Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn “phép tu từ so sánh” trong luyện từ câu lớp 3...

Tài liệu Skkn “phép tu từ so sánh” trong luyện từ câu lớp 3

.DOC
51
2798
152

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC HUYỆN YÊN LẠC TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC BÁO CÁO KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP: CƠ SỞ ; TỈNH: X Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIẢI PHÁP DẠY “PHÉP TU TỪ SO SÁNH” TRONG LUYỆN TỪ CÂU LỚP 3 - TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC- YÊN LẠC- VĨNH PHÚC Môn/ nhóm môn: Tiếng Việt lớp 3 Tổ bộ môn: Tổ 2+ 3 Mã số: 07 Người thực hiện: Nguyễn Thị Bích Thủy Điện thoại: 0122 644 5867 Email: [email protected] Nguyệt Đức, năm 2014 MỤC LỤC Nội dung Tran g PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 1 III. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 IV. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 V. Phương pháp nghiên cứu 2 VI. Phạm vi nghiên cứu 2 VII. Giả thuyết học 2 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÉP TU TỪ SO SÁNH 3 3 1. So sánh là gì? 3 2. Cấu tạo của phép so sánh 3 3. Các kiểu so sánh 4 4. Chức năng so sánh 5 5. Sự phát triển của cấu trúc 6 * Tiểu kết I 8 II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 1. Thực trạng dạy phép so sánh của GV trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay 8 2. Thực trạng học phép so sánh của HS trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay * Tiểu kết II III.ỨNG DỤNG CÁC PP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC 9 11 11 1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 2. Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ 11 so sánh cho học sinh lớp 3 13 MỤC LỤC Nội dung Trang 3. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 14 4. Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 15 5. Ứng dụng phương pháp trò chơi học tập tiếng Việt vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học sinh lớp 3 16 *Tiểu kết III 18 IV. GIẢI PHÁP DẠY CÁC BÀI TẬP VỀ PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 3- TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC 1. Cách tổ chức dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh lớp 3 2. Cách tổ chức hướng dẫn học sinh vận dụng phép tu từ so sánh trong bài Tập đọc 18 19 24 3. Cách hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài Tập làm văn ở lớp 3 31 *Tiểu kết IV 38 V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 38 1. Kết quả lĩnh hội tri thức 38 2. Đánh giá kết quả hứng thú của học sinh 40 3. Đánh giá sự chú ý của học sinh trong bài dạy 40 4. Đánh giá chung về kết quả thử nghiệm 41 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 I. Kết luận 42 II. Một số kiến nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 DANH MỤC BẢNG BIỂU Nội dung Tran g Bảng 1: Bảng điều tra thực thực trạng dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 8 Bảng 2: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của học sinh ở lớp 3 10 Bảng 3: Các hình ảnh so sánh trong các bài tập đọc ở lớp 3 24 Bảng 4: Những bài tập làm văn có thể vận dụng phép tu từ so sánh 31 Bảng 5:Kết quả lĩnh hội tri thức của học sinh 38 Bảng 6: Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 39 Bảng 7: Mức độ hứng thú học tập của học sinh đối với các bài học 40 CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG SÁNG KIẾN HS Học sinh GV Giáo viên SGK Sách giáo khoa TV Tiếng Việt PP Phương pháp PPRLTM tr SS Phương pháp rèn luyện theo mẫu trang so sánh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ. I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Như chúng ta đã biết phần “Luyện từ và câu” trong sách Tiếng Việt lớp 3 nhằm: Mở rộng vốn từ cho học sinh theo các chủ điểm trong sách giáo khoa, cung cấp những hiểu biết sơ giản về từ loại của các