................... 43 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 46 5.1. Kết luận ................................................................................................................ 46 5.2. Các gợi ý chính sách ............................................................................................ 47 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 48 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 54 Phụ lục 1: Kết quả thống kê mô tả Phụ lục 2: Kết quả mô hình hồi quy Binary Logistic Phụ lục 3: Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình Phụ lục 4: Ước lượng xác suất đa dạng hóa theo tác động biên từng yếu tố Phụ lục 5: Mô tả các biến trích ra từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 Phụ lục 6: Các nguồn thu nhập của hộ gia đình trích ra từ bộ dữ liệu VHLSS 2012 vi DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Khung tiếp cận nghiên cứu ...................................................................... 22 Hình 4.1. Tỷ lệ đa dạng hóa thu nhập ...................................................................... 31 Hình 4.2. Sự phân bố tuổi chủ hộ............................................................................. 32 Hình 4.3. Tỷ lệ giới tính chủ hộ ............................................................................... 33 Hình 4.4. Trình độ học vấn của chủ hộ .................................................................... 33 vii DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Tổng hợp dấu kì vọng của các biến ......................................................... 29 Bảng 4.1. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Binary Logistic .............................. 36 Bảng 4.2. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình ........................... 38 Bảng 4.3. Kiểm định khác biệt các yếu tố ............................................................... 39 Bảng 4.4. Ước lượng xác suất đa dạng hóa theo tác động biên từng yếu tố ............ 41 Bảng 4.5. Vai trò ảnh hưởng của các yếu tố ............................................................ 43 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TCTK Tổng cục Thống kê ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long VHLSS Khảo sát mức sống hộ gia đình PTTH Phổ thông trung học PNN Phi nông nghiệp HV Học vấn TB Trung bình BQ Bình quân SXKD Sản xuất kinh doanh TNNN Thu nhập nông nghiệp TNPNN Thu nhập phi nông nghiệp TN Thu nhập ix Chương 1 1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến ngày 1 tháng 1 năm 2014, tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long là 2.607,1 nghìn ha, chiếm 64,25% tổng diện tích đất đai và khoảng 13,16 triệu người sống ở khu vực nông thôn (chiếm hơn 2/3 tổng dân số) tạo ra gần 10,32 triệu lao động nông thôn của vùng. Với nguồn lực đất đai và lao động dồi dào, tuy nhiên kinh tế nông nghiệp nông thôn vùng ĐBSCL vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của nó. Năng suất lao động của cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp thấp nhất trong tất cả các ngành kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người và mức chi tiêu bình quân đầu người ở khu vực nông thôn đều thấp hơn thành thị. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn cao hơn gần gấp 3 lần so với hộ nghèo ở thành thị (Tổng cục Thống kê, 2014). Đa phần sinh kế của nông hộ ở vùng ĐBSCL hầu hết dựa vào hoạt động nông nghiệp. Do nền sản xuất nông nghiệp nước ta chưa tiến bộ, phụ thuộc gần như hoàn toàn vào thời tiết nên cùng với tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, thu nhập của nông dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng và rất bấp bênh. Hiện tượng tình trạng lái buôn, các khâu trung gian ép giá ngày càng phổ biến, công nghệ sau thu hoạch bị hạn chế, việc xuất khẩu nông sản gặp phải nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế, bảo hộ tại các thị trường trọng điểm. Vì thế, tình trạng “được mùa mất giá” thường xuyên đe dọa đến thu nhập của nông hộ. Để ổn định thu nhập, đảm bảo cuộc sống, nhiều hộ gia đình vùng nông thôn ĐBSCL buộc phải tìm phương kế khác để thêm vào thu nhập từ sản xuất nông 1 nghiệp. Đa dạng hóa thu nhập nông thôn thông qua các hoạt động phi nông nghiệp tại địa phương đóng vai trò quan trọng. Theo các nghiên cứu về chính sách phát triển kinh tế nông thôn trên thế giới cho rằng để đảm bảo nguồn thu nhập cho người nghèo ở nông thôn, hoạt động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp cần được nâng cao vì hầu hết các hoạt động phi nông nghiệp nông thôn có xu hướng liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nông nghiệp địa phương hoặc các thị trấn nhỏ (Wordbank, 2007; Reardon, 1998; Ellis, 2000). Việc tìm kiếm các hoạt động sinh kế khác của nông dân xuất phát từ suy nghĩ tự nhiên để có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Đa dạng hóa là hoạt động thường thấy trong sản xuất, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vì người dân phải đối mặt với những rủi ro như thiên tai, dịch bệnh, biến động thị trường…Do đó, đa dạng hóa sản xuất được xem là cần thiết để giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho hộ gia đình vùng nông thôn. Mặt khác, khi những nông hộ nghèo không có đủ nguồn lực cho sản xuất nông nghiệp thì họ cũng có xu hướng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp để tạo thêm thu nhập. Đa dạng hóa có thể được sử dụng như một mạng lưới an toàn đối với người nghèo hoặc như một khả năng tích lũy đối với người giàu ở nông thôn (Ellis, 2000). Có thể nói, đa dạng hóa là một cơ chế hiệu quả giúp sinh kế hộ nông dân bền vững và giúp phát triển nông thôn bền vững. Vì vậy, nhằm tăng thu nhập cho nông hộ, các nhà hoạch định chính sách nên khuyến khích các hộ gia đình nông thôn thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập. Nghiên cứu tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL hiện nay nhằm phát hiện những nhân tố tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập để có chính sách phù hợp, giúp các hộ gia đình nông thôn, đặc biệt là hộ nghèo tăng thu nhập là rất quan trọng. Điều này sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế, giảm nghèo, cải thiện đời sống, ổn định xã hội ở vùng ĐBSCL, vì thế tôi chọn đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long” làm luận án nghiên cứu. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó gợi ý các chính sách nhằm tác động tích cực đến đa dạng hóa thu nhập của hộ gia đình vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay . 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên đề tài tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:  Những nhân tố nào tác động đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại vùng ĐBSCL hiện nay?  Những chính sách nào từ nhà nước và chính quyền địa phương có thể ảnh hưởng tích cực đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại vùng ĐBSCL hiện nay? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là hộ gia đình vùng nông thôn ĐBSCL có tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát những nhân tố tác động đến đa dạng hóa thu nhập của nông hộ tại 13 tỉnh thành thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Đa dạng hóa thu nhập là một quá trình mà trong đó nông hộ tham gia vào hoạt động nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp. Vì vậy, bên cạnh các yếu tố về đặc điểm hộ gia đình, nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác, chẳng hạn như tác động của một số chính sách vĩ mô, xu hướng chung của đa dạng hóa trong khu vực... Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào những ảnh hưởng của đặc điểm và nguồn lực nông hộ tác động đến đa dạng hóa thu nhập. 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đầu tiên, bằng phương pháp định tính, nghiên cứu thu thập các tài liệu và kế thừa các nghiên cứu có liên quan trước đó để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập. Tiếp theo, nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp thu được từ cuộc Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) năm 2012 của Tổng cục thống kê Việt Nam để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đa dạng hóa. Cụ thể, nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả để xem xét tình hình đa dạng hóa thu nhập của nông hộ trong khu vực. Sau đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Binary Logistic để tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đa dạng hóa thu nhập. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nghiên cứu Đa dạng hóa đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế nông nghiệp nông thôn ở vùng ĐBSCL. Trong điều kiện giới hạn về các nguồn lực, nền nông nghiệp chưa tiến bộ, còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và thị trường, đa dạng hóa là một chiến lược sinh kế nhằm mục đích đối phó với những cú sốc ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập giúp cho việc triển khai các chính sách đa dạng hóa tại nông thôn được hiệu quả. Từ đó, giúp các hộ gia đình gia tăng khả năng đa dạng hóa nhằm giảm thiểu biến động thu nhập, ổn định đời sống và tích lũy tài sản giúp phát triển nông thôn bền vững. 1.7. Kết cấu luận văn nghiên cứu Luận văn trình bày theo năm chương. Bố cục các chương như sau: Chương một giới thiệu tổng quan nghiên cứu và giải thích tầm quan trọng khi thực hiện nghiên cứu này. 4 Chương hai đưa ra một số khái niệm và lý thuyết về mô hình nông hộ, các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập nông hộ; nêu lên các nghiên cứu trước liên quan. Chương ba trình bày cơ sở lựa chọn mô hình, thiết kế mô hình và nêu rõ phương pháp nghiên cứu, cách lấy số liệu và đo lường các biến nghiên cứu. Chương bốn thể hiện kết quả nghiên cứu, thảo luận kết quả. Chương năm trình bày các điểm chính trong nghiên cứu, gợi ý các chính sách; bên cạnh đó, trong chương này chỉ ra những giới hạn và đề ra hướng nghiên cứu tiếp theo. 5 Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU Trong chương này, luận văn sẽ giới thiệu một số khái niệm liên quan, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập; sau đó nêu ra những nghiên cứu trước có liên quan của các nước và của Việt Nam cũng được phân tích trong chương này. 2.1. Các khái niệm 2.1.1. Nông hộ Ellis (1993) định nghĩa nông hộ là những hộ gia đình mà kế sinh nhai của họ có nguồn gốc chủ yếu từ nông nghiệp, sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào công việc sản xuất nông nghiệp. Theo Norton (1993), nông hộ là hộ gia đình mà thu nhập của hộ đó phụ thuộc vào lao động nông nghiệp, quản lý nông sản và tổ chức tiêu dùng. Các nông hộ sẽ sản xuất ra sản phẩm của mình cho tiêu dùng của chính mình và thị trường. 2.1.2. Các nguồn thu nhập của nông hộ Các nguồn thu nhập của nông hộ có thể được phân loại theo ba tiêu chí: phân loại theo lĩnh vực (nông nghiệp và phi nông nghiệp); phân loại theo chức năng (làm công ăn lương và tự tạo việc làm) hoặc phân loại theo không gian (làm tại địa phương và di cư) (Barrett, Reardon và Webb, 2001). Do đặc điểm vùng nông thôn, thu nhập từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là những công việc bán thời gian nên thu nhập của nông hộ ở đây rất đa dạng. Tuy nhiên, dựa vào lĩnh vực hoạt động, nghiên cứu tiến hành phân chia thu nhập thành 3 loại chính sau: 6  Thu nhập nông nghiệp: là các nguồn thu nhập từ tất cả các hoạt động nông nghiệp bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…  Thu nhập phi nông nghiệp bao gồm tất cả các nguồn thu nhập mang lại từ hoạt động phi nông nghiệp như: buôn bán, dịch vụ, vận chuyển, chế biến nông sản tại nhà, làm thuê tại các nhà máy lớn,…  Thu nhập khác: là các nguồn thu nhập như cho thuê nhà, các khoản trợ cấp, phúc lợi,… 2.1.3. Đa dạng hóa thu nhập Trong nghiên cứu này, đa dạng hóa thu nhập nghĩa là sự gia tăng trong số lượng các nguồn thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp trong tổng thu nhập của nông hộ (Ellis, 1998). Đó chính là thu nhập từ các hoạt động không liên quan trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Những nông hộ có thu nhập ngoài nguồn thu nhập chính mang lại từ các hoạt động nông nghiệp được xem là nông hộ đa dạng hóa thu nhập và ngược lại nông hộ chỉ có thu nhập từ nông nghiệp được xem là không đa dạng hóa thu nhập. 2.2. Cơ sở lý thuyết 2.2.1. Mô hình kinh tế nông hộ với hoạt động phi nông nghiệp Mô hình nông hộ đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc phân tích quyết định của nông hộ về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất. Nghiên cứu đầu tiên của mô hình này do Chayanov – một nhà kinh tế học người Nga đầu thế kỉ 20 xây dựng.  Mô hình nông hộ của Chayanov (1920) Theo nghiên cứu của Chayanov (1920) cho thấy rằng các nông hộ có sự đánh đổi giữa hai mục tiêu đó là thu nhập và đa dạng hóa thu nhập. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến khuynh hướng này là đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ, đặc biệt là qui mô và thành phần của nông hộ đó. Điều này cho thấy rằng việc sử dụng quyết định làm nông nghiệp hay phi nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào đặc trưng của 7 nông hộ đó, được thể hiện bằng tỷ lệ người tiêu thụ trên người lao động trong nông hộ. Mô hình Chayanov cũng chỉ ra rằng các nông hộ luôn tối đa hóa lợi ích khi chi phí cơ hội của thời gian lao động ( hoặc tỷ lệ thay thế biên của sự nhàn rỗi và làm việc tạo thu nhập) bằng với giá trị sản phẩm biên của lao động. Điều này cho thấy khi mức tiêu thụ được đáp ứng, hữu dụng bị mất đi từ các hoạt động phi nông nghiệp của nông hộ cao hơn thu nhập từ các hoạt động này và vì thế các nông hộ thích làm các hoạt động phi nông nghiệp hơn là nông nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của mô hình Chayanov là bỏ qua thị trường lao động, điều này dẫn đến nông hộ không thể thuê hoặc thuê ngoài lao động của mình. Một phiên bản khác của mô hình kinh tế nông hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ nông nghiệp và phi nông nghiệp là của Barnum-Squire (1979). Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình ban đầu và được xây dựng trong khuôn khổ của mô hình liên kết hai khu vực.  Mô hình nông hộ của Barnum-Squire (1979) Mô hình nông hộ của Barnum-Squire (1979) ra đời nhằm xem xét phản ứng của nông hộ trong việc phân bổ thời gian giữa các hoạt động của mình dưới sự tồn tại của một thị trường lao động cạnh tranh. Khác với mô hình của Chayanov, mô hình Barnum-Squire xem nông hộ vừa là người sản xuất, vừa là người tiêu dùng. Mô hình này dựa trên các giả định như sau:  Có một thị trường lao động với mức lương duy nhất cho các công việc phi nông nghiệp.  Mỗi nông hộ có phần diện tích đất cố định.  Thời gian cho các công việc nhà và thời gian nhàn rỗi là giống nhau, thường thì người nông dân thích làm việc nhà hơn (Tz).  Việc lựa chọn giữa tiêu dùng các sản phẩm do chính mình làm ra (C) và bán các sản phẩm của mình để mua các sản phẩm khác là quan trọng đối với nông hộ (M). 8  Bỏ qua những rủi ro. Chayanov và Barnum-Squire cho rằng các nông hộ để tối đa hóa mức độ hữu dụng thì phải giải quyết ba vấn đề sau:  Sản xuất  Tiêu dùng  Sử dụng thời gian Theo Barnum-Squire, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc phần lớn vào các yếu tố đầu vào như: diện tích đất canh tác (A), tổng số lao động sử dụng cho sản xuất nông nghiệp (L) ( cả lao động có sẵn ở nông hộ và thuê mướn) và các yếu tố đầu vào khác từ sản xuất (V). Chúng được thể hiện trong hàm sản xuất: Y = f (A, L, V) Trong mô hình Barnum-Squire, sản lượng từ sản xuất nông nghiệp không chỉ dành để tiêu dùng trong hộ mà còn giao dịch buôn bán trên thị trường. Vì vậy, lợi ích nông hộ ở đây gồm 3 nguồn: (1) lợi ích từ các công việc nhà (Tz), (2) lợi ích từ việc tiêu thụ sản lượng đầu ra (C), và (3) lợi ích từ việc tiêu thụ hàng hóa trên thị trường (M). Do đó, hàm lợi ích được xác định như sau: U = f (Tz, C, M) Việc tiêu dùng trong nông hộ không chỉ ảnh hưởng bởi sở thích mà còn phụ thuộc vào mức thu nhập của nông hộ: p(Q - C) ± wTw = vV + mM => p(Q - C) ± wTw - vV = mM Thu nhập mà nông hộ kiếm được từ việc bán các sản phẩm đầu ra (p(Q - C)) và thuê mướn lao động (± wTw ) bằng với chi phí của họ cho đầu vào sản xuất (vV) và thị trường hàng hóa (mM). Trong đó: p, v, w và m là giá cả sản lượng đầu ra, giá cả yếu tố đầu vào khác là V, mức lương và giá cả hàng hóa trên thị trường là M. Vấn đề cuối cùng là việc phân bổ thời gian lao động cho các hoạt động ở nông hộ: (1) Thời gian cho các công việc nhà (Tz), (2) thời gian cho sản xuất nông 9 nghiệp (Tf) và (3) thời gian cho các công việc được trả lương (Tw) (Tw có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực nếu lao động được thuê hoặc thuê ngoài). Hàm thời gian được tính toán như sau: T = T z + Tf + T w Vậy điều kiện cân bằng về sản xuất và tiêu dùng của mô hình này như sau:  Trong lĩnh vực sản xuất, sản phẩm biên của lao động ( MVP L )bằng với tỷ lệ lương (w) và sản phẩm biên của các yếu tố đầu vào khác ( MVP V ) bằng với giá trung bình của các yếu tố đầu vào (v).  Trong lĩnh vực tiêu thụ, tỷ lệ thay thế biên giữa mỗi cặp vấn đề trên, ví dụ công việc nhà (Tz) đối với sản phẩm do chính mình làm ra (C), công việc nhà (Tz) đối với tiêu dùng hàng hóa trên thị trường (M) và tiêu dùng sản phẩm do chính mình làm ra (C) đối với tiêu dùng hàng hóa trên thị trường (M) bằng tỷ lệ giá cả của chúng (W/p , W/m, p/m). Để tối đa hóa hữu dụng thì các nông hộ phải quyết định phân chia thời gian của mình giữa các hoạt động này (làm nông với hoạt động phi nông nghiệp; làm thuê và thuê mướn lao động, tiêu dùng sản phẩm do chính mình làm ra và tiêu dùng hàng hóa trên thị trường). Nông hộ đưa ra các quyết định không chỉ phụ thuộc vào các đặc trưng của hộ (qui mô và cấu trúc nông hộ) mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào – đầu ra, giá của sản phẩm và mức lương trên thị trường. Mô hình nông hộ của Chayanov cũng như Barnum – Squire đã giải thích một phần lý do tại sao nông hộ có xu hướng đa dạng hóa hoạt động của mình bằng cách tham gia vào công việc nông nghiệp lẫn phi nông nghiệp. Trong đó, mô hình Barnum – Squire lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của thị trường lao động cho các hoạt động kinh tế nông thôn. Cả hai mô hình này rất hữu ích trong việc dự đoán phản ứng của nông hộ trước những thay đổi trong qui mô và cấu trúc nông hộ, giá cả và tiền lương trên thị trường. Yếu tố ảnh hưởng đến việc nông hộ ra quyết định đa dạng hóa các hoạt động từ đó đa dạng hóa thu nhập của mình là mức lương, giá cả đầu vào – đầu ra, 10 và các đặc điểm của nông hộ. Phần tiếp theo là một nghiên cứu tổng hợp đưa ra các yếu tố quyết định đa dạng hóa thu nhập của nông hộ. 2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đa dạng hóa thu nhập Đa dạng hóa thu nhập là quá trình mà các nông hộ xây dựng một nguồn thu đa dạng từ các hoạt động nhằm cải thiện đời sống của hộ, hỗ trợ xã hội và quản lý rủi ro. Việc tạo thu nhập là một trong những thành phần của chiến lược sinh kế (Ellis, 1998). Động cơ của nông hộ thực hiện đa dạng hóa thu nhập nhằm tạo ra các cơ hội dành cho họ. Điều đó cho thấy một sự khác biệt quan trọng giữa: (1) đa dạng hóa thực hiện cho mục tiêu tích lũy, chủ yếu do "yếu tố kéo"; và (2) đa dạng hóa thực hiện quản lý rủi ro, đối phó với những cú sốc, hoặc nhằm thoát khỏi tình trạng trì trệ hoặc suy giảm kéo dài trong nông nghiệp, chủ yếu bởi "yếu tố đẩy". Theo Barrett và cộng sự (2001) đưa ra những động cơ đầu tiên gọi là "yếu tố đẩy" như: giảm thiểu rủi ro, giảm bớt yếu tố dư thừa trong việc sử dụng lao động, chống lại khủng hoảng hoặc hạn chế thanh khoản, chi phí giao dịch cao dẫn đến các nông hộ tự cung cấp một số mặt hàng và dịch vụ,… Động cơ thứ hai được đưa ra bao gồm các "yếu tố kéo": thực hiện bổ sung chiến lược giữa các hoạt động, chẳng hạn như hội nhập cây trồng-vật nuôi, xay xát và sản xuất, chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh với trình độ công nghệ cao,… Theo các nghiên cứu này cho chúng ta thấy rằng những nguyên nhân chủ yếu khiến các nông hộ đa dạng hóa thu nhập đó là:  Vụ mùa trong sản xuất Theo Ellis (1998), mùa vụ là một trong những nhân tố tạo ra thu nhập chính của nông dân, nó thay đổi theo thời gian. Nên mùa vụ được coi như là một tài sản thay đổi theo thời gian và các nông hộ phản ứng với việc thay đổi vụ mùa bằng cách đa dạng hóa thu nhập.  Rủi ro 11 Rủi ro là một nhân tố quan trọng trong việc đa dạng hóa thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000). Chiến lược giảm thiểu rủi ro được các nông hộ đưa ra dựa trên những đánh giá cá nhân và mức độ rủi ro tác động đến thu nhập của họ vì vậy họ tiến hành đa dạng hóa thu nhập.  Thị trường lao động Có rất nhiều nghiên cứu về thị trường lao động ở nông thôn tại các nước đang phát triển. Các hoạt động của thị trường lao động trong nông nghiệp được chú trọng, tuy nhiên theo Ellis (2000) lại quan tâm đến một số yếu tố mà thị trường lao động này phải chịu: điều kiện làm việc, khu vực làm việc, chi phí giao dịch và quy định của Chính phủ. Những nhân tố này sẽ tác động đến cung và cầu lao động do đó sẽ tác động đến đa dạng hóa thu nhập.  Di cư Theo Ellis (2000) di cư là hiện tượng mà một hoặc nhiều thành viên trong gia đình phải rời bỏ gia đình của họ trong một thời gian nhất định và nỗ lực tìm ra việc làm và tài sản mới. Mục tiêu cuối cùng của việc di cư này là gửi tiền về gia đình để tiêu xài hàng ngày, tái đầu tư và tích lũy tài sản trong tương lai. Khi hiện tượng này xảy ra làm cho số lượng người trong nông hộ làm công việc nông nghiệp thay đổi, từ đó làm cho cấu trúc nông hộ thay đổi dẫn đến cấu trúc thu nhập cũ của nông hộ thay đổi và sự đa dạng hóa trong thu nhập của hộ sẽ xảy ra. Vì vậy, di cư không những là một nhân tố làm đa dạng hóa thu nhập mà còn có mối quan hệ mật thiết với thị trường lao động trong khu vực đó. Fao (1998) cho rằng đa dạng hóa các nguồn thu nhập trong hoạt động nông nghiệp phụ thuộc vào hai nhân tố chính:  Lợi nhuận và rủi ro trong hoạt động nông nghiệp.  Các nhân tố giúp nông hộ tham gia hoạt động phi nông nghiệp như giáo dục, sức khỏe, tay nghề… 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng