Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế đúc cho tấm ghi trong máy nghiền bi với mác thép 110mn13 sản lượng 200 ...

Tài liệu Thiết kế đúc cho tấm ghi trong máy nghiền bi với mác thép 110mn13 sản lượng 200 cái

.DOCX
51
567
54

Mô tả:

Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Mục lục: I.Nghiên cứu bản vẽ chi tiết đúc………………………………………2 II.Lựa chọn phương pháp đúc ………………………………………...8 III.Phương án bố trí vật đúc trong khuôn……………………………..10 IV.Số lượng vật đúc trong khuôn,thiết kế sơ bộ hệ thông rót đậu ngót và vật làm nguội,thuyết trình cơ bản về cách làm khuôn…………………………16 V.Tính toán lượng dư cho vật đúc…………………………………….19 VI.Thiết kế sơ bộ kích thước hòm khuôn……………………………...28 VII.Thiết kế hệ thống rót………………………………………………29 VIII.Thiết kế đậu ngót…………………………………………………40 IX.Thiết kế vật làm nguội……………………………………………...46 X.Bản vẽ công nghệ……………………………………………………48 1 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà I.NGHIÊN CỨU BẢN VẼ CHI TIẾT ĐÚC: 1.Bản vẽ chi tiết: -Bản vẽ 2D 2 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Bản vẽ 3D 3 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà 2.Điều kiện làm việc của chi tiết: Chi tiết là tấm ghi trong máy nghiền xi măng chịu mài mòn dưới áp lực cao và tải trọng va đập,làm việc ở nhiệt độ tương đối cao. 3.Đặc điểm của hợp kim đúc: a.Hợp kim đúc có mác 110Mn13 với thành phần các nguyên tố như sau: 90-1.40%C 11.50-15.00%Mn S<0.050% P<0.12% 0.80-1.00%Si b.Mác tương đương, mác thay thế theo tiêu chuẩn một số nước: +Theo tiêu chuẩn Nga: Ở Nga chỉ có một mác thép hadfield với ký hiệu 110 Г13A (trước đây là Г13) và các điều kiện kĩ thuật của nó được quy định ở ГOCT 2176-77 Thép có thành phần như sau: 0,09-1,4% C 0,08-1,00% Si 1,50-15,00% Mn ≤1,00% Cr ≤1,00% Ni ≤0,30% Cu ≤0,050%S ≤0,12%P Một số cơ tính và tính công nghệ của 110 Г13A là: 4 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Giới hạn mỏi với n=106 chu trình R-1=176-196Mpa(Trên mẫu thép có Rm=640710MPa) Giới hạn bền lâu(tính cho 100h,chỉ số nhiệt độ thử,0C): R200=882Mpa, R300=686Mpa R400=441Mpa, R550=107Mpa Tính công nghệ: Tính hàn:không dùng cho kết cấu hàn Tính gi công cắt khi HB 229:Kv h.k.c=0,25 Nhạy cảm với đốm trắng: Không Khuynh hướng dòn ram: Không Tính đúc nhiệt độ bắt đầu kết tinh,0C:1350-1370,co dài 2,6-2,7% Công dụng:làm thân (vỏ) máy nghiền bi và máy nghiền xoáy,hàm (má) và thân máy nghiền,răng thành trước của gàu máy xúc,máy đào,ghi đường sắt và các chi tiết chịu tải nặng,làm việc dước tác dụng của tải trọng tĩnh và động cao và vì thế cần tính chống mài mòn,bi nghiền clanhke. +Theo tiêu chuẩn Mỹ: 5 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Điều kiện kĩ thuật của đúc thép Hadfield của Mỹ hợp kim hóa bằng mangan có tổ chức là austenit được quy định theo tiêu chuẩn ASTM A128-90.Có các mác Grade A,Grade B-1,Grade B-2,Grade B-3,Grade B-4,Grade C,Grade D,Grade E-1,Grade Grade E-2,Grade F.Thành phần hóa học của các mác này được trình bày ở bảng 4.24. Thành phần hóa học(%) của các mác thép Hadfield của Mỹ theo ASTM 128-90: Grade C Mn Cr Mo Ni Si,max P,max A 1,05-1,35 11,0Min - - - 1,00 0,07 B-1 0,90-1,05 11,5-14,0 - - - 1,00 0,07 B-2 1,05-1,20 11,5-14,0 - - - 1,00 0,07 B-3 1,12-1,28 11,5-14,0 - - - 1,00 0,07 B-4 1,20-1,35 11,5-14,0 - - - 1,00 0,07 C 1,05-1,35 11,5-14,0 1,5-2,5 - - 1,00 0,07 D 0,70-1,30 11,5-14,0 - - 3,0-4,0 1,00 0,07 E-1 0,70-1,30 11,5-14,0 - 0,9-1,2 - 1,00 0,07 E-2 1,05-1,45 11,5-14,0 - 1,8-2,1 - 1,00 0,07 F 1,05-1,35 6,0-8,0 - 0,9-1,2 - 1,00 0,07 +Theo tiêu chuẩn Nhật: 6 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà JIS G5131-91 quy định điều kiện kĩ thuật cho các mác thép Hadfield gồm năm mác: SCMnH1 SCMnH2 SCMnH11 SCMnH21 SCMnH3 Thành phần hóa học (%) của các mác thép Hadfield của Nhật theo JIS G5131-91: Mác thép C Mn P,max S,max Si,max Cr V SCMnH1 0,9-1,3 11,0-14,0 0,10 0,05 - - - SCMnH2 0,9-1,3 11,0-14,0 0,07 0,04 0,8 - - SCMnH3 0,9-1,3 11,0-14,0 0,05 0,035 0,3-0,8 - - SCMnH11 0,9-1,3 11,0-14,0 0,07 0,04 0,8 1,5-2,5 SCMnH21 1,00-1,35 11,0-14,0 0,07 0,04 0,8 2,0-3,0 0,4-0,7 Theo JIS G5131-91 công dụng của các mác như sau: SCMnH1:thông dụng(thông thường) SCMnH2:thông dụng(cao cấp,không từ tính) SCMnH3:ghi dường sắt SCMnH11:cần giới hạn chảy và chịu mài mòn cao ( búa, má nghiền…) SCMnH21:xích xe ủi. c.Một số đặc điểm và yêu cầu của hợp kim đúc: 7 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Nhiệt độ nóng chảy:13500-13700 -Đây là mác thép thuộc nhóm thép và hợp kim đặc biệt,là thép Mangan cao hay còn gọi là thép Hadfield -Tổ chức tế vi : ôstenit, độ cứng thấp, 200HB -Cơ chế hóa bền : khi làm việc bị ma sát dưới áp lực lớn và chịu tải trọng va đập, lớp bề mặt thép bị biến dạng dẻo, xảy ra hai quá trình sau : + Hóa bền biến cứng do biến dạng nguội +Chuyển biến máctenxit , do ôstenit chứa C cao nên mactenxit biến dạng có độ cứng rất cao, 600HB, trong khi lõi thì vẫn có độ dẻo dai cao. Khi làm việc, lớp bề mặt biến cứng bị mài mòn và liên tục được tạo thành dưới tác động của tải trọng, vì vậy, nó tốt hơn là hóa nhiệt luyện. -Độ co dài lớn (2,5-2,8%) do đó cần lượng bù co ở mẫu nhiều hơn thép thường. Đặc biệt sau khi đúc phải nhiệt luyện để tạo tổ chức hoàn toàn ôstenit và sản phẩm sau khi đúc không thể gia công được do đó đỏi hỏi phải đúc chính xác. 4.Đề xuất phương án thay đổi kết cấu vật đúc: -Để đảm bảo độ bền cho ụ cát khi làm khuôn ta phải thay đổi kích thước chiều rộng của các khe của tấm ghi -Công dụng của tấm ghi là để cản không cho bi trong máy nghiền chạy qua. -Có hai loại bi là bi hình cầu và bi hình trụ,bi cầu có đường kính từ 60-150 mm , bi hình trụ có đường kính đáy là 20-30 mm và chiều cao khoảng 30-50 mm -Đề phòng cho việc bi bị mòn trong quá trình sử dụng ta chọn chiều rộng của các khe hở của tấm ghi thay đổi từ 12,5 sang 15mm. II.LỰA CHỌN PHƯƠNG PHÁP ĐÚC: 8 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Sản lượng đúc:200 cái -Yêu cầu về độ chính xác cao do không thể gia công được,chất lượng bề mặt không yêu cầu cao,chất lượng vật đúc cao -Có hình dạng phức tạp nên không thể đúc trong khuôn kim loại được vì không thể lấy sản phẩm được,chiều dày vật đúc khá lớn,kích thước tương đối lớn,khối lượng vật đúc 245 (kg) -Hợp kim đúc: thép Mangan cao 110Mn13 Do các đặc điểm trên ta lựa chọn phương pháp đúc trong khuôn cát nước thủy tinh, làm khuôn tay,dùng mẫu bổ đôi,mặt phân khuôn trùng với mặt phân mẫu,mẩu gỗ. *Ưu và nhược điểm cơ bản đối với vật đúc đang thiết kế của hỗn hợp làm khuôn bằng cát nước thủy tinh là : -Ưu điểm:Hỗn hợp làm khuôn có độ bền vững cao giúp cho các ụ cát được đảm bảo -Nhược điểm:Nhược điểm chính là khó phá dỡ khuôn -Khắc phục:Sử dụng hỗn hợp chất phụ gia vô cơ hoặc hữu cơ để dễ phá khuôn. (Sách Vật liệu làm khuôn-Đinh Quảng Năng) +Chất phụ gia vô cơ bao gồm:bột macsalit,bột đá,sét chịu lửa,xỉ luyện kim,corun,cromit.Các chất phụ gia vô cơ có tác dụng đẩy điểm biến mềm của màng chất dính về phía nhiệt độ cao làm không xuất hiện độ bền cực đại lần đầu hoặc làm giảm độ bền cực đại lần hai +Chất phụ gia hữu cơ gồm có bột than đá mùn cưa,bột ngũ cốc dầu mazut,pek,nhựa polime.Các chất phụ gia hữu cơ có tác dụng tạo ra lỗ trống không liên tục của màng chất dính do nó bị cháy sau khi đúc rót ,làm giảm độ bền của màng chất dính. *Hỗn hợp cát áo chống cháy dính cát nhiệt hóa : 9 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Khi đúc thép hadfield chứa 13% Mn sẽ xảy ra sự tương tác giữa ôxit trên bề mặt kim loại lỏng (kết quả của sự oxy hóa các nguyên tố trong kim loại lỏng).Ở đây là SiO2 mang tính axit trong hỗn hợp làm khuôn và MnO mang tính bazơ tạo thành các hợp chất có nhiệt độ nóng chảy thấp bám lên bề mặt vật đúc với phản ứng: 2MnO+SiO2  2MnO.SiO2(Tnc=1322oC) MnO+SiO2 MnO.SiO2(Tnc=1215oC) MnO+SiO2 3MnO.SiO2(Tnc=1200oC) -Khắc phục:Sử dụng cát áo là cát Mannhêzit hoặc Crôm-mannhêzit và có trộn thêm phoi gang. III.PHƯƠNG ÁN BỐ TRÍ VẬT ĐÚC TRONG KHUÔN: 10 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Bố trí vật đúc trong khuôn đòi hỏi sao cho có thể dễ lấy sản phẩm sau đúc ,dễ dàng cho quá trình làm khuôn,tiết kiệm chi phí,quan trọng hơn hết là phải đảm bảo chất lượng vật đúc tránh các khuyết tật.Bố trí vật đúc trong khuôn đòi hỏi tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:  Bề mặt nào quan trọng hơn nên đặt phía dưới của khuôn  Phần lớn khối lượng nằm ở hòm khuôn dưới  Nếu có ụ cát thì nên đặt ở hòm khuôn dưới và phải đảm bảo ụ cát được bền vững.  Tạo mọi điều kiện để các khuyết tật nằm ở những phần có thể cắt bỏ đi được  Vị trí vật đúc phải đảm bảo ít tốn kém nhất về vật liệu, về nguyên công về mẫu và hòm khuôn,ruột…  Vị trí trong khuôn rót phải bố trí sao cho dễ đặt ruột và đảm bảo sao cho ruột chắc chắn trong suốt quá trình đúc  Ngoài ra còn một số nguyên tắc khác. 1.Các phương án bố trí vật đúc trong khuôn: 11 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Có 4 phương án bố trí vật đúc trong khuôn như sau: -Phương án 1:Vật đúc lật lên Ưu điểm:Không có ưu điểm đáng kể Nhược điểm:Phần lớn khối lượng nằm hòm khuôn trên,ụ cát nằm ở cả hai hòm khuôn,phải đặt ruột ngoài hoặc gia công lỗ. -Phương án 2:Vật đúc úp xuống 12 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Ưu điểm: Phần lớn khối lượng nằm hòm khuôn dưới tốt hơn so với phương án 1 Nhược điểm: Ụ cát nằm ở cả hai hòm khuôn, phải đặt ruột ngoài hoặc gia công lỗ. 13 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Phương án 3:Phần đa số vật đúc nằm hòm khuôn dưới +Ưu điểm :Làm khuôn đơn giản hơn,ụ cát nằm ở hòm khuôn dưới,phần lớn vật đúc nằm ở hòm khuôn dưới. +Nhược điểm:phải tạo biên dạng vật đúc nhỏ(tuy nhiên không đáng kể), phải đặt ruột ngoài hoặc gia công lỗ. *Ta tạo biên dạng nhỏ của vật đúc ở hòm khuôn trên bằng cách lấy tấm gỗ tạo biên dạng giống hình dạng của vật đúc ở hòm khuôn trên. 14 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà -Phương án 4:Làm khuôn bằng hòm khuôn chồng với 3 hòm khuôn Ưu điểm :Không đặt ruột ngoài hay gia công lỗ Nhược điểm:Làm khuôn khá phức tạp,thiết kế và chế tạo thêm hòm khuôn phức tạp,hiệu suất làm khuôn thấp,công nhân làm khuôn mệt nhọc. Sau khi so sánh tất cả ưu nhược điểm của 4 phương án ta thấy phương án 2 và 3 là có lợi nhất.Phương án 3 có phần lớn vật đúc và ụ cát nằm ở hòm khuôn dưới nhưng do ụ cát có kích thước quá nhỏ nên để đảm bảo độ bền vững của ụ cát nên ta chọn phương án 2. 15 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà 2.Các phương án để tạo biên dạng lỗ ở vật đúc: Với phương án mặt phân khuôn 1,2 và 3 ta phải tạo 2 lỗ cho chi tiết bằng một trong hai cách sau: -Cách 1: Dùng ruột ngoài đặt bên cạnh để tạo lỗ -Cách 2:Dùng mũi khoan kim cương hoặc ceramic 16 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà Mũi khoan kim cương (hay gọi tắt là PCD) được làm từ loại vật liệu có sẵn nhưng đắt nhất trên thị trường. Mũi khoan kim cương không hoạt động giống bất kì loại nào khác. Nó nghiền nhỏ các tinh thể vật chất khác thay vì cắt vào bề mặt chúng. PCD thường được dùng để khoan những bề mặt cực kì cứng bao gồm đá granit, sứ, đá cẩm thạch, thủy tinh và kim loại nặng,các hợp kim đặc biệt Mũi khoan này có giá từ khoản 4 đến 15 đô la Mỹ tùy thuộc vào các yều tố như:số lượng đặt mua,nhà sản xuất đặc biệt là kích thước và vật liệu phủ lên.Các công ty cung cấp mặt hàng này hiện nay là chủ yếu là các doanh nghiệp Trung Quốc và Châu Âu Ta lựa chọn phương án đặt ruột ngoài để tiết kiệm chi phí sản xuất 3.Độ bền vững của ụ cát trong khuôn theo phương án làm khuôn đã chọn: -Với phương án làm khuôn đã chọn ta có: 72 +Chiều cao ụ cát ở trên và ở dưới là như nhau: Hụ= 2 =36(mm) +Chiều rộng ụ cát nhỏ hơn chiều dài ụ cát nên ta lấy chiều rộng ụ cát để tính toán.Chiều rộng ụ cát: Dụ=15(mm) Hụ => D ụ =2,4 -Theo sách Thiết kế đúc-Nguyễn Xuân Bông trang 68 ta có: Trường hợp khuôn cát sét theo kinh nghiệm thì tỉ số Hụ Dụ ở hòm khuôn dưới phải nhỏ hơn 1 và hòm khuôn trên phải nhỏ hơn 0,3. Theo trường hợp khuôn cát nước thủy tinh có độ bền gấp 8 đến 10 lần khuôn cát sét do đó tỉ số Hụ D ụ cho hòm khuôn dưới là từ 8-10 và hòm khuôn trên là 2,4-3. Vậy với trường hợp này ụ cát đủ bền vững trong suốt quá trình làm khuôn và rót khuôn. 17 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà IV.SỐ LƯỢNG VẬT ĐÚC TRONG KHUÔN THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG RÓT ĐẬU NGÓT VẬT LÀM NGUỘI,THUYẾT TRÌNH CƠ BẢN VỀ CÁCH LÀM KHUÔN: 1.SỐ LƯỢNG VẬT ĐÚC TRONG KHUÔN: Do vật đúc có kích thước trung bình và khối lượng khá lớn nên ta chỉ bố trí 1 vật đúc trên 1 hòm khuôn. 18 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà 2.THIẾT KẾ SƠ BỘ HỆ THỐNG RÓT,ĐẪU NGÓT: -Do hợp kim đúc 110Mn13 có độ co dài lớn nên ta phải bố trí hai đậu ngót -Một đậu ngót đặt tại nút nhiệt để vô hiệu hóa nút nhiệt , một vật làm nguội vô hiệu hóa nút nhiệt phải đảm bảo cho việc đông đặc có hướng,rót trực tiếp vào nút nhiệt trái. 3. THUYẾT TRÌNH CƠ BẢN VỀ CÁC BƯỚC LÀM KHUÔN: B1:Lấy phần mẫu làm hòm khuôn dưới đặt lên tấm gỗ đặt hòm khuôn dưới lên cho cát vào làm khuôn,làm hòm khuôn dưới B2:Lật hòm khuôn dưới lên lấy mẫu tạo rãnh dẫn B3:Làm hòm khuôn trên tương tư như làm hòm khuôn dưới,nhưng phải tạo hệ thống rót, rãnh lọc xỉ và cốc rót,đậu ngót. B4:Đặt ruột vào hòm khuôn dưới đặt hòm khuôn trên lên hòm khuôn dưới. Ngoài ra còn các thao tác khác trong quá trình làm khuôn. 19 Nguyễn Đức Trường Sơn-V1203164 GVHD:TS Nguyễn Ngọc Hà V.TÍNH TOÁN LƯỢNG DƯ CHO VẬT ĐÚC: 1.Cấp chính xác của vật đúc , sai lệch kích thước và sai lệch khối lượng của vật đúc : a.Cấp chính xác : -Cấp chính xác bằng III do sản xuất đơn chiếc ,làm khuôn bằng tay với mẫu gỗ. b.Sai lệch khối lượng vật đúc: -Tra bảng 14 sách Thiết kế đúc-Nguyễn Xuân Bông cho vật đúc bằng thép(theo OCT 1855-55 và OCT 2009-55) có khối lượng 100-1000 (kg) và cấp chính xác là III ta có: +Khối lượng danh nghĩa của vật đúc là 245 (kg) +Sai lệch khối lượng của vật đúc là (±) 10% , tức là (±) 24,5 (kg) c.Sai lệch kích thước vật đúc: -Tra bảng 15 Sai lệch cho phép về kích thước vật đúc bng82 gang xám theo TCVN 385-70 và bằng thép sách Thiết kế đúc-Nguyễn Xuân Bông cho vật đúc có cấp chính xác bằng III và kích thước choáng chỗ lớn nhất nằm trong khoản 500-1250 và kích thước danh nghĩa nằm từ 260 đến 800,sai lệch về kích thước là (±) 3,5(mm) 2.Lượng dư gia công: vật đúc không gia công nên không có không có lượng dư gia công 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145