từ thông qua những từ học sinh đã có hoặc mới học; rèn kỹ năng dùng từ đặt câu theo một số mẫu câu đã học ở lớp 2; rèn kỹ năng nói viết thành câu theo một số mục đích nói thông thường, biết dùng một số dấu câu phổ biến khi viết, nhận biết và phân biệt các mẫu câu, các thành phần của câu. Về mức độ yêu cầu của nội dung: thuộc các chủ điểm ở sách giáo khoa, đồng thời nhận biết nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ gắn với chủ điểm đã học. Nhận biết một số biện pháp tu từ về từ phổ biến đó là so sánh và nhân hóa. Cụ thể, thông qua các bài tập sách giáo khoa cung cấp cho học sinh một số hiểu biết cơ bản ban đầu về hai biện pháp tu từ đó là nhân hóa và so sánh. Biện pháp Tu từ so sánh là một trong những nội dung khó học nhất đối với học sinh lớp 3. Về mức độ dạy học sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5 Trong thực tế, giáo viên và học sinh lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức còn gặp nhiều khó khăn khi dạy và học về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. HS lớp 3 nhận biết được các hình ảnh so sánh nhưng việc vận dụng kiến thức về phép so sánh vào nói, viết thì còn nhiều hạn chế. Khi dự giờ tôi thấy GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so sánh và tác dụng của phép so sánh trong cuộc sống và viết văn. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của HS cũng chưa có các tiêu chí cụ thể, nhiều khi, sự đánh giá của GV còn mang tính chất cảm tính và nhờ vào kinh nghiệm . Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu về vấn đề này chưa có nhiều.Vì vậy, GV còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo. Xuất phát từ những lí do trên, tôi lựa chọn đề tài : “ Giải pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3”, cho trường Tiểu học Nguyệt Đức- Yên Lạc- Vĩnh Phúc. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Đề xuất phương hướng ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3. -Thiết kế cách tổ chức dạy học các dạng bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; cách tổ chức hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ 1 so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp phần giải quyết những khó khăn của GV và nâng cao hứng thú và kết quả học tập về phép tu từ so sánh cho HS. III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt. - Tìm hiểu nội dung dạy học về phép tu từ so sánh và thực trạng của việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức. - Đưa ra đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh cho HS lớp 3; Cách tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn Luyện từ và câu; Cách hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc, Tập làm văn. -Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những đề xuất trên. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức. 2. Khách thể nghiên cứu Các giải pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây: - Nhóm các phương pháp nghiên cứu lí luận nhằm thu thập các thông tin lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu: đọc sách,tìm hiểu các tài liệu. - Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm điều tra thực trạng dạy học các phép tu từ để phát hiện những vấn đề cần nghiên cứu, cần tìm ra giải pháp. - Nhóm phương pháp phân tích thống kê nhằm xử lí những số liệu thu được từ thử nghiệm sư phạm. VI. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do trình độ lí luận,thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài từ năm 2013 đến năm 2015 tại trường Tiểu học Nguyệt ĐứcYên Lạc-Vĩnh phúc. VII. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Tôi giả định rằng, nếu áp dụng những phương pháp dạy học mới vào việc dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3; trên cơ sở đó, xây dựng các cách hướng dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc và Tập làm văn thì hiệu quả của việc dạy học sẽ được nâng cao. 2 PHẦN II: NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN PHÉP TU TỪ SO SÁNH 1. So sánh là gì ? So sánh là việc đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng. So sánh là một biện pháp tu từ trong đó người ta đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe. Ví dụ: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng (TV 3, tập 1, tr 7) Ở ví dụ trên, “bà” được ví như (quả ngọt chín rồi), đều phát triển đến độ già giặn có giá trị cao.Hình ảnh đưa ra làm chuẩn để so sánh( quả ngọt chín rồi) gợi sự liên tưởng về “bà”có tấm lòng thơm thảo đáng quý. Với sự so sánh này, người cháu đã thể hiện được tình cảm yêu thương, quý trọng của mình đối với bà. 2.Cấu tạo của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố: 1 2 3 4 Mặt tươi như hoa Trong đó: -Yếu tố (1) là cái so sánh -Yếu tố (2) là cơ sở so sánh, có vai trò nêu rõ phương diện so sánh. -Yếu tố (3) Từ dùng để so sánh. Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, “như là”, “ như thể”... -Yếu tố (4) là cái được so sánh tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh. Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó. *Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau: Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố: Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, mức độ so sánh và cái được so sánh. Ví dụ: Bà hiền như suối trong 1 2 3 4 (T V 3, tập 1, tr 117) Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1): Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Ví dụ: trong như thạch 3 Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như ma, lặng như tờ, ngọt như đường... Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2): Dạng so sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối tượng được miêu tả. Ví dụ: Đây con sông như dòng sữa mẹ (TV 3, tập 1, tr 106) “con sông” được so sánh như “dòng sữa mẹ” và từ hình ảnh so sánh này người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau. Chẳng hạn: Con sông đầy ăm ắp như dòng sữa mẹ Con sông ngọt ngào như dòng sữa mẹ Con sông tốt lành như dòng sữa mẹ Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố(3) Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố (2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi. Ví dụ: Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao (TV 3, tập 1,tr 43) Câu thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và đàn lợn) để tạo nên một hình thức so sánh có âm điệu nhịp nhàng. Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là so sánh đổi chỗ. Ví dụ: Trên trời mây trắng như bông Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây (Ca dao) -Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu... ”, “bấy nhiêu... ” để so sánh. Ví dụ: Mưa phùn ướt áo tứ thân Mưa bao nhiêu hạt thương bầm bấy nhiêu. (Tố Hữu) Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so sánh với nhiều đối tượng được so sánh. Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi. (TV 3, tập 1, tr 85) 3.Các kiểu so sánh là: 4 a. So sánh ngang bằng Đây là kiểu so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa”... để làm từ so sánh. Ví dụ: Hai bàn tay em như hoa đầu cành (TV 3, tập 1, tr8) Hoa đầu cành luôn là hoa luôn tươi thắm, xinh đẹp và bàn tay của bé cũng xinh đẹp, và đáng yêu như bông hoa kia. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng. b.So sánh hơn - kém Là kiểu so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn, đẹp hơn... Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió (T V 3, tập 1, tr 29) Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Người mẹ” của An-đéc-xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng: “Thần chết chạy nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần chạy nhanh hơn cả, và không có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế. c. So sánh bậc tuyệt đối. Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận, cách đánh giá riêng của người so sánh. Ví dụ: Ôi lòng Bác bao la trong di chúc Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất Người được thương trên tất cả người thương Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc. (Việt Phương) Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một so sánh đẹp là một so sánh phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không nhận thấy. 4. Chức năng của so sánh tu từ - Chức năng nhận thức Bản chất của sự so sánh là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể Chẳng hạn: 5 Tiếng suối trong như tiếng hát xa. (Hồ Chí Minh) Nhờ “tiếng hát xa” mà người đọc có thể hình dung ra âm thanh của tiếng suối và có tình cảm với tiếng suối. - Chức năng biểu cảm- cảm xúc Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm xúc. Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (Tiếng Việt 3, tập 1, trang 8). Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh trong khi miêu tả. 5. Sự phát triển của cấu trúc so sánh Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình phát triển hoàn thiện trong Tiếng Việt. Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh. - Thứ nhất, về mặt hình thức, phép so sánh có chiều hướng phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau: A x B (ca dao)  A x B xC (thơ hiện đại)  A x B1 x B2 x B3 (Trong đó: - A là cái so sánh - B là cái được so sánh - x là mức độ so sánh) Ví dụ 1: A x B: Thân em như ớt chín cây, Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. ( ca dao) Ví dụ 2: A x B x C: Tiếng mưa trong rừng cọ Như tiếng thác rội về Như ào ào trận gió (Nguyễn Viết Bình) Ví dụ 3: A x B1 x B2 x B3: Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Đông với Tây một dải rừng liền. (Phạm Tiến Duật) 6 - Thứ hai, về mặt nội dung ngữ nghĩa, sự thay đổi cấu trúc A x B còn được biểu hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mô hình so sánh thường gặp trong ca dao là: A x B (trừu tượng) (cụ thể) hoặc: A x B (cụ thể) (cụ thể) Nhưng trong phong cách nghệ thuật hiện đại ta gặp các phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó: A x B: trừu tượng - cụ thể A x B: trừu tượng - trừu tượng A x B: cụ thể - cụ thể A x B: cụ thể - trừu tượng Ví dụ : A x B( trìu tượng- cụ thể) Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta đến bến xa... (Xuân Quỳnh) Ví dụ: A x B: (trừu tượng) - (trừu tượng) Anh nhớ em như đông về nhớ rét Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng Nghe xuân đến chim rừng lông trỏ biếc Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. (Chế Lan Viên) Ví dụ: A x B: (Cụ thể) - (Cụ thể) Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu Thắp mùa đông ấm những đêm thâu. (Phạm tiến Duật) Ví dụ: A x B: (Cụ thể - trừu tượng) Nghe như tiếng của cha ông dựng nước Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước Nghe như lời cây cỏ gió mưa Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa... (Lê Anh Xuân) Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó là một phương pháp làm tăng hiệu quả trong việc sử dụng ngôn ngữ. Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn ngữ và sự rèn luyện kĩ năng thường xuyên ở mỗi người. 7 *TIỂU KẾT I: Qua phân tích cơ sở lí luận của đề tài, tôi rút ra kết luận sau: Nội dung về phép so sánh tu từ trong Tiếng Việt là một nội dung phong phú và khá phức tạp, khó dạy. Vì vậy, muốn dạy tốt GV cần phải nắm vững về kiến thức, cách học nói chung và phép so sánh tu từ nói riêng. II.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Thực tế dạy phép tu từ so sánh của GV ở trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay: Sau khi điều tra nhận thức 20 GV ở trường tôi thu được kết quả như sau Bảng 1: Bảng điều tra thực tế dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 Mức độ Rất thành % thạo Khó khăn, lúng túng TT Nội dung điều tra 1 Xác định mục đích của việc dạy PTT so sánh cho HS lớp 3 7 35 10 50 3 15 2 Nắm mức độ nội dung chương trình của từng bài 6 30 10 50 4 20 3 Xác định pp, phương tiện dạy học và các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với nội dung bài dạy. 5 25 10 50 5 25 4 Xây dựng quy trình của một tiết dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 4 20 14 70 2 10 5 Thiết kế hệ thống bài tập giúp HS chiếm lĩnh kiến thức 5 25 9 45 6 30 6 Kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các phép tu từ. 3 15 13 65 4 20 Thành % thạo % Từ kết quả điều tra, tôi rút ra một số nhận xét sau đây: - Nhìn chung, nhiều GV đã nắm được mục đích của việc dạy phép tu từ so sánh cho HS. Biết sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS; biết phối hợp nhiều hình thức dạy học để tổ chức các hoạt động học tập giúp HS tự tin và bộc lộ được năng lực của mình. 8 - Song, vẫn còn GV lúng túng trong việc xác định phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu nói chung và phần dạy các phép tu từ nói riêng. Một số GV chưa biết sử dụng lồng ghép các phương tiện dạy học một cách hợp lí, như tranh ảnh, bảng con, phiếu giao việc, máy chiếu hình... Trong thực tế, dạy phép tu từ so sánh thì phương tiện chính và đạt hiệu quả cao nhất đó là ngôn ngữ của GV. Bởi vậy, nếu sử dụng các phương tiện không hợp lí thì không những kết quả giờ học không cao mà còn làm mất cái hay của các phép tu từ. Một số GV còn lúng túng trong việc xây dựng quy trình của một tiết dạy các bài về phép tu từ. Một số GV khi dạy về phép tu từ đã không nắm vững mức độ nội dung của cả chương trình và của từng bài cụ thể dẫn đến việc dạy quá cao hoặc quá thấp so với chương trình. Nhiều GV còn rất lúng túng trong việc kiểm tra đánh giá khả năng nhận diện và vận dụng các phép tu từ của HS. Nhiều GV không biết cho điểm thế nào trước các câu so sánh của HS như: “Con đường thẳng tắp như cái thước” hay “Đầu em bé tròn như quả bưởi”. Bởi vì, trong câu của các em đã có đủ bốn yếu tố của phép so sánh. Nhìn chung, việc dạy các phép tu từ ở lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS. Qua điều tra thực tế dạy GV trong trường, tôi nhận thấy kết quả dạy phép tu từ so sánh hiện nay chưa đạt yêu cầu là do những nguyên nhân sau đây: - Vốn kiến thức tu từ của GV còn hạn chế. - GV còn sử dụng phương pháp chưa linh hoạt. Tóm lại, phép tu từ so sánh là một nội dung quan trọng trong chương trình Tiếng Việt lớp 3 nói riêng và chương trình tiểu học nói chung. Để dạy tốt được nội dung này đòi hỏi mỗi GV phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ, và tích luỹ kinh nghiệm trong quá trình dạy học của mình. 2.Thực tế học phép tu từ so sánh của HS trường Tiểu học Nguyệt Đức hiện nay: Sau khi khảo sát vở Tập làm văn, vở Bài tập Tiếng Việt của 121 HS lớp 3 trong trường tôi thấy, HS thường mắc các lỗi về phép tu từ so sánh sau đây : - Nhận diện sai các yếu tố so sánh - Tạo hình ảnh so sánh chưa hợp lí - Chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh. Bảng 2: Bảng điều tra việc học phép tu từ so sánh của HS lớp 3 trường Tiểu học Nguyệt Đức tháng 1 năm 2014 9 Số HS mắc lỗi Các lỗi cơ bản lớp 3A SL % lớp 3B lớp 3C lớp 3D tổng hợp SL % SL % SL % SL % Lỗi nhận diện phép so sánh Nhận diện các SV được SS 3 8.8 6 20.7 7 23.3 5 17.8 24 19.8 Nhận diện các từ so SS 4 11.8 9 31.0 10 33.3 8 28.6 31 25.6 Lỗi về vận dụng phép so sánh Chưa tạo được hình ảnh SS hoặc hình ảnh SS chưa hợp lí 8 23.5 14 48.2 14 46.6 12 42.8 48 39.6 Chưa cảm nhận được giá trị của phép SS 15 44.4 19 65.5 17 56.6 18 64.3 69 57.0 Qua khảo sát học sinh khối 3 trong trường cho thấy nhiều HS nhận diện sai các sự vật được so sánh với nhau trong câu (19.8%). Chẳng hạn, với những câu như “Những hạt sương sớm đọng trên lá long lanh như những bóng đèn pha lê” HS thường xác định sự vật so sánh là “lá long lanh”. Đối với những phép so sánh có độ dài về cấu trúc như: Đây con sông như dòng sữa mẹ Nước về xanh ruộng lúa, vườn cây Và ăm ắp như lòng người mẹ Chở tình thương trang trải đêm ngày. Với sự vật được so sánh là con sông, HS chỉ tìm được sự vật được so sánh là “dòng sữa mẹ” mà không chỉ ra được “lòng người mẹ” Khi tìm các từ so sánh, đối với những phép so sánh có từ “như” thì HS tìm ra dễ dàng, còn đối với những phép so sánh có dùng từ là, tựa, tựa như, giống, bằng.... thì các em còn lúng túng.(có 25.6% số học sinh chưa nhận diện được từ so sánh) Kiến thức về so sánh tu từ còn hạn chế dẫn đến việc vận dụng phép so sánh vào nói, viết của HS cũng còn hạn chế. Trong phân môn Tập làm văn, có nhiều dạng bài tập HS có thể vận dụng phép so sánh như đối với dạng văn tả cảnh, tả người, tả cảnh sinh hoạt... Đối với những dạng văn này nếu biết sử dụng phép so sánh, các em mới có thể tả được nét độc đáo của đối tượng miêu tả. Qua khảo sát các bài tập làm văn của các em, chỉ có khoảng 43% HS là biết vận dụng phép so sánh vào bài viết của mình. 10 Có nhiều HS chưa tạo ra được hình ảnh so sánh, hoặc tạo ra những hình ảnh so sánh không đẹp. Ví dụ, khi tả nước da của một em bé, có HS viết: “da của bé trắng như vôi”. Các em không hiểu rằng màu trắng của vôi không phải dùng để chỉ màu sắc của da. Rất nhiều HS chưa cảm nhận được giá trị của phép so sánh tu từ mặc dù yêu cầu của sự cảm nhận mới ở dạng phát biểu cảm nghĩ. Chẳng hạn, với câu hỏi: Trong những hình ảnh so sánh trên em thích hình ảnh nào? Vì sao? hầu hết các em mới chỉ nêu được hình ảnh so sánh mình thích còn chưa nêu được tại sao lại thích. Có thể thấy, thực tế hiện nay còn nhiều HS mắc lỗi khi học về phép so sánh tu từ. Điều này được giải thích do một số nguyên nhân như do năng lực học tập của HS còn yếu, do phương pháp dạy học của GV chưa linh hoạt... dẫn đến kiến thức về phép tu từ so sánh cho HS còn nhiều hạn chế. * TIỂU KẾT II . Hiện nay, thực trạng dạy học về phép tu từ so sánh ở trường Nguyệt Đức đang có nhiều vấn đề cần quan tâm và giải quyết như: Về phía GV: Kiến thức, của GV còn hạn chế. GV chưa biết vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học nên kết quả học tập của HS chưa cao. Bên cạnh đó, GV phần lớn chỉ chú trọng đến việc dạy cho HS cách nhận diện phép so sánh mà chưa quan tâm nhiều tới việc dạy HS cách cảm nhận và vận dụng các kiến thức về so sánh vào việc nói và viết. Về phía HS: Vì các em ở vùng nông thôn nên việc tiếp thu còn yếu các em còn mắc một số lỗi như lỗi về nhận diện phép sánh, lỗi nhiều về cách cảm thụ và vận dụng các hình ảnh so sánh vào bài làm của mình. III. ỨNG DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT VÀO VIỆC DẠY PHÉP TU TỪ SO SÁNH Ở LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỆT ĐỨC Qua quá trình dạy và tìm hiểu một số PP dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học nói chung và việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 nói riêng, với mỗi PP tôi đưa ra một cách ứng dụng như sau: 1. Ứng dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 Đây là phương pháp rất quan trọng trong quá trình dạy học Tiếng Việt nói chung và dạy học phép tu từ so sánh nói riêng. GV có thể vận dụng phương pháp này vào việc dạy các loại bài tập về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu. Sau đây, tôi sẽ trình bày cách sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ vào dạy 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. *Đối với loại bài tập nhận diện Cách tiến hành 11 Ví dụ: Tiết luyện từ và câu tuần 1(Tiếng Việt 3) Bài tập 2: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn dưới đây a. Hai bàn tay em Như hoa đầu cành. b. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. c. Cánh diều như dấu “á” Ai vừa tung lên trời d. Ơ, cái dấu hỏi Trông ngồ ngộ ghê, Như vành tai nhỏ Hỏi rồi lắng nghe. (TV 3, tập1, trang.8) Bước 1: GV nêu nhiệm vụ và phổ biến hình thức tổ chức hoạt động Thao tác 1: HS đọc to ngữ liệu trong sách giáo khoa, cả lớp đọc thầm bằng mắt. Thao tác 2: GV nêu nhiệm vụ: Các em hãy đọc kĩ các câu thơ, câu văn rồi tìm ra những sự vật được so sánh với nhau trong các câu thơ, câu văn đó. Thao tác 3: Phổ biến hình thức tổ chức hoạt động (làm việc theo nhóm hoặc cá nhân) Thao tác 4: Phát phiếu giao việc cho HS Bước 2: HS tiến hành phân tích ngữ liệu và ghi kết quả vào phiếu Bước 3: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả Thao tác 1: GV treo bảng phụ có ghi những câu thơ, câu văn làm ngữ liệu trong sách giáo khoa Thao tác 2: HS báo cáo kết quả. GV dùng phấn gạch chân dưới những sự vật được so sánh với nhau. Thao tác 3: HS cả lớp theo dõi phân tích kết quả của bạn, nêu nhận xét bổ sung Bước 4: GV tổ chức cho HS rút ra bài học, thông qua các câu hỏi dẫn dắt, gợi ý. Đây là loại bài tập thực hành, nhưng mục đích là hình thành kiến thức mới về phép tu từ so sánh nên tiến hành phân tích - phát hiện là chủ yếu. Hướng phân tích tập trung vào cấu trúc cơ bản của phép so sánh và nhận diện ra 2 yếu tố quan trọng của phép tu từ so sánh là cái so sánh và cái được so sánh. Hình thức tổ chức Khi sử dụng phương pháp này với hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS, GV cần phối hợp vận dụng các hình thức dạy học như: dạy học theo nhóm, học cá nhân có sự hỗ trợ của phiếu giao việc. *Đối với loại bài tập vận dụng 12 Với loại bài này, khi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ chủ yếu là thao tác phân tích chứng minh và phân tích phán đoán. Vì vậy, GV cần hướng dẫn HS các điều kiện cần thiết khi tiến hành các mức độ phân tích đó. - Cách tiến hành Ví dụ: Tiết Luyện từ và câu tuần 15 (Tiếng Việt 3) Bài 3: Quan sát từng cặp sự vật được vẽ dưới đây rồi viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh. Bước 1: Xác định rõ yêu cầu bài tập Nhiệm vụ 1: quan sát từng cặp sự vật trong tranh Nhiệm vụ 2: Viết những câu có hình ảnh so sánh các sự vật trong tranh Bước 2: Quan sát kĩ các cặp trong tranh, viết tên từng cặp sự vật được so sánh trong tranh. Bước 3: Nhớ lại những kiến thức về phép tu từ so sánh (cách so sánh) Bước 4: HS tiến hành làm việc và ghi kết quả vào phiếu Bước 5: HS trình bày kết quả Dưới sự dẫn dắt của GV HS rút ra kiến thức cần củng cố: Muốn viết được những hình ảnh so sánh, trước hết ta cần quan sát kĩ các sự vật được so sánh với nhau, sau đó tìm ra sự giống nhau giữa chúng và từ đó viết hình ảnh so sánh. 2.Ứng dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 Phương pháp PPRLTM thường được sử dụng trong việc tạo ra các hình ảnh so sánh. Để áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu, GV có thể tiến hành theo các bước sau đây: - Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói. - Hướng dẫn HS phân tích mẫu theo một số yêu cầu. - HS mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình. - Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Sau đây, tôi giới thiệu cách sử dụng phương pháp này vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS. Ví dụ:. Em hãy đặt 3 câu trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so sánh với các từ sau: a. Con đường M: Con đường uốn cong như một dải lụa Cách tiến hành: Bước 1: GV treo bảng phụ có ghi bài tập và hình ảnh so sánh mẫu lên bảng Bước 2: GV hướng dẫn HS phân tích mẫu - Ở câu trên, sự vật nào được so sánh với sự vật nào? - Con đường và dải lụa có đặc điểm gì giống nhau? 13 - Ở câu trên, từ nào là từ dùng để so sánh? - Con đường còn có thể so sánh với những sự vật nào khác nữa? - Dựa vào câu trên, với từ con đường em hãy đặt một câu trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh Bước 3: HS tập đặt câu Ví dụ: - Con đường thân thiết như một người bạn - Con đường thẳng tắp như nét vẽ khổng lồ của một hoạ sĩ. Bước 4: Nhận xét, bổ sung. 3. Ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 Sử dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong dạy học phép so sánh là GV đưa ra những bài tập tình huống để HS đặt mình vào hoàn cảnh nói, tạo ra những câu có sử dụng hình ảnh so sánh phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp. . Sau đây, tôi sẽ giới thiệu một ví dụ về việc ứng dụng phương pháp thực hành giao tiếp trong một tiết Tập làm văn. Ví dụ: Tiết Tập làm văn tuần 8: “Kể về 1 người hàng xóm” (Tiếng Việt 3) Cách tiến hành: Bước 1: GV chuẩn bị các tình huống Tình huống 1: Tình cờ một hôm em gặp lại bác hàng xóm mà nay đã chuyển nhà đi nơi khác. Bằng một câu có sử dụng phép so sánh, hãy tả lại hình dáng của bác hàng xóm cho mẹ em nghe. Tình huống 2: Em và bác hàng xóm đang đi trên đường bỗng nhìn thấy phía trước có một tên cướp giật đồ của một cô gái rồi bỏ chạy. Bác hàng xóm đã đuổi kịp tên cướp và lấy lại đồ cho cô gái. Bằng phép so sánh, em hãy tả lại hành động chạy của bác hàng xóm lúc đó. Bước 2: GV nêu lần lượt các tình huống. Sau đó, chỉ định hoặc lấy tinh thần xung phong của HS giải quyết các tình huống đặt ra. Mỗi tình huống có 2 bạn, mỗi bạn sẽ sắm vai một nhân vật trong từng tình huống đó. Các HS khác sẽ bổ sung, chỉnh sửa hoặc nêu ra hình ảnh so sánh khác. Ví dụ: Tình huống 1: Con: Mẹ ơi, con vừa gặp bác Nam ngoài phố. Mẹ: Ừ ! bác ấy có khoẻ không con? Con: Không mẹ ạ. Trông bác ấy gầy như que củi ấy. GV định hướng cho các HS khác nhận xét: Em có nhận xét gì về hình ảnh so sánh của bạn Nam? Nếu là em, em sẽ nói thế nào? Tình huống 2: Trung: Bắc này, bạn biết không bác hàng xóm nhà tớ rất dũng cảm. 14 Bắc: Có chuyện gì sao? Trung: Hôm vừa rồi tớ chứng kiến bác ấy chạy theo một tên cướp để lấy lại đồ cho một cô gái đấy. Bắc: Bác ấy chạy nhanh thế cơ à? Trung: Ừ ! Chạy như ma đuổi ấy? Đối với tình huống này GV lưu ý cho các em nhận xét về cách so sánh của Trung. - Em có nhận xét gì về cách so sánh của bạn Trung? - “Chạy như ma đuổi” là hình ảnh so sánh thường chỉ để miêu tả người chạy nhanh trong tình huống nào? - Em sẽ thay bằng hình ảnh so sánh đó bằng hình ảnh so sánh nào? HS có thể nói: Chạy như tên bắn, chạy nhanh như cắt, chạy nhanh như gió thổi... Tóm lại, GV cần giúp HS thấy được trong giao tiếp muốn biết hình ảnh so sánh có phù hợp với mục đích giao tiếp hay không thì phải đặt nó vào trong văn cảnh. 4. Ứng dụng phương pháp thảo luận nhóm vào việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 Mục đích của việc thảo luận nhóm là đặt HS vào trong giao tiếp, đưa các em vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, yêu cầu các em hoạt động giao tiếp để từ đó tự hình thành, củng cố, khắc sâu kiến thức và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép so sánh trong giao tiếp. Qua hoạt động nhóm, GV đánh giá được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức về so sánh tu từ trong giao tiếp của HS. Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với việc dạy phép so sánh tu từ cho HS. Có thể sử dụng phương pháp này để dạy cả 2 loại bài tập cơ bản của phép tu từ so sánh: Bài tập nhận diện và bài tập vận dụng. Tuy nhiên, phương pháp thảo luận nhóm được tiến hành trên 2 loại bài tập này gần giống nhau nên tôi chỉ trình bày một cách thức tổ chức thảo luận nhóm. Ví dụ: Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm để dạy loại bài tập nhận diện. Bài: Luyện từ và câu Tuần 3 (T V 3, tập 1, trang 24) Cụ thể các bước tiến hành như sau: Bước 1: Phân nhóm (nhóm cùng bàn) Bước 2: Phát phiếu giao việc, HS thảo luận và cùng nhau giải quyết các câu hỏi trong phiếu. Phiếu giao việc 1. Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây: a. Mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà mau cuối trời. b. Em yêu nhà em 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng