Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử và địa lí l...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn lịch sử và địa lí lớp 4 –phần lịch sử

.PDF
20
342
64

Mô tả:

 Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. MỞ ĐẦU Dân tộc ta có lịch sử ngàn năm văn hiến với nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đã là người Việt Nam thì dù ở đâu, lứa tuổi nào cũng phải biết lịch sử của dân tộc mình, đó là đạo lí của dân tộc : “ Uống nước nhớ nguồn” và Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã dạy : “ Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam” Vì vậy, ngay từ bậc Tiểu học các em học sinh bước đầu làm quen và có những hiểu biết sơ lược về lịch sử nước nhà, về một số danh nhân, các anh hùng dân tộc và một số nhà khoa học, các chiến thắng vẻ vang của ông cha theo giai đoạn lịch sử. Qua đó hình thành ở học sinh ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, yêu Tổ quốc, yêu đất nước và con người Việt Nam . Là giáo viên tiểu học lại trực tiếp dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 nhiều năm, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm các biện pháp hay, hiệu quả để giúp học sinh không chỉ hiểu – nhớ truyền thống lịch sử của cha ông mà còn hăng say, tích cực học tập trong từng giờ học giúp các em yêu thích môn học, ham tìm tòi và rèn thói quen đọc sách hỗ trợ tốt cho các môn học khác của chương trình. Bằng kiến thức và tâm huyết nghề nghiệp năm học: 2009-2010 tôi đã tìm tòi, xây dựng và thực hiện : “ Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 –Phần Lịch Sử ” . Năm học : 2010-2011 tôi đã áp dụng các biện pháp đó trong giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 – Phần Lịch sử đạt kết quả tốt. -1-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Học sinh lớp 4 lần đầu tiên chính thức được học Lịch sử qua phân môn Lịch sử và Địa lí các em chưa hiểu nhiều về Lịch sử, việc tìm hiểu và đọc các sách giới thiệu về Lịch sử Việt Nam cũng còn rất hạn chế . Đối với các em những kiến thức lịch sử còn xa vời, khó hiểu nên chỉ học thuộc lòng hay nêu một cách máy móc các sự kiện, hiện tượng đó; kiến thức lịch sử không đọng lại trong trí nhớ các em mà trôi tuột đi sau mỗi tiết dạy. Tình trạng học sinh không nhớ sự kiện lịch sử, nhầm lẫn kiến thức, không hiểu lịch sử là tương đối phổ biến. Mặt khác, giáo viên chưa thực sự trau dồi kiến thức cho bản thân, chưa triệt để trong việc đổi mới phương pháp dạy học nên giờ học còn mang tính nhàm chán, học sinh không ham học. Đôi khi còn hiện tượng lệch trọng tâm do nhiều bài có nội dung tổng hợp hoặc lan man vào các truyền thuyết lịch sử. Từ thực trạng trên, đòi hỏi người giáo viên phải có biện pháp thích hợp trong giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Lịch sử nói chung, Lịch sử lớp 4 nói riêng. * Kết quả khảo sát phần Lịch sử lớp 4 giai đoạn: từ Buổi đầu độc lập (Từ năm 938 đến năm 1009) đến Nước Đại Việt thời Trần ( Từ năm 1226 đến năm 1400) năm học 2009 – 2010: Xếp loại Sốlượng( 122) Giỏi 20 16,4 % Khá 35 28,7 % -2- Trung bình 50 41,0 % Yếu 17 13,9 %  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 1) ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN: - Nâng cao kiến thức lịch sử cho bản thân; nâng cao chất lượng giờ dạy. - Khơi dậy lòng say mê và hứng thú học tập cho học sinh. - Hướng dẫn ôn tập, tiến hành các tiết kiểm tra theo giai đoạn hay định kỳ với các đối tượng học sinh để đánh giá chất lượng, phương pháp học tập của học sinh. 2) ĐỐI VỚI HỌC SINH: - Tạo thói quen và phương pháp học tập tích cực: Nắm vững nội dung bài học, nhớ các nhân vật, sự kiện, giai đoạn lịch sử . - Tham gia các hoạt động học tập trên lớp cũng như ở nhà một cách tự giác, tích cực; rèn luyện tư duy lô gic và trí nhớ thông qua hệ thống bài tập. II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Biện pháp 1: Sưu tầm và lựa chọn nội dung kiến thức. Để dạy và học tốt các bài Lịch sử trong môn Lịch sử và Địa lí mỗi giáo viên, học sinh bằng các kênh thông tin, nhiều nguồn tài liệu, tư liệu để tự trang bị cho mình những kiến thức nhất định về môn Lịch sử. Trong quá trình giảng dạy, bên cạnh việc nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Lịch sử dùng cho học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở của Nhà xuất bản Giáo dục, mỗi giáo viên cần tham khảo các tài liệu như: Lịch sử Việt Nam (tập I, tập II ) - Nhà xuất bản Giáo dục năm 1984; Các Triều đại Việt Nam – Nhà xuất bản Thanh niên năm 2000; Tóm tắt niên biểu Lịch sử Việt Nam – Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin năm 1998. Trong quá trình đọc, tôi thường ghi chép lại những câu chuyện hoặc những nội dung, những ý có thể bổ sung vào bài giảng. Tuy nhiên phải có sự -3-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung chọn lựa những chi tiết nào có thể giảng để học sinh lớp 4 hiểu được, đồng thời xác định ý đó, nội dung đó đưa vào phần nào trong nội dung bài dạy. Cụ thể đối với một số bài như sau: Bài 8: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất năm 981 ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 27 ) . Sau khi đọc cuốn “ Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam ’’, tôi ghi lại một số nội dung với mục đích và dự kiến thời gian sử dụng như sau : + Nội dung : Lê Đại Hành ( Lê Hoàn) sinh năm 941 ở Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một gia đình nghèo, cha là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị Sen, cha mẹ của Lê Hoàn mất sớm nên ông phải đi làm con nuôi cho một vị quan nhỏ. Lớn lên Lê Hoàn theo Nam Việt Vương Đinh Liễn đã lập nhiều chiến công. Khi Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước lập nên cơ nghiệp nhà Đinh. Lê Hoàn được Đinh Tiên Hoàng phong cho làm Thập Đạo Tướng quân lúc ông vừa tròn 30 tuổi . Sau khi chỉ huy quân dân cả nước đánh tan quân Tống xâm lược, nhà vua Lê Hoàn lo xây dựng lực lượng bảo vệ Tổ quốc, mặt khác đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp để chấn hưng đất nước. Về đối ngoại : ông dùng chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết bảo vệ nền độc lập của đất nước. Năm Ất Tỵ ( 1005 ) Lê Đại Hành mất, ông ở ngôi vua được 25 năm (980 - 1005) thọ 65 tuổi . + Mục đích : Giúp học sinh hiểu rõ hơn về Lê Hoàn, hiểu ông là người đủ tài đủ đức để cứu nước khỏi nạn thù trong giặc ngoài, hiểu được hành động Thái Hậu Dương Vân Nga nhường lại ngôi báu cho Lê Hoàn là đúng, là sáng suốt và vì lợi ích dân tộc. + Thời gian sử dụng : Giới thiệu cho học sinh vào cuối tiết học . Bài 11 : Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 ( 1075-1077) ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 34 ) -4-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung + Nội dung 1 : Tôi sưu tầm và đọc cho học sinh nghe bài thơ “ Thần ’’ của Lý Thường Kiệt: “ Nam quốc sơn hà Nam Đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư ” + Mục đích : Giúp học sinh nắm được nguyên tác bài thơ, đồng thời hiểu được thời đó nhân ta dùng chữ Hán chứ không phải chữ Quốc ngữ bây giờ . + Thời gian : Sau khi đọc bài thơ theo SGK . + Nội dung 2 : Lý Thường Kiệt tên thật là Ngô Tuấn người Bắc Biên , Ngọc Thụy, Long Biên, Hà Nội . Là con người võ tướng, ngay từ nhỏ ông đã tỏ ra là người có chí hướng, ham đọc binh thư và tập võ nghệ. Lớn lên lập được nhiều công lao lại là người có đạo đức tốt nên được vua Lý Thánh Tông yêu mến kết nghĩa làm anh em được mang họ vua. Khi vua Lý Nhân Tông lên ngôi, ông được cử làm Phục Quốc Thái Úy cương vị như tể tướng . + Mục đích : Giúp học sinh hiểu thêm về Lý Thường Kiệt : một vị tướng thông minh, dũng cảm chỉ huy nhân dân bảo vệ được nền độc lập đất nước . + Thời gian : Cuối tiết học . Bài 14 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 40 ). + Nội dung : Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn là một anh hùng kiệt xuất của dân tộc ta, đồng thời là danh nhân quân sự thế giới ( Tóm tắt niên biểu lịch sử Việt Nam ) . + Mục đích : Giáo dục học sinh lòng tự hào về cha ông ta ngày trước đồng thời giáo dục học sinh noi gương các bậc tiền bối. + Thời gian : Cuối tiết học -5-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung Bên cạnh việc sưu tầm của bản thân, giáo viên khuyến khích các em học sinh cùng sưu tầm tư liệu , tài liệu , tranh ảnh về kiến thức lịch sử bằng cách giao nhiệm vụ theo tổ nhóm chuẩn bị bài ở nhà cho tiết học tới . Kiểm tra đánh giá và khen ngợi kịp thời những nhóm chuẩn bị chu đáo, nội dung chính xác . Ví dụ: Bài 2 : Nước Âu Lạc (SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 15) - GV giao nhiệm vụ cho HS tham khảo sách và đọc câu chuyện An Dương Vương ( Tập kể chuyện theo tranh lớp 4 tập 1- Nhà xuất bản Giáo dục năm 1999 ) - Mục đích: Giúp HS hiểu thêm về nguyên nhân thắng lợi và thất bại của nước Âu Lạc trước sự xâm lược của Triệu Đà. Đồng thời giúp các em hiểu sự ra đời của Nhà nước Âu Lạc đánh dấu bước phát triển của dân tộc, giáo dục tinh thần cảnh giác trước âm mưu của kẻ thù; HS biết so sánh giữa lịch sử và thần thoại.Qua đó các em thấy được việc chống lại kẻ thù xâm lược luôn được sự ủng hộ của nhân dân và “những yếu tố thần linh của đất nước”- đó là cuộc kháng chiến chính nghĩa. - Thời gian sử dụng: HS kể vào cuối tiết học. * GV giới thiệu sự thật về nỏ thần: Vào năm 1959 các nhà khảo cổ đã tìm ở ngoại thành Cổ Loa có các loại to, nhỏ : đầu mũi tên đều nhọn, sắc và có hình ba cạnh như quả trám. Các mũi tên này còn lắp vào thân tên bằng tre, phía đuôi có cánh. ( Phương pháp dạy học tìm hiểu Tự nhiên và xã hội – Vụ giáo viên) Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 39) - HS sưu tầm tranh ảnh lũ lụt xảy ra ở nước ta, tìm đọc và kể lại câu chuyện nói đến cảnh nhân dân chịu cảnh lụt lội đó. Kể lại sơ lược câu chuyện Sơn Tinh và Thủy Tinh . - Mục đích: HS thấy được những hậu quả nặng nề do lũ lụt gây ra, hiểu được việc đắp đê chống lụt trở thành truyền thống của cha ông, mong muốn chế -6-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung ngự thiên nhiên, làm chủ thiên nhiên của dân tộc Việt Nam. Qua đó giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ đê, phòng chống lụt bão. - Thời gian sử dụng: Hoạt động 1: Đặc điểm sông ngòi và truyền thống chống lụt của nhân dân ta. Biện pháp 2 : Xác định trọng tâm kiến thức của bài để lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp và hệ thống kiến thức cuối giờ học. Trong chương trình lịch sử 4 có các dạng bài sau: - Dạng bài về cơ cấu bộ máy nhà nước ,tình hình kinh tế-văn hoá -xã hội. - Dạng bài về khởi nghĩa ,kháng chiến,chiến tranh. - Dạng bài về nhân vật lịch sử. - Dạng bài về kiến trúc nghệ thuật. - Dạng bài tổng kết ,ôn tập. Mỗi dạng bài đều có phương pháp dạy học đặc trưng riêng. Điều này xuất phát từ nội dung kiến thức và hình thức trình bày. Do đó giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp dạy học cho phù hợp với nội dung của bài .Chẳng hạn: + Đối với dạng bài về cơ cấu bộ máy nhà nước, tình hình kinh tế-văn hoá -xã hội .Giáo viên nên sắp xếp từng mảng kiến thức thành vấn đề rồi tổ chức cho học sinh tự tìm hiểu,tự phát hiện vấn đề thông qua phương pháp vấn đáp-tìm tòi ,thảo luận nhóm.Với dạng bài này cần áp dụng tối đa phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học .Mặt khác việc miêu tả ,giải thích ,phân tích của giáo viên đóng vai trò chủ yếu. + Đối với dạng bài về khởi nghĩa ,kháng chiến,chiến tranh:Phương pháp chủ đạo là kể chuyện,miêu tả tường thuật kết hợp với đồ dùng trực quan,phân tích là hết sức quan trọng để tái hiện diễn biến cuộc khởi nghĩa hay trận đánh….. + Đối với dạng bài về nhân vật lịch sử:Thì kể chuyện lại là phương pháp chủ đạo.Giáo viên vừa là người kể chuyên,dẫn chuyện,lại vừa là người dẫn dắt , gợi ý,giúp học sinh nắm vững cốt truyện. -7-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung + Đối với dạng bài về kiến trúc nghệ thuật:Bên cạnh việc sử dụng phương pháp vấn đáp,tìm tòi thì miêu tả ,phân tích là hết sức quan trọng. + Đối với dạng bài tổng kết ,ôn tập: Tuỳ từng phần nội dung cụ thể trong bài, mà giáo viên lựa chọn phương pháp cho phù hợp.Thông thường bài này là sự tổng hợp của nhiều phương pháp. + Đối với những bài hoặc những đoạn có nhiều lời thoại,có thể xây dựng thành kịch bản .Nên sử dụng phương pháp đóng vai. Ví dụ : Bài 9 : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 30 ) Nội dung trọng tâm : -Hoàn cảnh ra đời của nhà Lý . -Nguyên nhân dời đô của nhà Lý. -Vài nét về kinh thành Thăng Long thời Lý . Phương pháp dạy học :Thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan sát tranh, kể chuyện . Hình thức dạy học : Làm việc theo nhóm, cá nhân . Bài 13: Nhà Trần và việc đắp đê ( SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 39 ) . Nội dung trọng tâm : + Đặc điểm sông ngòi và truyền thống đắp đê chống lụt của nhân dân ta. + Công cuộc đắp đê của nhà Trần . + Kết quả của công cuộc đắp đê . Phương pháp dạy học : Thảo luận nhóm, hỏi đáp, kể chuyện, quan sát . Hình thức dạy học : Theo nhóm và cả lớp . Liên hệ cuối giờ học để giáo dục học sinh kĩ năng sống, kĩ năng bảo vệ môi trường : Giữ gìn và bảo vệ đê điều, trồng cây, bảo vệ rừng … * Đối với những bài mang tính tổng hợp như bài 20 : Ôn tập (SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 53) GV cần sử dụng bảng tóm tắt trong thảo luận nhóm để thể hiện rõ nội dung bài học đồng thời giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ các sự kiện lịch sử một cách hệ thống. -8-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung Các triều đại Việt Nam từ năm 938 đến thế kỷ thứ XV THỜI GIAN TRIỀU ĐẠI TÊN NƯỚC KINH ĐÔ 968 - 980 ................ ……….… Hoa Lư ...………. Nhà Tiền Lê ...……… ...……….... 1009 - 1226 ................... Đại Việt ................. Nhà Trần ................. ................. ................ ............... Đại Ngu ................ ................. ................. Thăng Long Thế kỉ thứ XV Các sự kiện tiêu biểu từ Buổi đầu Độc lập đến thời Hậu Lê TT THỜI GIAN TÊN SỰ KIỆN Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân. 1. .................. 2. Năm 981 ................................................................................... 3. Năm 1010 ................................................................................... 4. .................. Kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai. 5. Năm 1226 .................................................................................. 6. .................. Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. 7. Năm 1427 ................................................................................... Biện pháp 3: Triệt để khai thác kiến thức từ kênh hình trong SGK . Kênh hình không chỉ làm nhiệm vụ minh họa cho kênh chữ mà còn là phương tiện để học sinh khai thác nguồn tri thức. Kênh hình gồm hệ thống tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ.....là phương tiện dạy học rất đặc trưng của môn Lịch sử, giúp học sinh tái hiện lại những sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ. Giúp các em nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử mà các em thu nhận được; từ đó phát triển óc quan sát, trí tưởng tượng và tư duy ngôn ngữ. -9-  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung * Các bước khai thác kiến thức từ kênh hình: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh sơ lược những hình ảnh trong hệ thống kênh hình, đồng thời hướng dẫn chú giải, kí hiệu quy ước,... Bước 2: Nêu mục đích làm việc với kênh hình. Bước 3: Giáo viên đưa ra các câu hỏi gợi ý để học sinh có cơ sở khai thác kiến thức kênh hình. Bước 4: Học sinh trình bày kiến thức các em tự phát hiện kiến thức mới qua khai thác kênh hình. Bước 5: Tạo cơ hội cho học sinh nhận xét; bổ sung trước khi giáo viên đưa ra kết luận và khắc sâu kiến thức. * Một số ví dụ cụ thể: Bài 1: Nước Văn Lang 1.Mục tiêu : Những kiến thức trong bài học sinh cần khai thác qua lược đồ và tranh ảnh là : -Nhận biết được khu vực của nước Văn Lang. Kinh Đô Văn Lang -Nắm được đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt 2. Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức. Yêu cầu học sinh quan sát lược đồ hình 1 sách giáo khoa trang 11. Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: - Hãy cho biết nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?(Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả) - Chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vực hình thành của nước Văn Lang. - Kinh đô Văn Lang đặt ở đâu ? (Phong Châu, Phú Thọ) - Hãy nhận xét về địa điểm chọn làm kinh đô của vua Hùng ? (là khu vực không phải trung tâm đất nước, vùng núi Trung du chật hẹp) Từ việc trả lời các câu hỏi gợi ý trên học sinh sẽ nắm được đặc điểm khu vực mà người Lạc Việt đã sinh sống. - 10 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung * Tiếp tục cho học sinh quan sát các hình ảnh (từ hình 2 – hình 10) thảo luận trả lời câu hỏi gợi ý sau: - Nêu nội dung của từng hình ảnh. - Hãy miêu tả các công cụ sản xuất và sinh hoạt có ở trong hình. - Người Lạc Việt sống bằng nghề gì ? Họ thường tổ chức những lễ hội gì? - Dựa vào các hình ảnh đã quan sát, em hãy miêu tả một số nét về cuộc sống người Lạc Việt. Thông qua hệ thống câu hỏi, giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ kênh hình, các em hình dung được phần nào đời sống xã hội người xưa, tạo cho học sinh biểu tượng lịch sử về đời sống sinh hoạt vật chất xã hội Lạc Việt; có khái niệm về trình độ sản xuất của con người Lạc Việt. Bài 28: Kinh thành Huế. 1.Mục tiêu: Kiến thức cần khai thác qua kênh hình. - Học sinh biết được vẻ đẹp của kinh thành Huế. - Qua đó thấy được tài năng và sự sáng tạo của nhân dân ta. - Công sức lao động của nhân dân ta đổ ra để xây dựng được công trình kiến trúc có giá trị văn hoá như vậy. 2.Cách khai thác kiến thức từ kênh hình. - HS quan sát H1: Ngọ Môn Huế SGK trang 67; H2 Một góc lăng Tự Đức (Huế) SGK trang 68 + đọc SHK thảo luận câu hỏi gợi ý sau: + Ngọ Môn (Huế) nằm ở vị trí nào? (Là cửa chính vào Hoàng thành Huế. Qua Ngọ Môn sẽ đến điện Thái Hoà và các cung điện khác của nhà vua và Hoàng tộc) + Quan sát bức ảnh này em có nhận xét về vẻ đẹp của công trình đó? (Đây là một bức ảnh đẹp, thể hiện tài năng và sáng tạo của nhân dân ta) + Lăng Tự Đức nằm ở đâu? (Kinh thành Huế) + Quan sát bức ảnh chụp một góc Lăng Tự Đức, em thấy được điều gì? (Gợi cho em thấy một khuôn viên sống, cây cối tươi xanh…tạo nên một cảnh quan đẹp) - 11 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung - Qua quan sát những bức ảnh về kinh thành Huế em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc…của cha ông ta thời Nguyễn? (Đây là những công trình kiến trúc đẹp thể hiện tài năng và sự sáng tạo, công sức lao động của ông cha ta đổ ra để tạo nên những công trình kiến trúc đẹp như vậy) Như vậy để phát huy tính tích cực, hoạt động độc lập của HS, trước khi miêu tả giáo viên nêu những câu hỏi định hướng, gợi mở giúp các em quan sát, phát hiện và tự rút ra nhận xét về các công trình kiến trúc đó. Biện pháp 4: Tổ chức các trò chơi học tập hỗ trợ kiến thức bài học . Để việc dạy học có hiệu quả , ngoài sự phối hợp hài hòa các phương pháp thì cũng cần tạo ra một không gian vui tươi, sôi nổi trong từng phương pháp nhằm giúp học sinh hứng thú, chủ động chiếm lĩnh kiến thức. Cho nên việc “Học mà chơi – chơi mà học” là điều kiện cần ở lứa tuổi học sinh tiểu học. “Các trò chơi học tập” là một hình thức học tập hết sức hứng thú đối với học sinh vì lẽ: Học sinh học tập kiến thức mới, ôn tập kiến thức cũ trong một môi trường thoải mái, nhẹ nhàng không gò bó. 1. TÁC DỤNG CỦA TRÒ CHƠI HỌC TẬP Việc tổ chức trò chơi học tập vào bất cứ hoạt động nào của môn Lịch sử và địa lí đều rất quan trọng: -Làm thay đổi hình thức học tập trong từng hoạt động. -Làm không khí lớp học thoải mái dể chịu hơn. -Làm quá trình học tập trở thành một hình thức vui chơi hấp dẫn. -Từ đó học sinh nhanh nhẹn, cởi mở, hòa đồng trong học tập cũng như trong lao động thực tiễn. - Giúp học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, chủ động và tự giác. - Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và hệ thống kiến thức một cách sáng tạo mà sâu sắc. 2. TRÌNH TỰ THAO TÁC THỰC HIỆN TRÒ CHƠI HỌC TẬP. Mỗi trò chơi học tập được trình bày theo ba phần: 1.Mục đích của trò chơi - 12 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung 2.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh 3.Cách thực hiện trò chơi Dựa vào nội dung học tập và các hoạt động dạy học để giáo viên chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tổ chức trò chơi hợp lí và đạt hiệu quả. Khi vận dụng để tổ chức trò chơi “học mà chơi - chơi mà học”, giáo viên có thể thay đổi ngữ liệu hoặc điều chỉnh mức độ trò chơi sao cho phù hợp với nội dung học tập. * Một số ví dụ cụ thể: 1.TRÒ CHƠI “CHỌN SỐ”: Bài ôn tập ( bài 20): -Kẻ sẵn hình vuông trên bảng hoặc giấy rôki: Một hình vuông có cạnh 60 cm, chia hình vuông đó thành 9 ô đều nhau. Đánh số từ 1 đến 8, một ô để trống. Có thể chuẩn bị ô vuông và một số câu hỏi như sau: -Nhóm 1: gồm 8 câu hỏi ôn về Buổi đầu Độc lập và các sự kiện lịch sử tiêu biểu của giai đoạn đó. - Nhóm 2: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Lý với các sự kiện lịch sử trong giai đoạn đó. -Nhóm 3: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt thời Trần với các sự kiện lịch sử ở giai đoạn đó. -Nhóm 4: gồm 8 câu hỏi về nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê với các sự kiện lịch sử ở giai đoạn đó. Ngoài ra còn một số câu hỏi tư duy dành cho học sinh đặt khi cần thiết. * Cách thực hiện trò chơi: - Giáo viên chỉ định 2 nhóm lên chơi trước (mỗi nhóm 4 hoặc 5 em) từng nhóm sẽ kí hiệu nhóm mình (VD: nhóm 1 chọn chữ M, nhóm 2 chọn chữ H) - Sau khi ổn định thời gian và bốc thăm chọn số, cho nhóm 1 chọn 1 trong 8 số ở hình vuông vẽ lên bảng (ví dụ chọn số 2 ) - 13 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung - Lúc đó học sinh sẽ đọc câu hỏi của nhóm vào ô vừa chọn. Nếu trả lời đúng được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở hình vuông. Nếu trả lời sai không được ghi gì cả và ô đó bỏ trống. - Tiếp tục cho nhóm còn lại chọn số để trả lời như trên . Ví dụ: “chọn số 3”. Đọc câu số 3 cho nhóm trả lời, thời gian trả lời cho mỗi câu 1 phút, không chậm quá. Nếu trả lời sai không được ghi kí hiệu của nhóm lên ô vừa chọn ở hình vuông, nếu trả lời sai không được ghi kí hiệu. Cứ lần lượt hai nhóm luân phiên nhau chọn số trả lời cho đến khi hết 8 câu hỏi. Như vậy mỗi nhóm được chọn 4 lần. - Nhìn vào hình vuông trên bảng thấy nhóm nào có đủ 4 kí hiệu của nhóm, và hơn hẳn nhóm kia (tức là nhóm có câu trả lời sai). Coi như nhóm đó thắng và cả nhóm được tuyên dương ghi điểm tốt. - Nếu 2 nhóm có kí hiệu bằng nhau (4 đều) lúc đó giáo viên cho học sinh sử dụng ô trống này, mỗi nhóm sẽ đặt 1 câu hỏi để nhóm đối diện trả lời. Ví dụ: Khi đặt câu hỏi về giai đoạn nước ta cuối thời Trần, có thể đặt câu hỏi tư duy: Theo bạn, vào thời nhà Trần việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần, tự xưng làm vua đúng hay sai? Vì sao? - Ở dưới lớp học sinh sẽ làm trọng tài chấm điểm bằng hình thức biểu quyết xem nhóm nào đặt câu hỏi đúng yêu cầu. Trả lời câu hỏi của đối phương đúng ý thì nhóm đó ghi kí hiệu vào ô trống và nhóm đó thắng cuộc. - Nếu tỷ số vẫn đều nhau sau câu hỏi số 9 thì 2 nhóm đều được tuyên dương ghi điểm tốt. Các câu hỏi bị bỏ trống (sau khi các nhóm chọn số mà không trả lời được) giáo viên cho học sinh dưới lớp bổ sung và hoàn chỉnh. Cứ sau 2 nhóm chơi giáo viên lại nhận xét ghi điểm rồi gọi 2 nhóm khác, đảm bảo mỗi tiết ít nhất nửa số học sinh trong lớp được chơi. *Lưu ý: Mỗi lần chọn số để trả lời thì mỗi học sinh chỉ trả lời 1 câu, tránh mỗi học sinh trả lời 2 câu, có em lại không trả lời câu nào. 2.TRÒ CHƠI LỰA CHỌN CÂU HỎI: - 14 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân Bài 7: (SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 25) - Đối với trò chơi Lựa chọn câu hỏi thì giáo viên chuẩn bị câu hỏi : Ai ? Khi nào ? Làm gì ? Vì sao ? Như thế nào ? * Cách thực hiện trò chơi: - Giáo viên sử dụng bảng phụ ghi sơ đồ câu hỏi để học sinh lựa chọn: Vì sao ? Làm gì ? Ai ? Như thế nào ? Khi nào ? - HS quan sát bảng ghi sơ đồ câu hỏi, chọn câu hỏi và nêu, giáo viên đọc câu hỏi để học sinh trả lời: Học sinh chọn Giáo viên hỏi Câu hỏi Ai? - Ai đã dẹp loạn 12 sứ quân? Câu hỏi Khi nào? - Đinh Bộ Lĩnh thống nhất được giang sơn khi nào? Câu hỏi Như thế nào? - Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào? Câu hỏi Làm gì? - Sau khi dẹp loạn xong 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để xây dựng đất nước? Câu hỏi Vì sao? - Vì sao có loạn 12 sứ quân? 3. TRÒ CHƠI ĐẶT CÂU HỎI CHO DỮ KIỆN: Bài 25: Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK Lịch sử và Địa lí 4 trang 60) * Cách thực hiện trò chơi: Giáo viên đưa ra các dữ kiện có trong bài, yêu cầu học sinh gấp sách để đặt câu, trả lời các câu hỏi theo trí nhớ : Giáo viên đưa ra dữ kiện 1. Năm 1788 Học sinh đặt câu hỏi và trả lời - Mượn cớ giúp nhà Lê, quân Thanh sang chiếm nước ta năm nào? - 15 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung - Hoàng đế nào chỉ huy quân ta đại phá quân 2. Quang Trung Thanh? 3. Năm 1789 - Quang Trung đại phá quân Thanh năm nào? 4. Sầm Nghi Đống - Tướng giặc nào thắt cổ tự tử ở gò Đống Đa – Hà Nội? 5. Ngày mồng 5 Tết - Nhân dân ta tổ chức giỗ trận ngày Quang Trung hằng năm. đại phá quân Thanh ở gò Đống Đa là ngày nào? Để nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí phần Lịch sử ngoài việc thực hiện triệt để các biện pháp trên , sau các tiết ôn tập theo bài hay theo giai đoạn tôi đều tiến hành kiểm tra chất lượng học tập của học sinh qua các dạng đề cụ thể. Đặc biệt chú ý phát triển tư duy, trí nhớ và đảm bảo tính vừa sức cho học sinh. * Các đề bài kiểm tra ĐỀ BÀI 1 ( GIỮA HỌC KỲ I) 1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng. Câu 1: Kinh đô của nước Văn Lang được đặt ở đâu? a. Phong Châu (Phú Thọ) b. Cổ Loa (Đông Anh) Câu 2: Dưới thời vua Hùng nghề chính của người dân là: a. Trồng lúa nước, khoai, đỗ cây ăn quả, rau và dưa hấu. b. Lên rừng săn bắn, ở trong hang. Câu 3: Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? Em hãy đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng nhất: a. Năm 218 TCN quân Tần (Trung Quốc) tràn xuống xâm lược các nước phương Nam. Thục Phán lãnh đạo người dân Âu Việt là Lạc Việt đánh lại giặc ngoại xâm. b. Thục Phán lãnh đạo người dân Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm. Câu 4: Thành tựu lớn nhất về quốc phòng của người Âu Lạc là gì? a. Chế tạo nỏ bắn được nhiều mũi tên. - 16 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung b. Đào tạo được nhiều tướng chỉ huy giỏi. c. Xây dựng thành Cổ Loa. Câu 5: Khi đô hộ nước ta các triều đại phong kiến phương Bắc đã bắt nhân dân ta làm gì? a. Chúng bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mỗi, khai thác san hô để cống nạp cho chúng. b. Chúng đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục của người Hán, theo luật pháp Hán. Câu 6: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh nào? Hãy đánh dấu + vào trước ý đúng nhất. a. Thái Thú quận Giao Chỉ là Tô Định tham lam tàn bạo. b. Trưng Trắc, Trưng Nhị có lòng căm thù giặc sâu sắc. c. Vì chồng bà Trưng Trắc bị giặc giết hại. d. Hai Bà Trưng quyết tâm nổi dậy để đền nợ nước trả thù nhà. Câu 7: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh quân Nam Hán. a. Mai phục trên các sườn núi, đánh bằng đường bộ. b. Đóng cọc nhọn xuống nơi hiểm yếu trên sông Bạch Đằng. Cho thuyền ra khiêu chiến, mai phục ở hai bên bờ sông để đánh giặc. Câu 8: Điền những từ còn thiếu vào chỗ chấm ( 939, Bạch Đằng, độc lập, đô hộ). Chiến thắng...............................và việc Ngô Quyền xưng vương năm............. đã chấm dứt hoàn toàn hơn một nghìn năm nhân dân ta sống dưới ách.................. của phong kiến Phương Bắc và mở ra thời kỳ.....................lâu dài cho dân tộc. 2- PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Em hãy kể tên các cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân ta chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 2: Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng. ĐỀ BÀI 2 ( CUỐI HỌC KỲ I) I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 5 điểm ) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: Câu 1: Đinh Bộ Lĩnh thống nhất giang sơn vào năm nào ? - 17 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung A. 939 C. 968 B. 958 D. 978 Câu 2: Trước nguy cơ bị quân Tống sang xâm lược lần thứ hai, Lý Thường Kiệt đã làm gì? A. Chuẩn bị lực lượng chờ giặc tới B. Lo lắng, xin giảng hoà trước C. Bất ngờ đem quân sang đánh trước vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu. Câu 3: Thời nhà Lý kinh đô nước ta đặt ở đâu ? A. Hoa Lư. B. Thăng Long C. Hà Nội D. Phú Thọ Câu 4: Khởi nghĩa Lam Sơn do ai khởi xướng ? A. Lê Lợi . C. Nguyễn Trãi . B. Hồ Quý Ly . D. Hồ Nguyên Trừng . Câu 5: Thời nhà Trần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta mấy lần? A. 5 lần B. 4 lần C. 3 lần D. 2 lần Câu 6: Nhà Trần được thành lập trong hoàn cảnh: A. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ. B. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản. C. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Tuấn. D. Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Câu 7: Triều đại nhà Lý được bắt đầu từ năm nào? Dưới đời vua nào? A. Năm 1005, vua Lý Nhân Tông. B. Năm 1007, vua Lý Thánh Tông. C. Năm 1009, vua Lý Thái Tổ. D. Năm 1010, vua Lý Thái Tông. Câu 8: Nhà Hậu Lê đã làm gì để khuyến khích học tập? A. Tổ chức lễ đọc tên người đỗ. - 18 -  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung B. Lễ đón rước người đỗ về làng. C. Khắc vào bia đá tên những người đỗ đạt cao rồi cho đặt ở Văn Miếu. D. Tất cả các ý trên. II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 5 điểm) Câu1: Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? Câu 2: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ? C. KẾT LUẬN I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên , chất lượng giờ học cũng như ý thức học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt: - Học sinh ham đọc sách, tìm hiểu và sưu tầm nội dung, tranh ảnh, câu chuyện có liên quan tới nội dung bài học. - Nhớ các sự kiện, nhân vật lịch sử hơn; biết hệ thống kiến thức và hoàn thành bài tập ngay tại lớp. - Với mỗi bài học, các em tích cực, chủ động nắm ý chính của bài; tự hào thêm về truyền thống đấu tranh kiên cường, dũng cảm của cha ông ta. Bên cạnh đó các em còn thấy được sự phát triển của đất nước qua các thời đại: Đinh, Lê, Lý, Trần,...; đồng thời mỗi học sinh dần thấy được trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của đất nước. * Kết quả khảo sát, kiểm tra phần Lịch sử từ Buổi đầu dựng nước và giữ nước (khoảng 700 năm TCN đến năm 179 TCN) đến nước Đại Việt buổi đầu thời Hậu Lê (thế kỷ XV) năm học 2010 – 2011 : Tổng số : 126 Giỏi Kiểm tra lần 1 40 31,7 % 45 35,7 % 36 28,6 % 5 Kiểm tra lần 2 61 43 34,1 % 22 17,5 % 0 48,4 % Khá - 19 - Yếu Trung bình 4,0 %  Sáng kiến kinh nghiệm môn : Lịch sử và Địa lí lớp 4-GV : Bùi Kim Dung II. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua quá trình thực hiện sáng kiến kinh nghiệm, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm và có kiến nghị như sau: 1) Bài học kinh nghiệm: Trong mọi công việc, tâm huyết với nghề là điều rất quan trọng. Trong công tác giảng dạy, điều này lại càng không thể thiếu. Để có thể cuốn hút các em vào học tập trong các tiết học Lịch sử, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục để nâng cao kiến thức Lịch sử cũng như kỹ năng giảng dạy. Việc tìm ra các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, vận dụng một cách linh hoạt ngoài tác dụng giúp học sinh hiểu bài, nó còn có tác dụng làm tăng sự hứng thú, tính tích cực của học sinh, giúp học sinh say mê nghiên cứu môn học, từ đó chất lượng đại trà được nâng cao, chất lượng dạy - học cũng tăng lên thấy rõ. Trên đây chỉ là kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí 4 phần Lịch sử cho nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí lãnh đạo, bạn bè và đồng nghiệp để tôi có thêm kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử và Địa lí ở bậc Tiểu học. 2) Kiến nghị: Nhà trường cần bổ sung thêm các loại sách tham khảo, tranh ảnh phục vụ môn Lịch sử . Tôi xin chân thành cảm ơn. Bắc Sơn, ngày 16 tháng 3 năm 2011. Người viết Bùi Kim Dung - 20 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng