Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thuật ngữ khoa học hình sự tiếng việt và tương đương dịch thuật của chúng trong ...

Tài liệu Thuật ngữ khoa học hình sự tiếng việt và tương đương dịch thuật của chúng trong tiếng anh

.PDF
228
73
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************************** KHỔNG MINH HOÀNG VIỆT THUẬT NGỮ KHOA HỌC HÌNH SỰ TIẾNG VIỆT VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG DỊCH THUẬT CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG ANH LUẬN ÁN TIẾN SỸ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ************************** KHỔNG MINH HOÀNG VIỆT THUẬT NGỮ KHOA HỌC HÌNH SỰ TIẾNG VIỆT VÀ TƢƠNG ĐƢƠNG DỊCH THUẬT CỦA CHÚNG TRONG TIẾNG ANH Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu Mã số: 62 22 01 10 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. NGUYỄN HỒNG CỔN 2. GS. TS. NGUYỄN XUÂN YÊM Hà Nội - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các vấn đề được nghiên cứu, phân tích, mô tả và tổng kết trong luận án này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Khổng Minh Hoàng Việt LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Hồng Cổn và GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm - những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Trong suốt quá trình nghiên cứu, các thầy đã tạo mọi điều kiện, trợ giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về khoa học cũng như những kinh nghiệm của các thầy chính là tiền đề giúp tôi đạt được những thành tựu và học hỏi những kinh nghiệm quý báu. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, tôi cũng đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ giảng viên, chuyên viên của Khoa Ngôn ngữ học, Khoa sau Đại học và các phòng, ban chức năng của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Nhân dịp này tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị em đồng nghiệp của tôi đang công tác tại Khoa Ngoại ngữ, Học viện Cảnh sát Nhân dân đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Lời sau cùng, xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới những người bạn, người thân trong gia đình. Tôi đặc biệt cảm ơn bố tôi, người đã thổi hồn và là nguồn cảm hứng cho tôi hoàn thành tốt luận án. Xin trân trọng cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu này. Tác giả luận án Khổng Minh Hoàng Việt MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 9 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................. 9 2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 9 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 9 3.1. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 10 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu......................................................... 10 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 10 4.2. Tƣ liệu nghiên cứu ................................................................................ 11 5. Đóng góp của luận án ................................................................................ 11 6. Bố cục của luận án..................................................................................... 12 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌ NH NGHIÊN CƢ́U VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................... 13 1.1. Tổ ng quan tin ̀ h hin ̀ h nghiên cƣ́u .......................................................... 13 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ ................................................... 13 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ khoa học hình sự ....................... 17 1.2. Một số cơ sở lý luận về thuật ngữ ......................................................... 19 1.2.1. Vị trí thuật ngữ trong hệ thống ngôn ngữ .......................................... 19 1.2.2. Khái niệm thuật ngữ .......................................................................... 23 1.2.3. Phân biệt thuật ngữ và một số đơn vị liên quan ................................ 27 1.2.4. Các tiêu chuẩn của thuật ngữ ............................................................ 31 1.3. Về khoa học hình sự và thuâ ̣t ngƣ̃ khoa ho ̣c hin ̀ h sƣ̣.......................... 38 1.3.1. Về khoa học hình sự ........................................................................... 38 1.3.2. Về thuật ngữ khoa học hình sự .......................................................... 45 1 1.4. Dịch thuâ ̣t và vấn đề chuyển dịch thuật ngữ....................................... 48 1.4.1. Khái niệm dịch thuật.......................................................................... 48 1.4.2. Khái niệm tương đương di ̣ch thuật.................................................... 51 1.4.3. Các kiểu tương đương dịch thuật ...................................................... 55 1.4.4. Một số phương pháp dịch thuật......................................................... 56 1.4.5. Chuyển di ̣ch thuật ngữ khoa học hình sự tiế ng Viê ̣t sang tiế ng Anh ........ 58 1.5. Tiểu kết .................................................................................................... 60 CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA THUẬ T NGƢ̃ KHOA HỌC HÌ NH SƢ̣ TIẾNG VIỆT ................................................................................................. 61 2.1. Con đƣờng và phƣơng thức hình thành thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt ........................................................................................................ 61 2.1.1. Thuật ngữ hóa từ ngữ thông thường ..................................................... 62 2.1.2. Vay mượn thuật ngữ nước ngoài ....................................................... 67 2.1.3. Cấu tạo thuật ngữ mới qua phương thức ghép lai ............................ 72 2.2. Đặc điểm nguồn gốc của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt....... 74 2.2.1. Thuật ngữ khoa học hình sự thuầ n Viê ̣t ............................................. 74 2.2.2. Thuật ngữ khoa học hình sự Hán Viê ̣t ............................................... 74 2.2.3. Thuật ngữ khoa học hình sự có nguồn gốc Ấn Âu............................. 76 2.2.4. Thuật ngữ khoa học hình sự có nguồn gốc ghép lai.......................... 76 2.3. Đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt............ 77 2.3.1. Thuật ngữ khoa học hình sự là từ ...................................................... 78 2.3.2. Thuật ngữ khoa học hình sự là ngữ ................................................... 81 2.4. Đặc điểm định danh của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt ...... 87 2.4.1. Khái niệm định danh ......................................................................... 87 2.4.2. Các tiểu loại thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt ......................... 89 2.4.3. Các kiểu định danh của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt ........ 94 2.4.4. Nhận xét về kiểu định danh của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt 108 2.5. Tiểu kết .................................................................................................. 109 2 CHƢƠNG 3. TƢƠNG ĐƢƠNG VÀ CÁC THỦ PHÁP DICH ̣ THUẬT NGƢ̃ KHOA HỌC HÌNH SƢ̣TIẾNG VIỆT SANG TIẾNG ANH...................... 111 3.1. Tƣơng đƣơng chuyển dịch thuật ngữ khoa học hình sự Việt - Anh ..... 111 3.1.1. Tương đương dịch thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt sang tiếng Anh xét về phương diện cấu tạo ..................................................... 113 3.1.2. Tương đương dịch thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt sang tiếng Anh xét về phương diện nội dung ................................................... 121 3.2. Các thủ pháp chuyển dịch thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt sang tiếng Anh ............................................................................................ 124 3.2.1. Thủ pháp Trực dịch ........................................................................ 125 3.2.2. Thủ pháp Sao phỏng (hay còn gọi là thủ pháp Calques) ................ 128 3.2.3. Thủ pháp Dịch vay mượn ................................................................ 131 3.2.4. Thủ pháp Dịch chuyển loại .............................................................. 132 3.2.5. Thủ pháp Dịch nghĩa ....................................................................... 135 3.3. Nhận xét ................................................................................................ 138 3.4. Tiể u kế t ................................................................................................. 140 KẾT LUẬN .................................................................................................. 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................... 147 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 148 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 158 3 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thuật ngữ thuộc 05 bộ phận chuyên môn của khoa học hình sự . 93 Bảng 2.2. Các kiểu định danh của thuật ngữ khoa học hình sự .................... 106 Bảng 3.1. Tƣơng đƣơng 1:1 Việt - Anh (danh từ - danh từ) ......................... 125 Bảng 3.2. Tƣơng đƣơng 1:1 Việt - Anh (động từ - động từ) ........................ 126 Bảng 3.3. Tƣơng đƣơng 1:1 Việt - Anh (tính từ - tính từ) ............................ 126 Bảng 3.4. Tƣơng đƣơng 1:1 Việt - Anh (danh ngữ - danh ngữ) ................... 126 Bảng 3.5. Tƣơng đƣơng 1:1 Việt - Anh (động ngữ - động ngữ) .................. 127 Bảng 3.6. Tƣơng đƣơng 1:nhiều Việt - Anh ................................................. 127 Bảng 3.7. Tƣơng đƣơng nhiều:1 Việt - Anh ................................................. 128 Bảng 3.8. Tƣơng đƣơng nhiều:nhiều Việt - Anh .......................................... 128 Bảng 3.9. Tƣơng đƣơng Việt - Anh (từ phái sinh) ....................................... 129 Bảng 3.10. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: từ ghép .............................................. 129 Bảng 3.11. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: ngữ .................................................... 130 Bảng 3.12. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: ngữ .................................................... 131 Bảng 3.13. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: từ ghép tƣơng đƣơng từ đơn............. 132 Bảng 3.14. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: từ ghép tƣơng đƣơng từ phái sinh .... 133 Bảng 3.15. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: ngữ tƣơng đƣơng từ đơn .................. 133 Bảng 3.16. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: ngữ tƣơng đƣơng từ phái sinh .......... 134 Bảng 3.17. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: ngữ tƣơng đƣơng từ ghép ................. 134 Bảng 3.18. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: danh ngữ tƣơng đƣơng từ đơn .......... 135 Bảng 3.19. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: danh ngữ tƣơng đƣơng từ ghép ........ 135 Bảng 3.20. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: danh ngữ tƣơng đƣơng danh ngữ ..... 136 Bảng 3.21. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: động ngữ tƣơng đƣơng từ đơn ......... 136 Bảng 3.22. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: động ngữ tƣơng đƣơng từ ghép ........ 136 Bảng 3.23. Tƣơng đƣơng Việt - Anh: động ngữ tƣơng đƣơng ngữ .............. 137 Bảng 3.24. Tƣơng đƣơng 1:nhiều Việt - Anh ............................................... 137 Bảng 3.25. Tƣơng đƣơng nhiều:1 Việt - Anh ............................................... 137 Bảng 3.26. Tƣơng đƣơng nhiều:nhiều Việt - Anh ........................................ 137 4 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Mô hình KHHS Xô Viết..................................................................... 43 Hình 2. Mô hình KHHS xã hội chủ nghĩa (Đức) ............................................ 44 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT WTO : Tổ chức thƣơng mại thế giới KTHS : Kỹ thuật hình sự KHHS : Khoa học hình sự Nxb : Nhà xuất bản 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập quốc tế và khu vực, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành một thành viên chính thức của tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO), nhu cầu trao đổi và giao dịch trên mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội gia tăng đáng kể. Sự kiện gia nhập WTO có tác động to lớn và toàn diện đối với Việt Nam trên mọi mặt đời sống xã hội. Bối cảnh trên đã có tác động không nhỏ đến tình hình tội phạm hình sự. Có thể nói, quá trình toàn cầu hóa tội phạm nói chung, mặt trái của hội nhập WTO nói riêng đã làm cho tình hình tội phạm diễn biến phức tạp và có xu hƣớng gia tăng, xuất hiện nhiều tội phạm quốc tế nhƣ khủng bố, các loại tội phạm kinh tế quốc tế, tiền giả quốc tế, lừa đảo quốc tế, tội phạm công nghệ cao, cƣớp biển. Văn kiện Đại hội Đảng X đã khẳng định “các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hƣớng phát triển” đã và đang đe dọa nghiêm trọng tới sự ổn định của thế giới, khu vực và Việt Nam. Vì vậy, để giữ gìn trật tự an toàn xã hội thì hoạt động phòng ngừa và đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự đang là vấn đề cấp bách đặt ra đối với lực lƣợng công an nhân dân, trong đó khoa học hình sự (KHHS) đóng một vai trò then chốt, là vũ khí đấu tranh với các loại tội phạm hình sự. Cùng với sự phát triển của ngành KHHS, thuật ngữ KHHS cũng không ngừng phát triển. Thuật ngữ là một bộ phận rất quan trọng trong từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Trong hệ thống từ vựng của các ngôn ngữ hiện đại và có trình độ phát triển cao, thuật ngữ chiếm một tỷ lệ đáng kể, là bộ phận phát triển nhất và có một vai trò hết sức to lớn trong quá trình phát triển ngôn ngữ của các nƣớc. Thuật ngữ đóng vai trò là một công cụ của sự tiến bộ văn hóa của loài ngƣời, là phƣơng tiện để phát triển khoa học kỹ thuật. Mỗi một ngành khoa học khác nhau muốn phát triển đòi hỏi phải có một hệ thống thuật ngữ chặt chẽ phản ánh hệ thống khái niệm riêng mang tính chất đặc thù của ngành đó để làm phƣơng tiện nghiên cứu, giáo dục và trao đổi thông tin. Đối với 7 thuật ngữ KHHS tiếng Việt, do đƣợc hình thành từ nhiều con đƣờng khác nhau nên chúng rất đa dạng và phức tạp. Việc nghiên cứu các thuật ngữ KHHS tiếng Việt và tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh, một mặt góp phần củng cố chặt chẽ lý luận KHHS, mặt khác thúc đẩy và nâng cao hiệu quả thực tiễn của việc áp dụng KHHS đối với công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Chính vì vậy, đề tài này vừa có tính cấp thiết, vừa có tính ứng dụng thực tiễn. Ở Việt Nam, KHHS đã trở thành một ngành khoa học trong hệ thống các ngành khoa học. KHHS đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội . Trong quá trình phát triển của lực lƣợng Công an nhân dân, do nhu cầu đào tạo cán bộ ngành công an , một số cuốn từ điển thuật ngữ nghiệp vụ công an nhân dân đã đƣợc biên soạn nhƣ cuốn “Tƣ̀ điể n nghiệp vụ phổ thông” của Viện nghiên cứu khoa học công an, năn 1977; cuốn “Từ điển Bách khoa công an nhân dân Việt Nam” của Nhà xuất bản (Nxb) Công an nhân dân, năm 2005. Các cuốn từ điển này phần nào có tác dụng từng bƣớc chuẩn hóa thuật ngữ công an nói chung và KHHS nói riêng. Bên cạnh đó, các giáo trình chính thống và chƣơng trình đào tạo ở các trƣờng đại học thuộc Bộ Công an cũng đƣa ra các khái niệm thuật ngữ nghiệp vụ công an nhân dân nói chung và thuật ngữ KHHS nói riêng, góp phần cho công tác nghiên cứu thuật ngữ về mặt lý luận. Tuy nhiên, chƣa có một cuốn từ điển nào đƣợc biên soạn riêng cho thuật ngữ KHHS tiếng Việt cũng nhƣ song ngữ Việt - Anh. Hơn nữa, thuật ngữ KHHS đƣợc xây dựng trong từ điển là kế thừa từ các nhà lý luận KHHS của Cộng hòa dân chủ Đức và Liên Xô cũ. Các tài liệu lý luận về thuật ngữ KHHS dành cho công tác nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy trong các trƣờng Công an nhân dân còn hạn chế, thiếu sự thống nhất thậm chí nhiều tài liệu đã lạc hậu. Nhiều vấn đề thuộc về lý luận của thuật ngữ KHHS chƣa đƣợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm nhƣ: lý luận thuật ngữ truy nguyên hình sự, lý luận về thuật ngữ chứng cứ, dấu vết hình sự, giả thuyết điều 8 tra…. Nhiều thuật ngữ chƣa có tƣơng đƣơng trong tiếng Anh. Nhiều thuật ngữ đa nghĩa, đồng nghĩa, chƣa bảo đảm đƣợc tính chính xác, tính hệ thống. Những vấn đề trên đây cho thấy những khó khăn đối với giáo viên khi giảng dạy, các học viên sử dụng tài liệu khoa học, sách giáo khoa khi tra cứu cũng nhƣ công tác dịch tài liệu chuyên ngành. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt và tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh” là vô cùng cần thiết, nhằm góp phần xây dựng, chuẩn hóa thuật ngữ KHHS tiếng Việt và xác lập các tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh, từ đó, góp phần giúp cho cán bộ lực lƣợng công an nhân dân Việt Nam hội nhập quốc tế trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia; cũng nhƣ giảng viên và học viên trong các trƣờng công an nhân dân áp dụng vào giảng dạy, học tập, nghiên cứu, tra cứu tài liệu, đọc và dịch tài liệu chuyên ngành khoa học hình sự. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là các thuật ngữ KHHS tiếng Việt và cách chuyển dịch tƣơng đƣơng các thuật ngữ này sang tiếng Anh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các thuâ ̣t ngƣ̃ KHHS tiếng Việt trong bộ sách 05 tập Khoa học hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2013; trong cuốn Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, năm 2005; các văn bản, tài liệu, giáo trình, từ điển, có liên quan đến KHHS trong lực lƣợng công an nhân dân Việt Nam, cũng nhƣ trong các bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam, đã đƣợc chuyể n dich . ̣ tƣơng đƣơng sang tiếng Anh 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là góp phần xây dựng hệ thống thuật ngữ KHHS tiếng Việt và xác lập các tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh. 9 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tin ̀ h hin ̀ h nghiên c ứu về thuật ngữ, khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ, khái niệm thuật ngữ KHHS, đặc biệt là rà soát xác lâ ̣p hê ̣ thố ng thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt, qua đó xác lập cơ sở ngƣ̃ li ệu và lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Phân tić h con đƣ ờng hình thành, cấu tạo và ngữ nghĩa của thuật ngữ KHHS tiếng Việt. - Tìm hiểu lý luâ ̣n d ịch thuật và cách d ịch thuật ngữ cũng nhƣ th ực tế việc chuyển dịch thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi xác lập các tƣơng đƣơng chuyển dịch thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh. 4. Phƣơng pháp và tƣ liệu nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi áp dụng tổng hợp các phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây: - Phƣơng pháp điều tra thu thập ngữ liệu: Đây là phƣơng pháp mà luận án sử dụng để điều tra nghiên cứu, phân tích, thu thập và chọn lựa các thuật ngữ KHHS xuất hiện ở các tài liệu nhƣ từ điển, giáo trình chuyên ngành, sách, báo, tạp chí chuyên ngành. - Phƣơng pháp mô tả: luận án sử dụng phƣơng pháp này để miêu tả đặc điểm nguồn gốc, cấu tạo, đặc điểm định danh, cũng nhƣ con đƣờng hình thành thuật ngữ KHHS tiếng Việt. - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu: đây là phƣơng pháp đƣợc áp dụng để chỉ ra những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa thuật ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong lĩnh vực KHHS về các phƣơng diện nhƣ cấu tạo, đặc điểm định danh và ngữ nghĩa. - Phƣơng pháp đối chiếu chuyển dịch: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu thuật ngữ KHHS Việt - Anh. Từ đó tìm ra đƣợc đơn vị tƣơng đƣơng 10 và đơn vị không tƣơng đƣơng, cũng nhƣ các điểm tƣơng đồng và dị biệt giữa hai hệ thuật ngữ để làm cơ sở cho việc chuyển dịch thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh đảm bảo chính xác, khoa học. - Thủ pháp thống kê đƣợc sử dụng trong đề tài nhằm thu thập những thông tin mang tính định lƣợng nhƣ việc thống kê số lƣợng thuật ngữ KHHS tiếng Việt theo cấu trúc và ngữ nghĩa. Kết quả thống kê đƣợc liệt kê theo tỷ lệ phần trăm hoặc tổng hợp thành các bảng biểu. 4.2. Tƣ liệu nghiên cứu Để có tƣ liệu nghiên cứu hệ thống thuật ngữ KHHS tiếng Việt và tƣơng đƣơng dịch thuật của chúng trong tiếng Anh, chúng tôi dựa chủ yếu vào cuốn Từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam của Viện chiến lƣợc và khoa học Công an, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2005; bộ sách Khoa học hình sự Việt Nam của Trung tâm nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an biên soạn, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2013, gồm 5 tập: Tập 1: Lý luận chung của Khoa học hình sự; Tập 2: Kỹ thuật hình sự; Tập 3: Chiến thuật hình sự; Tập 4: Phƣơng pháp hình sự; Tập 5: Tâm lý học hình sự. Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo một số tài liệu tiếng Anh nhƣ: cuốn Webster‟s New World - Law Dictionary của Susan Ellis Wild, Legal Editor, Nhà xuất bản Wiley Publishing, Inc., năm 2006; cuốn Dictionay of Legal Terms - A Simplified Guide to the Language of Law (Third Edition) của Steven H. Gifis, Nhà xuất bản Barron‟s Educational Series, Inc., năm 1998; cuốn Law Dictionary của W.J. Stewart & Robert Burgess, Nhà xuất bản Harper Collins Publishers, Inc., năm 2002; và một số tạp chí chuyên môn nhƣ: Tạp chí Cảnh sát nhân dân, Học viện Cảnh sát nhân dân; Tạp chí Cảnh sát phòng chống tội phạm, Cục Tham mƣu Cảnh sát, Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an. 5. Đóng góp của luận án Luận án có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam về chuyển dịch tƣơng đƣơng thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu hệ thống thuật ngữ này. 11 Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần vào việc xây dựng, chuẩn hóa hệ thống thuật ngữ KHHS tiếng Việt và nâng cao hiệu quả, chất lƣợng dạy và học môn tiếng Anh chuyên ngành tại các trƣờng Công an nhân dân. Luận án cũng là tài liệu hữu ích để tiến tới việc biên soạn từ điển thuật ngữ KHHS Việt - Anh trong tƣơng lai. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận án gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổ ng quan tiǹ h hiǹ h nghiên cƣ́u và cơ sở lý luâ ̣n. Trong chƣơng này, chúng tôi tìm hiểu tình hình nghiên cứu chung về thuật ngữ, khái niệm và đặc điểm của thuật ngữ. Trên cơ sở đó, khái niệm thuật ngữ KHHS, đặc điểm định danh của thuật ngữ KHHS đƣợc đƣa ra. Chúng tôi cũng nghiên cƣ́u về dich t ̣t thuâ ̣t ngƣ,̃ tƣ̀ đó, xác ̣ thuâ ̣t và vấ n đề tƣơng đƣơng dich ̣ huâ đinh tiế ng Viê ̣t sang tiế ng Anh. ̣ các cách chuyể n dich ̣ thuâ ̣t ngƣKHHS ̃ Chƣơng 2: Đặc điểm của thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt. Ở đây, đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh của thuật ngữ KHHS tiếng Việt đƣợc xem xét và phân tích. Về mặt cấu tạo, luận án tìm hiểu các phƣơng thức và hình thức cấu tạo của các thuật ngữ KHHS tiếng Việt. Về mặt định danh, luận án khảo sát các kiểu định danh của thuâ ̣t ngƣ̃ KHHS tiếng Việt dựa trên 05 tiểu loại cấ u thành nhằm phu ̣c vụ cho cách chuyển dịch thu ật ngữ KHHS Viê ̣t-Anh. Chƣơng 3: Các thủ pháp và các tƣơng đƣơng chuyển dịch thuật ngữ khoa học hình sự tiếng Việt sang tiếng Anh. Trong chƣơng này, chúng tôi sẽ khảo sát các thủ pháp chuyển dịch thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh. Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra cách chuyển dịch tƣơng đƣơng các thuật ngữ KHHS tiếng Việt sang tiếng Anh theo kế t quả đố i chiế u, phân tích. Cuố i cùng là tài liê ̣u tham khảo và phu ̣ lu ̣c. 12 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CƢ́U VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổ ng quan tin ̀ h hin ̀ h nghiên cƣ́u 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về thuật ngữ Nghiên cứu thuật ngữ là vấn đề không mới trong nghiên cứu ngôn ngữ nói chung. Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về thuật ngữ. Việc nghiên cứu thuật ngữ cơ bản đƣợc thực hiện theo các hƣớng nhƣ lý luận về thuật ngữ, cấu tạo thuật ngữ và chuẩn hóa thuật ngữ. Có thể kể đến một số tác giả tiên phong nhƣ Carl von Linné (1736); Beckmann (1780), từ thế kỷ 18, đã bắt đầu những hoạt động nghiên cứu thuật ngữ nhƣ việc xây dựng và tạo lập thuật ngữ. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 20 việc nghiên cứu thuật ngữ thực sự phát triển mạnh mẽ và rõ nét. Tính từ thập niên 1930, các học giả Âu-Mỹ nhƣ Đức, Áo, Mỹ và Liên Xô cũ đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về thuật ngữ. Cụ thể, ngƣời đứng đầu trung tâm nghiên cứu và xây dựng thuật ngữ ở Áo (trƣớc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trung tâm này đóng ở Đức) - È. Vjuster đã có những đóng góp to lớn trong việc soạn thảo bản chỉ dẫn biên soạn các cuốn từ điển thuật ngữ quốc tế, chỉ dẫn về sự phối hợp công tác thuật ngữ học trên toàn thế giới, khởi thảo ra vấn đề chỉnh lý các hệ thống thuật ngữ dựa trên các nguyên tắc thuật ngữ học và từ điển học. Bên cạnh đó, các học giả nhƣ E. Wuster (Đức), J.C. Boulanger (Anh), R.W. Brown (Mỹ), W.E. Flood (Mỹ), J.C. Segen (Mỹ) ngoài việc định nghĩa thuật ngữ, nêu bản chất khái niệm và chức năng của chúng, còn có xu hƣớng tìm cách xác định các tiêu chuẩn cụ thể cần phải có của thuật ngữ. Trong khi ở Áo, các nhà nghiên cứu thuật ngữ quan tâm đến cách xử lý dữ liê ̣u thuâ ̣t ngƣ,̃ thì các nhà khoa học Liên bang Xô Viết từ những năm 1930 đến 1960 đã đƣa ra nhƣ̃ng quan điể m về thuâ ̣t ngƣ . Đây là thời kỳ mà các lý thuyết và ̃ những hoạt động thực tiễn về thuật ngữ học trên cơ sở đào tạo kỹ thuật của hai chuyên gia D.S. Lotte và E.K. Drezen ra đời, góp phần to lớn vào hoạt động thực 13 tiễn quy chuẩn hóa và quốc tế hóa thuật ngữ trong những năm tiếp theo. Cũng trong giai đoạn này, hai nhà khoa học A.A. Reformatski và G.O. Vinokur đã đƣa ra các quan điểm ngôn ngữ học vào sự phát triển khoa học về thuật ngữ ở Nga. Thời kỳ tiếp theo, giai đoạn những năm 1970 đến những năm 1990, đƣợc ghi nhận bằng việc thuật ngữ học chính thức trở thành một ngành khoa học độc lập. Cách nhìn nhận khác nhau về từ vựng chuyên biệt, những hiệu ứng của các lý thuyết và thực tiễn trong khoa học về thuật ngữ đã hội tụ với những thành tựu trong ngôn ngữ học, logic học và tiến bộ trong công nghệ thông tin đã dẫn đến việc xác định rõ chủ thể và khách thể của thuật ngữ học. Trong giai đoạn này, ở Cộng hòa Liên bang Xô Viết có hàng chục chuyên khảo nghiên cứu về thuật ngữ học đƣợc công bố, hơn 100 luận án tiến sỹ về thuật ngữ học đƣợc bảo vệ và trên 20 tập các bài báo đƣợc xuất bản. Bên cạnh đó, còn có hàng nghìn cuốn từ điển bách khoa và từ điển ngôn ngữ học, từ điển thuật ngữ kỹ thuật tổng hợp, từ điển thuật ngữ khoa học công nghệ và từ điển chuyên ngành đƣợc biên soạn. Thời kỳ này phải kể đến sự đóng góp của các nhà khoa học nhƣ L.I. Borisova, L.N. Beljaeva, A.S. Gerd, B.N. Golovin, S.V. Grinev, A.V. Superanskaja, T.L. Kandenlaki, R.J. Kobrin, Z.I. Komarova, O.N. Trbachev, N.V. Vasilieva, v.v. Vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thời kỳ này việc nghiên cứu thuật ngữ đƣợc thực hiện trong bối cảnh sau khi Liên Xô sụp đổ với những thay đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, xã hội và khoa học. [49, tr. 13-14]. Ở Việt Nam, thuâ ̣t ngƣ̃ xuấ t hiê ̣n muô ̣n hơn so với các nƣớc phƣơng Tây. Phải đến đầu thế kỷ XX, viê ̣c hình thành và xây dƣ̣ng thuâ ̣t ngƣ̃ mới đƣơ ̣c chú ý nghiên cƣ́u. Trên báo Nam Phong đã có các ý kiế n bàn ba ̣c về danh tƣ̀ khoa ho.̣c Đầu tiên là Dƣơng Quảng Hàm(1919) ông đề cập đến việc vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài với chủ trƣơng “nên mƣợn chữ nho” (tƣ́c chƣ̃ Hán) vì “về triết học, khoa ho ̣c, kỹ nghệ Tàu dịch đúng và gần đủ , tiế ng Tàu đồ ng chủng với tiế ng ta” . Tƣ̀ nhƣ̃ng năm 30 của thế kỷ XX, Khoa ho ̣c ta ̣p chí (1931- 1933) đã có nhƣ̃ng đóng góp đáng kể về viê ̣c xây dƣ̣ng thuâ ̣t ngƣ̃ khoa kỹ thuâ ̣t với 14 khuynh hƣớng chủ yế u là tiế p nhâ ̣n dƣới da ̣ng phiên âm mô ̣t số it́ thuâ ̣t ngƣ̃ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Tuy nhiên, Nguyễn Văn Thinh ̣ (1932) lại hoàn toàn không tán thành quan điể m dùng chƣ̃ Hán để đă ̣t thuâ ̣t ngƣ̃ hóa ho ̣c . Ông chủ trƣơng “mƣợn tiếng Latin hay Hi Lạp nhƣ các tiếng trong thế giới mà phiên âm ra”, không mƣơ ̣n tiế ng Pháp , vì tiếng Pháp cũng mƣợn tiếng Latin hay Hi Lạp, ta nên đi tới cô ̣i nguồ n phải tố t hơn” [Dẫn theo 21]. Đế n thâ ̣p niên 40, có thể coi Hoàng Xuân Hañ (1942) là ngƣời tiên phong trong việc xây dựng một hệ thố ng thuâ ̣t ngƣ̃ khoa ho ̣c về nhƣ̃ng khái niê ̣m trong toán ho, ̣cvâ ̣t ly,́ hóa học, cơ học và thiên văn học dựa trên cơ sở tiếng Pháp . “Cuốn Danh từ khoa học của Hoàng Xuân Hãn không chỉ cung cấp tƣ liệu từ ngữ mới, tri thức mới mà cả phƣơng pháp, cách thức sáng tạo thuật ngữ tiếng Việt hiện đại. Đóng góp lớn của công trình này không chỉ ở vốn thuật ngữ một số ngành khoa học cơ bản lần đầu đƣợc xây dựng cấu tạo mà còn là lí luận về hệ thuật ngữ, về nguyên tắc và phƣơng pháp xây dựng hệ thuật ngữ tiếng Việt hiện đại” [65, tr. 190]. Do điều kiện lịch sử và xã hội, phải đến những năm 60 của thế kỉ XX, vấn đề thuật ngữ mới thực sự trở thành mối quan tâm của các nhà khoa học Việt Nam. Năm 1960, Ban Sử Địa Văn (tiền thân của Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nay là Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đã ban hành “Quy định tạm thời về nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên”. Hàng loạt các hội nghị, hội thảo bàn về vấn đề thuật ngữ (Hội nghị bàn về vấn đề xây dựng thuật ngữ khoa học, 28 - 29/12/1964; Hội nghị trƣng cầu ý kiến về vấn đề dùng thuật ngữ khoa học tháng 5/1965). Một Hội đồng Thuật ngữ Từ điển khoa học do Nguyễn Khánh Toàn làm chủ tịch đã ra đời. Vào tháng 6/1966, Ủy ban Khoa học Nhà nƣớc đã công bố áp dụng tạm thời bản “Quy tắc phiên thuật ngữ khoa học (gốc Ấn - Âu) ra tiếng Việt”. Những năm 90 của thế kỉ XX về sau, một số bài viết, công trình nghiên cứu về cấu tạo thuật ngữ tiếng Việt ra đời nhƣ: Vấn đề phƣơng thức cấu tạo thuật ngữ trong một số công trình xuất bản tại Việt Nam thời kì 1954 - 1975. Cũng từ đây, nhiề u sản 15 phẩ m thuâ ̣t ngƣ̃ đố i chiế u đã đƣơ ̣c xuấ t bản đáp ƣ́ng phầ n nào nhu cầ u nghiên cƣ́u và da ̣y ho ̣c cũng nhƣ xây dƣ̣ng hê ̣ thố ng thuâ ̣t ngƣ̃ khoa ho ̣c tiế ng Viê ̣t. Có mô ̣t vài công trin ̀ h nghiên cƣ́u tiêu biể u về thuâ ̣t ngƣ̃ của cá c tác giả nhƣ : Võ Xuân Trang (1973) và (1977); Lƣu Vân Lăng (1977), Nguyễn Đức Dân (1977); Hoàng Trọng Phiến (1985), Nguyễn Nhƣ Ý (1992); Vũ Quang Hào (1993). Đến thế kỷ XXI, con đƣờng phát triển của tiếng Việt đã đƣợc chỉ rõ, con đƣờng hình thành thuật ngữ tiếng Việt cũng đƣợc xác định. Các vấn đề lý luận về thuật ngữ nhƣ việc xây dựng thuật ngữ, vấn đề định danh ngôn ngữ, việc vay mƣợn thuật ngữ nƣớc ngoài, việc áp dụng lý thuyết điển mẫu và chuẩn hóa thuật ngữ tiếng Việt đƣợc tập trung nghiên cứu. Những vấn đề lý luận và phƣơng pháp luận để biên soạn từ điển chuyên ngành và thuật ngữ cũng đƣợc bàn luận. Cụ thể, đã có những công trình bàn về những vấn đề trên nhƣ “Sự phát triển từ vựng tiếng Việt nửa sau thế kỷ XX” năm 2009, và “Thuật ngữ học - những vấn đề lý luận và thực tiễn” năm 2012, do Hà Quang Năng làm chủ biên; “Những vấn đề thời sự của chuẩn hóa tiếng Việt” năm 2011, do Vũ Kim Bảng và Nguyễn Đức Tồn làm đồng chủ nhiệm. Bên ca ̣nh nhƣ̃ng công triǹ h nghiên cƣ́u , bài viết về thuâ ̣t ngƣ,̃ cũng có nhiều cuốn từ điển thuật ngữ ra đời. Chu Bích Thu (2001) đã thố ng kê có 118 cuố n tƣ̀ điể n song ngƣ,̃ trong đó có tới 55 cuố n tƣ̀ điể n đố i dich ̣ thuâ ̣t ngƣ,̃ ví dụ nhƣ: “Danh từ sinh vật học Nga - Việt” (1963); “Danh từ toán học Anh - Việt” (1960); “Danh từ Y dƣợc Pháp - Việt” (1964); “Thuật ngữ tâm lý và giáo dục học Nga - Pháp - Việt” (1967); “Thuật ngữ ngôn ngữ học Nga Việt” (1970); “Thuật ngữ văn học - mỹ học Nga - Pháp - Việt” (1970); “Từ điển Y học Anh-Việt” của Lâm Phƣơng Thảo (2003); “Từ điển Y dƣợc Pháp - Việt” của Bộ Y tế (1976); “Từ điển Thuật ngữ khoa học kỹ thuật giao thông vận tải Anh-Việt” của nhiều tác giả (2001), “Từ điển Kỹ thuật xây dựng Anh - Việt” của Nguyễn Văn Bình (1994). Bên cạnh đó còn có “Từ điển Pháp-Việt, Việt-Pháp, Chính-Kinh-Tài-Xã hội” của Vũ Văn Mẫu (1970) và cuốn “Danh từ pháp luật lƣợc giải” của Trần Thúc Linh (1974). 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan