Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thiết kế giáo án điện tử thiên văn học sử dụng active presenter...

Tài liệu Thiết kế giáo án điện tử thiên văn học sử dụng active presenter

.PDF
57
216
132

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƢ PHẠM BỘ MÔN SƢ PHẠM VẬT LÝ THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ THIÊN VĂN HỌC SỬ DỤNG ACTIVE PRESENTER Luận văn tốt nghiệp Ngành: SƢ PHẠM VẬT LÍ GV hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện: Vƣơng Tấn Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Nhi MSSV: 1117525 Lớp: TL1102A1 Khóa: 37 Cần Thơ, năm 2015 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Mọi tham khảo, trích dẫn đều đƣợc chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn Cần Thơ, ngày 27 tháng 04 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhi GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ T hiên Văn học Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi Mục Lục PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................................1 1.1 Cơ sở lí luận ............................................................................................................. 1 1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................................... 1 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 2 3. HẠN CHẾ TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 2 4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU................................................. 2 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2 4.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ........................................................................................... 3 5. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI....................................................................... 3 PHẦN NỘI DUNG .............................................................................................................. 4 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ....................................................... 4 1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ .......................................................................... 4 1.1. Khái niệm về giáo án điện tử ................................................................................... 4 1.2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử ............................................................................ 5 1.2.1. Xác định mục tiêu bài học ................................................................................................ 5 1.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài học. .......................................................................................................................................................... 6 1.2.3. Multimedia hóa kiến thức ................................................................................................ 7 1.2.4. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu ........................................................................................ 8 1.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể ................................................................................. 8 1.2.6. Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện ..................................................... 9 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ .................................................... 9 2.1. Mục đích chính của việc xây dựng bài giảng điện tử .............................................. 9 2.2. Kỹ năng trình bày ..................................................................................................... 9 2.3. Kỹ năng giảng bài ....................................................................................................9 2.4. Đáp ứng tiêu chí tự học .......................................................................................... 10 GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học i Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 2.5. Kỹ năng Multimedia .............................................................................................. 10 2.6. Soạn câu hỏi ........................................................................................................... 10 2.7. Nguồn tƣ liệu.......................................................................................................... 10 2.8. Từ khóa .................................................................................................................. 10 CHƢƠNG II : THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNGACTIVE PRESENTER .... 11 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 11 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DÙNG ACTIVE PRESENTER 12 3. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG ACTIVE PRESENTER ..................................................... 13 3.1. Cài đặt Active Presenter ......................................................................................... 13 3.2. Giới thiệu vào phần mềm ....................................................................................... 13 3.3. Sử dụng phần mềm Active Presenter ..................................................................... 16 3.3.1 Tạo bài giảng mới với trang trống ............................................................................... 16 3.3.2: Chèn văn bản ...................................................................................................................... 20 3.3.3 Chèn hình ảnh ....................................................................................................................... 22 3.3.4 Chèn Video: ........................................................................................................................... 23 3.3.5 Tạo câu hỏi, bài tập: ........................................................................................................... 25 3.3.6 Chèn PowerPoint vào bài giảng: .................................................................................. 28 3.4. Đóng gói và xuất bài giảng ................................................................................................ 29 CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG THIẾT KẾ MỘT SỐ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VỀ THIÊN VĂN HỌC- CHIÊM TINH ................................................................................................ 31 1. SỰ TIẾN HÓA CỦA CÁC NGÔI SAO ........................................................................ 31 1.1.GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 31 1.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG ......................................................... 31 1.3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ........................................................................................ 32 2. MẶT TRĂNG VÀ CÁC HIỆN TƢỢNG TỰ NHIÊN .................................................. 37 2.1.GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 37 2.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG ......................................................... 37 2.3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ........................................................................................ 38 3. CHIÊM TINH HỌC ....................................................................................................... 42 3.1.GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ ............................................................................................... 42 3.2. MỤC TIÊU, YÊU CẦU CỦA BÀI GIẢNG ......................................................... 42 GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học ii Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 3.3. THIẾT KẾ BÀI GIẢNG......................................................................................... 43 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 51 1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................... 51 2. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................... 51 3. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƢƠNG LAI .................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................52 GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học iii Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận Đổi mới phƣơng pháp dạy học đang là vấn đề hết sức cấp bách hiện nay, nền kinh tế tri thức đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con ngƣời năng động sáng tạo, có khả năng tự học tự đánh giá, biết cách cộng tác với mọi ngƣời để phát triển cá nhân hòa hợp với sự phát triển của cộng đồng. Do đó từ chỗ áp dụng các phƣơng pháp dạy học mà ngƣời thầy đóng vai trò trung tâm, thì chúng ta phải chuyển sang hƣớng dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của ngƣời học. Tốc độ phát triển nhƣ vũ bão của công nghệ thông tin (CNTT) làm cho việc luân chuyển thông tin trở nên cực kỳ nhanh chóng và vai trò của thông tin ngày càng trở nên quan trọng. Những khả năng mới và ƣu việt này của CNTT đã thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học tập, cách tƣ duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con ngƣời. Chính do tốc độ tăng trƣởng và đặc điểm của CNTT mà đã có tác động to lớn và toàn diện đến xã hội loài ngoài, và hiển nhiên cũng đã tác động trực tiếp đến giáo dục. Trong giáo dục đào tạo CNTT góp phần hiện đại hóa phƣơng tiện, thiết bị dạy học, làm xuất hiện nhiều phƣơng thức, hình thức tổ chức dạy học mới; trong đó cả giáo viên và học sinh đều sử dụng CNTT trong hoạt động dạy và học. Trong thời đại ngày nay CNTT là giải pháp quan trọng cần triệt để khai thác khi dạy và học, không thể dạy học theo một lối mòn cũ kỷ mà cần phải đổi mới phƣơng pháp dạy học (PPDH) theo hƣớng ứng dụng CNTT. Mục tiêu mà ngành giáo dục cần phải hƣớng đến đó là chuỗi phát triển từ nền tảng cơ bản nhất là tạo các giáo án điện tử (GAĐT), phát triển đồng bộ để đạt đến ngƣỡng của một trƣờng học điện tử, tạo tiền đề vững chắc để xây dựng nên một nền giáo dục điện tử tại Việt Nam. Ứng dụng CNTT vào dạy học có nghĩa là việc đầu tiên mà ngƣời giáo viên phải thực hiện là có GAĐT. GAĐT cần phải đƣợc hiểu thống nhất nhƣ là một PPDH trong đó giáo viên khai thác tiện ích của CNTT để thiết kế các nội dung học tập nhằm giúp học sinh không chỉ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng phát triển tƣ duy, nhận thức mà còn phát triển cả kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng giao tiếp… 1.2 Cơ sở thực tiễn Trong những năm trở lại đây, phong trào thi đua soạn GAĐT nhằm đổi mới PPDH đã đƣợc nhiều giáo viên hƣởng ứng tích cực. Đây đƣợc coi là con đƣờng ngắn nhất để đi đến đích của chất lƣợng dạy học trong nhà trƣờng. Tuy nhiên việc lựa chọn những phần GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 1 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi mềm (PM) hỗ trợ nào để soạn GAĐT lại là vấn đề đáng quan tâm hơn cả khi mà có quá nhiều loại PM hỗ trợ cho việc dạy học và soạn GAĐT. Mặt khác hiện nay đa số giáo viên đều đã quá quen sử dụng Powerpoint để soạn GAĐT, PM này chỉ có ƣu điểm về mặt trình diễn chứ chƣa thể khai thác hết các tiềm năng sẵn có của CNTT. Đặc biệt hơn là giáo viên còn quá lệ thuộc vào tiết dạy khi sử dụng Powewpoint để soạn GAĐT, điều tối kỵ hơn nữa là trong tiết dạy còn quá lạm dụng vào các hiệu ứng bay nhảy và màu sắc sặc sở khi trình diễn bằng Powerpoint. Đối với tôi, bản thân là một sinh viên sƣ phạm thì tôi thấy đây là một công việc hết sức thiết thực của ngƣời giáo viên, đó là hành trang là cơ sở vững chắc để tôi bƣớc vào sự nghiệp giảng dạy sau này. Và đây cũng chính là động lực để tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu “ Thiết kế giáo án điện tử môn Thiên Văn Học- Chiêm Tinh ứng dụng phần mền Active Presenter” với mong muốn đề tài này sẽ góp phần thiết thực vào việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thiên văn học là một môn khoa học,phục vụ trực tiếp không chỉ nhận thức mà còn công nghệ, dịch vụ mỗi ngày. Nghiên cứu thiên văn không phải là nghiên cứu về những điều "thú vị" ở "trên trời" mà chính là phục vụ cuộc sống và trí tuệ mỗi ngày . Sử dụng phần mềm Active Presenter để thiết kế giáo án điện tử đƣợc xây dựng theo nội dung Thiên Văn Học- Chiêm Tinh, nhằm góp một phần nhỏ trong công cuộc đổi mới phƣơng pháp dạy học ở nƣớc ta hiện nay. 3. HẠN CHẾ TỒN TẠI CỦA ĐỀ TÀI Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn, trong quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn, vƣớng mắc nên việc thiết kế giáo án điện tử đƣa vào luận văn còn hạn chế. Hình ảnh minh họa, flash nhúng vào bài giảng chƣa phong phú, đa dạng. Mặc khác, việc nghiên cứu và tìm hiểu các phần mềm hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử còn hạn chế nên việc hoàn thành luận văn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu sót. 4. PHƢƠNG PHÁP VÀ PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu - Tìm hiểu chung các phần mềm xây dựng giáo án điện tử thông qua sách, giáo trình, Internet và thông qua các thầy cô, bạn bè. - Tìm hiểu phần mềm Active Presenter - Nghiên cứu sách Thiên Văn- Sự Tiến Hóa Của Các Ngôi Sao - Tiến hành thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm ActivePresenter GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 2 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 4.2. Phƣơng tiện nghiên cứu - Máy vi tínhvà phần mềm Active Presenter. - Tài liệu thiên văn học về Sự tiến hóa của các ngôi sao, Mặt trăng và các hiện tƣợng tự nhiên, Chiêm Tinh Học- 12 cung hoàng đạo. - Một số phần mềm hỗ trợ thực hiện đề tài: Snagit 10, Youcam.[1] 5. CÁC GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI - Nhận đề tài từ GVHD. - Nghiên cứu các tài liệu có liên quan và khai thác các nguồn tài nguyên có trên Internet. - Lập đề cƣơng chi tiết. - Tiến hành viết lý thuyết nộp GVHD chỉnh sửa, bổ sung. - Thiết kế giáo án điện tử sử dụng phần mềm Active Presenter. - Hoàn thành luận văn. - Bảo vệ luận văn tốt nghiệp. * Các chữ viết tắt trong đề tài: Học sinh: HS Thí nghiệm: TN Giáo án điện tử: GAĐT Phần mềm: PM Giáo viên: GV Giáo dục: GD Sách giáo khoa: SGK Phƣơng pháp: PP Trung học phổ thông: THPT Sách giáo viên: SGV Công nghệ thông tin: CNTT Phƣơng pháp dạy học: PPDH Dạy học: DH Vật lí: VL Học tập: HT Trung học cơ sở: THCS GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 3 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ 1. KHÁI QUÁT VỀ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ Trong thời gian gần đây, giáo án điện tử đƣợc sử dụng tƣơng đối phổ biến ở nhiều bộ môn. Giáo án điện tử có thể thiết kế với bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào tùy theo trình độ có đƣợc về công nghệ thông tin của ngƣời viết hoặc dựa vào các phần mềm trình diễn có sẵn nhƣ Frontpage, Publisher, PowerPoint, Lecture Maker, Active Presenter… Trong đó thiết kế bài giảng với phần mềm Active Presenter là tiện ích và dễ sử dụng nhất đối với đa số các giáo viên ở nƣớc ta hiện nay. 1.1. Khái niệm về giáo án điện tử Giáo án điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ kế hoạch dạy học đều thực hiện thông qua môi trƣờng multimedia do máy tính tạo ra. Multimedia đƣợc hiểu là đa phƣơng tiện, đa môi trƣờng và đa truyền thông. Trong môi trƣờng multimedia, thông tin đƣợc truyền dƣới dạng: văn bản (text), đồ họa (graphics), ảnh động (animation), ảnh tĩnh (image), âm thanh (audio) và phim video (video clip). Đặc trƣng cơ bản nhất của giáo án điện tử là toàn bộ kiến thức bài học, mọi hoạt động điều khiển của giáo viên đều đƣợc multimedia hóa. Cần phân biệt khái niệm sách giáo khoa điện tử, giáo trình điện tử, giáo án điện tử và bài giảng điện tử. Sách giáo khoa hay giáo trình điện tử là tài liệu giáo khoa, mà trong đó kiến thức đƣợc trình bày với nhiều kênh thông tin khác nhau nhƣ bản đồ, đồ họa, hình ảnh động, hình ảnh tĩnh, âm thanh,… Đặc điểm quan trọng của sách giáo khoa điện tử là kiến thức đƣợc khai thác theo nhiều phƣơng án khác nhau: trọng tâm, đơn giản hoặc chi tiết… thuận tiện cho ngƣời học tra cứu và tìm kiếm thông tin nhanh. Ngày nay sách giáo khoa điện tử còn cho phép kết nối cập nhật thêm các thông tin mới từ các trang Web mà địa chỉ đã có sẵn trong sách giáo khoa điện tử. Giáo án điện tử là bản thiết kế toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã đƣợc multimedia hóa một cách chi tiết, có cấu trúc chặt chẽ và logic đƣợc quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy đƣợc thể hiện bằng vật chất trƣớc khi bài dạy đƣợc tiến hành. Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài giảng điện tử là cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể để có đƣợc bài giảng điện tử. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 4 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 1.2. Quy trình thiết kế giáo án điện tử Giáo án điện tử có thể đƣợc xây dựng theo quy trình gồm 6 bƣớc: - Xác định mục tiêu bài học. - Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm. - Multimedia hóa từng đơn vị kiến thức. - Xây dựng thƣ viện tƣ liệu. - Lựa chọn ngôn ngữ hoặc phần mềm dễ trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể. - Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện. 1.2.1. Xác định mục tiêu bài học Mục tiêu là cái đích cần phải đạt đƣợc sau mỗi bài học, do chính giáo viên đề ra để định hƣớng hoạt động dạy học. Mục tiêu giống mục đích ở chỗ đều là cái đề ra nhằm đạt đến, nhƣng chúng khác nhau cơ bản: - Mục đích (aim) là mục tiêu khái quát, dài hạn. Ví dụ: mục đích của chƣơng trình trung học phổ thông. - Mục tiêu (objective) là mục đích ngắn hạn, cụ thể. Ví dụ: mục tiêu của một bài dạy học. Nhƣ vậy, mục đích quy định mục tiêu. Mục đích chung của chƣơng trình quy định mục tiêu cụ thể của các chƣơng, các bài cụ thể ở lớp. Xác định mục tiêu đúng, cụ thể mới có căn cứ để tổ chức hoạt động dạy học khoa học và đánh giá khách quan, lƣợng hóa kết quả dạy học. Trong dạy học, hƣớng tập trung vào học sinh, thông thƣờng mục tiêu phải chỉ rõ học xong bài, học sinh đạt đƣợc cái gì. Ở đây là mục tiêu học tập (Learning objectives) chứ không phải mục tiêu dạy học (Teaching objectives). Mỗi mục tiêu cụ thể nên diễn đạt bằng một động từ để xác định rõ mức độ học sinh cần đạt đƣợc bằng hành động, tránh viết chung chung nhƣ “nắm đƣợc”, “hiểu đƣợc”… Để viết mục tiêu cụ thể nên dùng các động từ nhƣ: phân tích, so sánh, liên hệ, tổng hợp, chứng minh, đo đạc, tính toán, quan sát, lập đƣợc, vẽ đƣợc, thu thập, áp dụng,… Mục tiêu đƣợc đề ra nhằm vào việc đảm bảo thực hiện nhiệm vụ. Liên quan đến 3 nhiệm vụ cơ bản của lý luận dạy học, bài học thƣờng có các mục tiêu và kiến thức, kỹ năng, thái độ. Theo Bloom, nhóm mục tiêu nhận thức có 6 nhóm từ thấp đến cao: GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 5 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi - Biết: nhận biết, ghi nhớ, tái hiện, định nghĩa khái niệm. - Hiểu: thông báo, thuyết minh, tóm tắt, thông tin, giải thích, suy rộng. - Vận dụng: vận dụng kiến thức vào tình huống mới. - Phân tích: nhận biết các bộ phận của một tổng thể, so sánh, phân tích, đối chiếu, phân loại. - Tổng hợp: tập trung các bộ phận thành một thể thống nhất, lập kế hoạch, dự đoán. - Đánh giá: khả năng đƣa ra ý kiến một vấn đề. 1.2.2. Lựa chọn kiến thức cơ bản của bài dạy, xác định đúng những nội dung trọng tâm, trọng điểm của bài, cấu trúc các kiến thức cơ bản theo ý định bài học Những nội dung đƣa vào chƣơng trình và sách giáo khoa phổ thông đƣợc chọn lọc từ khối lƣợng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, sắp xếp theo logic khoa học và logic sƣ phạm, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính giáo dục, tính phổ thông của chƣơng trình. Tuy nhiên trong thực tế quá trình dạy học, đã có nhiều mâu thuẫn xuất hiện giữa: - Khối lƣợng tri thức phong phú và thời gian tiết lên lớp có hạn (45 phút) với nhiều nhiệm vụ đa dạng. - Yêu cầu đảm bảo tính khoa học và đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. - Yêu cầu đảm bảo sự lĩnh hội kiến thức vững chắc với sự phát triển những năng lực nhận thức của học sinh. Nhiều giáo viên đã rơi vào hai cực của việc dạy học: một số tham lam ôm đồm kiến thức, làm cho tiết học nặng nề đối với học sinh, ngƣợc lại một số khác rơi vào cực kia quá “tóm lƣợc” sách giáo khoa, không đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh. Kiến thức cơ bản là những kiến thức chƣa vạch ra đƣợc bản chất của sự vật hiện tƣợng. Chọn đúng các kiến thức cơ bản của một bài dạy học là một công việc khó, phức tạp. Để chọn đúng kiến thức cơ bản của một bài dạy học, cần phải quan tâm đến các điểm sau: - Nắm vững đối tƣợng và nhiệm vụ nghiên cứu của bộ môn. Do tính tổng hợp cao của khoa học bộ môn mà nội dung tri thức liên quan đến hàng loạt ngành khoa học khác. - Bám sát vào chƣơng trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì sách giáo khoa là tài liệu dạy học và học tập chủ yếu; chƣơng trình pháp lệnh cần phải tuân theo. Căn cứ vào đó để lựa chọn kiến thức cơ bản là nhằm đảm bảo tính thống nhất của nội dung dạy học trong toàn quốc. Mặt khác, các kiến thức trong sách GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 6 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi giáo khoa đã đƣợc quy định để dạy cho học sinh. Do đó, chọn kiến thức cơ bản là kiến thức ở trong đó chứ không phải là ở tài liệu nào khác. Nắm vững chƣơng trình và sách giáo khoa, ngoài nắm vững nội dung từng chƣơng, từng bài, giáo viên cần có cái nhìn tổng quát chung toàn bộ chƣơng trình và mối liên hệ “ móc xích” giữa chúng để thấy tất cả các mối liên quan và sự kế tiếp. Do đó mới xác định đƣợc đúng đắn những vấn đề, khái niệm… cần giảng kỹ, cần đi sâu, cần bổ sung vào và giảm bớt đi đƣợc mà không có hại đến toàn bộ hệ thống kiến thức, trên cơ sở đó chọn lọc các kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, để xác định đúng kiến thức cơ bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu, sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần dạy học và tạo khả năng chọn đúng kiến thức cơ bản. Đồng thời “ muốn chọn lọc cái không nhiều, cái quan trọng thƣờng phải học tập rất nhiều (hầu nhƣ tất cả mọi thứ) và không phải chỉ học tập mà còn phải hiểu biết khá sâu sắc nữa”. Điều đáng chú ý là khi nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, giáo viên không chỉ dừng lại ở nội dung bài khóa mà phải nghiên cứu các bảng số liệu thống kê, tranh ảnh, câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa với tƣ cách là một thành phần của nội dung bài giảng. Phải hết sức quan tâm đến trình độ học sinh (tức là chú ý đến đối tƣợng dạy học). Cần phải biết học sinh đã nắm vững cái gì, dựa vào kiến thức của các em để cân nhắc lựa chọn kiến thức cơ bản của bài giảng, xem kiến thức nào cần bổ sung, cải tạo hoặc cần phát triển, đi sâu hơn. Việc chọn lọc kiến thức cơ bản của bài dạy học có thể gắn kết với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Việc làm này thật sự cần thiết, tuy nhiên không phải ở bài nào cũng có thể áp dụng đƣợc. Cũng cần chú ý cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài học mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng. 1.2.3. Multimedia hóa kiến thức Đây là bƣớc quan trọng nhất cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trƣng cơ bản của bài giảng điện tử để phân biệt với các bài giảng truyền thống hoặc các bài giảng có sự hỗ trợ một phần của máy vi tính. Việc multimedia hóa kiến thức đƣợc thực hiện qua các bƣớc: - Dữ liệu hóa thông tin kiến thức. - Phân loại kiến thức đƣợc khai thác dƣới dạng văn bản, bản đồ, đồ họa, ảnh tĩnh, phim, âm thanh… Kiến thức cho một bài lên lớp thƣờng rất nhiều, hình thức tổ chức hoạt động dạy học rất phong phú và đa dạng. Giáo viên cần chọn một nội dung kiến thức nào GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 7 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi đƣợc trình bày dƣới dạng văn bản, sơ đồ, tranh ảnh, video clip…những hình ảnh, sơ đồ, video clip đó đƣợc trình bày dƣới dạng nguồn tri thức hỗ trợ cho học sinh hoạt động học tập chứ không chỉ minh họa đơn thuần. - Tiến hành sƣu tập hoặc xây dựng mới nguồn tƣ liệu sẽ sử dụng trong bài học. Nguồn tƣ liệu này thƣờng đƣợc lấy từ một phần mềm dạy học nào đó hoặc từ Internet, Encarta…hoặc đƣợc xây dựng mới bằng đồ họa, hoặc ảnh quét, ảnh chụp, quay video, bằng các phần mềm đồ họa chuyên dụng nhƣ Macromedia Flash… - Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong bài học để đặt liên kết. - Xử lý các tƣ liệu thu đƣợc để nâng cao chất lƣợng về hình ảnh, âm thanh. Khi sử dụng các đoạn phim, hình ảnh, âm thanh cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt nội dung, phƣơng pháp, thẩm mỹ và ý đồ sƣ phạm. 1.2.4. Xây dựng các thƣ viện tƣ liệu Sau khi có đƣợc đầy đủ tƣ liệu cần dùng cho bài giảng điện tử, phải tiến hành sắp xếp lại thành thƣ viện tƣ liệu, tức là tạo đƣợc cây thƣ mục hợp lý. Cây thƣ mục hợp lý sẽ tạo điều kiện tìm kiếm thông tin nhanh chóng và giữ đƣợc các liên kết trong bài giảng đến các tập tin âm thanh, video clip khi sao chép bài giảng từ ổ đĩa này sang ổ đĩa khác, từ máy này sang máy khác. 1.2.5. Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể Sau khi đã có các thƣ viện tƣ liệu, giáo viên cần lựa chọn các ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng giáo án điện tử. Trƣớc hết cần chia quá trình dạy học trong giờ lên lớp thành các hoạt động nhận thức cụ thể. Dựa vào các hoạt động đó để định ra các slide (trong PowerPoint) hoặc các trang Frontpage. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang (các slide). Tùy theo nội dung cụ thể mà thông tin trên mỗi trang/slide có thể là văn bản, đồ họa, tranh ảnh, âm thanh, video clip… Văn bản trình bày ngắn gọn cô động, chủ yếu là các tiêu đề và dàn ý cơ bản. Nên dùng một loại font chữ phổ biến, đơn giản, màu chữ đƣợc dùng thống nhất tùy theo mục đích sử dụng của văn bản nhƣ câu hỏi gợi mở, dẫn dắt hoặc giảng giải, giải thích, ghi nhớ, câu trả lời… Khi trình bày nên sử dụng sơ đồ khối để học sinh thấy ngay đƣợc cấu trúc logic của những nội dung trình bày. Đối với mỗi bài dạy nên dùng khung, màu nền (background) thống nhất cho tất cả các trang/slide, hạn chế sử dụng các màu quá chói hoặc quá tƣơng phản nhau. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 8 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi Không nên lạm dụng các hiệu ứng biểu diễn theo kiểu “bay nhảy” thu hút sự tò mò không cần thiết của học sinh, làm phân tán chú ý trong học tập, mà cần chú ý đến làm nổi bật các nội dung trọng tâm, khai thác triệt để các ý tƣởng tiềm ẩn bên trong các đối tƣợng trình diễn thông qua việc nêu vấn đề, hƣớng dẫn, tổ chức hoạt động nhận thức nhằm phát triển tƣ duy của học sinh. Cái quan trọng là đối tƣợng trình diễn không chỉ để thầy tƣơng tác với máy tính mà chính sự hỗ trợ một cách hiệu quả sự tƣơng tác thầy – trò, trò – thầy. Cuối cùng là thực hiện các liên kết (hyperlink) hợp lý, logic giữa các đối tƣợng trong bài giảng. Đây chính là ƣu điểm nổi bật trong bài giảng điện tử nên cần khai thác tối đa khả năng liên kết. Nhờ sự liên kết này mà bài giảng đƣợc tổ chức một cách linh hoạt, thông tin đƣợc truy xuất kịp thời, học sinh dễ tiếp thu. 1.2.6. Chạy thử chƣơng trình, sửa chữa và hoàn thiện Sau khi thiết kế xong phải tiến hành chạy thử chƣơng trình, kiểm tra các sai sót đặc biệt là các liên kết để tiến hành sửa chữa và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần trong khi thiết kế. 2. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ 2.1. Mục đích chính của việc xây dựng bài giảng điện tử Giúp ngƣời học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Đề cao tính tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập. Giúp ngƣời học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc, trên mọi thiết bị. 2.2. Kỹ năng trình bày Màu sắc không lòe loẹt. Không có âm thanh ồn ào. Chữ đủ to, rõ, không quá nhỏ. Không ghi nhiều chữ chi chít. Mỗi slide nên có chủ đề (title). Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. 2.3. Kỹ năng giảng bài Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối. Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích ngƣời học phát biểu. Trƣớc khi giảng bài, cần tìm hiểu đối tƣợng nghe giảng, tâm lý và mong muốn của họ, cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là cái mình có. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 9 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 2.4. Đáp ứng tiêu chí tự học Có nội dung phù hợp. Có tính sƣ phạm. 2.5. Kỹ năng Multimedia Có âm thanh. Có video giáo viên giảng bài. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề đang giảng. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline…(giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 2.6. Soạn câu hỏi Các câu hỏi ở đây không phải để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi đƣợc xây dựng nhằm kích thích tính động não của ngƣời học, thực hiện phƣơng châm lấy ngƣời học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý. 2.7. Nguồn tƣ liệu Có nguồn tƣ liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để ngƣời học tự chủ học thêm. Tuy nhiên cũng tránh việc trích dẫn tràn lan. 2.8. Từ khóa Để gợi ý ngƣời học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ví dụ: làm thế nào để biết cách tách âm thanh ra khỏi đĩa CD, DVD? Mấu chốt nằm ở chỗ từ khóa: Ripper. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 10 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi CHƢƠNG II : THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ SỬ DỤNGACTIVE PRESENTER 1. MỞ ĐẦU Active Presenter là một phần mềm dạng tƣơng tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có câu hỏi tƣơng tác (quiz) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chƣơng trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Active Presenter là phần mềm soạn bài giảng E – Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, ghi lại lời giảng, hình ảnh của giáo viên đang giảng bài, chèn các câu hỏi tƣơng tác, các bảng flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash và có thể đƣa bài giảng lên giảng trực tuyến… Bài giảng trực tuyến E – Learning đƣợc đƣa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Ngoài Active Presenter ra, còn có các phần mềm soạn bài giảng điện tử khác nhƣ: Lecturemaker, Adobe Captivate, Adobe Presenter, Adobe Authoware, Camtasia, Microsoft Producer và LCDS. Điều khẳng định là Active Presenter tạo ra bài giảng điện tử tƣơng thích với chuẩn quốc tế về E – Learning là AICC, SCORM 1.2 and SCORM 2004. Nếu kết hợp với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra môi trƣờng học tập mọi nơi, mọi lúc (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phải có phần mềm Flash player. Vì thế Active Presenter đáp ứng đƣợc các tiêu chí của cục CNTT – Bộ GD & ĐT đặt ra trong việc thiết kế bài giảng. (Vì vậy, họ khuyến khích nên sử dụng). Mọi ngƣời đều có thể tải bản dùng thử 30 ngày tại địa chỉ http://taimienphi.vn/downloadactivepresenter-1751hoặc cũng có thể tìm từ những nguồn cung cấp khác bằng cách sử dụng tìm kiếm Google với từ khóa Active Presenter (có kèm theo key). Tuy nhiên không khuyến khích vì có thể nhiễm vi rút. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 11 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 2. QUY TRÌNH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ DÙNG ACTIVE PRESENTER Công đoạn 1: Thiết kế bài giảng trên Active Presenter. Sử dụng Powerpoint tạo bài trình chiếu và nội dung bài giảng. Có thể dùng các bài giảng Powerpoint đã có sẵn để tiết kiệm thời gian và chỉnh sửa lại cho phù hợp với quan điểm của ngƣời dạy. Công đoạn 2: Biên tập bài giảng sử dụng các công cụ của Active Presenter. Đƣa multimedia vào bài giảng: cụ thể là video, âm thanh, thuyết minh bài giảng; đƣa các file flash; đƣa các câu hỏi tƣơng tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể đƣa file âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Công đoạn 3: Xem lại bài giảng và công bố trên mạng. Có nhiều cách: Xuất ra bằng hình ảnh Xuất ra Video ( AVI, WMV, MPEG4, WebM) Xuất ra Flash video (FLV) Xuất ra Web HTML slide show Xuất ra PDF Document Xuất ra Microsoft Office Xuất ra HTML5 Simulation Xuất ra Flash Simulation Hình 2.1: xuất bài giảng GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 12 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi 3. HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG ACTIVE PRESENTER 3.1. Cài đặt Active Presenter Đầu tiên, cần phải download phần mềm Active Precenter về máy tính, Sau đó bạn tiến hành cài đặt phần mềm vào máy. Sau khi đã hoàn thành việc cài đặt phần mềm vào máy tính, ta bắt tay vào việc sử dụng phần mềm này. Click chuột vào biểu tƣợng của phần mềm để bắt đầu chạy chƣơng trình này. [2] 3.2. Giới thiệu vào phần mềm ActivePresenter 3.9.1 là chƣơng trình thông minh cho phép mô phỏng lại những thao tác của con nhƣời trên máy tính bằng cách ghi lại những thao tác đó rồi mô phỏng và trình diễn dƣới dạng các phần mềm phổ thông nhất hiện nay trên Windows. Mở chƣơng trình Active Presenter nhấp vào biểu tƣợng Hình 2.2: Giao diện của chƣơng trình Active Presenter. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 13 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi + Open: Mở những Project đã thực hiện. + New Capture: Bắt đầu quay mới 1 video. + New Project: Bắt đầu 1 Project mới. • Khi click vào New Capture thì sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Hình 3.3: Cửa sổ New Capture. Name : Đặt tên cho project này. Save in: Chọn nơi lƣu. Capture Profile: có 4 chế độ cho bạn lựa chọn, bạn có thể từ từ nghiên cứu thêm. Mình hay dùng Full Moniton Recording. • Khi click vào Import PowerPoint thì sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Hình 2.4: Cửa sổ của Import PowerPoint. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 14 Luận văn tốt nghiệp SVTH: Nguyễn Thị Tuyết Nhi Name : Đặt tên cho project này. Save in: Chọn nơi lƣu. Import from Presentation: click vào Select để chèn bài ở PowerPoint vào • Khi click vào Image Project thì sẽ xuất hiện hộp thoại sau: Hình 2.5: Cửa sổ Image Project. Name: Đặt tên cho project này. Save in: Chọn nơi lƣu. Hình 2.6: Điều chỉnh kích thƣớc và định dạng hình. GVHD: Vƣơng Tấn Sĩ Thiên Văn học 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145