Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ v...

Tài liệu Phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tphcm.pdf

.PDF
145
1319
93

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********** LÊ THỊ HẢI BÌNH PHÂN TÍCH CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 ********** BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ********** LÊ THỊ HẢI BÌNH PHÂN TÍCH CHI PHÍ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Kế Toán Mã số : 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN NGỌC DUNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2014 ********** LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không sao chép từ công trình khác. Lê Thị Hải Bình MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Tổng quan một số nghiên cứu trước đây cùng vấn đề nghiên cứu với luận văn của tác giả ................................................................................................................2 2.1 Trên thế giới...................................................................................................2 2.2 Ở Việt Nam ....................................................................................................4 3. Mục tiêu của đề tài ..............................................................................................6 3.1 Mục tiêu chung ..............................................................................................6 3.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................6 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài ...........................................................................6 6. Những đóng góp mới của đề tài ..........................................................................7 7. Kết cấu của đề tài ................................................................................................7 Chương 1: Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. ............................................................................................ 8 1.1 Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế ...................................................................8 1.1.1 Khái niệm về chi phí tuân thủ thuế .............................................................8 1.1.2 Nội dung của một số chi phí tuân thủ thuế .................................................9 1.1.3 Các nhân tố làm chi phí tuân thủ thuế tăng cao ........................................14 1.1.4 Tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế ..........................16 1.1.5 Vai trò của thông tin kế toán trong việc phân tích chi phí tuân thủ thuế..17 1.2 Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa .....19 1.2.1 Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa ...................................................19 1.2.2 Đặc điểm của chi phí tuân thủ thuế của doanh nghiệp nhỏ và vừa ..........19 1.2.3 Xác định chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV ................................20 1.3 Các chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DNNVV của một số nước trên thế giới và một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .............21 1.3.1 Các chính sách để cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN cho các DNNVV của một số nước trên thế giới ............................................................................21 1.3.2 Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................26 Tóm tắt chương 1...................................................................................................28 Chương 2: Phân tích chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.HCM ....................................................................... 29 2.1 Đặc điểm chi phí tuân thủ thuế TNDN của doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .......................................................................................................................29 2.1.1 Đặc điểm của DNNVV tại Việt Nam .......................................................29 2.1.2 Đặc điểm của chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam .31 2.2 Đánh giá chung về chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam .32 2.2.1 Các quy định pháp lý liên quan đến việc tuân thủ thuế TNDN của DNNVV .............................................................................................................32 2.2.2 Quy trình tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam .....................39 2.2.3 Các chi phí DNNVV bỏ ra để tuân thủ luật thuế TNDN.........................42 2.3 Thực trạng hệ thống thông tin kế toán và kiểm soát nội bộ tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV tại Việt Nam ............................................44 2.4 Khảo sát thực tế ...............................................................................................46 2.4.1 Đối tượng phạm vi nghiên cứu .................................................................46 2.4.2 Nội dung khảo sát .....................................................................................47 2.4.3 Phương pháp khảo sát ...............................................................................48 2.4.4 Kết quả khảo sát........................................................................................48 2.5 Nguyên nhân tác động đến chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV ..........58 2.5.1 Về phía nhà nước ......................................................................................58 2.5.2 Về phía doanh nghiệp nhỏ và vừa ............................................................61 Tóm tắt chương 2: .................................................................................................62 Chương 3: Các giải pháp nhằm giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV63 3.1 Quan điểm xác lập giải pháp nhằm giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN của DNNVV .................................................................................................................63 3.1.1 Phù hợp với quy định pháp luật về thuế và chủ trương của chính phủ để áp dụng vào DNNVV tại Việt Nam...................................................................63 3.1.2 Gắn kết quan hệ giữa cơ quan thuế với NNT trên tinh thần hợp tác, cộng đồng trách nhiệm trong quá trình kiểm soát thu thuế ........................................64 3.1.3 Tăng cường chất lượng, tính minh bạch hệ thống thông tin kế toán phục vụ cho vấn đề kiểm soát và hành thu thuế .........................................................64 3.2 Các giải pháp chung: .......................................................................................65 3.2.1 Tăng cường tính hiệu quả của quản lý thuế, nâng cao tính tuân thủ pháp luật của NNT......................................................................................................65 3.2.2 Tăng cường tính minh bạch của hệ thông tin kế toán của các DNNVV ..66 3.2.3 Tăng cường việc kiểm soát tiết kiệm chi phí ............................................67 3.3 Các giải pháp thực hiện ...................................................................................68 3.3.1 Hoàn thiện các pháp luật có liên quan đến quản lý thuế và chính sách thuế TNDN ................................................................................................................68 3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán và nâng cao vai trò kiểm soát nội bộ tại DNNVV ...................................................................................................72 3.3.3 Kiểm soát chi phí tuân thủ thuế TNDN trong DNNVV ...........................75 3.3.4 Một số giải pháp khác ...............................................................................76 3.4 Các kiến nghị ...................................................................................................78 3.4.1 Đối với nhà nước ......................................................................................78 3.4.2 Đối với cơ quan thuế.................................................................................81 3.4.3 Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .............................................................83 3.3 Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ....................85 Tóm tắt chương 3...................................................................................................85 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 86 Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục số 1: Bảng câu hỏi khảo sát dành cho các DNNVV trên địa bàn quận 1, Tp.HCM Phụ lục số 2: Danh sách các doanh nghiệp được khảo sát. Phụ lục số 3: Kết quả khảo sát 51 DNNVV trên địa bàn quận 1, Tp.HCM. Phụ lục số 4: Một số biểu mẫu khai thuế TNDN. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT OECD: Organisation for Economic Co-operation and Development NNT: người nộp thuế NSNN: ngân sách nhà nước GTGT: giá trị gia tăng TNCN: thu nhập cá nhân TNDN: thu nhập doanh nghiệp DN: doanh nghiệp DNNVV: doanh nghiệp nhỏ và vừa TNHH: trách nhiệm hữu hạn TP: thành phố HCM: Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu thức số lao động và tổng nguồn vốn. Bảng 2.2: Thời gian cho tuân thủ thuế TNDN theo quy mô DN. Bảng 2.3: Chi phí tuân thủ thuế TNDN phát sinh tại DNNVV. Bảng 2.4: Bảng so sánh về quy định phạt vi phạm giữa thông tư số 61/2007/TTBTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 và thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013. Bảng 3.1: Phân tích ưu điểm và nhược điểm của từng cách tính thuế khoán thuế TNDN. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1: Quy trình tuân thủ thuế TNDN tại Việt Nam 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc cải thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp được coi là một cách hiệu quả của nhà nước để hỗ trợ cho doanh nghiệp, cũng như góp phần tăng khả năng cạnh tranh của quốc gia. Qua các năm gần đây, Việt Nam cũng có những bước tiến trong việc cải thiện môi trường kinh doanh theo đánh giá xếp hạng của Ngân Hàng Thế Giới. Tuy nhiên, theo báo cáo về môi trường kinh doanh của Ngân Hàng Thế Giới năm 2013, Việt Nam xếp hạng 99 trên 185 quốc gia, đây là một xếp hạng khá thấp. Một trong những lý do dẫn tới việc xếp hạng thấp này của Việt Nam là ở chi phí tuân thủ luật thuế. Theo báo cáo trên, tổng thời gian để tuân thủ luật thuế là 872 giờ, trong đó thời gian để tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm 320 giờ, thời gian tuân thủ luật bảo hiểm xã hội là 335 giờ và thời gian tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp là 217 giờ. Như vậy, thời gian tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp là khá lớn. Vì vậy, với mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, chúng ta phải nghiên cứu xem xét cắt giảm thời gian tuân thủ từng loại thuế sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm một tỷ trọng khá lớn, chủ yếu trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam. Loại hình này đóng vai trò quan trọng nhất là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực cho việc đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… Cụ thể, về lao động, hàng năm tạo thêm trên nửa triệu lao động mới; sử dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP… (theo www.thutuchanhchinh.vn). Do đó, chính phủ luôn quan tâm đề ra các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động kinh doanh, trong đó có các chính sách thuế, thủ tục hành chính thuế. Do đó, với mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm giảm chi phí không hữu ích đối với hoạt động tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các 2 doanh nghiệp này, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Phân tích các chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh” Tuy nhiên, vấn đề liên quan đến chi phí tuân thủ thuế là khá phức tạp, trong đó có cả những chi phí hối lộ, lót tay cho nhân viên thuế, những chi phí do tâm lý (sự lo lắng hay bực mình) gây ra tổn hại cho NNT,…Những chi phí này tác giả khó và không thể thu thập dữ liệu được nhưng chi phí tuân thủ thuế là một vấn đề khách quan cần phải được nghiên cứu để tìm ra những giải pháp phù hợp để giảm những chi phí chúng ta có thể kiểm soát được. Vì vậy, với khả năng của mình, tác giả chỉ có thể nghiên cứu đến những thời gian, chi phí có thể ghi nhận được như: thời gian bỏ ra để thu thập thông tin và tính toán thuế TNDN, thời gian hoàn tất hồ sơ khai thuế, thời gian sắp xếp hồ sơ chứng từ, …hoặc các chi phí thuê chuyên gia tư vấn thuế, kế toán thuế bên ngoài, chi phí bỏ ra đóng các khoản phạt do chậm nộp, kê khai sai, kê khai thiếu… 2. Tổng quan một số nghiên cứu trước đây cùng vấn đề nghiên cứu với luận văn của tác giả 2.1 Trên thế giới Chi phí tuân thủ thuế được cho là một “chi phí ẩn” của việc đánh thuế cho đến khi, Haig (1935) là người đầu tiên cố gắng đo lường chi phí tuân thủ thuế. Hiện tại, vấn đề này đang là sự quan tâm của toàn cầu, đặc biệt là các nước trong tổ chức OECD; nó dành sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu học thuật và chính phủ. Theo Chris Evans (2006), hàng loạt các nghiên cứu được tiến hành ở các nước trên thế giới: Ở Mỹ, Canada (Vaillancourt, 1989; Blumenthal và Slemrod 1992); Anh (Sandford, Godwin và Hardwick, 1989; Collard, Green, Godwin và Maskell, 1998; Hasseldine và Hansford, 2002); Hà Lan (Allers, 1994), Tây Ban Nha (Diaz and Delgado, 1995); Úc (Pope, Fayle và Duncanson, 1990; Pope, Fayle và Chen, 1991; Pope, 1992; Pope, Fayle và Chen 1993a, 1993b, 1994; Wallschutzky và Gibson, 1993; Evans, Ritchie, Tran-Nam và Walpole, 1996, 3 1997; Rametse và Pope, 2002; Tran-Nam và Glover, 2002; New Zealand (Sandford và Hasseldine, 1992; Prebble, 1995), Singapore (Ariff, Loh và Talib, 1995; Ariff, Ismail và Loh, 1997), Malaysia (Loh, Ismail, Shamsher và Ali, 1997) và Hong Kong (Chan, Cheung, Ariff và Loh, 1999). Một số ít nghiên cứu từ các quốc gia như là Tanzania (Shekidele, 1999), Brazil (Bertolucci, 2002) và Ấn Độ (Chattopadhyay và Das-Gupta, 2002). Ngoài ra còn có sự quan tâm của các tổ chức như OECD (Cordova-Novion và De Young, 2001) và Ủy ban Châu Âu (2004) trong việc so sánh chi phí tuân thủ thuế giữa các quốc gia. Nội dung các vấn đề nghiên cứu tập trung đến:  Chi phí tuân thủ thuế liên quan đến các sắc thuế khác nhau như: thuế TNCN, thuế TNDN, thuế GTGT, thuế xăng dầu, thuế cầu đường… Các đối tượng được khảo sát chủ yếu là các DN. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cũng quan tâm đến những NNT là các cá nhân, nhân viên, người về hưu…  Các nghiên cứu chia mục tiêu hướng tới các DN nhỏ hoặc các DN lớn, nhưng không phân chia các ngành nghề khác nhau.  Chủ yếu các nghiên cứu tìm hiểu các chi phí phát sinh từ DN. Tuy nhiên, một vài nghiên cứu như Green, 1994; Evans 2003b…xem xét đến quan điểm của các chuyên gia, thậm chí chi phí thuê chuyên gia là một trong những chi phí quan trọng của chi phí tuân thủ thuế phát sinh do NNT là DN và không phải DN.  Gần đây, có một số nghiên cứu so sánh chi phí tuân thủ ở các quốc gia. Một vài nghiên cứu quốc gia có phần so sánh chi phí tuân thủ giữa quốc gia đó với quốc gia khác như nghiên cứu của Evans, Ritchie, Tran-Nam & Walpole, 1997. Mặc dù vậy, Sandford (1995) xác định một số lý do việc so sánh này làm lạc hướng hơn là sáng tỏ vấn đề; Sandford (1994) cũng khuyên rằng việc so sánh chi phí tuân thủ thuế hạn chế sử dụng, và cẩn trọng với rất nhiều hạn chế của nó. Có thể ghi nhận một số nghiên 4 cứu như Bannock & Albach (1989) so sánh chi phí tuân thủ thuế GTGT của Đức và Anh; Cordova-Novion and De Young (2001) tiến hành cuộc khảo sát trong mười một quốc gia cho tổ chức OECD; Ủy ban Châu Âu khảo sát chi phí tuân thủ thuế trên 14 thành viên. 2.2 Ở Việt Nam Ở Việt Nam, chi phí tuân thủ thuế cũng là vấn đề mà các nhà ban hành luật và các nhà nghiên cứu quan tâm. Theo Gangadha & cs (2011) các nghiên cứu nhằm đo lường chi phí tuân thủ thuế ở Việt Nam cần được nhắc tới là:  Báo cáo đánh giá môi trường đầu tư được tiến hành bởi Ngân hàng Thế Giới vào năm 2005, khảo sát được thực hiện ở một mẫu công ty trong ngành sản xuất ở 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Trọng tâm của cuộc khảo sát không phải để đánh giá gánh nặng về thuế, mà nhằm đánh giá môi trường đầu tư ở phạm vi rộng hơn. Tuy nhiên, một trong số các câu hỏi đề cập đến thời gian nhằm giải quyết việc kiểm tra thuế, bao gồm chuẩn bị các văn bản và tài liệu liên quan. Mặc dù vậy, kiểm tra thuế chỉ là một phần của chi phí tuân thủ tổng thể. Do đó, báo cáo chỉ đưa ra ước lượng thấp hơn so với mức chi phí thực tế tuân thủ các quy định về thuế.  Báo cáo kinh doanh (Doing Business) của Ngân hàng thế giới: Mục tiêu là định lượng các khía cạnh khác nhau của môi trường kinh doanh tổng thể giữa các quốc gia. Một trong số các khía cạnh này là chi phí tuân thủ thuế. Về khía cạnh này, Báo cáo kinh doanh dựa chủ yếu vào đánh giá chuyên gia cho một doanh nghiệp giả định với 60 nhân viên và doanh thu tương ứng 0.7 triệu Đô la Mỹ/ năm (đối với trường hợp của Việt Nam). Ước lượng này đề cập đến thuế TNDN, GTGT,TNCN và các khoản đóng BHXH, BHYT, BHTN. Nó bao gồm thời gian chuẩn bị cho hồ sơ khai thuế và thời gian cần thiết cho công việc làm sổ sách kế toán. Tuy nhiên, cần phải nói rằng công việc sổ sách kế toán là việc làm bắt buộc cho dù có phải nộp thuế hay không. Đồng 5 thời, chỉ có một số DN nộp thuế TNCN tại Việt Nam, và ước tính giả định rằng khai thuế qua mạng không được sử dụng. Do đó, Báo cáo Kinh doanh có thể ước lượng quá mức chi phí tuân thủ thực tế.  Báo cáo về “Chi phí tuân thủ thủ tục thuế ở Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: đưa ra đánh giá năm 2007 sử dụng mô hình “chi phí chuẩn”. Mô hình này dựa vào 360 phỏng vấn với các DNNVV. Đối với Việt Nam, thời gian trung bình để tuân thủ với các quy định về thế được ước tính là 1.959 giờ. Phần lớn chi phí (1.733 giờ) có liên quan đến thuế GTGT. Tuy nhiên, nghiên cứu của CIEM dường như đã ước lượng mức chi phí tuân thủ về thuế cao hơn rất nhiều lần, chưa thực sự chính xác. Như vậy, cho tới hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào có thể ước lượng một các gần đúng chi phí tuân thủ thuế. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã phần nào chỉ ra được gánh nặng về thuế đối với các DN, giúp nhà nước nhận ra được vấn đề và tập trung cải cách thủ tục về thuế. Bên cạnh đó, theo tác giả tìm hiểu, có một luận văn thạc sỹ cũng đã nghiên cứu về vấn đề chi phí tuân thủ thuế nhưng tập trung đi sâu vào chi phí tuân thủ thuế TNCN là Kiều Nguyệt Thủy Tiên (2012) đề tài “Nghiên cứu chi phí tuân thủ thuế TNCN”. Đề tài tập trung nghiên cứu chi phí tuân thủ phát sinh của các cá nhân có thu nhập từ tiền lương tiền công khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2011 của Cục thuế Tp.HCM và thu được một số kết quả nhất định. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ kết quả khảo sát 263 cá nhân. Kết quả khảo sát cho thấy chi phí của người Việt Nam tốn nhiều nhất là: thời gian lưu trữ chứng từ tài liệu, thời gian nộp hồ sơ thuế; đối với người Việt Nam và nước người nước ngoài phải tốn chi phí bằng tiền nhiều nhất là cho dịch vụ tư vấn thuế và thời gian cung cấp thông tin cho tư vấn thuế. Đối với người nước ngoài, mặc dù chi phí bằng tiền nhiều hơn so với người Việt Nam nhưng thái độ của họ đa phần cảm thấy bình thường khi chuẩn bị nộp hồ sơ quyết toán. 6 3. Mục tiêu của đề tài 3.1 Mục tiêu chung Phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm giảm bớt các chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Quận 1 nói riêng và các DNNVV nói chung. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá gánh nặng chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh. - Đánh giá tính hiệu quả của những chính sách Chính phủ nhằm giảm bớt các chi phí để tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.Hồ Chí Minh. - Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, kiến nghị để nhằm giảm thiểu các chi phí tuân thủ thuế TNDN của các DNNVV, tăng lợi ích kinh tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Chi phí tuân thủ thuế TNDN của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.HCM trong năm 2013. Đối tượng thu thập dữ liệu: Các giám đốc hoặc kế toán trưởng của các công ty nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.HCM. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Đề tài thực hiện theo phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên áp dụng phương pháp thống kê mô tả nghiên cứu theo cơ sở dữ liệu thu thập được thông qua cuộc khảo sát 51 doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.HCM. Bên cạnh đó, đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm hệ thống hóa các lý luận và đề xuất giải pháp. 7 6. Những đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa một số lý luận về chi phí tuân thủ thuế nói chung và chi phí tuân thủ thuế TNDN nói riêng. Phân tích và đánh giá được phần nào tầm quan trọng của việc cắt giảm chi phí tuân thủ thuế TNDN. Từ đó, đưa ra một số giải pháp giúp cơ quan nhà nước, cơ quan thuế và DNNVV có thể giảm bớt chi phí tuân thủ thuế TNDN. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chương 2: Phân tích chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn quận 1 tại Tp.HCM. Chương 3: Các giải pháp nhằm giảm chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 8 Chương 1: Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. 1.1 Tổng quan về chi phí tuân thủ thuế 1.1.1 Khái niệm về chi phí tuân thủ thuế Trên thế giới, có khá nhiều khái niệm về chi phí tuân thủ thuế, trong đó một số khái niệm phải kể tới như sau: Theo Slemrod và Sorum (1984) thì cho rằng khái niệm chi phí tuân thủ thuế liên quan đến tất cả các chi phí phải chịu bởi NNT hoặc bên thứ ba trong việc tuân thủ yêu cầu của hệ thống thuế, ngoài ra còn có khoản tiền thuế phải nộp. Theo Sandford, Godwin và Hardwick (1989), chi phí tuân thủ thuế được nảy sinh ra do khu vực công, và nó sẽ không xảy ra nếu thuế không tồn tại (hay nói cách khác chi phí tuân thủ thuế sẽ không xuất hiện nếu thuế bị bãi bỏ). Vì vậy, họ định nghĩa chi phí tuân thủ thuế là những chi phí phát sinh bởi những NNT hoặc các bên thứ ba (ví dụ như các DN) để đáp ứng những yêu cầu đặt ra với họ nhằm tuân thủ luật thuế với quy định và mức độ đã đưa ra. Sandford (1995) định nghĩa tiếp chi phí tuân thủ thuế là chi phí phát sinh bởi NNT để đáp ứng những yêu cầu của luật thuế và cơ quan thuế. Những chi phí này vượt ra khỏi số tiền thuế phải chi trả và những chi phí do những biến dạng vốn có trong bản chất của thuế. Theo Chris Evans (2006), mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi về việc xác định chi phí được đưa vào tính toán chi phí tuân thủ thuế nhưng có thể xác định những chi phí cốt lõi không thể phủ nhận được để tuân thủ các yêu cầu của thuế như sau: - Những chi phí của lao động hoặc thời gian sử dụng để hoàn thành các hoạt động liên quan đến thuế. Ví dụ, thời gian để một nhân viên đạt được những hiểu biết cần thiết để xử lý các quy định về thuế như thuế TNCN, thuế GTGT,…; thời gian cần thiết để thu thập chứng từ, ghi chép số liệu để có thể hoàn thành việc hoàn thuế... - Những chi phí thuê chuyên gia bên ngoài để hỗ trợ việc hoàn thành các hoạt động về thuế (Ví dụ như, phí trả cho chuyên gia tư vấn thuế…) 9 - Những chi phí không thường xuyên phát sinh trong khi hoàn thành các hoạt động về thuế , bao gồm phần mềm máy tính, cước bưu điện, phí đi lại… Ngoài những chi phí chủ yếu kể trên, còn có một số chi phí cần phải kể đến như chi phí tâm lý do hệ thống thuế. NNT chịu áp lực, lo lắng, thất vọng là kết quả của việc cố gắng tuân thủ các quy định của thuế. Tuy nhiên, những chi phí tâm lý này khó đo lường được. Vì vậy, một số chi phí xã hội khác khó đo lường cũng được lờ đi khỏi nghiên cứu. Theo OECD (2009) xác định “chi phí tuân thủ thuế là những một trong những yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến tuân thủ thuế. NNT phải đối diện một số chi phí để tuân thủ quy định luật thuế ngoài số tiền thuế thực sự mà họ phải nộp. Chi phí này bao gồm thời gian hoàn thành yêu cầu theo quy định, chi phí kế toán và chi phí gián tiếp gắn liền với sự phức tạp của pháp luật, bao gồm chi phí tâm lý như sự căng thẳng thần kinh xuất phát từ sự không chắc chắn do phải đáp ứng hết tất cả quy định luật thuế hoặc hiểu luật thuế là gì” (Kiều Nguyệt Thủy Tiên, 2012). Tóm lại, chi phí tuân thủ thuế là những chi phí mà NNT bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp phát sinh do việc tuân thủ các quy định về luật thuế gây ra. Chi phí này bao gồm thời gian và tiền bạc NNT bỏ ra để hoàn thành các yêu cầu theo quy định của luật thuế. Về tiền bạc, phải kể đến chi phí thuê nhân viên kế toán, chi phí thuê chuyên gia tư vấn bên ngoài, chi phí tiền phạt do thực hiện đúng quy định, chi phí tìm hiểu pháp luật thuế liên quan, chi phí hối lộ lót tay…Về thời gian, có thể liệt kê một số thời gian tiêu tốn như: thời gian hoàn thành các báo cáo theo quy định, thời gian tìm hiểu luật thuế, thời gian nộp hồ sơ thuế, …Ngoài ra, còn có chi phí tâm lý do lo lắng, căng thẳng khi tuân thủ luật thuế. 1.1.2 Nội dung của một số chi phí tuân thủ thuế 1.1.2.1 Chi phí tuân thủ gộp và chi phí tuân thủ ròng Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt chi phí tuân thủ gộp (hoặc chi phí tuân thủ xã hội) và chi phí tuân thủ ròng (hoặc chi phí tuân thủ của NNT). Theo Chris Evans (2006), chi phí tuân thủ gộp hoặc chi phí tuân thủ xã hội là những chi phí 10 của nền kinh tế, chủ yếu được quan tâm bởi Bộ tài chính và các nhà kinh tế. Chi phí tuân thủ ròng hoặc chi phí tuân thủ của NNT là những chi phí phát sinh trực tiếp từ những NNT, chủ yếu được quan tâm bởi các DN, các đối tượng nộp thuế khác và cơ quan thuế. Theo Sandford (1989), chi phí tuân thủ ròng bằng chi phí tuân thủ gộp trừ những lợi ích do tuân thủ thuế. Lợi ích chủ yếu của việc tuân thủ thuế là lợi ích về dòng tiền phát sinh khi DN được sử dụng tiền thuế một thời gian trước khi nộp thuế cho nhà nước. Có thể viết công thức như sau: [1] Chi phí tuân thủ ròng = Chi phí tuân thủ gộp – Các lợi ích dòng tiền Tuy nhiên, theo Chris Evans, Tran-Nam & Michael Walpole (2000), cách tiếp cận trên chưa phân biệt thật rõ hai loại chi phí này, nghiên cứu này đã mô tả chi tiết các lợi ích bù đắp cho NNT khi thực hiện hoạt động tuân thủ thuế. Các lợi ích bù đắp gồm các lợi ích quản lý, các lợi ích dòng tiền và các lợi ích do được khấu trừ thuế. Ba lợi ích bù đắp này được giải thích như sau:  Thứ nhất, các lợi ích quản lý phát sinh do buộc phải ghi chép sổ sách để để tuân thủ luật thuế giúp DN cải thiện việc ra quyết định và giảm chi phí kiểm soát nội bộ cho các DN nhỏ. Về lý thuyết, lợi ích quản lý tồn tại nhưng khó tính toán nên thường bị loại khỏi khi nghiên cứu thực nghiệm, ngoại trừ một số nghiên cứu như Sandford et al.(1981) và Văn phòng kiểm toán quốc gia Anh (1994).  Thứ hai, các lợi ích dòng tiền phát sinh khi: - Thu nhập không bị tính thuế và nộp tại thời điểm nhận và NNT sử dụng tiền thuế một thời gian trước khi nộp thuế cho nhà nước. - Luật thuế cho phép DN trì hoãn việc nộp thuế mà DN đại diện thu hộ cho nhà nước. Lưu ý rằng, lợi ích dòng tiền có thể âm nếu NNT nộp nhiều hơn số tiền thuế phải nộp trong năm tài chính hoặc nộp tiền thuế trước khi thu được tiền. Ngoài ra, lợi ích dòng tiền được coi là tổn thất đối với nhà nước, nên lợi ích dòng tiền thể hiện sự chuyển đổi trong nền kinh tế, nó
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng