Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi thpt quốc gia (thptqg) ...

Tài liệu Skkn hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi thpt quốc gia (thptqg) phần lịch sử thế giới (1945 2000)

.DOC
37
264
116

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHƯ THANH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM HƯỚNG DẪN HỌC SINH MỘT SỐ HƯỚNG DẪN HỌC SINH LỚPTRONG 12 MỘT SỐ DẠNG THƯỜNG GẶP DẠNG CÂU HỎI ÔNĐỀTHI THPT TRONG ÔN THI ĐẠI HỌC, HỌC SINH GIỎI MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG QUỐC GIA PHẦNTHPT LỊCH SỬ THẾ GIỚI (1945-2000) Người thực hiện: Nguyễn Xuân Tịnh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THPT Như Thanh SKKN thuộc môn: Lịch sử A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai chương trình thi THPTQG bao gồm hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học trước đó thành một. Theo đó, Bộ Giáo dục cũng cải tiến cách ra đề thi THPT theo hình thức trắc nghiệm theo hướng phân hóa năng lực của người học. Để làm tốt bài thi môn Lịch sử, các em cần phải có một vốn kiến thức vừa sâu sắc, chắc chắn bao quát toàn bộ nội dung chương trình và khả năng xử lí tốt, linh hoạt các dạng câu hỏi khác nhau trong mỗi bài thi. Bộ môn Lịch sử ở trường THPT với tính chất đặc thù là khô khan, nặng về kiến thức. Vì thế, trong quá trình học tập và ôn thi, học sinh gặp không ít khó khăn trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Vấn đề này càng khó khăn hơn đối với học sinh và giáo viên trong quá trình ôn thi vì khối lượng kiến thức môn học nhiều, rộng, sâu làm cho các em khó học, khó nhớ. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo qua hằng năm, sau mỗi kì thi điểm môn Lịch sử thường rất thấp. Vậy làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy - học và ôn thi THPTQG môn Lịch sử cho học sinh lớp 12 THPT, đó luôn là một câu hỏi đặt ra không chỉ đối với ngành mà trực tiếp là những giáo viên đứng lớp phải trăn trở, suy nghĩ để tìm tòi những phương pháp dạy và ôn thi có hiệu quả nhằm góp phần cải chất lượng môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo về trắc nghiệm khách quan nội dung của đề thi đòi hỏi khả năng phân hóa cao. Để có một bài thi đạt kết quả tốt nói chung và môn Lịch sử nói riêng, yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức của toàn bộ chương trình môn học bao gồm cả Việt nam và thế giới lịch sử lớp 12, trong đó phần Lịch sử thế giới học sinh sinh thường hay xem nhẹ. Qua thực tiễn giảng dạy và trực tiếp ôn thi THPTQG cho học sinh lớp 12, tôi nhận thấy, trong quá trình dạy, học sinh có nhiều hạn chế, yếu kém trong tiếp thu và lĩnh hội kiến thức. Những yếu kém đó được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau như: năng lực học tập, tư duy nhận thức, phương pháp học tập, cách tiếp cận vấn đề, nhận dạng từng câu hỏi, tính kiên trì và niềm đam mê trong học tập cũng như sự khát vọng và ý chí vươn lên trong cuộc sống. Khó khăn và hạn chế lớn của học sinh trong quá trình làm bài là khả năng đọc hiểu, phán đoán và cách xử lí các dạng câu hỏi khác nhau trong bài thi. Trong quá trình làm bài các em thường không đạt được kết quả như mong muốn vì thiếu các kĩ năng cần thiết trong việc phân loại, nhận dạng các câu hỏi đề thi yêu cầu dẫn đến tình trạng hiểu nhầm, xác định sai đáp án. Để khắc phục những hạn chế và yếu kém này của học sinh trong quá trình ôn thi, tôi mạnh dạn thực hiện sáng kiến kinh nghiệm với đề tài “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT Quốc Gia (THPTQG) phần Lịch sử thế giới (19452000)”. Đây là sáng kiến kinh nghiệm tâm huyết của tôi được đúc rút qua thực tiễn nhiều năm trực tiếp giảng dạy và ôn thi cho học sinh tại trường THPT. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ là kênh tham khảo cho giáo viên, học sinh ôn thi THPTQG môn Lịch sử. 2. Phạm vi nghiên cứu. Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ nghiên cứu và áp dụng đề tài “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT Quốc Gia (THPTQG) phần Lịch sử thế giới (1945-2000)” trong giảng dạy và ôn thi THPTQG. 3. Đối tượng nghiên cứu. Đối tượng mà tôi nghiên cứu và áp dụng cho đề tài này là các dạng câu hỏi trắc nghiệm phần Lịch sử thế giới dành cho học sinh lớp 12 Trường THPT theo ban KHXH. 4. Mục đích nghiên cứu - Giáo viên tìm ra những hạn chế, yếu kém thường mắc phải của học sinh trong quá trình ôn tập và làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử ở trường THPT và đưa ra những biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dạy - học. - Phát triển năng lực tư duy, tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh trong quá trình học và ôn thi môn Lịch sử, giúp các em bình tĩnh, tự tin và có tâm lí tốt. 5. Các phương pháp nghiên cứu - Để thực hiện và hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: 5.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm + Tìm ra những hạn chế của học sinh và giáo viên trong quá trình giảng dạy. + Kiểm tra, đánh giá năng lực học tập của học sinh qua thực tiễn nhận thức, trực tiếp ra đề, chấm và trả bài kiểm tra, bài thi khảo sát sau mỗi kì học… để giáo viên kịp thời phát hiện những lỗi của học sinh, giáo viên tự điều chỉnh quá trình giảng dạy của mình, hướng dẫn học sinh khắc phục những hạn chế trong quá trình học tập và ôn thi. + Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong tổ bộ môn, giáo viên trong Nhà trường, các trường khác trong tỉnh để nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân. 5.2. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết + Nghiên cứu tài liệu lí luận đổi mới phương pháp dạy học, SGK, bám sát sách chuẩn kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo ôn thi môn Lịch sử lớp 12 THPT, chuẩn kĩ năng và kiến thức… 6. Giả thuyết khoa học của đề tài. Đề tài nếu áp dụng vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy ôn thi THPT quốc gia vào mảng kiến thức lịch sử thế giới (1945-2000) theo quy trình hợp lý, khoa học sẽ định hướng tốt việc đổi mới phương pháp học tập cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử, học sinh tiếp cận rất gần Kỳ thi THPT quốc gia 7. Những đóng góp mới của sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến kinh nghiệm này hình thành cho học sinh xác định các dạng câu hỏi khác nhau thường gặp trong quá trình học tập và ôn thi, chỉ ra những lỗi các em thường mắc phải để khắc phục và minh họa bằng những ví dụ cụ thể. Hướng dẫn học sinh tiếp cận và làm quen với các dạng câu hỏi khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, qua đó trang bị cho các em những kĩ năng, thao tác cần thiết để làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử hiệu quả, đặc biệt phần Lịch sử thế giới bởi đa phần học sinh chỉ tập trung vào phần Lịch sử Việt Nam. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở khoa học 1. Cơ sở lí luận 1.1. Đổi mới kiểm tra đánh giá. Ngày 8/1/2014, Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành Công văn 5555 BGD ĐT GDTH về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH và kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường TH/Trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng. Văn bản số 4509/BGDĐT-GDTrH hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học, theo đó, Bộ GD - ĐT yêu cầu các trường THPT tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục học sinh; tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh... trong đó nhấn mạn: đổi mới kiểm tra và đánh giá: Chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh. Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; đánh giá qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc học sinh báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Thực hiện nội dung Nghị quyết 29 và công văn 5555 của Bộ GDĐT, sở GDĐT Hà Tĩnh tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tả đánh giá, tập huấn ra đề thi THPT Quốc gia, ban hành công văn hướng dẫn cụ thể, tổ chức thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và KTĐG. Đây chính là căn cứ đồng thời đòi hỏi giáo viên phải thực hiện việc đổi mới PPGD và KTĐG. 1.2. Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá môn Lịch sử. Kiểm tra kiến thức cơ bản về lịch sử trong chương trình, SGK nhưng tránh kiểm tra, ghi nhớ máy móc sự kiện, ngày tháng, con số chỉ nên tập trung vào những mảng kiến thức ảnh hưởng đến toàn thế giới trong phần Lịch sử thế giới: Quan hệ quốc tế sau CTTG thứ hai, Nước Mĩ, các Tây Âu, Nhật Bản… Trung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu, Thành tựu KHKT… Mức độ hiểu: Kiểm tra hiểu biết của học sinh đòi hỏi HS phải hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng (kiến thức trọng tâm) trên cơ sở đó khái quát, xâu chuổi các sự kiện lịch sử, lý giải mối quan hệ giữa sự kiện này với sự kiện khác. (Vì các sự kiện có mối liên hệ, ảnh hưởng, tác dộng qua lại lẫn nhau) Mức độ vận dụng: kiểm tra năng lực, phẩm chất của học sinh (theo hướng mở, tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực tiễn). Đòi hỏi trên cơ sở bản chất sự kiện, hiện tượng. 1.3. Phương án thi THPTQG năm 2017; 2018; 2019. Triển khai chương trình hành dộng của chính phủ thực hiện nghị quyết 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ Tám BCH TW Đảng (Khóa XI) về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, từ năm 2015, Bộ GD-ĐT đã đổi mới phương thức tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực, khách quan, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh gió dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp. năm 2017 và năm 2018, Bộ GDĐT tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia lấy kết quả công nhận xét tốt nghiệp THPT và làm căn cứ để tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy. Nội dung thi năm 2018 nằm trong chương trình lớp 11, 12 THPT. Năm 2019: Nội dung thi nằm trong chương trình lớp 10, 11, 12 THPT. Như vậy, từ nội dung đổi mới căn bản toàn diện GDĐT, đổi mới PPGD, KTĐG, đặc biệt những điểm mới trong phương án thi THPT quốc gia liên quan trực tiếp đến bộ môn Lịch sử làm cơ sở lý luận quan trọng cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của GV môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. 2. Cơ sở thực tiễn. Các câu hỏi trắc nghiệm trong bài thi THPTQG không phải đòi hỏi học thuộc lòng SGK, hay nhớ đầy đủ sự kiện về thời gian, diễn biến mà phải trên cơ sở nắm chính xác những sự kiện, đặc điểm cơ bản từ đó hiểu được bản chất của vấn đề, quan trọng nữa là hiểu được vấn đề mà câu hỏi đua ra, đặt ra học sinh mới có phương án trả lới đúng. Bên cạnh học để yêu lịch sử, học để biết về quá khứ dân tộc còn học để đáp ứng kỳ thi THPT QG vì vậy kiến thức chuẩn, nhằm mục đích đảm bảo phương án lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại hiện nay đang diễn ra khá phổ biến là thế hệ trẻ ngày nay hiểu biết về lịch sử rất mơ hồ. Điều này được phản ánh phần nào qua kết quả điểm thi môn Lịch sử vào các trường đại học hằng năm. Là giáo viên đã nhiều năm trực tiếp giảng dạy và ôn thi cho học sinh lớp 12 tôi nhận thấy: Đa phần học sinh học Ban KHXH nhưng vẫn ngại học sử, thậm chí sợ môn Lịch sử. Các em cho rằng Lịch sử khó học vì có quá nhiều sự kiện, các mốc thời gian, nhân vật… việc học Lịch sử đã khó nhưng việc vận dụng những kiến thức đã học để làm một bài thi trắc nghiệm đạt kết quả tốt lại càng khó hơn. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 1.Thực trạng chung Trường THPT nơi tôi đang dạy trong những năm qua số lượng học sinh đăng ký thi Ban KHXH khá nhiều, kết quả có sự phân hóa rõ ràng, đạt được một số thành tích đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy - học. Bên cạnh những thành tích đạt được nổi bật về học sinh mũi nhọn thì chất lượng đại trà môn Lịch sử của nhà trường còn thấp, điểm thi THPTQG vẫn chưa cao, số lượng và chất lượng học sinh đạt điểm cao qua từng năm chưa đồng đều, thiếu tính ổn định. 2. Những khó khăn và hạn chế trong quá trình dạy - học và ôn thi môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. 2.1. Về phía học sinh Số lượng học sinh học lực khá tham gia học ban KHXH hiện nay của nhà trường chiếm tỉ lệ thấp chỉ khoảng 30%. Song trong số đó chỉ có một tỉ lệ rất ít học sinh có khả năng học tập các môn Khoa học xã hội trong đó có môn Lịch sử, còn lại đa số các em đều có học lực trung bình, khá thậm chí yếu, không thể học được các khối A, B, D chọn một khối để học và thi. Xuất phát từ năng lực học tập nên các em rất lười học, ham chơi, học một cách thụ động và thiếu tính tự giác trong học tập. Học sinh chưa có phương pháp học tập bộ môn một cách khoa học, thiếu sáng tạo, không độc lập trong suy nghĩ. Học sinh chưa có ý thức tự học và khai thác những kiến thức trong SGK, thiếu tài liệu tham khảo, lúng túng trong việc xử lí các dạng câu hỏi khác nhau mà đề thi yêu cầu, lúng túng trong chọn đáp án tương đương nhau, hoặc phân biệt để loại trừ các phương án gây nhiễu. Hoặc gặp những câu hỏi vận dụng cao, đòi hỏi phải suy luận, đòi hỏi có kiến thức sâu mới làm được đối với học sinh không nhiều. Thời gian học khối gần như không có, chủ yếu giáo viên và học sinh làm việc tích cực trên lớp. 2.2. Về phía giáo viên Trong quá trình giảng dạy và ôn tập môn Lịch sử ở trường THPT, giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng phần lớn chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức sau đó mới cho học sinh làm quen với một số các dạng câu hỏi trắc nghiệm đồng thời tập cho học sinh có phương pháp tự học tập, tự xử lý vấn đề để phát huy khả năng sáng tạo của người học. Dạy học và ôn thi môn Lịch sử còn mang nặng tính áp đặt truyền thống chủ yếu là dạy lí thuyết, chưa đầu tư nhiều thời gian để hướng dẫn học sinh tiếp cận với các dạng đề trắc nghiệm khác nhau một cách có hệ thống, đầy đủ, chi tiết; thời gian làm quen các dạng đề trắc nghiệm không nhiều, số lương câu hỏi chưa phong phú vì giáo viên chủ yếu sử dụng các câu hỏi có sẵn trên mạng hoặc qua các kỳ thi chứ chưa thực sự đầu tư để soạn ra các câu hỏi cụ thể theo từng bài. Hoặc ngược lại, một số giáo viên chỉ tập trung cho học sinh làm bài trắc nghiệm mà nhiều khi hướng dẫn học sinh hiểu vấn đề chưa thật sâu sát, tường tận để học sinh nắm được tường minh vấn đề. Mỗi giáo viên phải cung cấp cho học sinh các dạng câu hỏi, cách học để tránh các phương án nhiễu trong lựa chọn phương án trả lời đúng để học sinh làm quen, và hướng dẫn học sinh tự xây dựng các câu hỏi ngoài cung cấp thành ngân hàng đề phong phú. Một số giáo viên có tính bảo thủ trong quá trình dạy học, chưa nhận trách nhiệm về phía người dạy khi nhìn thấy chất lượng bộ môn giảm sút, luôn cho rằng chất lượng môn Lịch sử thấp là do học sinh yếu kém, học sinh không còn đam mê nên chậm đổi mới phương pháp dạy học và ôn thi. Thường vin vào cớ không có thời gian để rèn luyện kĩ năng làm bài thi trắc nghiệm cho các em, hướng dẫn các em xác định các vấn đề thường gặp trong thi trắc nghiệm về cả mặt thời gian lẫn kiến thức. 3. Điều tra cụ thể chất lượng học môn Lịch sử của Nhà trường qua nhiều năm Qua thực tế bài kiểm tra trên lớp, bài tập giáo viên giao về nhà cho học sinh, đặc biệt qua những kì thi khảo sát cuối mỗi học kì, thi thử THPT QG và qua kết quả thi THPT QG mấy năm qua tôi nhận thấy học sinh của mình thường bộc lộ những yếu kém sau: các em tỏ ra lúng túng trong việc nhận dạng các câu hỏi, câu dẫn của các câu hỏi không phải lúc nào cũng trực quan mà còn đòi hỏi học sinh suy nghĩ thật kĩ, đặc biệt là những câu hỏi khó ở dạng chìm, mở, khái quát, đề liên hệ so sánh…dẫn đến hậu quả học sinh nhận thức sai, chọn nhầm phương án trả lời, khả năng vận dụng linh hoạt những kiến thức đã học vào quá trình làm bài. Phần đông học sinh còn làm bài tùy tiện, nhiều khi dựa vào phán đoán là chính, thậm chí đoán mò. Mặt khác xuất phát từ suy nghĩ của học sinh thi tự luận mà không có kiến thức không làm được còn thi trắc nghiệm dễ vì đã cho đáp án chỉ việc lựa chọn đáp án mà thôi nên không cần học cũng làm được bài… nên trong quá trình làm hay bị nhầm phương án nhiễu trong các câu trả lời. Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình ôn tập cho học sinh khối 12 môn Lịch sử, bên cạnh việc truyền đạt kiến thức cơ bản, giúp các em làm quen với những dạng câu hỏi thường gặp, nhằm trang bị cho học sinh những kĩ năng, thao tác cần thiết để xử lí các câu hỏi khác nhau, phương pháp loại trừ các phương án nhiễu mà đề thi yêu cầu. 4. Cấu trúc đề thi THPT QG năm 2018. Mức độ nhận biết: có 8 câu (chiếm 20% trong đối khối 11 chiếm 5%), học sinh chỉ cần học thuộc kiến thức cơ bản là có thể hoàn thành. Mức độ thông hiểu: có 12 câu (chiếm 30% trong đó khối 11 chiếm 5%), học sinh cần đọc hiểu các kiến thức cơ bản và có sự liên hệ giữa một vài kiến thức nhỏ, đồng thời ở đây cũng không có điểm gài bẫy cho học sinh. Mức độ vận dụng thấp: có 12 câu (chiếm 30% trong đó khối 11 chiếm 10%), ở mức độ này yêu cầu cao hơn, cần các em có nền kiến thức vững chắc, vận dụng kiến thức ở nhiều vấn đề, nhiều bài để trả lời câu hỏi một cách đúng nhất. Mức độ vận dụng cao: có 8 câu (chiếm 20%, toàn bộ thuộc chương trình lớp 12), với những câu hỏi này cần các em đọc thật kĩ đề bài, vận dụng các kiến thức nền tảng một cách linh hoạt để từ đó tư duy, suy luận để tìm được đáp án đúng nhất. Ở phần này, các câu hỏi thường có nhiều đáp án nhiễu, lừa học sinh nên các em cần tư duy và suy luận thật cẩn thận. III. Các giải pháp tổ chức thực hiện. 1. Xác định kiến thức phần Lịch sử thế giới 12 (1945-2000). Kiến thức thi THPT QG môn Sử năm học 2018-2019 rất rộng gồm 3 khối 10,11,12. Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung hướng dẫn học sinh những dạng câu hỏi trắc nghiệm phần kiến thức Lịch sử thế giới 12 gồm: Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên Bang Nga (1991-2000). Bài 3. Các nước Đông Bắc Á Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ Latinh. Bài 6. Nước Mĩ Bài 7. Tây Âu Bài 8. Nhật Bản Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì chiến tranh lạnh. Bài 10. Cách mạng khoa học – công nghệ và xu thế toàn cầu hóa nửa sau thế kỷ XX. Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945-2000. 2. Hướng dẫn học sinh làm quen với các dạng câu thường gặp trong bài thi. Giống như các môn khoa học khác, Lịch sử cũng có các dạng câu hỏi khác nhau trong một bài thi gồm 40 câu. Vì thế, yêu cầu đặt ra đối với giáo viên trong quá trình giảng dạy và ôn thi phải biết chia dạng, phân loại từng câu hỏi giúp học sinh hiểu rõ bản chất từng dạng cụ thể, qua đó giúp các em có những kĩ năng, thao tác cần thiết để vận dụng kiến thức đã học xử lí tốt các câu hỏi thông qua các câu dẫn khác nhau mà đề thi yêu cầu trong quá trình làm bài: Trong thi THPT QG đề thi thường có các dạng câu hỏi như sau: Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng về một địa danh, một tổ chức, một nhân vật tiêu biểu… dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh tìm nguồn gốc trích dẫn, nhân vật lịch sử, dạng câu hỏi phủ định KHÔNG, dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời quan trọng nhất, chủ yếu nhất, quyết định nhất; dạng câu hỏi cho đặc điểm sự kiện, cho biết ý nghĩa hoặc tính chất để xác định sự kiện,dạng câu hỏi so sánh điểm giống, điểm khác, dạng câu hỏi từ sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay, dạng câu hỏi theo hướng mở… 3. Mức độ câu hỏi thường gặp trong bài thi. Thông hiểu. HS nhận biết, tái hiện, ghi nhớ, liệt kê, sự kiện, hiện tượng lịch sử, kể tên nhân vật lịch sử cụ thể, nêu diễn biến các cuộc chiến tranh, chiến dịch… thường đi với động từ nêu, liệt kê, trình bày, kể tên, v.v. Nhận biết. HS hiểu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được các nội dung kiến thức lịch sử quan hệ giữa sự kiện lịch sử đi với các động từ Giải thích, lí giải, tại sao, vì sao.v.v. Vận dụng thấp. HS biết so sánh, phân tích, tìm ra mối liên hệ các nội dung kiến thức lịch sử trên cơ sở đó biết khái quát, xâu chuỗi phân biệt sự giống và khác nhau. Các động từ đi kèm phân biệt, phân tích, so sánh, chứng minh, khái quát. v.v. Vận dụng cao. HS hiểu bản chất nội dung lịch sử để đánh giá, nhận xét, bày tỏ quan điểm, thái độ, biết lập luận, liên hệ vận dụng để giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống; biết rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Động từ đi kèm bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học, liên hệ với thực tiễn vv… 4. Các dạng câu hỏi thường gặp trong bài thi. 4.1. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng về một địa danh, một tổ chức, một nhân vật tiêu biểu… 4.1.1. Hình thành cho học sinh dạng câu hỏi lựa chọn phương án trả lời đúng về một địa danh, một tổ chức, một nhân vật tiêu biểu… Người dạy xác định các địa danh có thể liên quan đến bài học ví dụ một hội nghị quốc tế gồm nguyên thủ ba quốc gia Anh, Mĩ và Liên xô được tổ chức năm 1945 ở đâu?; Diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh là….; Dạng câu hỏi này gắn với từ để hỏi là ở đâu nên trong quá trình học, HS sẽ chú ý để xác định đúng phươn án trả lời. Từ chổ xác định được các yêu cầu của câu dẫn trong câu hỏi trắc nghiệm, học sinh sẽ có cách học, cách xử lý vấn đề kiến thức và nội dung cụ thể. 4.1.2. Một số yêu cầu đối với học sinh. Trong mỗi dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn phương án trả lời đúng về một địa danh, một tổ chức, một nhân vật tiêu biểu… là đơn giản nhất nên học sinh thường dễ nhận biết nhưng đôi khi trong quá trình học, học sinh thường chú ý đến sự kiện mà quên đi địa danh; chính vì thế dẫn đến tình trạng không chắc chắn khi lựa chọn phương án trả lời. - Học sinh cũng cần lưu ý: dù là câu hỏi trắc nghiệm, đã có đáp án sẵn cũng cần phải biết kết hợp phân tích, đánh giá, suy luận để chọn đáp án chính xác nhất. Vì trong đáp án mà người ra đề đưa ra bao giờ các phương án cũng tương đương nhau. Điều đó cũng cho thấy lịch sử không chỉ dừng lại ở mức độ “biết” mà còn phải hiểu sâu sắc. Để làm tốt dạng câu hỏi này yêu cầu học sinh phải nắm được các vấn đề: Bước 1: Học sinh phải hiểu rõ yêu cầu của câu dẫn. Bước 2: Dựa vào câu dẫn, căn cứ kiến thức dùng phương pháp loại trừ các câu gây nhiễu, chọn đáp án đúng nhất. Bước 3: Tô vào tờ giấy thi phương án vừa chọn đúng. 4.1.3. Một số ví dụ minh họa cho dạng câu hỏi đề thi này Câu 1. Xác định yếu tố quyết định sự thành công của Liên Xô trong việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1946-1950) ? A. Liên Xô là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất. B. Nhân dân Liên Xô có tinh thần tự lưc tự cường. C. Sự hợp tác có hiệu quả của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). D. Liên Xô có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên phong phú. Câu 2. Theo thỏa thuận của các nước (1945) về việc đóng quân nhằm giải giáp phát xít, Việt Nam vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của A. Pháp. B. Mĩ. C. Liên Xô. D. Anh. Câu 3. Sau thất bại trong cuộc nội chiến (1946-1949), chính quyền Tưởng Giới Thạch phải rút chạy ra Đài Loan và tồn tại nhờ vào sự giúp đỡ của A. Pháp. B. Anh. C. Mĩ. D. Liên Xô. Câu 4. Câu nói: Các đồng chí hãy phất cao lá cờ này tại sào huyệt Sài Gòn của Phi đen Cátxtơrô ra đời trong bối cảnh nào sau đây? A. Ông đến thăm Sài Gòn. B. Ông đến thăm Hà Nội. C. Ông đến thăm Quảng Trị. D. Ông đến thăm Quảng Bình. Câu 5. N.Manđêla có vai trò như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi? A. Là người tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai. B. Là người lãnh đạo đấu tranh chống chế độ Apacthai. C. Là người lãnh đạo và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai. D. Là người chỉ đạo nhân dân và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai. 4. 2. Dạng câu dẫn yêu cầu thí sinh tìm nguồn gốc trích dẫn, nhân vật lịch sử. 4.2.1. Hình thành cho học sinh dấu hiệu nhận biết. - Câu dẫn có đoạn trích dẫn trong SGK hoặc văn bản khác. Hoặc câu dẫn yêu cầu tìm hiểu về vai trò, đóng góp của nhân vật hoặc sự kiện Lịch sử cụ thể liên quan đến các bài học. Vì vậy khi học học sinh phải lưu ý những nội dung này. 4.2.2. Một số vấn đề học sinh cần lưu ý. - Dạng câu dẫn yêu cầu thí sinh tìm nguồn gốc trích dẫn, nhân vật lịch sử yêu cầu cao hơn dạng trình bày đòi hỏi học sinh không chỉ biết sự kiện mà còn phải hiểu sự kiện đó đúng theo bản chất của nó. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, và nắm được bối cảnh liên quan đến sự kiện đó.. - Phải hiểu rõ nhân vật liên quan đến vấn đề lịch sử. - Khi thí sinh lựa chọn đáp án trả lời dựa trên quan điểm lịch sử đúng đắn, khoa học, tránh xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử, không phủ nhận sự tồn tại khách quan của lịch sử. 4.2.3. Một số ví dụ minh họa. Thông hiểu: Câu 1. Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là A. I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và U. Socsin ( Anh). B. Lê Nin (Liên Xô) , Ph. Bu sơ (Mĩ) và U. Socsin ( Anh). C. I. Xtalin (Liên Xô) , Ph. Bu sơ (Mĩ) và U. Socsin ( Anh). D. M.Goocbachop (Liên Xô) , Ph. Rudove (Mĩ) và ( Anh). Câu 2. Tổ chức nào dưới đây là tiền thân của tổ chức Liên hợp quốc ngày nay? A. Hội Quốc liên. B. Đệ tam quốc tế. C. Liên minh tiến bộ quốc tế. D. Khối Đồng minh chống phát xít. Câu 3. Theo “Phương án Maobatton”, Ấn Độ đã bị chia cắt thành những quốc gia A. Bănglađét và Pakixtan. B. Ấn Độ và Bănglađét. C. Ấn Độ và Pakixtan. D. Pakixtan và Nepan. Câu 4. Người lãnh đạo và tích cực đấu tranh chống chế độ Apacthai trong phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi là ai? A. N.Manđêla. B. Kofi Annan. C. Muammar Gaddafi D. M. Gănđi Câu 5. Giữ vững địa vị của một cường quốc Âu - Á là mục tiêu lớn nhất của Tổng thống nào khi lên cầm quyền ở nước Nga? A. V. Putin. B. B. Enxin. C. M. GoocBachop. D. I. Xtalin. 4. 3. Dạng câu dẫn phủ định Không. 4.3.1. Hình thành cho học sinh nhận biết dạng câu dẫn phủ định Không. - Trong câu dẫn bao giờ có chữ Không hoặc chưa. - Đáp án lựa chọn bao giờ sẽ là đáp án sai so với kiến thức chúng ta học. - Các phương án gây nhiễu tương đương nên nắm chắc kiến thức mới làm được. 4.3.2. Một số vấn đề học sinh cần lưu ý khi gặp dạng câu hỏi đề thi này. - Dạng câu dẫn yêu cầu thí sinh tìm sự kiện, nguyên tắc, đặc điểm, sự kiện, tính chất không có hoặc không đúng, hoặc chưa chính xác. - Như vậy, ở đây chỉ ra điều không có, không phải tuy nhiên phải nắm rõ vấn đề đúng mới có câu trả lời chính xác là tìm ra cái chưa đúng hoặc sai. - Học sinh lưu ý khi làm dạng đề này vì lý do các đáp án tất cả đều đúng nếu học sinh đọc không kĩ khi chữ “không” rất đễ nhầm đáp án án cần chọn. 4.3.3. Một số ví dụ minh họa. Câu 1. Nguyên nhân nào không tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Không bị chiến tranh tàn phá. B. Tập trung sản xuất và tư bản cao. C. Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và nô dịch các nước. D. Được yên ổn sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước tham chiến. Câu 2. Sự kiện nào không thuộc những biến đổi cơ bản của các nước Đông Bắc Á sau năm 1945? A. Từ các nước thuộc địa trở thành các nước độc lập. B. Sự ra đời của hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên. C. Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa. D. Nhiều nước đạt thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu 3. Mục tiêu nào không thuộc chiến lược "Cam kết và mở rộng" của Mỹ? A. Bảo đảm an ninh của Mĩ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, phong trào công nhân và cộng sản quốc tế. C. Tăng cường khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh nền kinh tế Mĩ. D. Sử dụng khẩu hiệu "thúc đẩy dân chủ" can thiệp vào công việc nội bộ của các nước. Câu 4. Theo hiệp ước Ba-li thì yếu tố không được xem là nguyên tắc hoạt động của tổ chức ASEAN là A. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình. C. Chỉ sự dụng vũ lực khi có sự đồng ý của hơn 2/3 nước thành viên. D. Hợp tác và phát triển có hiệu quả về kinh tế, văn hoá và xã hội. 4.4.. Dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh lựa chọn câu trả lời nhất, chủ yếu nhất, quyết định nhất. 4.4.1. Hình thành cho học sinh hiểu khái niệm lựa chọn câu trả lời nhất, chủ yếu nhất, quyết định nhất… Người ra đề sẽ đưa ra câu dẫn là nhận định, nhận xét hoặc câu trích và 4 phương án trả lời đúng, nhưng trong các phương án đúng đó có phương án quan trọng nhất, quyết định nhất, chủ yếu nhất buộc thí sinh phải chọn để đánh dấu vào phương án tốt nhất. 4.4.2. Một số vấn đề cần lưu ý . - Đối với học sinh sẽ rất khó vì đây thường là câu hỏi vận dụng. Học sinh phải suy luận và có tư duy logic tốt. - Các phương án đưa ra bao giờ cũng đúng hoặc tương đương nhau, học sinh cần chỉ ra cái nhất trong các phương án đó tranh bị gây nhiễu rất dễ nhầm lẫn. 4.4.3. Một số ví dụ. Câu 1. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là A. phân chia khu vực chiếm đóng và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước thắng trận. B. quan điểm khác nhau về tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. C. thành lập Liên hợp quốc để duy trì hòa bình an ninh thế giới. D. giải quyết hậu quả do Chiến tranh thế giới thứ hai để lại. Câu 2. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe. B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành. C. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất. D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Câu 3. Vai trò chủ yếu của Liên hợp quốc trong việc giải quyết những biến động của tình hình thế giới hiện nay là A. diễn đàn vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới. B. Liên hợp quốc góp phần ngăn chặn các đại dịch đe doạ sức khỏe loại người. C. thúc đẩy mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên các lĩnh vực. D. bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo khi các thành viên gặp khó khăn. Câu 4. Nhận xét đúng nhất về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. sau khi giành độc lập, bước vào thời kì phát triển kinh tế trong điều kiện khó khăn. B. phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc phát triển mạnh mẽ, các nước giành được độc lập. C. bước sang một thời kì mới - xây dựng đất nước, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế. D. có sự thay đổi sâu sắc: giành được độc lập, bước vào thời kì xây dựng cuộc sống mới với nhiều thành tựu rực rỡ. 4.5. Dạng câu hỏi về đặc điểm, ý nghĩa hoặc tính chất để xác định sự kiện. 4.5.1. Hình thành cho học sinh hiểu khái niệm về đặc điểm, ý nghĩa hoặc tính chất để xác định sự kiện. Người ra đề sẽ đưa ra câu dẫn là nhận định, nhận xét, ý nghĩa hoặc câu trích về đặc điểm, tính chất hoặc sự kiện, nhân vật, hội nghị, quyết định… hoặc là một cuộc chiến tranh. Yêu cầu đặt ra là học sinh chọn một trong 4 phương án trả lời để có đáp án đúng nhất. Đây là dạng câu hỏi khó, thuộc lĩnh vực vận dụng cao, do đó học sinh rất khó xác định vì vậy dấu hiệu nhận biết đó là những từ loại hình nào, phương diện nào, đặc điểm nổi bật nhất…, Đặc điểm bao trùm…, Tính chất cơ bản của…, điểm khác biệt…, 4.5.2. Một số vấn đề cần lưu ý. - Đối với học sinh sẽ rất khó vì đây thường là câu hỏi vận dụng. Đòi hỏi học sinh phải suy luận và có tư duy logic tốt. - Các phương án đưa ra đều tương đương nhau, gây nhiễu rất dễ nhầm lẫn. - Tính chất hay đặc điểm một sự kiện chủ yếu người học rút ra, không có sẵn trong SGK nên khi dạy GV nhớ nhấn mạnh để học sinh hiểu rõ, thậm chí đánh dấu đỏ trong bài để nhớ kĩ khi gặp mới làm tốt bài thi. 4.5.3. Một số ví dụ. Câu 1: Trong giai đoạn sau chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp xuất phát từ đặc điểm A. Muốn có điều kiện thuận lợi để vươn lên xác lập vị thế quốc tế B. Các tổ chức chính trị can thiệp vào quan hệ quốc tế C. Tác động tích cực của các tập đoàn tư bản đối với nền chính trị. D. Hoạt động hiệu quả của các tổ chức liên kết thương mại quốc tế. Câu 2. Đặc trưng lớn nhất của trật tự thế giới được hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Thế giới bị chia thành hai cực, hai phe. B. Hệ thống chủ nghĩa xã hội được hình thành. C. Mĩ vươn lên trở thành siêu cường duy nhất. D. Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Câu 3. Nội dung nào sau đây thể hiện điểm chung trong phong trào đấu tranh của Ấn Độ và các nước Đông Nam Á ở nửa sau thế kỉ XX? A. Các nước thực dân tiến hành khai thác thuộc địa. B. Bị các nước đế quốc trở lại tái chiếm. C. Tập trung phát triển kinh tế D. Giành được độc lập. Câu 4. Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Mĩ so với kinh tế Việt Nam là gì? A. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh và luôn giữ vững địa vị hàng đầu thế giới. B. Kinh tế Mĩ bị các nước tư bản khác cạnh tranh gay gắt. C. Kinh tế Mĩ phát triển nhanh nhưng không ổn định. D. Kinh tế Mĩ phát triển đi đôi với phát triển quân sự. Câu 5. Điểm nổi bật nhất trong chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu sau chiến tranh lạnh? A. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới. C. Liên minh chặt chẽ với Nga. B. Liên minh với các nước Đông Nam Á. D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ. Câu 6. Điểm khác biệt của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển kinh tế? A. Đầu tư bán quân trang, quân dụng. B. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh. C. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. D. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông. 4. 6. Dạng câu hỏi đề thi yêu cầu so sánh. 4.6.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi so sánh So sánh là sự đối chiếu giữa các sự kiện, hiện tượng, nhân vật, thời kì lịch sử khác biệt nhau về bản chất cũng như sự đối lập nhau về hình thức giúp học sinh tránh sự nhầm lẫn giữa các vấn đề, nội dung của lịch sử. Qua so sánh, học sinh có thể rút ra những kết luận để chỉ ra cái mới, vạch ra sự khác biệt cũng như cái chung, cái riêng, tính quy luật phát triển cũng như sự vận động của lịch sử. Thường hay so sánh hai sự kiện cùng bản chất, hoặc so sánh hai sự kiện cùng thời điểm. 4.6.2. Một số vấn đề cần lưu ý.. - Đây là dạng khó, yêu cầu học sinh phải hiểu rõ bản chất của vấn đề lịch sử trên cơ sở đó lựa chọn đúng câu trả lời là những nội dung cần phải so sánh mà câu dẫn yêu cầu. - Mặc dù là câu dẫn yêu cầu so sánh, hay tìm ra điểm khác biệt, nét đặc trưng cũng là một dạng khác của so sánh, học sinh khi làm bài phải nắm vững kiến thức mới đảm bảo yếu tố chính xác trong chọn lựa câu trả lời, chính vì thế khi học, học sinh phải nắm vấn đề chắc chắn và mối liên hệ giữa các nhóm vấn đề khi đó liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử để làm sáng tỏ một vấn đề cụ thể nào đó mà câu hỏi đề thi yêu cầu. - Những từ thường được sử dụng so sánh, chỉ ra điểm khác biệt, nét khác biệt, nét khác biệt cơ bản giữa hai phong trào, hai Hội nghị, hai quyết định… 4.6.3. Một số ví dụ minh họa. Câu 1. Điểm giống nhau cơ bản trong chính sách đối ngoại của các đời Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là A. ủng hộ "Chiến lược toàn cầu". B. theo đuổi "Chủ nghĩa lấp chỗ trống". C. xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ. D. chuẩn bị tiến hành "Chiến tranh tổng lực". Câu 2. Mục tiêu Liên minh của các nước Châu Âu khác với tổ chức Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ở điểm nào dưới đây? A. Liên kết về kinh tế và quân sự. B. Liên kết về tiền tệ và chính trị. C. Liên kết về kinh tế - chính trị. D. Liên kết về kinh tế văn hóa. Câu 3. Điểm khác biệt nào dưới đây của Nhật Bản so với Mĩ trong phát triển kinh tế? A. Đầu tư bán quân trang, quân dụng. B. Coi trọng và đầu tư cho các phát minh. C. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng. D. Chú trọng xây dựng các công trình giao thông. Câu 4. Điểm khác biệt giữa cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại nửa sau thế kỉ XX với cách mạng khoa học công nghiệp thế kỉ XVIII là A. khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. B. khoa học gắn liền với kĩ thuật. C. có nhiều phát minh lớn cho nhân loại. D. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất. 4.7. Dạng câu hỏi có câu dẫn dạng khái quát, tổng hợp kiến thức. 4.7.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi có câu dẫn dạng khái quát, tổng hợp kiến thức. Khái quát, tổng hợp kiến thức là câu hỏi vận dụng cao, phân hóa đối tượng học sinh khá giỏi vì vậy đòi hỏi học sinh phải nắm được các sự kiện, nội dung, vấn đề lịch sử với những nét cơ bản, tiêu biểu, điển hình để dễ dàng lựa chọn nội dung mà câu dẫn yêu cầu. Tránh để học sinh chủ quan là các đáp án đã có sẵn nên không cần có kiến thức cũng có sự lựa chọn đúng nếu may mắn. Trong khi đó, giáo viên khi dạy không cung cấp tất cả các sự kiện, hiện tượng, nội dung của lịch sử ở mức khái quát nhất cho học sinh trách nhiệm đó thuộc về giáo viên. Do đó, cả học sinh và giáo viên khi dạy và học là phải biết lựa chọn được những đơn vị kiến thức cho phù hợp. 4.7.2. Một số vấn đề cần lưu ý. - Đây là dạng đề thi khó vì nó bao trùm kiến thức của nhiều bài, của một nội dung tiến trình lịch sử, một giai đoạn, một thời kì hay một chuyên đề lịch sử. Yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản nhưng lại phải có chiều sâu, có khả năng khái quát, tổng hợp những vấn đề cụ thể, kết hợp với phân tích mới lựa chọn được phương án trả lời đúng. - Học sinh phải hiểu biết kiến thức lịch sử thật chính xác, hệ thống logic, chặt chẽ theo trình tự biên niên. Việc đánh giá các sự vật, hiện tượng phải khách quan, chính xác, khoa học; không hiểu một cách chung chung, phân tích phiến diện, chắp nối các sự kiện rời rạc rất khó làm bài chỉ trong thời gian ngắn. 4.7.3. Một số ví dụ minh họa . Câu 1. Mục tiêu của chiến lược “Cam kết và mở rộng” của Tổng thống B.Clintơn có gì giống so với chiến lược toàn cầu? A. Bảo đảm an ninh của Mỹ với lực lượng quân sự mạnh, sẵn sàng chiến đấu. B. Muốn vươn lên lãnh đạo thế giới, tiếp tục triển khai chiến lược toàn cầu. C. Khôi phục và phát triển tính năng động và sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. D. Sử dụng khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào nội bộ của nước khác. Câu 2. Cùng chung sống hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển vừa là thời cơ vừa là A. nhiệm vụ chung của toàn nhân loại khi bước vào thế kỉ XXI. B. thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI. C. trách nhiệm của các nước phát triển hiện nay. D. trách nhiệm của các nước đang phát triển. Câu 3: Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc? A. Chế độ phân biệt chủng tộc là hình thái của chủ nghĩa thực dân. B. Chế độ phân biệt chủng tộc tước đoạt quyền sống của người da đen. C. Chế độ phân biệt chủng tộc là sự kì thị, phân biệt giữa người da trắng và da màu. D. Chế độ phân biệt chủng tộc áp bức, đè nén người da màu ở Nam Phi. 4.8. Dạng câu hỏi có câu dẫn yêu cầu rút ra bài học kinh nghiệm, hoặc từ sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay…. 4.8.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi có câu dẫn rút ra bài học kinh nghiệm, hoặc từ sự kiện lịch sử, rút ra bài học kinh nghiệm trong giai đoạn hiện nay… Rút ra bài học kinh nghiệm thường là từ một sự kiện hoặc sự kết hợp giữa hai sự kiện, hiện tượng, nội dung lịch sử với nhau rút ra bài học kinh nghiệm không chỉ đối với những sự kiện đó mà ở sự kiện khác, khu vực khác, phạm trù khác đều rút ra bài học kinh nghiệm, nhất là trong giai đoạn hiện nay. 4.8.2. Một số vấn đề cần lưu ý. - Học sinh phải hiểu bản chất sự kiện, vận dụng có chọn lọc những sự kiện, nội dung lịch sử của thế giới có ảnh hưởng đến Việt Nam trong một giai đoạn, thời kì lịch sử nhất định, tạo điều kiện cho lịch sử Việt Nam phát triển chịu sự chi phối của lịch sử thế giới hoặc ngược lại. Cũng có thể đề thi yêu cầu rút ra bài học từ sự kiện của thế giới cho một vấn đề lịch sử Việt Nam. - Đây là dạng đề thi rất khó, yêu cầu học sinh phải đọc kĩ đề, lựa chọn những sự kiện, nội dung lịch sử cơ bản, phù hợp thể hiện mối quan hệ giữa một vấn đề lịch sử này có tác động qua lại đến một nội dung lịch sử khác. Mặc dù đáp án đã được đưa ra để thí sinh lựa chọn nhưng có điều khó là các đáp án gây nhiễu, tương đương nhau nên dể gây nhầm lẫn cho thí sinh. 4.8.3. Một số ví dụ minh họa. Câu 1. Sự kiện nào dưới đây mở ra bước ngoặt mới cho chính sách “đa phương hóa”, “đa dạng hóa” quan hệ đối ngoại của Việt Nam? A. Việt Nam tham gia tổ chức WTO (2007). B. Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (1977). C. Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của ASEAN (1995). D. Việt Nam tham gia vào Hội đồng tương trợ kinh tế SEV (1978). Câu 2. Nguyên tắc hoạt động nào của Liên hợp quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông hiện nay? A. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. B. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm cường quốc. C. Không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực với nhau. D. Hợp tác có hiệu quả về kinh tế, văn hóa, giáo dục. Câu 3. Để tránh sự sụp như Liên Xô và Đông Âu, Việt Nam cần phải thực hiện vấn đề cơ bản là A. ngăn chặn diễn biến hòa bình. B. bắt kịp sự phát triển của khoa học – kĩ thuật. C. không được chủ quan, duy ý chí trong đường lối lãnh đạo. D. không được phạm sai lầm trong quá trình cải cách kinh tế, chính trị. 4.9. Dạng câu hỏi đề thi yêu cầu suy luận vận dụng theo hướng mở. 4.9.1. Hình thành cho học sinh khái niệm dạng câu hỏi đề thi này Đây là dạng đề thi yêu cầu học sinh phải nắm vững kiến thức cơ bản, có tư duy độc lập, khả năng sáng tạo, linh hoạt kết hợp kiến thức của bộ môn gắn với hiểu biết các vấn đề xã hội vận dụng trong quá trình làm bài. Bằng lí luận của mình dựa trên cơ sở kiến thức đã học giải quyết yêu cầu của đề thi. 4.9.2. Một số vấn đề cần lưu ý. Đây là dạng đề thi theo hướng mở, phạm vi kiến thức rộng đòi hỏi học sinh phải biết suy luận logic, lựa chọn những kiến thức phù hợp mà đề thi yêu cầu, tránh tình trạng suy luận thiếu căn cứ, đoán bừa, rườm rà xác định sai nội dung cần lựa chọn, không thể hiện được quan điểm, chính kiến, lập trường của mình. 4.9.3. Một số ví dụ minh họa. Câu 1. Trong Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai, mục tiêu nào sau đây ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam? A. Khống chế các nước đồng minh. B. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc. C. Ngăn chặn và tiến tới tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội. D. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào cộng sản quốc tế. Câu 2. Yếu tố nào dưới đây làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI? A. Phong trào li khai. B. Chủ nghĩa khủng bố. C. Sự suy thoái về kinh tế. D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo. Câu 3. Nhận xét đúng về chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1945 đến năm 2000? A. Tiến hành chạy đua vũ trang, chống lại các nước trên thế giới. B. Tiến hành chiến tranh xâm lược, chống lại chủ nghĩa khủng bố. C. Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc, khống chế các nước tư bản. D. Hình thức khác nhau nhưng có cùng tham vọng muốn làm bá chủ thế giới. Câu 4. Nét đặc trưng của nền văn hóa của Nhật Bản mà đến ngày nay vẫn còn duy trì? A. Kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. B. Kết hợp giữa hoa đạo, trà đạo với kiếm đạo. C. Kết hợp giữa thơ, nhạc họa với kiến trúc. D. Kết hợp giữa kiếm đạo và trà đạo. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phương pháp“Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới (1945-2000)” tôi nhận thấy học sinh của mình đã đạt được những kết quả như sau: 1. Đối với Lịch sử thế giới, học sinh chưa tập trung đầu tư nhiều. Tuy nhiên, qua đề tài này học sinh được tiếp cận và làm quen với các dạng câu hỏi thông qua câu dẫn khác nhau, hình thức để hỏi khác nhau, từ đơn giản đến phức tạp. Hình thành cho các em khái niệm cơ bản về các dạng đề thi, qua đó để hiểu rõ bản chất, đặc thù riêng biệt của từng đề, tránh sự nhầm lẫn đáng tiếc hoặc nhận thức sai lệch trong từng câu hỏi bài thi. 2. Hình thành cho các em những kĩ năng, thao tác, kinh nghiệm để xử lí với mọi tình huống bài thi yêu cầu trong quá trình làm bài. Các em không bị động, bất ngờ hoặc hoang mang khi gặp những dạng câu hỏi khó, câu dẫn lạ, tạo cho học sinh một tâm lí bình tĩnh, tự tin, thoải mái khi bước vào làm thi. 3. Học sinh cơ bản đã biết vận dụng những kiến thức đã học kết hợp với kiến thức hiểu biết xã hội để vận dụng tốt nhất trong bài thi trong thời gian ngắn. 4. Tạo cho học sinh thói quen học tập bộ môn Lịch sử phải thường xuyên làm bài tập thực hành, thay đổi tư duy và nhận thức của người học lâu nay cho rằng học sử chỉ là học thuộc lòng những gì có trong SGK và kiến thức giáo viên truyền đạt là đủ. Đồng thời rèn luyện cho các em khả năng tự học, tự sáng tạo, tự tìm tòi khám phá những tri thức khoa học nhằm gây hứng thú trong quá trình học tập và ôn thi. 5. Kết quả đạt được trong quá trình ôn thi. “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT quốc gia phần Lịch sử thế giới (1945-2000)”, nhiều năm qua, tôi đã có nhiều học sinh đạt điểm cao trong các kỳ thi THPT QG năm học 2016-2017; 2017-2018; Đặc biệt số lượng học sinh điểm dưới năm rất ít, không có thí sinh nào bị liệt. Nhiều học sinh thi đậu vào các trường đại học với số điểm cao. * Cụ thể kết quả khảo nghiệm ở các khối lớp 12. Trước khi áp dụng phương pháp: Kết quả thi thử THPT quốc gia tại trường năm 2017-2018 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp học sinh SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 12A7 41 1 2.4% 8 19.5% 22 53.7 % 10 24.4 % 0 12C 44 3 6.6% 14 32% 20 45.4% 7 16% 0 1 12C 42 2 4.8% 6 14.3 25 59.5 9 21.4 0 2 Sau khi áp dụng phương pháp Kết quả thi thử THPT quốc gia tại trường năm 2017-2018 Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém Lớp học sinh SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) SL TL(%) 12A7 41 5 12.2% 15 36.5% 18 44% 3 7.3% 0 12C1 44 9 20.5% 24 54.5% 10 22.7% 1 2.3% 0 12C2 42 6 14.3% 16 38.1% 17 40, 1% 3 7.3 % 0 V. Khả năng ứng dụng và triển khai của sáng kiến. “Hướng dẫn học sinh một số dạng câu hỏi trong ôn thi THPT Quốc Gia (THPTQG) phần Lịch sử thế giới (1945-2000)”, là một đề tài sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tiễn cao được áp dụng hiệu quả trong quá trình dạy học và ôn thi THPTQG môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay. Tôi thiết nghĩ đề tài sáng kiến kinh nghiệm này không chỉ được ứng dụng một cách hiệu quả trong quá trình ôn thi ở trường THPT nơi tôi đang giảng dạy mà có khả năng ứng dụng và triển khai rộng rãi cho mọi đối tượng học sinh theo học Ban KHXH trên khắp địa bàn cả nước, kể cả học sinh khối TTGD Thường xuyên và Dạy nghề. Với đề tài sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng trong quá trình dạy - học và ôn thi phần Lịch sử thế giới giáo viên, học sinh cũng nên thay đổi quan điểm truyền thống trước đây nặng về cung cấp kiến thức lí thuyết sang tăng cường làm bài tập thực hành, tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các dạng câu hỏi theo câu dẫn khác nhau nhằm phát huy tư duy độc lập và tính sáng tạo của người học, gây hứng thú cho các em trong học tập và yêu thích môn Lịch sử.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng