Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay...

Tài liệu Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở việt nam hiện nay

.PDF
202
812
109

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH LÊ TOÀN THẮNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG HÀ NỘI, NĂM 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ -HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH LÊ TOÀN THẮNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 62 34 82 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Văn Thành 2. TS Nguyễn Phú Thái HÀ NỘI, NĂM 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, năm 2013 Tác giả Luận án Lê Toàn Thắng ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của nhiều cơ quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình nghiên cứu luận án. Tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám đốc Học viện Hành chính, các thầy giáo, cô giáo và Khoa Sau đại học của Học viện Hành chính đã tận tình giúp đỡ trong thời gian học tập và công tác tại Học viện. Xin trân trọng cám ơn lãnh đạo Khoa Quản lý tài chính công và các giảng viên khác đã luôn có những góp ý về chuyên môn rất bổ ích. Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và công chức thuộc Bộ Tài Chính; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Ngân sách và Ủy ban Kinh tế của Quốc Hội đã tận tình giúp đỡ; cung cấp nhiều tài liệu hữu ích cũng như đóng góp nhiều ý kiến quí báu cho việc hoàn thiện Luận án. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Văn Thành và TS.Nguyễn Phú Thái đã hướng dẫn rất tận tình và hiệu quả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Chân thành cảm ơn quý tác giả của các tài liệu được sử dụng trong luận án. Xin cám ơn gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện luận án. Hà nội, năm 2013 Tác giả Luận án Lê Toàn Thắng iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU x 1. Tính cấp thiết của đề tài. x 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. xi 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. xii 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án. xiii 5. Những đóng góp mới của luận án. xv 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án xvi 7. Kết cấu của luận án. xvii PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH xviii 1 NHÀ NƯỚC 1.1. Quản lý ngân sách nhà nước 1 1.1.1. Khái niệm và hệ thống ngân sách nhà nước 1 1.1.2. Thu chi ngân sách nhà nước 4 1.1.3. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước 7 1.1.4. Chu trình ngân sách nhà nước 10 1.1.5. Nội dung quản lý ngân sách nhà nước 14 1.1.5.1. Ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN 15 1.1.5.2. Quản lý thu, chi NSNN 16 1.1.5.3. Quản lý thực hiện chu trình NSNN 18 1.1.5.4. Giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN 20 1.2. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 22 1.2.1. Khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 22 1.2.2. Mục đích phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 24 1.2.3. Căn cứ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 28 1.2.4. Nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 33 iv 1.2.5. Nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 1.2.5.1. Phân cấp về thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, 38 40 tiêu chuẩn, định mức NSNN 1.2.5.2. Phân cấp quản lý nguồn thu và nhiệm vụ chi NSNN 42 1.2.5.3. Phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN 43 1.2.5.4. Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN 45 1.2.6. Yếu tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước 46 1.3. Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của một số quốc gia 49 1.3.1. Phân cấp quản lý ngân sách của Philippines 49 1.3.2. Phân cấp quản lý ngân sách của Trung Quốc 50 1.3.3. Phân cấp quản lý ngân sách của Cộng hòa Pháp 51 1.3.4. Phân cấp quản lý ngân sách của Thụy Điển 52 1.3.5. Một số kinh nghiệm có thể vận dụng đối với Việt Nam 54 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 57 2.1. Quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 57 2.2. Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 59 2.2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN 59 2.2.1.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách NSNN 59 2.2.1.2. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành định mức NSNN 2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN 61 70 2.2.2.1. Thực trạng phân cấp quản lý nguồn thu NSNN 70 2.2.2.2. Thực trạng phân cấp quản lý nhiệm vụ chi NSNN 82 v 2.2.3. Thực trạng phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN 88 2.2.3.1. Chu trình NSNN và NSTƯ 90 2.2.3.2. Chu trình NSĐP 93 2.2.4. Thực trạng phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán NSNN 98 2.2.4.1. Thực trạng phân cấp trong giám sát NSNN 98 2.2.4.2. Thực trạng phân cấp trong thanh tra, kiểm toán NSNN 102 2.3. Đánh giá về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 105 2.3.1. Một số ưu điểm 105 2.3.2. Một số tồn tại 107 2.3.3. Nguyên nhân 117 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 122 3.1. Định hướng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 122 3.2. Giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam 127 3.2.1. Giải pháp chung về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam 127 3.2.1.1. Sửa đổi những quy định của luật pháp có liên quan đến phân cấp quản lý NSNN 127 3.2.1.2. Phân cấp quản lý NSNN hướng theo kết quả đầu ra trong kế hoạch ngân sách trung hạn 3.2.2. Giải pháp cụ thể về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam 129 132 3.2.2.1. Giải pháp phân cấp thẩm quyền ban hành định mức NSNN 132 3.2.2.2. Giải pháp phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN 134 3.2.2.3. Giải pháp phân cấp quản lý thực hiện chu trình NSNN 144 3.2.2.4. Nâng cao năng lực của Quốc hội và HĐND 146 3.2.2.5. Đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng Kiểm toán nhà nước 150 3.2.2.6. Tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong phân cấp quản lý NSNN 154 vi 3.3. Một số kiến nghị 156 3.3.1. Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của trung ương và địa phương 156 3.3.2. Tổ chức lại thời gian chuẩn bị, xây dựng dự toán NSNN 158 3.3.3. Nâng cao tính pháp lý Nghị quyết của Quốc hội về NSNN 160 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 162 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 vii BẢNG CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Viết tắt HĐND KHCT KHTC KTNN NS NSĐP NSNN NSTƯ UBND UBTVQH VAT Diễn giải Hội đồng nhân dân Kế hoạch chi tiêu Kế hoạch tài chính Kiểm toán Nhà nước Ngân sách Ngân sách địa phương Ngân sách Nhà nước Ngân sách trung ương Uỷ ban nhân dân Ủy ban thường vụ quốc hội Thuế giá trị gia tăng viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ STT Ký hiệu Diễn giải Trang 1 Sơ đồ: 1.1 Hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam 3 2 Sơ đồ 2.1 89 Chu trình NSNN ở Việt Nam STT Ký hiệu Diễn giải Trang 1 Biểu đồ 2.1 So sánh Tổng thu NSNN và Thu NSTƯ, NSĐP 73 theo phân cấp 2 Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ thu NSTƯ và NSĐP theo phân cấp 74 3 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ số bổ sung ngân sách so với thu NSĐP 79 theo phân cấp 4 Biểu đồ 2.4 Tổng chi NSNN, NSTƯ và NSĐP giai đoạn 86 2003 - 2012 5 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ chi NSTƯ và NSĐP giai đoạn 2003 - 2012 86 ix DANH MỤC CÁC BẢNG STT Ký hiệu Diễn giải Trang 1 Bảng 1.1 Mối quan hệ giữa nội dung phân cấp quản lý NSNN 40 với thẩm quyền của các cơ quản lý nhà nước 2 Bảng 2.1 Định mức phân bổ dự toán chi quản lý hành chính 63 nhà nước, Đảng, đoàn thể ở trung ương (2011-2015) 3 Bảng 2.2 Tổng hợp các định mức phân bổ dự toán chi NSNN 64 cho các tỉnh thành phố trực thuộc trung ương (20112015) 4 Bảng 2.3. Các tiêu chí, điểm số trong phân bổ vốn đầu tư cho 69 các địa phương 5 Bảng 2.4 Kết quả thu NSNN, NSTƯ và NSĐP theo phân cấp 73 giai đoạn 2003-2012 6 Bảng 2.5 Tỷ lệ phân chia nguồn thu giữa trung ương và một 77 số tỉnh năm 2000, 2005, 2008 và 2011 7 Bảng 2.6 Bổ sung cân đối NSĐP giai đoạn 2003-2012 79 8 Bảng 2.7 Phân biệt nhiệm vụ chi NSTƯ và NSĐP 84 9 Bảng 2.8 Kết quả chi NSNN giai đoạn 2003-2012 85 10 Bảng 2.9 Phân cấp nhiệm vụ chi giữa trung ương và địa 87 phương 11 Bảng 2.10 Tóm tắt chu trình quản lý NSNN ở Việt Nam 89 12 Bảng 2.11 Những công việc chính trong giai đoạn lập dự toán 92 NSNN, NSTƯ x PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Phân cấp quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của quản lý. Trong hoạt động quản lý nhà nước, cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, với yêu cầu can thiệp của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm các mục tiêu hiệu quả, ổn định và công bằng, việc phân cấp quản lý nhà nước là một nội dung quan trọng nhằm bảo đảm sự tham gia của các cấp chính quyền vào thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước một cách hiệu quả nhất. Ngân sách nhà nước là nguồn lực tài chính của quốc gia. Để quản lý quá trình hình thành và phân bổ một cách có hiệu quả việc sử dụng ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng và cấp thiết của các quốc gia trên thế giới. Quản lý ngân sách nhà nước là một bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – xã hội và được thực hiện bởi hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Trên phương diện lý thuyết cũng như tổng kết thực tiễn, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đã được thừa nhận là phương thức quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giải quyết các mối quan hệ giữa trung ương và địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến hoạt động của ngân sách nhà nước. Đồng thời phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giúp cho việc xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp quản lý ngân sách, đảm bảo giải quyết kịp thời các nhiệm vụ quản lý nhà nước ở các cấp. Ở Việt Nam, việc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước vẫn còn những bất cập như mức độ chủ động về ngân sách của địa phương chưa cao, quy trình phê duyệt ngân sách nhà nước còn phứcc tạp, tốn thời gian, hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước chưa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia. Điều này cho thấy cần phải có đánh giá một cách khách quan xi toàn diện thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian vừa qua, chỉ ra những tồn tại để có được những giải pháp đúng đắn đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là một đòi hỏi cấp thiết. Hơn nữa, đã có một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nhưng nhìn chung các nghiên cứu đó mới chỉ xem xét ở từng khía cạnh khác nhau, chưa có đánh giá một cách toàn diện về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Trước những yêu cầu về lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ Quản lý hành chính công, với mong muốn đưa ra một số kiến nghị mang tính khoa học, thực tiễn để góp phần vào tiến trình cải cách ngân sách nhà nước, cải cách tài chính công và cải cách nền hành chính nhà nước của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Luận án được thực hiện dựa trên giả thuyết nghiên cứu là những quy định hiện hành về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay là chưa phù hợp và có nhiều bất cập cho nên hiệu quả của công tác quản lý ngân sách nhà nước là chưa cao. Vì vậy, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là nhằm chứng minh và tìm ra các giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam phù hợp hơn, đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý ngân sách nhà nước. Luận án nhằm đạt được các mục đích thiết thực sau: - Hệ thống hoá lý thuyết về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. - Phân tích và đánh giá một cách khoa học về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Phân tích làm rõ những ưu điểm, xii tồn tại trong công tác này nhằm chỉ ra những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. - Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời kỳ mới và những điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những giải pháp trên có hiệu quả . Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: - Nghiên cứu làm rõ các vấn đề liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước như: khái niệm ngân sách nhà nước, thu chi ngân sách nhà nước, nguyên tắc và nội dung quản lý ngân sách nhà nước. - Phân tích cơ sở lý luận của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như: khái niệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, mục đích, căn cứ và nguyên tắc phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các yếu tố ảnh hưởng. - Phân tích đánh giá về thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam, nêu lên những đánh giá về ưu điểm và tồn tại cũng như nguyên nhân của những tồn tại trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. - Dự báo những định hướng và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: luận án tập trung nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước trong hoạt động quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung xem xét những nội dung phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. xiii Luận án tập trung nghiên cứu bốn vấn đề cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương, cụ thể là những nội dung như sau: - Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước - Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. - Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước. - Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước. Thời gian nghiên cứu: Để đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam một cách tập trung, luận án đi sâu phân tích tình hình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam giai đoạn từ khi có luật NSNN năm 2002 cho đến nay. Tuy nhiên luận án cũng tham khảo một số văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn trước đó 4. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN Về cơ sở lý luận: Đề tài luận án “phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” được tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở, nền tảng của lý luận Mác – Lênin về về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Tác giả luận giải các vấn đề về quản lý nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước theo tư duy lôgíc biện chứng mang tính khách quan và trong mối liên hệ với các vấn đề khác liên quan đến hoạt động quản lý ngân sách nhà nước. Đề tài luận án cũng được hoàn thành dựa trên các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam về cải cách hành chính nhà nước; quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Về phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: xiv - Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng đối với quá trình nghiên cứu. Trên cơ sở tài liệu, thông tin và dữ liệu thu thập được, tác giả phân tích, đánh giá xem xét trên các khía cạnh của khoa học về quản lý nhà nước, quản lý hành chính công. Qua đó, tác giả tổng hợp để có những đánh giá, những kết luận, những đề xuất mang tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn của công tác phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. - Phương pháp so sánh: tác giả sử dụng phương pháp so sánh để làm rõ sự giống và khác nhau của vấn đề nghiên cứu qua các giai đoạn, so sánh các nội dung của phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam qua các giai đoạn để từ đó có các nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. - Phương pháp lịch sử: Tác giả thực hiện phương pháp này bằng cách tiếp cận và khai thác vấn đề phân cấp quản lý ngân sách qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Xem xét bối cảnh lịch sử, tìm hiểu thông qua các nguồn tư liệu có liên quan đến quản lý nhà nước, quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó tác giả xây dựng khung lý thuyết của đề tài luận án. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, việc tìm hiển những tư liệu liên quan đến phân cấp quản lý ngân sách nhà nước là rất quan trọng nhằm có các luận cứ để nghiên cứu quá trình phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay. Qua đó nghiên cứu các vấn đề còn vướng mắc về lý luận và thực tiễn, đề xuất những giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho phù hợp với lý luận của khoa học hành chính công. - Phương pháp dự báo: tác giả sử dụng phương pháp này để phân tích, dự báo các xu thế của hoạt động quản lý nhà nước, phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong thời gian sắp tới. Trên phương diện lý luận và thực tiễn khi nghiên cứu, tác giả tìm hiểu hoạt động phân cấp quản lý ngân xv sách nhà nước ở Việt Nam đang vận động theo xu hướng nào? Có chuyển dịch đúng hướng theo các luận thuyết của quản lý hành chính công, quản lý công mới hay không? Dựa trên cơ sở của dự báo, tác giả đề xuất các giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: là việc lấy ý kiến từ các chuyên gia về những nội dung của luận án nhằm tập hợp các vấn đề khoa học cho đề tài luận án. Trong quá trình thực hiện bản luận án, tác giả thường xuyên trao đổi với các nhà khoa học, nhà quản lý ở các cơ quan của trung ương và địa phương nhằm có được những tổng hợp đánh giá về các quan điểm khoa học trong phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Từ đó, tác giả tập hợp, nghiên cứu để tìm ra bản chất của vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho phù hợp với lý luận khoa học hành chính công và điều kiện thực tế của Việt Nam. Ngoài ra luận án có sử dụng những kết quả đã nghiên cứu và được công bố trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, luận án. 5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN: Luận án đạt được một số điểm mới sau: - Dựa trên lý thuyết về quản lý hành chính công và quản lý ngân sách nhà nước tác giả nghiên cứu và luận giải lý luận phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Cụ thể là tác giả làm rõ các các vấn đề cơ bản về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước như khái niệm, căn cứ, nguyên tắc, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. - Nghiên cứu kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách của một số quốc gia trên thế giới, và rút ra một số bài học kinh nghiệm về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước có thể áp dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước đối với bốn nội dung cụ thể là: Phân cấp thẩm quyền ban hành luật pháp, chính sách, xvi tiêu chuẩn và định mức ngân sách nhà nước; Phân cấp quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước; Phân cấp quản lý thực hiện chu trình ngân sách nhà nước; Phân cấp trong giám sát, thanh tra, kiểm toán ngân sách nhà nước. Việc đánh giá bốn nội dung trên được thực hiện trên cả hai trạng thái "tĩnh" và "động" đó là những qui định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và việc thực hiện những quy định về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước trên thực tế. - Đề xuất giải pháp đẩy mạnh phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam và điều kiện để thực hiện các giải pháp đó. 6. Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN - Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án sẽ cung cấp luận cứ khoa học và thông tin về những vấn đề liên quan đến lý luận về quản lý hành chính công, quản lý công và lý luận phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Mặt khác, các kiến nghị từ kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần vào việc xây dựng đường lối, chính sách và pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Nhất là trong quá trình thực hiện cải cách tài chính công, cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập quốc tế. - Kết quả nghiên cứu của luận án có tác động tích cực đến việc đẩy mạnh hơn nữa hoạt động phân cấp quản lý ngân sách nhà nước giữa trung ương và địa phương, góp phần sử dụng tốt hơn nguồn lực tài chính của đất nước, nâng cao năng lực quản lý ngân sách nhà nước của các cấp chính quyền phục vụ cho công cuộc cải cách hành chính nhà nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam của dân, do dân và vì dân. - Kết quả nghiên cứu đề tài luận án là tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu hoa học hành chính, làm tài liệu tham khảo cho sinh viên đại học xvii hành chính, học viên cao học tại Học viện Hành chính và các cán bộ công chức quan tâm. 7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN Kết cấu luận án gồm Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần kết luận. Ngoài ra còn có Danh mục tài liệu tham khảo. Cụ thể như sau: Phần mở đầu Phần nội dung: Phần này gồm 3 chương, cụ thể là: Chương 1: Cơ sở khoa học của phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Chương 2: Thực trạng phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay Chương 3: Định hướng và giải pháp phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam Phần kết luận Danh mục các tài liệu tham khảo xviii PHẦN TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của thế giới Nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện chính sách phân cấp quản lý nhà nước, nhưng tuỳ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng nước mà việc phân cấp này được xét theo góc độ chính trị hay kinh tế. Tuy nhiên, khi thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước cũng có nhiều câu hỏi đặt ra, chẳng hạn như: liệu một quốc gia thực hiện việc phân cấp quản lý nhà nước có ảnh hưởng đến việc chống tham nhũng hay không, hoặc liệu chính phủ có bị hạn chế quyền kiểm soát tình hình kinh tế vĩ mô của đất nước hay không (như kiểm soát chỉ số lạm phát, mức độ việc làm...)... Thực tế, mô hình phát triển của nhiều quốc gia thực hiện theo chính sách tập trung hoá quyền lực cao độ đã là những minh chứng cụ thể khẳng định việc phân cấp dễ dẫn đến tham nhũng ở mức độ lớn và khó kiểm soát nền kinh tế vĩ mô hơn. Còn ở những quốc gia phát triển theo xu hướng tăng cường phân cấp quản lý nhà nước thì tham nhũng ít xảy ra hơn vì ba lý do: các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp phải giải trình nhiều hơn, các cơ quan quản lý nhà nước cũng gần dân hơn và vì vậy họ sẽ sử dụng kinh phí của đất nước hiệu quả hơn. Trên thực tế đã có nhiều công trình của các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề quản lý ngân sách và phân cấp quản lý nhà nước. Cụ thể là: - Năm 2000, Viện nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WBI) đã xuất bản ấn phẩm “Các lưu ý tóm tắt về phân cấp - Decentralization Briefing Notes” của Jennie Litvack và Jessica Seddon gồm 4 nội dung cơ bản. Phần 1 cung cấp cách nhìn tổng thể và lý giải bản chất của phân cấp trên nhiều phương diện khác nhau.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất