Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở trường mầm non

.PDF
26
1703
68

Mô tả:

Đề tài sáng kiến kinh nghiệm LỜI CẢM ƠN Trong 2 năm 2010 -2012 để hoàn thành đề tài sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng, trang thiết bị ở trường Mầm Non Tam Hưng A”. Qua thời gian nghiên cứu và thực hiện bản thân tôi luôn tìm tòi tham khảo một số tài liệu có liên quan đến kinh nghiệm trong công tác quản lý giáo dục và những kinh nghiệm quí báu về việc làm tốt công tác tham mưu được đầu tư kinh phí xây dựng kiên cố hoá trường học cùng với việc tăng cường trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ tốt việc nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ. Trong 2 năm vừa qua tôi vô cùng cám ơn sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan học tập ở các trường bạn trong và ngoài Huyện. Bên cạnh đó tôi cũng rất biết ơn đến các đồng chí cán bộ lãnh đạo xã Tam Hưng, đặc biệt là đồng chí phụ trách văn hoá xã hội của xã, các cấp lãnh đạo huyện Thanh oai đã tạo điều kiện đầu tư kinh phí, có những ý kiến quí báu kịp thời tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi hoàn thành được đề tài sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này. Trong quá trình viết không sao tránh khỏi được những hạn chế và thiếu sót, rất mong Hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ đóng góp ý kiến cho đề tài của tôi được hoàn thành và cũng là kinh nghiệm cho bản thân tôi trong quá trình công tác của người cán bộ quản lý với việc tăng cường cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị cho trẻ trong trường Mầm Non ở những năm học tiếp theo. Tôi xin chân thành cám ơn!. Tác giả Tác giả: Đào Thị Bích Hường 1 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm MỤC LỤC *Lời cảm ơn……………………………………………………………..1 * Mục lục……………………………………………………………… .2 * Ký hiệu viết tắt, tài liệu tham khảo……………………………………3 * Sơ yếu lý lịch………………………………………………………….4 I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………5 1- Lý do chon đề tài………………………………………………………5 2- Đối tượng và phạm vi thực hiện đề tài………………………………..6 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN…………………………………………………….6 III. THỰC TRẠNG KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI………………………… 1- Thuận lợi……………………..………………………………………. 2- Khó khăn………………………………………………………………. 3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài……………………………... IV. CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1-Biện pháp.Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học………………………………………………………………… 2- Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN………………... 3 - Biện pháp 3: Phát động GV thi làm đồ dùng đồ chơi tự tạo…………….. 4- Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường CSVC, đ/d trang thiết bị đ/c cho trẻ hoạt động………… V. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:………………………… VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:………………………………… 1- Kết luận……………………………………………………………….. 2- Khuyến nghị…………………………………………………………… Tác giả: Đào Thị Bích Hường 2 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT - SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm - MN: Mầm Non. - GDMN: Giáo dục Mầm Non - CSGD: Chăm sóc giáo dục - CSVC: Cơ sở vật chất - CNXH: Chủ nghĩa xã hội. - UBND: Uỷ ban nhân dân - SDD: Suy dinh dưỡng TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Luật Giáo dục 2. Điều lệ trường MN. 3. Chương trình hướng dẫn chăm sóc giáo dục trẻ. 4.Văn kiện Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII. Chính trị quốc gia . Hà Nội 1996. 5. Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW khoá VIII. Chính trị quốc gia . Hà Nội 1997. 6. Giáo trình. Phần 1. Đường lối chính sách. Trường cán bộ quản lý GD&ĐT. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 3 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SƠ YẾU LÝ LỊCH - Họ và tên : Đào Thị Bích Hường - Sinh ngày : 08 -12 -1969 - Năm vào ngành : 6 - 10 -1986 - Chức vụ: : Hiệu trưởng . - Đơn vị công tác : Trường mầm non Tam Hưng AHuyện Thanh Oai – Thành phố Hà Nội - Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non - Hệ đào tạo : Tại chức - Trình độ chính trị : Trung cấp lý luận chính trị - Khen thưởng : + Giáo viên giỏi cấp tỉnh. + CSTĐ cấp tỉnh. + Bằng khen của Bộ giáo dục và đào tạo + Kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáo dục. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 4 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm - TÊN ĐỀ TÀI : “Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi ở trường mầm non Tam Hưng A” I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1- Lý do chọn đề tài: Từ khi địa giới hành chính Hà Nội mở rộng năm 2008, được sát nhập về Thủ đô Hà Nội, các trường Mầm non (MN) của Hà Tây trước đây đã được chuyển đổi từ trường MN bán công sang trường MN công lập tự chủ một phần. Các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là ngành Giáo dục và các bậc phụ huynh học sinh rất phấn khởi vì được sự quan tâm của Đảng, chính quyền các cấp đã có những chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho giáo dục MN phát triển. Các trường MN đã được quan tâm đầu tư xây dựng kiên cố hoá trường học theo hướng đạt chuẩn và hiện đại. Song trước đây do nhận thức của nhân dân và điều kiện kinh tế xã hội của các địa phương nói chung và của xã Tam Hưng nói riêng, việc cắt đất đầu tư xây dựng các trường MN rất dàn trải, chủ yếu theo địa bàn thôn, mỗi thôn xây dựng một trường MN rất nhỏ lẻ và manh mún. Nên việc đầu tư các trang thiết bị cho các khu lớp cũng rất nghèo nàn và hạn chế. Để việc đầu tư xây dựng trường lớp mới theo hướng tập trung nhưng để phù hợp với người sử dụng đặc thù là trẻ MN và việc tăng cường đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi cho xứng tầm với các trường MN của Thủ Đô cũng là một vấn đề cho các cấp lãnh đạo và các nhà quản lý giáo dục. Đứng trước những trăn trở đó, tôi đã mạnh dạn quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị, đồ chơi ở trường mầm non Tam Hưng A” để làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình Tác giả: Đào Thị Bích Hường 5 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 2- Phạm vi, thời gian thực hiện đề tài. - Phạm vi: Trường MN Tam Hưng A - Huyện Thanh Oai -TP Hà Nội. - Thời gian: 2 năm học từ tháng 7/2010 đến tháng 5/2012. Tiếp tục bổ xung và hoàn thiện trong những năm học sau. II- CƠ SỞ LÝ LUẬN Từ khi có Đảng ra đời, Đảng và nhà nước ta đã rất coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Điều đó được thể hiện trong điều 35 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam: “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đại hội Đảng lần thứ VIII (1996) khẳng định con đường đi lên CNXH của nước ta và nêu ra phương hướng, mục tiêu đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Muốn vậy phải đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết TW2 khóa VIII khẳng định: “ Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục-đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Sự phát triển của một quốc gia trong thế kỷ XXI sẽ phụ thuộc lớn vào tiềm năng tri thức của dân tộc đó. Vì vậy coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Tạo điều kiện cho giáo dục phát triển một bước để đón đầu sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trào lưu hội nhập thế giới. Song để giáo dục và đào tạo thật sự phát triển tốt thì cơ sở vật chất (CSVC) và chất lượng đội ngũ nhà giáo có thể nói là 2 yếu tố cơ bản nhất có tính quyết định. CSVC là yếu tố tiền đề cho sự phát triển của mỗi nhà trường. Cấp học MN là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhiệm vụ của trường MN là: "Tổ chức thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi". Yêu cầu phải đảm bảo đủ cơ sở vật chất, đủ về thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ theo Thông tư 02 của Bộ GD&ĐT. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 6 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm III- TÌNH TRẠNG THỰC TẾ KHI CHƯA THỰC HIỆN 1- Thuận lợi: Trường MN Tam Hưng A nằm ở phía Nam của huyện Thanh Oai, có con đường 427 đi qua, là xã thuần nông kinh tế xã hội ổn định, là xã có phong trào hiếu học từ nhiều năm nay. Trường có 4 điểm trường ở 4 thôn trong địa bàn xã. - Được sự quan tâm của huyện đã và đang đầu tư CSVC cho nhà trường. - Đội ngũ giáo viên - nhân viên đủ về số lượng đảm bảo yêu cầu chất lượng, nhiệt tình ham học hỏi nâng cao dần về chuyên môn chất lượng CSGD trẻ. - Có đủ phòng học, đồ dùng trang thiết bị phục vụ CSGD trẻ, có môi trường xanh, sạch. - Nhận thức của các cấp, các ngành, của phụ huynh đối với ngành học được nâng lên rõ rệt. - Công tác xã hội hoá giáo dục MN được đẩy mạnh 2- Khó khăn. - Trường có nhiều điểm lẻ ( 03 điểm ), phòng học ở 2 khu lẻ: Tê Quả chật chội, khu Đại Định ẩm thấp, xuống cấp, nhiều muỗi không đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, khó khăn cho việc quản lý CSGD trẻ . - 1 lớp Nhà trẻ Hưng Giáo và bếp ăn của trường phải nhờ nhà văn hóa thôn Hưng Giáo - Thiếu đồ dùng trang thiết bị hiện đại để phục vụ nhu cầu về sinh hoạt và học tập cho trẻ. Đặc biệt là việc áp dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 7 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm 3- Số liệu điều tra trước khi thực hiện. Thời gian trong tháng 7/2010. STT Nội dung điều tra Số lượng Tỉ lệ 1 Phòng học kiên cố 9/15 60% 2 Phòng học tạm 5/15 33.3% 3 Phòng học nhờ 1/15 6.7% 4 Nhà bếp theo qui trình 1 chiều 0 5 Nhà hiệu bộ 0 6 Nhà để xe 0 7 nguồn nước sạch 3/4 75% 8 Máy vi tính 1/15 6.6% 9 Màn hình ti vi 8/15 53.3% 10 Bộ đồ dùng dạy học 10/15 66.6% 11 Đồ chơi ngoài trời 3/4 75% IV. NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Biện pháp 1. Tích cực tham mưu trong việc đầu tư xây dựng CSVC trường học. Trường lớp CSVC khang trang sạch đẹp với đầy đủ các phương tiện thiết bị phục vụ cho học tập và vui chơi là ước mơ của tất cả các bậc phụ huynh khi họ gửi gắm con em tới trường. Để làm tốt công tác xây dựng CSVC nhà trường thì việc làm trước tiên của người quản lý là phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp các ngành hiểu thêm về nhiệm vụ, chức năng của ngành học, của công tác CSGD trẻ từ 0-6 tuổi. Mặc dù được quan tâm đầu tư xây dựng nhưng để có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao phù hợp với ngành học, nên sau khi đã được đầu tư xây dựng 9 phòng học kiên cố cho 2 khu Hưng Giáo và Song khê năm 2010, nhà trường chúng tôi tiếp tục xây dựng kế hoạch về qui mô mạng lưới trường lớp báo cáo trình Đảng uỷ-Hội đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân xã, có ý kiến phát biểu trình bày tại các hội nghị của xã, của thôn với nội dung: Đề nghị xây dựng Tác giả: Đào Thị Bích Hường 8 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm nhà bếp, nhà hiệu bộ tại khu trung tâm thuộc khu Song khê. Xin dồn 2 khu lẻ Tê quả và Đại định vào 1 khu đất mới trung tâm giữa 2 thôn. Kế hoạch là vậy song ban đầu chúng tôi gặp không ít khó khăn vì tư tưởng của 1 số cán bộ đặc biệt là phụ huynh học sinh MN rất cục bộ địa phương cho rằng mỗi thôn phải có 1 trường MN và việc gửi con học ở trường không nằm trong địa bàn thôn mình thì như là phải đi học nhờ. Ngược lại thôn mà chúng tôi xin đặt địa điểm xây dựng trường thì một số người cho rằng thôn của họ thiệt hơn vì bị mất đất……. Trước tình hình đó trong các buổi họp hội đồng nhà trường tôi đưa ra kế hoạch xây dựng CSVC để mỗi CBGVNV hiểu rõ và là một tuyên truyền viên để làm công tác tư tưởng với phụ huynh và nhân dân ở địa phương và tôi đã tổ chức họp Ban đại diện cha mẹ học sinh của 2 thôn, gặp gỡ trao đổi và cùng tham dự hội nghị Ban công tác Mặt trận của thôn Đại Định là nơi chúng tôi xin đất xây dựng. Trong hội nghị tôi phát biểu về yêu cầu CSVC xây dựng trường học hiện nay, với chủ trương xây dựng theo hướng tập trung, dồn khu lẻ để đầu tư có hiệu quả. Thành phố và Huyện sẽ ưu tiên xây dựng cho những nơi có qui hoạch đủ diện tích đất, xây dựng các khu tập trung. Đặc biệt sẽ có đầy đủ các trang thiết bị đồ dùng phục vụ việc CSGD trẻ, trẻ được học đúng độ tuổi, không phải học lớp ghép như hiện nay: Thôn Tê quả có 3 lớp học, gồm 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4 tuổi nhưng học theo chương trình 3 tuổi vì số trẻ 3 tuổi đông hơn và 1 lớp 5 tuổi của các cháu ở 2 thôn Tê quả +Đại định. Thôn Đại định có 2 lớp học, gồm 1 lớp nhà trẻ, 1 lớp ghép 3+4 tuổi nhưng học theo chương trình 4 tuổi vì số trẻ 4 tuổi đông hơn……….. Được xã và các thôn đồng tình ủng hộ, tháng 7/2010 UBND Huyện đã cho đầu tư xây dựng nhà hiệu bộ và nhà bếp kinh phí 1.4 tỉ đồng tại khu trung tâm thuộc thôn Song khê và đã đưa vào sử dụng trong năm học 2011-2012. Đặc biệt với sự đồng thuận nhất trí cao của lãnh đạo xã, của cán bộ và nhân dân 2 thôn Tê quả, Đại Định đã nhất trí đồng ý cho cắt 2500m2 đất thuộc khu vực thôn Đại định trong đó 1400m2 đất liền thổ, 1100m2 đất ao để xây dựng khu trường MN mới cho 2 thôn. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 9 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Kết quả tháng 7/2011 UBND huyện tiếp tục cho thi công xây dựng 6 phòng học, nhà để xe, tường bao cổng trường trị giá 3.6 tỉ đồng. Công trình đã hoàn thành và sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012. Đây là nguồn động viên lớn nhất trong quá trình công tác của tôi và tạo điều kiện để nhà trường chúng tôi CSGD trẻ được tốt hơn. Để công trình xây dựng sẽ phục vụ thiết thực hiệu quả hơn trong việc CSGD trẻ. Mặc dù bản thân chỉ đi sâu làm công tác chuyên môn không có hiểu biết về xây dựng nhưng tôi luôn theo dõi giám sát công trình xây dựng, mỗi công trình thi công tôi đều xin 1 bản thiết kế bản vẽ xây dựng để nghiên cứu chỗ nào không hiểu tôi gặp gỡ trao đổi hỏi đồng chí cán bộ phụ trách văn hoá xã có rất nhiều kinh nghiệm trong kiến thiết xây dựng, đặc biệt với cấp học MN. Qua nghiên cứu thiết kế bản vẽ, tôi thấy có 1 số điểm còn bất cập, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay trong việc CSGD trẻ. Ví dụ: Với công trình nhà bếp ở khu Song khê, nguồn nước thiết kế bể lọc bằng bồn nhỏ ở trên mái trong khi ở khu vực nông thôn nguồn nước chủ yếu dùng nước giếng khoan, nhiều chất sắt phải qua hệ thống lọc mà lượng nước sử dụng hàng ngày rất lớn sẽ không đủ dùmg cho trẻ, đồng thời mỗi khi việc thay cát bể lọc cũng rất khó khăn. Diện tích 1 số các phòng hiệu bộ chật: Có phòng truyền thống 21m2, nhưng không có phòng hội đồng. (chưa phù hợp theo yêu cầu xây dựng trường MN) Diện tích nhà bếp 43m2 quá nhỏ để nấu ăn cho 400 cháu, hệ thống nước, bàn chế biến không thuận tiện cho việc nấu theo qui trình bếp 1 chiều. (Bàn bếp xây cao, nước xa khu nấu, cô nuôi phải xách nước vừa vất vả và nền bếp sẽ luôn bị bẩn ướt….) Sân trường MN đổ pêtông sẽ rất nóng, bụi và không an toàn khi trẻ vấp ngã dễ bị chầy xước da. Hàng rào sắt làm bằng sắt hộp có đẹp nhưng ở ngoài trời mưa nắng rất nhanh mọt ruỗng, thiết kế không có nhà vệ sinh cho giáo viên rất bất tiện cho giáo viên chăm sóc trẻ cả ngày ở trường….. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 10 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Để khắc phục các vấn đề trên, tôi đã trực tiếp có ý kiến đề xuất với UBND xã, lập tờ trình gửi phòng GD, Ban quản lý dự án và UBND Huyện để được giúp đỡ. Mặc dù bản vẽ đã được phê duyệt, mỗi lần thay đổi bổ xung là rất phức tạp, song UBND Huyện đã chấp nhận cho thay đổi bổ xung 1 số hạng mục cho phù hợp theo đề nghị của nhà trường. Cụ thể: Xây dựng bể lọc nước ở tầng một sau đó máy bơm lên tec trên mái, làm thêm đường dẫn nước tới khu nấu xả trực tiếp vào nồi to, mặc dù đây không phải là một vấn đề mới mẻ đối với các trường MN khu vực nội thành, song lại là một phần thưởng lớn đối với nhân viên nhà bếp, giảm đỡ công sức cho cô nuôi không phải xách khiêng nước đổ vào nồi vừa đảm bảo bếp luôn khô ráo. Mở rộng diện tích nhà bếp 20m2 cho khu sơ chế thực phẩm. Không xây phòng truyền thống phòng hành chính quản trị để ưu tiên xây thông thành 1 phòng hội đồng. Xây nhà vệ sinh cho giáo viên ở gầm cầu thang. Thay hàn lan can sắt đặc, lát 899 m2 sân chơi bằng gạch đỏ Xuân hoà (khu Song Khê 500m, khu Đại Định mới 399m)……….. X©y bÓ n-íc läc ë tÇng 1 Tác giả: Đào Thị Bích Hường 11 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Nguồn nước dẫn tới khu bếp nấu Đến nay công trình xây dựng đã xong, sẽ đưa vào sử dụng từ tháng 6/2012. Trường chúng tôi với qui mô trường lớp đang từ 4 điểm trường nằm ở 4 thôn nay chỉ còn 3 điểm với 15 phòng học kiên cố và các hạng mục phụ trợ để phục vụ tốt việc CSGD các cháu. Cán bộ giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh rất phấn khởi hài lòng với CSVC nhà nước đầu tư xây dựng cho. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 12 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Khu trung tâm trường mầm non Tam Hưng A Tác giả: Đào Thị Bích Hường 13 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Khu trường MN mới xây dựng cho hai thôn Đại Định và Tê Quả 2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục MN. Công tác giáo dục là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của tất cả các cấp, các ngành chứ không chỉ là của riêng ai. Song để các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và nhân dân tin tưởng hiểu rõ hơn về cấp học MN đó là nhiệm vụ của nhà trường, đội ngũ các cô giáo MN. Chúng tôi xác định rằng chỉ có chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ thật tốt mới có thể tạo được lòng tin và sự ủng hộ cao của các cấp các ngành và chính quyền địa phương. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 14 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Với các khẩu hiệu thi đua trong nhà trường: “ Nuôi tốt- dạy tốt- yêu thương các cháu như chính con em ruột thịt của mình. Cô duyên dáng mẫu mựcbé khoẻ đẹp lễ phép. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui của bé….” Thông qua việc tổ chức tốt các này hội đến trường của bé, các hội thi giáo viên giỏi cô nuôi giỏi, thi bé khéo tay, chương trình liên hoan văn nghệ mừng ngày hội ngày lễ, chào mừng các ngày hội làng, tết trung thu… đã khẳng định chất lượng thực của nhà trường. ¤ng phã chñ tÞch UBND huyÖn Thanh Oai ph¸t biÓu vµ tÆng hoa cho nhµ tr-êng trong ngµy khai gi¶ng n¨m häc 2011-2012 Ngoài các buổi dự họp và phát biểu đi sâu về công tác GDMN ở hội nghị của xã và các thôn, hàng năm trong buổi lễ khai giảng năm học mới và lễ kỷ niệm ngày nhà giáo Việt nam 20-11. Chúng tôi mời đại biểu đại diện Đảng uỷ-HĐNDUBND, các ban ngành của xã. Đặc biệt với đặc thù cấp học MN chúng tôi mời các ông bà bí thư chi bộ, trưởng thôn, chi hội trưởng các chi hội trong thôn cùng về dự. Qua đây chúng tôi tạo được niềm tin trong cán bộ và nhân dân địa phương qua các thành tích, các con số biết nói, như số lượng trẻ ra lớp, ăn ngủ tại lớp ngày càng đông, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng (SDD) ngày càng giảm. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 15 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Cụ thể: Năm học 2010-2011: Số trẻ ra lớp 402 cháu, đạt tỉ lệ NT 40%, MG 96% các cháu trong độ tuổi ra lớp. Các cháu ăn ngủ tại lớp đạt 96%, tỉ lệ SDD còn 6.5%, có 61 cháu thi Bé khéo tay, 9 cô thi đạt GVG, cô nuôi giỏi cấp huyện trong đó 1 cô đạt giải nhì cấp huyện, 1 đề tài SKKN được xếp loại cấp Thành phố. Năm học 2011-2012: Số trẻ ra lớp 421 cháu, tăng 19 cháu, đạt tỉ lệ NT 40.2%, MG 96.5% các cháu trong độ tuổi ra lớp, các cháu ăn ngủ tại lớp đạt 99% tỉ lệ trẻ SDD giảm còn 4%, có 68 cháu thi Bé khéo tay, 6 cô thi đạt GVG, cô nuôi giỏi cấp huyện trong đó 2 cô đạt giải nhì cấp huyện, có 5 đề tài SKKN được xếp loại A cấp Huyện gửi cấp Thành phố xét duyệt. Bên cạnh những thuận lợi và thành tích đạt được báo cáo trong hội nghị, chúng tôi còn nêu những khó khăn, thiếu thốn về CSVC, đồ dùng trang thiết bị phục vụ hoạt động CSGD trẻ, cụ thể như còn thiếu màn hình ti vi, vi tính….Vào đầu năm học tôi làm đơn đề mghị xin hỗ trợ kinh phí gửi các Ban chi uỷ- Ban lãnh đạo- Hội người cao tuổi các thôn, bố trí cùng với cô tổ trưởng khu lớp và ban đại diện phụ huynh học sinh cùng đi tham mưu đề nghị. Kết quả: Trong ngày dự lễ khai giảng năm học 2010-2011các thôn đều có quà tặng cho trẻ, tặng 5 bộ màn hình ti vi (thôn Song khê 3 bộ, thôn Hưng Giáo 1 bộ, thôn Đại Định 1 bộ) 1 bộ màn hình vi tính….Tổng trị giá 50 triệu đồng. L·nh ®¹o th«n Song Khª tÆng 03 bé ti vi cho c¸c ch¸u trong ngµy khai gi¶ng n¨m häc 2010-2011 Tác giả: Đào Thị Bích Hường 16 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm Một kết quả đáng mừng lớn nhất là chúng tôi đã tạo được niềm tin tưởng tuyệt đối về công tác CSGD trẻ đối với các cấp các ngành và các tầng lớp nhân dân. Cứ chuẩn bị bước vào năm học mới các cấp lãnh đạo địa phương rất quan tâm chỉ đạo các nhà trường trong công tác chuẩn bị CSVC, hội khuyến học của các thôn, các dòng họ tổ chức lễ phát thưởng cho học sinh giỏi từ cấp học MN. L·nh ®¹o huyÖn Thanh Oai tÆng quµ c¸c ch¸u ngµy Quèc tÕ thiÕu nhi 1/6 3. Biện pháp 3: Phát động giáo viên thi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Với đặc điểm trẻ mầm non, tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế, đồ dùng trực quan là không thể thiếu trong quá trình dạy trẻ, trẻ cần có đồ dùng để hoạt động. Đặc biệt dạy theo chương trình MN mới hiện nay, trẻ được hoạt động tích cực để trải nghiệm kinh nghiệm sống. Cùng với việc làm tốt công tác tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền xây dựng CSVC, đầu tư các trang thiết bị. Hàng tháng nhà trường phát động thi làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ theo chủ đề, với yêu cầu: Đồ dùng, đồ chơi cần Tác giả: Đào Thị Bích Hường 17 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ, đồ dùng không sắc nhọn, không dễ vỡ, không làm xước da chảy máu trẻ, không dùng vật liệu độc hại. Giáo viên và trẻ sưu tầm nguyên liệu, phế liệu để làm đồ chơi như các loại vỏ hộp, tranh lịch, vải vụn, gỗ, nhựa, xốp… VD: Vào đầu mỗi chủ đề, cô giáo giới thiệu cho trẻ những nội dung sẽ được học, để cô và trẻ cùng chú ý sưu tầm nguyên liệu, phế liệu phù hợp. Với các loại vỏ hộp, gỗ nhựa…có thể dùng thường xuyên trong quá trình vui chơi, học tập của trẻ. Phát động sưu tầm lịch treo tường vào tháng 12, tháng 1…khi đó các gia đình thay lịch năm mới… Tổ chuyên môn sưu tầm một số các mẫu đồ dùng, hướng dẫn cho giáo viên làm theo từng khối lớp . Định hướng cho giáo viên tham khảo cách hướng dẫn làm đồ chơi trên ở các chương trình thường được phát trên sóng vô tuyến. VD: Chương trình “ Hãy là bé ngoan ” truyền hình Hà Nội 2, “Góc sáng tạo ” “Khoa học và giáo dục ”…chương trình VT2… Phô tô các hình ảnh, mẫu vật theo chủ đề cho các lớp, giáo viên và trẻ tô màu, bổ xung hoàn thiện đồ dùng phong phú, sáng tạo. VD: Thế giới thực vật: Hình ảnh các loại hoa, quả, rau, các loại cây xanh… Thế giới động vật: Các con vật sống dưới nước, trên cạn, vật nuôi trong gia đình, các con vật sống trong rừng… Giáo viên tổ chức tốt hoạt động chung, các giờ dạy trẻ, sử dụng sản phẩm học tập của trẻ để làm đồ dùng cho các hoạt động. VD: Hoạt động tạo hình: Xé dán hình con cá, bông hoa… Dùng cho giờ học toán: Đếm số lượng cá, hoa… Giáo viên hướng dẫn trẻ làm đồ dùng tự tạo: Cắt dán trang trívỏ hộp, dán hột hạt, bằng các nguyên liệu giấy màu thành các đồ vật, con vật trưng bày các góc học tập. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 18 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm VD: Dùng lọ dầu rửa bát dán quai làm phích nước, nối các vỏ hộp thạch sữa chua làm các đoàn tàu để học toán, so sánh dài hơn, ngắn hơn.Cắt dán hình con cá, bông hoa, quả… Dùng các vỏ hộp bánh bằng sắt dán trang trí thành bộ trống học môn âm nhạc. Dùng các đoạn ống nước làm giàn mưa, kết hợp đầu tư mua một máy sục bể cá cảnh để hút nước thành một vòng tuần hoàn mưa liên tục… Ban giám hiệu đi kiểm tra vào đầu chủ để và cuối mỗi chủ đề, xem số lượng đồ chơi tự tạo có phong phú và phù hợp với chủ đề không. Hàng tháng động viên khen thưởng giáo viên được xếp loại tốt về làm đồ chơi cho trẻ. Kết quả, ngoài số tiền đóng góp của phụ huynh 50 triệu đồng/năm để mua đồ dùng học liệu cho trẻ, giáo viên đã làm được rất nhiều đồ chơi phong phú theo từng chủ đề cho trẻ hoạt động trải nghiệm, trẻ rất thích mà giá thành rất rẻ. Tác giả: Đào Thị Bích Hường 19 Đề tài sáng kiến kinh nghiệm §å dïng ®å ch¬i tù t¹o cho trÎ 4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh nhằm tăng cường CSVC, đồ dùng trang thiết bị đồ chơi cho trẻ hoạt động. Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác nuôi dạy các cháu là một việc làm thường xuyên được các nhà trường chú trọng nhất, đặc biệt là cấp học MN. Để làm tốt công tác này, từ nhiều năm nay chúng tôi tổ chức hoạt động Ban đại diện cha mẹ học sinh đúng theo quyết định 11/2008/QĐ-BGD&ĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Hằng năm, tôi xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, số lượt tuyên truyền, hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Yêu cầu các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tuyên truyền tới 100% các bậc phụ huynh. Ngoài ra tôi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh toàn trường và các buổi họp ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền những kiến thức nuôi dạy con theo khoa học, những điều kiện và nhu cầu cần Tác giả: Đào Thị Bích Hường 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng