Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩ...

Tài liệu Skkn hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm “chữ người tử tù” của nguyễn tuân

.DOC
31
1326
58

Mô tả:

HƯỚNG TÍCH HỢP VỀ TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ, NÉT ĐẸP VĂN HÓA QUA TÁC PHẨM “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” CỦA NGUYỄN TUÂN A/ PHẦN MỞ ĐẦU: I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP: 1. Sự cần thiết của giải pháp: Chúng ta biết rằng, bộ môn Ngữ Văn có vai trò rất quan trọng trong chương trình THPT, bởi nó là yếu tố quyết định đối với việc hình thành phẩm chất và nhân cách đạo đức cho học sinh. M.Gorki đã nói “Văn học là nhân học”, và càng đi sâu vào phân tích và tìm hiểu chức năng của văn học thì ta càng thấy được tính cần thiết của bộ môn này trong đời sống của mỗi con người nói chung và học sinh nói riêng. Môn Ngữ Văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Môn Ngữ Văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ. Điều đó nói lên mối quan hệ giữa Ngữ Văn và các môn khác. Học môn Ngữ Văn sẽ có tác động tích cực đến kết quả học tập các môn khác và các môn khác cũng góp phần giúp học tốt môn Ngữ Văn. Hơn nữa, Ngữ Văn cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương lai. Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn ở bậc THPT, đồng thời tôi muốn phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn. Trang 1 Hơn nữa, khi học sinh học tác phẩm “Chữ người tử tù”, đa số các em còn hiểu chưa sâu sắc và đầy đủ về vùng đất giàu truyền thống văn hiến, kiên cường trong đấu tranh, cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đặc biệt vùng đất đã hội tụ rất nhiều bậc hiền tài một lòng vì dân vì nước. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi thấy tính ưu việt của phương pháp dạy học tích hợp các kiến thức liên môn này hơn hẳn những phương pháp trước đây được vận dụng. Tính ưu việt của phương pháp thể hiện rõ qua thái độ, niềm say mê, kết quả tiếp nhận của học sinh trong từng bài học. Tiếp nối vấn đề đó, cho nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài . “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”. 2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến giải pháp: Trong quá trình hình thành đề tài, tôi đã tìm hiểu những tài liê êu liên quan đến nhà văn Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù, và đặc biệt là các tư liệu về vùng đất Sơn Tây. Đã có mô êt số nhà nghiên cứu về các tư liệu này, nhưng mới chỉ là lý thuyết và chỉ là chung, chưa đi sâu vào cụ thể. Cho nên giải pháp tôi đưa ra là cần áp dụng thực tế vào đối tượng học sinh và giải pháp này cũng chưa có tác giả khác. 3. Mục tiêu của giải pháp: Viê êc khai thác về “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”. Là giúp cho các em có cái nhìn đúng đắn và đầy đủ hơn về mảnh đất một ngàn năm văn hiến đầy tự hào của dân tộc, một mảnh đất đầy trang sử hào hùng, một mảnh đất đã hội tụ “địa linh nhân kiệt”, mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gởi gắm cho chúng ta, đặc biệt qua nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù được nhà văn Nguyễn Tuân lấy nguyên mẫu ngoài đời của anh hùng Cao Bá Quát. Hay nét đẹp văn hóa của các bậc tao nhân mặc khách của các nhà nho xưa... Cho nên qua lối dạy văn cần tích hợp thêm lịch sử của nước nhà hay những nét đẹp của truyền thống…, mà quan trọng trong tác phẩm Chữ người tử tù cần làm rõ cho học sinh hiểu một cách sâu sắc, để khơi thêm sự hiểu biết và niềm tự hào dân tộc và nguồn cảm hứng khi học văn trong các em. 4. Căn cứ đề xuất giải pháp: Trang 2 Cần áp dụng rô nê g rãi cho tất cả khối 11, chứ không chỉ trong phạm vi lớp dạy. 5. Phương pháp thực hiê ên: - Phương pháp nghiên cứu để viết phần lý thuyết: + Đọc các tài liê êu viết về tác giả Nguyễn Nguyễn Tuân + Đọc các tài liê êu về tác phẩm của Nguyễn Tuân + Đọc các tài liệu về mảnh đất Tây Sơn. + Đọc lý luâ nê văn học để tổng hợp. - Phương pháp điều tra khảo sát thu thâ pê thông tin thực tế: + Cho học sinh viết phiếu đề nghị. + Cho học sinh trả lời theo phiếu trắc nghiê êm sau khi học tác phẩm. - Phương pháp thống kê, xử lý số liê êu: + Cho học sinh trả lời theo phiếu trắc nghiê êm sau khi học tác phẩm. + Cho học sinh viết bài thu hoạch về đề tài của sáng kiến. 6. Đối tượng nghiên cứu: Trong quá trình giảng dạy tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, giáo viên đã tìm tòi, nghiên cứu nhiều giá trị nô iê dung và nghê ê thuâ êt. Trong những năm gần đây viê êc ra đề kiểm tra cho môn ngữ văn có sự nâng cao và mở rô nê g, đă cê biê êt là phần liên hê ê với bản thân, với cuô êc đời, với xã hội, hay những bài học rút ra cho bản thân, cho xã hô êi được thể hiê ên qua tác phẩm mà các em đã học. Cho nên viê êc đầu tư nghiên cứu về “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân” là mô êt vấn đề hết sức cần thiết cho học sinh. 7. Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho khối 11. II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NÔêI DUNG GIẢI PHÁP: 1. Quá trình hình thành: - “ Hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, cho học sinh hiểu một Trang 3 cách trọn vẹn thực tế không có gì là lạ, nhưng để cảm thụ một cách trọn vẹn đối với học sinh thì không phải là dễ. Nên qua đề tài tôi tập trung khai thác truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa, để giúp học sinh của mình có cách nhìn toàn vẹn nhằm nâng cao ý thức, niềm tự hào của dân tộc để có thái độ sống tốt hơn. - Tôi cần làm rõ cơ sở lý luận về hướng tích hợp, để học sinh cảm thụ và có cái nhìn toàn diện hơn khi học tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. - Khảo sát, đánh giá qua cách cảm thụ của học sinh về hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, Giúp học sinh cảm thụ thêm một cách sâu sắc về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa qua tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân”, thì chắc chắn các em học sinh sẽ có cái nhìn đúng đắn, toàn vẹn hơn, đồng thời có thái độ sống đúng đắn hơn đối với đất nước, với xã hội ngày nay. 2 Nô êi dung của giải pháp: Trong cuô êc sống hiê ên nay, tuổi trẻ, mà đă êc biê êt là học sinh, thường có những suy nghĩ sai lê êch và chưa hiểu biết một cách toàn diện về lịch sử, địa lý, của vùng đất Tây Sơn ngày xưa và ngày nay, cũng như các nét đẹp về văn hóa của dân tộc. Do đó, qua tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân”, tôi muốn khai thác thêm về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa của dân tộc để giúp các em hiểu rõ hơn về tác phẩm mà nhà văn Nguyễn Tuân đã gửi gắm đến bạn đọc, đồng thời giúp các em thông hiểu và vâ ên dụng mô tê cách tinh tế vào bài làm của mình. Đặc biệt sau khi các em học xong tác phẩm Chữ người tử tù, trong các em luôn có niềm tự hào về truyền thống lịch sử và niềm tự hào của dân tộc ta. Về tác phẩm “Chữ người từ tù” của Nguyễn Tuân trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 tâ êp I là mô êt tác phẩm hay, nhưng không dễ cảm nhâ ên đối với Trang 4 học sinh. Do vâ êy để đạt được mục tiêu, tăng hiê êu quả cho viê êc dạy và học cần đa hóa các hình thức đọc – hiểu, kết hợp đọc truyện, với hoạt đô nê g nhóm, lồng ghép tích hợp, liên môn, tạo các slide, tranh ảnh về tác giả, tác phẩm, xem phim. Đă êc biê êt tâ pê trung làm rõ hướng tích hợp về truyền thống lịch sử, địa lý, nét đẹp văn hóa cho học sinh dễ dàng thông hiểu, tự hào và khơi niềm cảm hứng học văn trong các em. 2.1/ Ở phần tìm hiểu chung: (Tiểu dẫn ở sách giáo khoa) * Cuộc đời tác giả: Ở phần này giáo viên dạy với viê cê liên hê ê mở rô n ê g về tác giả Nguyễn Tuân bằng hệ thống những câu hỏi gợi mở: - Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân - Tích hợp giáo dục về lòng yêu nước, tinh thần dân tộc và tình yêu cái Đẹp của Nguyễn Tuân - Những nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. - GV tích hợp về chữ Tâm và chữ Tài trong con người và sáng tác của Nguyễn Tuân. - GV tích hợp giáo dục về sự trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống. - Trình chiếu tranh, ảnh về Nguyễn Tuân. + Nguyễn Tuân (10 - 7 – 1910) quê xã Nhân Mục, thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. + Ông sinh ra trong một gia đình Nho học thuộc thế hệ cuối cùng. + Bắt đầu cầm bút vào những năm 30 nhưng đến năm 1938, ông mới thật sự nổi tiếng. + Từ 1945 trở đi, Nguyễn Tuân nhiệt tình, tự nguyện tham gia cách mạng và có đóng góp nhiều cho nền văn học mới. + Ông đã từng giữ chức Tổng thư kí Hội nhà văn VN. + Ông mất ở Hà Nội năm 1987. * Sự nghiệp văn học - Trước năm 1945: Nguyễn Tuân là một nhà văn lãng mạn. Sáng tác của ông xoay quanh ba đề tài chính: Trang 5 + Chủ nghĩa xê dịch: Một chuyến đi (1938, du kí); Thiếu quê hương (1940, tiểu thuyết).. + Vẻ đẹp của quá khứ: Vang bóng một thời (1939, truyện ngắn), Tóc chị Hoài (1943, tùy bút)… + Đời sống trụy lạc: Chiếc lư đồng mắt cua (1941, tùy bút); Ngọn đèn dầu lạc (1939, phóng sự), Tàn đèn dầu lạc (1941, phóng sự).. - Sau 1945, Nguyễn Tuân là một nhà văn cách mạng + Ông tự nguyện, tự giác, nhiệt tình, hăng hái đi thực tế, sản xuất, chiến đấu; đi để viết được nhiều, viết đúng, viết hay. + Ông sáng tác phục vụ hai cuộc kháng chiến của dân tộc và sự nghiệp xây dựng miền Bắc XHCN. + Hình tượng chính trong sáng tác của Nguyễn Tuân thời kỳ này là nhân dân lao động và những người chiến sĩ trên các mặt trận. Những tác phẩm chính: Đường vui (1949, tùy bút), Tình chiến dịch (1950, tùy bút), Sông Đà (1960, tùy bút), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972, kí)… * Phong cách nghệ thuật: độc đáo, sáng tạo, tài hoa, uyên bác + Nguyễn Tuân luôn tiếp cận và phản ánh đối tượng ở phương diện văn hóa thẩm mĩ, miêu tả con người ở góc độ tài hoa, nghệ sĩ. Cái nhìn nghệ thuật của ông luôn có ý thức khám phá nhiều vẻ đẹp tài hoa, sang trọng của cuộc sống. Trước cách mạng tháng 8.1945, ông đi tìm vẻ đẹp trong quá khứ, vẻ đẹp của một thời vang bóng để đối lập với hiện tại ngột ngạt của xã hội thuộc địa; sau cách mạng tháng 8.1945, ông đi tìm vẻ đẹp ở hiện tại, trong cuộc sống thường ngày, ở những người lao động bình thường. Ông là nhà văn suốt đời đi tìm kiếm và khẳng định những giá trị nhân văn cao quý + Nguyễn Tuân không thích những gì nhợt nhạt, yên ổn; bằng phẳng mà thích những cái khác thường, biệt lệ. Nguyễn Tuân là nhà văn của cảm giác mạnh, cá tính mạnh. + Nguyễn Tuân là một nhà văn tài hoa, uyên bác. + Nhà văn có một vốn tri thức rất rộng, rất sâu của nhiều ngành nghề khác nhau như điện ảnh, âm nhạc, điêu khắc, quân sự, võ thuật… và khai thác, vận dụng chúng có hiệu quả. Nhờ đó, người đọc tiếp xúc với những trang văn của Trang 6 Nguyễn Tuân không chỉ được thưởng thức cái đẹp của văn chương mà còn nâng cao kiến thức. + Một Nguyễn Tuân tài hoa thể hiện ở khả năng dựng cảnh, dựng người và tạo nên những liên tưởng, so sánh vừa bất ngờ, vừa thú vị. + Ông có một vốn ngôn ngữ phong phú và cách sử dụng ngôn ngữ linh hoạt đầy biến hóa. Nguyễn Tuân có khả năng tổ chức những câu văn đầy chất thơ, có giá trị tạo hình, có chất nhạc gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Hơn nữa, khi cần Nguyễn Tuân phá vỡ những quy tắc ngữ pháp để miêu tả đối tượng (câu văn giàu hình ảnh, nhịp điệu). → Văn Nguyễn Tuân vừa đĩnh đạc cổ kính; vừa trẻ trung, hiện đại. + Thể loại sở trường của Nguyễn Tuân là tùy bút - một thể văn rất tự do phóng túng không tuân theo lệ quy phạm nào cả. Sức hấp dẫn của loạt bài tùy bút phụ thuộc vào cái tôi của tác giả có độc đáo tài hoa uyên bác hay không. Thể văn này phù hợp với cá tính và phong cách của Nguyễn Tuân. Với thể loại đó cái Tôi của Nguyễn Tuân được bộc lộ một cách rõ nét. Ông gọi đó là lối độc tấu của riêng mình. Tóm lại: Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn của văn học VN hiện đại . Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân không chỉ lớn về số lượng tác phẩm, thể loại mà còn ở giá trị tư tưởng nghệ thuật cao. Với đóng góp đó, Nguyễn Tuân xứng đáng được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996. * Giáo viên hướng cho học sinh tìm hiểu sơ lược về tác phẩm Chữ người tử tù: - Xuất xứ: “Vang bóng một thời” (1940). - Nội dung: + Gồm 11 truyện ngắn viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng. + Tác giả đi tìm lại những vẻ đẹp xưa, những thú chơi tao nhã và nghệ thuật của cha ông như chơi chữ (Chữ người tử tù), làm thơ (Thả thơ), thưởng trà (Chén trà trong sương sớm)… + Nhân vật chính là các Nho sĩ tài hoa, bất đắc chí, mâu thuẫn sâu sắc với xã hội đương thời tuy vậy họ vẫn giữ được “thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” bằng cách “thực hiện cái đạo sống của người tài tử”. Trang 7 - Nghệ thuật: Độc đáo, tài hoa, uyên bác + Xây dựng hình tượng sắc nét. + Tạo dựng cảnh, tạo không khí tài tình, văn phong đĩnh đạc, cổ kính. → “Một văn phẩm gần đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ” (Vũ Ngọc Phan). - Hoàn cảnh sáng tác + Tác phẩm được sáng tác vào năm 1940. + Nhan đề ban đầu: “Dòng chữ cuối cùng”. - Cảm hứng sáng tác. Được nhà văn lấy từ nguyên mẫu về cuộc đời và sự nghiệp của Cao Bá Quát. Phần này giáo viên Tích hợp kiến thức lịch sử về danh nhân và tác giả Cao Bá Quát qua tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) đã học ở phần Văn học trung đại ( SGK Ngữ Văn 11, tập 1). - Tích hợp giáo dục về sự trân trọng đối với các danh nhân lịch sử. - Trình chiếu tranh, ảnh về Cao Bá Quát. + Một người nổi tiếng “văn hay chữ tốt” → Suy tôn: “Thần Siêu, Thánh Quát” Và “ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”. + Một người anh hùng có bản lĩnh, có khí phách, đã từng đứng về phía nhân dân, khởi nghĩa chống lại triều đình nhưng thất bại. → Tên tuổi ông đã được lưu danh vào sử sách. Cao Bá Quát, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song sinh) với Cao Bá Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc). Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão (1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội, nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng. Trang 8 Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu). Tháng 8 năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay nhưng có chỗ phạm trường quy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ rồi lấy son hòa muội đèn chữa giúp 24 quyển . Việc bị phát giác, Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhưng khi án đưa lên, vua Thiệu Trị đã giảm cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh. Sau gần ba năm bị giam cầm khổ sở, ông được triều đình tạm tha, nhưng phải đi xuất dương hiệu lực (để lấy công chuộc tội) trong phái bộ do Đào Trí Phú làm trưởng đoàn. Phái đoàn ông đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính là đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình. Vào tháng 8 năm 1844, đoàn thuyền của phái bộ về đến Việt Nam, và sau đó Cao Bá Quát được gọi về bộ Lễ. Ở đây không lâu, ông bị thải hồi về quê. Trước đây, ông vốn ở phố Hàng Ngang (nay gần phố Nguyễn Thái Học), năm 24 tuổi ông vào kinh thi Hội, thì vợ ông ở nhà đã xin phép cha chồng cho sửa lại một ngôi nhà gần Cửa Bắc về phía Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch. Về Hà Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật. Ở đây những lúc rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp xuân Huyên... Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh (1847) làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Được hơn một tháng, ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở kinh lần này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận, Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh...và ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng lập. Năm 1851, không được lòng một số quan lớn tại triều, Cao Bá Quát phải rời kinh đô Huế đi làm Giáo thụ ở phủ Quốc Oai (Sơn Tây cũ). Một lần nữa, ông lại trở về quê để cùng khổ với dân, để suy nghĩ thêm về những chính sách hà khắc của triều đình, để thêm quyết tâm đánh đổ nó. Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Gặp lúc vùng Sơn Tây bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống người dân hết sức đói khổ. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức Quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”. Đang trong quá trình chuẩn bị, thì việc bị bại lộ. Trước cục diện này, Cao Bá Quát đành phải phát lệnh tấn công vào cuối năm 1854. Buổi đầu cuộc khởi nghĩa giành được một số thắng lợi ở Ứng Hòa, Thanh Oai...Nhưng sau khi quan quân triều đình tập trung đông đảo và tổ chức phản công thì nghĩa quân liên tiếp bị nhiều thiệt hại. Tháng Chạp năm Giáp Dần (tháng Chạp năm này rơi vào năm dương lịch Trang 9 1855), sau khi bổ sung lực lượng (chủ yếu là người Mường và người Thái ở vùng rừng núi Mỹ Lương), Cao Bá Quát đem quân tấn công huyện lỵ Yên Sơn lần thứ hai. Phó lãnh binh Sơn Tây Lê Thuận đem quân nghênh chiến. Cuộc đối đầu đang hồi quyết liệt tại vùng núi Yên Sơn, theo sử nhà Nguyễn, thì Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, thủ lĩnh Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương (sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt. Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. - Tóm tắt tác phẩm : Phần này GV cho HS tóm tắt tác phẩm, sau đó GV trình chiếu sơ đồ. + Huấn Cao văn võ toàn tài, nổi tiếng viết chữ đẹp, phạm tội chống triều đình, bị xử án chém, bị giải về nhà giam tỉnh Sơn (Sơn Tây) của Quản ngục chờ ngày xử chém. + Quản ngục vốn quý trọng người tài và có sở nguyện chơi chữ, ước có được bức chữ của ông Huấn nên đã sai viên thơ lại biệt đãi rượu thịt hàng ngày cho Huấn Cao. + Huấn Cao thản nhiên nhận rượu thịt nhưng khinh bỉ bọn quan tù - tiểu nhân thị oai, thẳng thừng đuổi Quản ngục ra khỏi buồng giam. + Một chiều, trước ngày xử chém, Huấn Cao nghe viên thơ lại kể nỗi lòng của Quản ngục, ông cảm động và quyết định cho chữ Quản ngục. Đêm đó, trong buồng giam dơ nhớp, với bó đuốc sáng rực, Huấn Cao “cổ mang gông, chân vướng xiềng” đứng hiên ngang cho chữ, hai ngục quan khúm núm đứng bên. Viết xong bức chữ, Huấn Cao khuyên Quản ngục hãy về quê mà ở để giữ tròn thiên lương. + Quản ngục cảm động, nghẹn ngào nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. 2.2/ Tìm hiểu vùng đất Sơn Tây: - Tích hợp kiến thức Lịch sử, Địa lý, Văn hóa, Giáo dục quốc phòng về vùng đất Sơn Tây. - Tích hợp giáo dục về tình yêu quê hương, lòng tự hào về mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. - Trình chiếu những tư liệu và hình ảnh về vùng đất Sơn Tây xưa và nay. * Sơn Tây trong quá khứ Trang 10 - Từ thủa xưa, Sơn Tây là một trong 4 trọng trấn ở phía Bắc (Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam). Trấn Sơn Tây (chữ Hán: 山山), tục gọi là trấn Tây hay trấn Đoài (Đoài nghĩa là Tây). Tỉnh lị là thị xã Sơn Tây. Tỉnh Sơn Tây thường được gọi là xứ Đoài. - Là vùng đồng bằng trù phú, cư dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, đóng vai trò “phên dậu” che chở cho kinh thành Thăng Long xưa và là bàn đạp để triều đình có thể vươn ra vùng biên giới . - Thời Nguyễn, Sơn Tây là một trong số 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ (năm 1831), dưới thời vua Minh Mạng) → vẫn giữ vai trò nội trấn quan trọng đó: + Phía trong che chở Thăng Long. + Phía ngoài làm bàn đạp, hậu cứ để bảo vệ vùng thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô. - Nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bắc và Việt Bắc gồm 5 phủ, 24 huyện (ngày nay là toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Sơn Dương - Tuyên Quang, gần toàn bộ tỉnh Phú Thọ trừ vài châu xa thuộc trấn Hưng Hóa và hơn một nửa tỉnh Hà Tây cũ). - Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau khi đánh chiếm và đô hộ Bắc Kỳ, chính quyền thực dân Pháp thực thi chính sách chia để trị, tỉnh Sơn Tây đã bị cắt phần lớn đất đai để lập mới các tỉnh Hưng Hóa, Vĩnh Yên, Phù Lỗ, Hòa Bình. - Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Sơn Tây vẫn là một tỉnh gồm có 6 huyện: Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai và trụ sở tỉnh lỵ là thị xã Sơn Tây. - Ngày 1 tháng 7 năm 1965 tỉnh Sơn Tây nhập với tỉnh Hà Đông thành tỉnh Hà Tây. Địa danh "tỉnh Sơn Tây" từ đó mất hẳn trên các văn bản chính thức. - Ngày 27 tháng 12 năm 1975 tỉnh Hà Tây nhập với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. - Năm 1978, tỉnh Sơn Tây cũ (trừ huyện Quốc Oai) tách khỏi tỉnh Hà Sơn Bình và nhập vào thành phố Hà Nội. - Từ 1991 nhập trở lại tỉnh Hà Tây. - Từ 1/8/2008 Quốc Hội nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quyết định nhập Sơn Tây cùng toàn bộ tỉnh Hà Tây vào Hà Nội. Trang 11 * Sơn Tây trong hiện tại - Là một đô thị vệ tinh quan trọng của thủ đô Hà Nội trên con đường Hội nhập và phát triển. - Thị xã Sơn Tây vẫn là trung tâm văn hóa, chính trị quan trọng ở phía Bắc thủ đô Hà Nội. - Thành cổ là niềm tự hào của người dân Sơn Tây và là địa chỉ văn hóa hấp dẫn thu hút rất nhiều du khách khi đến với xứ Đoài. + Xây dựng từ thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786), trấn thành Sơn Tây ở La Phẩm, xã Duy Phẩm, huyện Tiên Phong (nay là Ba Vì), ở hữu ngạn sông Hồng, phía dưới ngã ba Bạch Hạc độ 5 km. + Vì nước lụt đe dọa nên vào thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) chúa Trịnh cho di chuyển về Mông Phụ (ngoại vi thị xã Sơn Tây ngày nay). + Thời Nguyễn, vua Minh Mạng cho dời thành xa sông Hồng hơn để tránh bị lở đất → chuyển đến vùng đất giáp giới hai xã Mai Trai, Thuần Nghệ . + Thành mới xây năm 1822 nằm dưới ngã ba Bạch Hạc độ 12 km ở trung tâm trấn Sơn Tây: ● Phía Đông đến địa giới Hà Nội là 37 km. ● Phía Tây đến địa giới Tam Nông, Thanh Thuỷ, Hưng Hóa là 44 km. ● Phía Nam đến địa giới huyện Yên Hoá, Ninh Bình (vùng Nho Quan) là 49 km. ● Phía Bắc đến địa giới các huyện Đại Từ, Thái Nguyên là 138 km + Thành xây bằng đá ong theo kiểu vauban, chu vi dài 1.304m, xung quanh có hào nước sâu 3m rộng 20m dài 1.795m, tường bằng đá ong cao 5m. + Thành mở 4 cửa Đông, Tây, Tiền, Hậu. Ở mỗi cửa đều có đặt một khẩu súng thần công và một vọng lâu. + Trong thành có cột cờ, hành cung (vọng cung), là nơi khi vua đi qua thì nghỉ lại hoặc vào ngày khánh tiết, các quan vào chúc mừng vọng nhà vua xem như nơi ở riêng của vua. + Kiến trúc thành Sơn Tây có dinh Tổng đốc, Bố chính, Án sát và Đề đốc; còn có kho tiền, kho vũ khí, kho lương là những thứ rất quan trọng dùng trong việc binh cho cả một vùng rộng lớn. Trang 12 → Thành cổ Sơn Tây rất khang trang, thể hiện uy thế của triều đình, uy thế của dân tộc và tiêu biểu cho trình độ kỹ thuật, văn hóa của nước ta ở đầu thế kỷ XIX. + Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương xếp thành cổ Sơn Tây vào hàng cổ tích của xứ Đoài cần được bảo vệ và tôn tạo. +Tháng 12.1946, Hội đồng Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã họp bàn và quyết định những vấn đề quan trọng trong giai đoạn đầu tiến hành cuộc kháng chiến. + Tháng 10/1954, thành cổ Sơn Tây đã được xếp hạng Di tích Lịch sử - Kiến trúc cấp quốc gia. → là một di sản quý báu cần được trân trọng giữ gìn. - Trường THPT Sơn Tây bên Thành cổ với bề dày 55 năm (1959- 2014) xây dựng và trưởng thành luôn là nơi “Chắp cánh ước mơ” cho bao thế hệ học trò. Rất nhiều người con ưu tú của mảnh đất Sơn Tây trưởng thành từ mái trường này và tiếp tục xây dựng, gìn giữ và phát huy truyền thống lịch sử của quê hương. 2.3/ Tìm hiểu nghê ê thuâ êt thư pháp: - Ở phần này GV tích hợp kiến thức với bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên đã học ở cấp THCS. Ví dụ như: Hoa tay thảo những nét Như rồng múa phượng bay - Hệ thống câu hỏi gợi mở: + Những hiểu biết của em về Nghệ thuật thư pháp của cha ông? - Tích hợp giáo dục về nét chữ nết người. - Thư pháp là nghệ thuật viết chữ đẹp, có nguồn gốc từ Trung Hoa, sau được phổ biến sang Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên… - Ban đầu là thư pháp chữ Hán, thứ chữ khối vuông, được viết bằng bút lông nên có nét đậm, nét nhạt, vừa mềm mại vừa sắc sảo, rắn rỏi, giàu chất tạo hình, mang đậm nét cá tính, nhân cách người viết. - Sau này có cả thư pháp chữ Quốc ngữ. - Chất liệu để viết thư pháp rất phong phú như giấy, gỗ, sứ, đá… Trang 13 - Có 4 kiểu viết chữ Hán là Chân, Triện, Lệ, Thảo, mỗi kiểu lại có sắc thái thẩm mĩ riêng. - Chữ để treo vừa như một tác phẩm hội họa, vừa là món ăn tinh thần thể hiện một tâm nguyện, khát khao, ước vọng… của con người. - Nghệ sĩ thư pháp: + Mỗi lần đặt bút là một lần tập trung cao độ trí tuệ, rung cảm của con tim để sáng tạo. + Mỗi nét bút là kết tụ tinh hoa, tinh huyết và là hiện hình của những khát khao thầm kín, mãnh liệt chất chứa trong sâu thẳm tâm hồn, nhân cách người nghệ sĩ. → Nội dung một bức thư pháp sẽ cho thấy tài năng, tư tưởng, kiến thức, vẻ đẹp tâm hồn.. của người viết. 2.4/ Phần phân tích, tìm hiểu tác phẩm: * Tình huống độc đáo của truyện. - Hệ thống câu hỏi gợi mở: + Tình huống độc đáo của truyện là gì? - GV tích hợp giáo dục về cách ứng xử trọng nhân tài, đề cao cái Đẹp, trọng tình, trọng nghĩa của cha ông. - GV trình chiếu sơ đồ về tình huống + Ý nghĩa của tình huống độc đáo trên? - Không gian: chốn lao tù trong xã hô êi phong kiến. + Nơi bẩn thỉu, tăm tối, cái xấu, cái ác ngự trị… + Nơi đầy rẫy những “kẻ quay quắt, lừa lọc”… → Không có chỗ cho cái Đẹp tồn tại. - Thời gian: Những ngày cuối đời của một tử tù → sức ép về thời gian tâm lý “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” → luôn trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. - Mối quan hệ giữa các nhân vật: + Ở bình diện xã hội: Trang 14 ▪ Huấn Cao → chống lại triều đình → tử tù. ▪ Quản ngục → đại diện cho trật tự XHPK → cai quản, trấn áp kẻ phạm tội. → họ là những kẻ đối địch → khó tìm thấy điểm gặp gỡ. - Ở bình diện nghệ thuật: + Huấn Cao là người có thư pháp tuyệt vời. + Quản ngục suốt đời ngưỡng mộ cái tài đó. → Cả hai đều trân trọng cái đẹp của những con chữ, cái đẹp trong nhân cách của nhau. → Họ là tri âm tri kỉ dù gặp nhau muộn màng. - Diễn biến mối quan hệ: + Quản ngục trọng vọng, kính nể, tận tụy chăm sóc tử tù. + Huấn Cao: Từ coi thường → coi trọng tấm lòng của quản ngục . → Một cuộc gặp gỡ đầy éo le, trớ trêu của những tri âm, tri kỉ trong hoàn cảnh đối địch. → Cuộc gặp gỡ của “những tấm lòng trong thiên hạ” - Ý nghĩa: + Tình huống độc đáo, giàu kịch tính → là cái nền để các nhân vật bộc lộ, tính cách, phẩm chất. + Thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi cái Đẹp, cái Tài và “thiên lương” con người. → cái Tài và cái Tâm của Nguyễn Tuân. * Hình tượng nhân vật Huấn Cao: -GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở: + Nhân vật Huấn Cao được khắc họa ở những phương diện nào? Nhân vật này có những vẻ đẹp gì? - GV tích hợp giáo dục về “nét chữ nết người” + Khí phách hiên ngang của Huấn Cao được thể hiện như thế nào? Qua những hành động, cử chỉ gì? Trang 15 - GV tích hợp giáo dục về tinh thần dũng cảm dám đấu tranh vì công lý, tinh thần tự chủ trong mọi hoàn cảnh. + Thiên lương của Huấn Cao được biểu hiện qua những khía cạnh nào? - GV tích hợp giáo dục về cách ứng xử trọng chữ Tâm, đề cao cái Đẹp trong nhân cách con người, trọng tình, trọng nghĩa của cha ông. + Em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao? a. Là người rất mực tài hoa: * Là nghệ sĩ tài năng trong nghệ thuật thư pháp - Ca ngợi: + “viết chữ nhanh và đẹp” nổi tiếng khắp tỉnh Sơn. + Chữ ông Huấn “đẹp lắm, vuông lắm”, thể hiện “hoài bão tung hoành một đời con người”. → có được chữ của ông như có “báu vật trên đời” . - Sự ngưỡng mộ của người đời: + Quản ngục khát khao có được những con chữ, ân cần biệt đãi HC, bất chấp mọi nguy hiểm → mong được ông hạ cố cho chữ. + Thơ Lại → nuối tiếc cho tài năng của một tử tù. → Tiếng tăm về cái tài của HC bay cả vào chốn tù ngục khiến cai tù cũng phải ngưỡng mộ → thủ pháp “vẽ mây nảy trăng”. → Tô đậm tài năng của HC → tạo ra 2 cái khác thường: niềm đam mê khác thường trước một tài năng phi thường. * “Tài bẻ khóa vượt ngục” → tài quân cơ, võ nghệ của một kẻ “chọc trời, khuấy nước”→ xứng đáng là thủ lĩnh một cuộc khởi nghĩa . → Huấn Cao là người văn võ song toàn. b. Là người có khí phách hiên ngang, bất khuất Trang 16 - Lý tưởng sống cao đẹp: Đứng về phía nhân dân chống lại triều đình phong kiến thối nát → Khát vọng muốn san bằng mọi bất công trong xã hội. - Khi vào nhà ngục: + Hành động: Thản nhiên, lạnh lùng dỗ gông bất chấp những lời dọa nạt của lính ngục ▪ Là việc làm khó vì cái gông bằng gỗ lim rất nặng. ▪ Gông là biểu tượng của sự kìm kẹp, trói buộc. Dỗ gông là hành động biểu thị sự tự do → sự ngang tàng, cứng cỏi của nhân vật trước cường quyền. + Phong thái ung dung, đường hoàng, tự chủ → ăn uống như lúc “sinh bình” → luôn làm chủ bản thân và hoàn cảnh, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng + Lời nói: trả lời Quản ngục với thái độ khinh bạc“Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” → bản lĩnh, nghĩa khí của một người anh hùng dám công khai bày tỏ thái độ coi thường, chống lại cường quyền. - Khi nhận tin về kinh chịu án tử: lặng nghĩ, mỉm cười → nụ cười ngạo nghễ, coi thường cái chết. => Khí phách của một bậc đại trượng phu “Uy vũ bất năng khuất”. c. Là người có “thiên lương” trong sáng - Lý tưởng sống cao đẹp: + Cứu vớt và đem lại cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho nhân dân. + “Không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ” → coi thường danh lợi, quyền thế, sống thanh bạch. - Sợ “phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”→ sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. - Cách ứng xử: + Coi thường, khinh bỉ kẻ tiểu nhân. + Trân trọng thiên lương của quản ngục. + Suy tư về cách đối xử khác thường của quản ngục, day dứt vì những hiểu lầm ban đầu. Trang 17 + Quyết định phá lệ cho chữ. + Khuyên Quản ngục thay đổi chốn ở để giữ trọn “thiên lương” → Lời khuyên chí tình cho người bạn tri kỉ. → HC là người có nhân cách cao đẹp, có cái Tâm cao cả, trọng nghĩa, trọng tình. => Tài năng, khí phách và nhân cách cao đẹp của HC được kết tinh trong cảnh cho chữ. d. Nghệ thuật khắc họa - HC được khắc họa theo bút pháp lí tưởng hóa của chủ nghĩa lãng mạn → nhân vật mang vẻ đẹp toàn thiện, toàn mĩ từ hành động đến lời nói, cử chỉ… - HC được đặt vào tình huống éo le, đặt trong những đối nghịch… để bộc lộ tính cách. *Tiểu kết: HC là biểu tượng cho cái Đẹp chói sáng giữa chốn lao tù tối tăm, nơi ngự trị của cái Xấu, cái Ác → Nhân vật trung tâm góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân. * Nhân vật Quản ngục : - GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở: + Nghề nghiệp, ngoại hình Quản ngục có điểm gì đặc biệt? + Nhân vật Quản ngục có những nét đẹp tâm hồn đáng quý nào? + Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật Quản ngục? - GV Tích hợp giáo dục về cách ứng xử trọng chữ Tâm, đề cao cái Đẹp trong nhân cách con người, trọng tình, trọng nghĩa của Nguyễn Tuân cũng như của cha ông. - GV nói thêm về nhân vật thầy Thơ lại + Một con người cũng có thiên lương trong sáng, biết coi trọng cái đẹp của những con chữ và cái Đẹp trong nhân cách con người. + Thầy Thơ lại là chiếc cầu nối để viên Quản ngục và Huấn Cao tìm đến với nhau trong một mối tình tri kỉ. a. Nghề nghiệp: - Coi ngục → cai quản, giáo dục, trấn áp các loại tội phạm . Trang 18 - Đối mặt hàng ngày với gông xiềng, tội ác; sống trong một môi trường “cặn bã”, xô bồ, “giữa những kẻ quay quắt”… → hoàn cảnh sống đối lập với cái Đẹp, rất khó giữ được “ thiên lương”. b. Ngoại hình - Đầu điểm hoa râm, râu ngả màu, khuôn mặt nhăn nheo, tư lự → một con người buồn bã, héo úa, trong tâm hồn có nhiều suy tư, day dứt. - Ngoại hình của nhân vật được khắc họa trong khung cảnh tối tăm, ảm đạm của nhà tù → trông lại càng già nua, khắc khổ như muốn tô đậm bi kịch của một người tự ý thức mình đã “chọn nhầm nghề”. c. Vẻ đẹp tâm hồn * Là người có tâm hồn nghệ sỹ - Đã từng học chữ thánh hiền → rất quý trọng những con chữ. - Sở thích cao quý: thích chơi chữ → có kiến thức, có khiếu thẩm mĩ, biết rung cảm trước cái Đẹp . - Sở nguyện: có được những con chữ quý báu của HC để treo trong nhà. * Là người có “thiên lương” trong sáng - “Bản tính dịu dàng, biết giá người và biết trọng người ngay” → Bản chất lương thiện, biết đánh giá và biết coi trọng những người có nhân cách. - Trân trọng người có tài, có nhân cách + Băn khoăn, suy tư khi biết tử tù là HC → luôn trăn trở về nhân tình thế thái + Biệt đãi Huấn Cao vì muốn ông đỡ cực trong những ngày bị giam giữ. ▪ Sai lính ngục quét dọn buồng giam. ▪ Nhìn tử tù bằng cặp mắt hiền lành, kiêng nể. ▪ Khoản đãi rượu thịt hàng ngày. ▪ Đến tận nơi giam giữ tử tù xin được chu cấp. + Tự thấy mình nhỏ bé, tầm thường trước HC. - Vái lạy HC khi nhận được lời khuyên chí tình Trang 19 → cái cúi đầu hướng thiện, phục thiện. * Là người cẩn trọng, có bản lĩnh, khí phách - Dò ý tứ thầy thơ lại trước khi HC đến. - Biệt đãi tử tù bất chấp mọi nguy hiểm. - Đến tận nơi giam giữ của tử tù để xin chu cấp thêm → nhẫn nhịn trước thái độ khinh bạc của HC. - Xin chữ của tử tù phạm tội đại nghịch. → Bản lĩnh của một kẻ anh hùng. d. Nghệ thuật khắc họa - Nhân vật được đặt vào tình huống éo le, đặt trong những đối nghịch…để bộc lộ tính cách. - Kết hợp giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn để khắc họa ngoại hình và vẻ đẹp tâm hồn. - Gọi tên nv bằng 4 kiểu → sự thay đổi thái độ của HC từ coi khinh (Ngục quan, Quản ngục, viên quan coi ngục) → coi trọng (thầy Quản). => Là “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”. Hình ảnh so sánh đắt giá, súc tích làm nổi bật sự đối lập sắc nét giữa trong và đục, đẹp và xấu, giữa bản chất tốt đẹp của nhân vật với môi trường tăm tối . Quản ngục giống như một bông sen “ Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. * Tiểu kết: Quản ngục là kiểu nhân vật đặc biệt để Nguyễn Tuân gửi gắm quan niệm tiến bộ của mình về cái Đẹp: - Cái Đẹp đôi khi phải tồn tại cùng cái Xấu, cái Ác. - Muốn thưởng thức cái Đẹp phải sống Đẹp, tránh xa cái Xấu, cái Ác. - Sức cảm hóa kì diệu của cái Đẹp. - Cách ứng xử đẹp, trọng nghĩa, trọng tình, trọng Tài. * Cảnh cho chữ : - GV đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở: Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng