Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tm nhóm 2...

Tài liệu Tm nhóm 2

.DOCX
27
219
113

Mô tả:

Bài tập lớn môn kinh tế kỹ thuật hạ tầng đô thị
BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ MỤC LỤC A. ĐỀ BÀI...................................................................................................................... 1 B. NỘI DUNG BÀI LÀM..............................................................................................3 I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN............................................3 1.1. Cơ sở khoa học........................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng......................................................................3 1.1.2. Khái niệm và nội dung của tổng mức đầu tư xây dựng công trình....................3 a) Khái niệm............................................................................................................3 b) Nội dung và cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư........................4 1.1.3. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án...............................................................7 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án...............9 a) Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value)...................................................9 b) Suất thu lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return)..............................................13 1.2. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................14 II. TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN....15 2.1. Đặc điểm của dự án............................................................................................15 2.2. Các số liệu phục vụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính..................................15 2.2.1. Các điều kiện cơ bản để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính......15 2.2.2. Các điều kiện tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án. .17 2.2.3. Kế hoạch sản xuất và xác định đối tượng tiêu thụ nước...............................17 2.2.4. Kế hoạch trả nợ............................................................................................19 2.3. Tính toán tổng mức đầu tư của dự án.................................................................19 2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án.................................................21 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................27 GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 1 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ A. ĐỀ BÀI Anh/Chị hãy tính toán, phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính của Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước có công suất thiết kế 100.000 m 3/ngày đêm tại Thành phố X, tỉnh Y. Yêu cầu tính toán các chỉ tiêu sau:  Tổng mức đầu tư xây dựng dự án theo phương pháp sử dụng chỉ tiêu Suất vốn đầu tư;  Bảng tính thu nhập hoạt động của dự án;  Bảng tính thuế thu nhập doanh nghiệp của dự án;  Chỉ tiêu Giá trị hiện tại thuần NPV;  Chỉ tiêu suất sinh lợi nội tại IRR. Với các số liệu, thông số giả định cho trước như sau: Các hạng mục xây dựng gồm: Bể trộn và phân phối; Bể lắng và bể lọc; Hệ thống châm hóa chất; Hệ thống thu nước thải; Bể chứa nước sạch; Các công trình phụ trợ như: sân, nhà thường trực, bảo vệ, nhà điều hành và phòng thí nghiệm, gara, kho xưởng, hệ thống thoát nước, trạm điện và chi phí phòng cháy chữa cháy, hệ thống đường ống cấp nước cấp 1 và các công trình khác,…đến dầu mối tiêu thụ chính. Các hạng mục thiết bị gồm thiết bị dây chuyền công nghệ, các thiết bị phi tiêu chuẩn chế tạo trong nước và trang thiết bị của công trình. Đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước bằng 65% nguồn vốn vay thương mại và 35% vốn tự có của doanh nghiệp, thời gian xây dựng dự án là 3 năm (1/2018-12/2020). Các khoản mục chi phí khác của dự án (quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác) ước tính bằng 14% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh là 8%, chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu, dựa trên các số liệu dự báo ước tính chỉ số giá xây dựng công trình cấp nước binh quân là 2%/năm. GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 2 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ B. NỘI DUNG BÀI LÀM I. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 1.1. Cơ sở khoa học 1.1.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng Theo Khoản 15 Điều 3 Chương 1 - Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: “Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”. 1.1.2. Khái niệm và nội dung của tổng mức đầu tư xây dựng công trình a) Khái niệm Theo “Mục 1 - Điều 25 của Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 1999” của Chính phủ, tại “Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7 tháng 2 năm 2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Xây dựng đã đưa ra khái niệm “Tổng mức đầu tư của dự án là khái toán chi phí của toàn bộ dự án được xác định trong giai đoạn lập dự án, gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí khác bao gồm cả vốn lưu động đối với dự án sản xuất kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và chi phí dự phòng” (Điều 39). Theo “Nghị định số 99/2007/NĐ-CP TMĐT” của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thì TMĐT được hiều là “chi phí dự tính của dự án và bao gồm chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng” (Điều 4, NĐ 99/2007). GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 3 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ “NĐ 99/2007/NĐ-CP” của Chính phủ và “Thông tư số 05/2007/TT-BXD” của Bộ Xây dựng đã khẳng định vai trò to lớn của TMĐT đó là làm căn cứ để “lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư, xác định và hiệu quả đầu tư của dự án”. b) Nội dung và cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư Các thành phần chi phí của TMĐT rất đa dạng và khác nhau với các loại hình dự án đầu tư xây dựng khác nhau và phụ thuộc vào các quy định của từng nước khác nhau. Ở nước ta, nội dung và cơ cấu các thành phần chi phí của TMĐT được quy định tại các văn bản QPPL của Nhà nước và cũng thay đổi theo từng thời kỳ đổi mới cơ chế chính sách về quản lý đầu tư và xây dựng. Ví dụ: “Nghị định số 52/1999/NĐ-CP” chia các thành phần chi phí của TMĐT theo 3 thành phần chính: chi phí xây lắp, chi phí thiết bị và chi phí kiến thiết cơ bản khác. “Nghị định số 16/2004/NĐ-CP” và “Thông tư số 04/2005/TT-BXD” chia các khoản mục chi phí của TMĐT được thành 5 phần cơ bản, đó là:  Chi phí xây dựng  Chi phí thiết bị  Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)  Tái định cư  Chi phí quản lý dự án và các chi phí khác (gọi tắt là chi phí khác)  Chi phí dự phòng “Nghị định số 99/2007/NĐ-CP TMĐT” của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình quy định nội dung và thành phần chi phí của TMĐT gồm 7 thành phần chi phí cơ bản (Điều 4): chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.  Tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình được xác định theo công thức sau: V = G XD + GTB + GGPMB + GQLDA + G TV + G K + G DP Trong đó: GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 4 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ  V: Tổng mức đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình;  G XD: Chi phí xây dựng của dự án;  GTB : Chi phí thiết bị của dự án;  GGPMB : Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư;  GQLDA : Chi phí quản lý dự án;  GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng;  G K : Chi phí khác của dự án;  G DP: Chi phí dự phòng; Nội dung của từng khoản mục chi phí của TMĐT dự án được quy định tại Mục 3 Điều 4 của Nghị định 99/2007/NĐ-CP, cụ thể: a) Chi phí xây dựng (Khoản a Mục 3 Điều 4); b) Chi phí thiết bị (Khoản b Mục 3 Điều 4); c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư (Khoản c Mục 3 Điều 4); d) Chi phí quản lý dự án (Khoản d Mục 3 Điều 4); e) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (Khoản đ Mục 3 Điều 4); f) Chi phí khác (Khoản e Mục 3 Điều 4); g) Chi phí dự phòng (Khoản g Mục 3 Điều 4); Và được cụ thể hoá tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Minh hoạ cơ cấu các thành phần chi phí của TMĐT dự án đầu tư xây dựng công trình ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư thể hiện một cách tổng quát ở Sơ đồ dưới đây: GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 5 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Sơ đồ 1.1 - Cơ cấu các thành phần chi phí của tổng mức đầu tư dự án Với các dự án đầu tư khác nhau thì các khoản mục chi phí của TMĐT dự án cũng khác nhau và tỷ trọng chúng chiếm trong TMĐT cũng khác nhau. Tuỳ theo từng loại hình dự án cụ thể mà xác định các khoản mục chi phí và tỷ trọng của các khoản mục chi phí này. Ví dụ, căn cứ vào số liệu thực tế để xác định tỷ trọng cơ cấu các thành phần chi phí như chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí khác và chi phí dự. Các CP liên quan đến nghĩa vụ tài chính với NN phòng của một số loại hình công trình. Do tính đa dạng của dự án, nên việc xác định các thành phần chi phí của TMĐT phụ thuộc vào tính chất đầu tư và đặc điểm của dự án, ví dụ đối với dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thì khi xác định TMĐT có thể phải tính đến “vốn lưu động ban đầu”, hay đối với dự án sử dụng nguồn vốn vay thì khi xác định TMĐT phải tính đến lãi vay trong thời gian thực hiện dự án, hay đối với dự án đầu tư xây dựng trên một khu dân cư lớn và phải bồi thường giải phóng mặt bằng và có thể phải xây dựng khu tái định cư với kinh phí lớn GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 6 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ thì Chủ đầu tư của dự án có thể tách phần công tác này thành tiểu dự án và phần kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư được tính riêng…. 1.1.3. Hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án Hiệu quả do dự án mang lại được thể hiện trên 2 mặt: Hiệu quả tài chính (biểu thị qua lợi nhuận) và hiệu quả kinh tế xã hội (biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh tế, xã hội). Hiệu quả kinh tế xã hội gọi tắt là hiệu quả kinh tế, ảnh hưởng đến quyền lợi của cả cộng đồng. Hiệu quả tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của chủ đầu tư. Dựa vào hiệu quả tài chính, nhà đầu tư, kể cả trường hợp nhà đầu tư là nhà nước có thể ra được quyết định có đầu tư hay không. Dựa vào hiệu quả kinh tế xã hội nhà nước sẽ ra được quyết định có cấp giấy phép đầu tư cho các nhà đầu tư không phải là nhà nước hay không. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội của dự án dựa trên: Tổng vốn đầu tư cần thiết; Nguồn vốn và các phương án về nguồn vốn; Các lợi ích kinh tế mà dự án mang lại; Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. Lợi ích kinh tế xã hội chính là sự so sánh giữa lợi ích được dự án tạo ra với cái giá mà xã hội phải trả để sử dụng tài nguyên có hiệu quả nhất đối với nền kinh tế quốc dân. Là lợi ích được xem xét trên phạm vi toàn xã hội, toàn bộ nền kinh tế quốc dân, tức là ở tầm vĩ mô. Lợi ích này khác với lợi ích về mặt tài chính chỉ xem xét ở tầm vi mô liên quan đến từng doanh nghiệp. Lợi ích kinh tế xã hội của một dự án đầu tư là hiệu số của các lợi ích mà nền kinh tế quốc dân và xã hội thu được trừ đi những đóng góp mà xã hội phải bỏ ra khi dự án được thực hiện. Lợi ích kinh tế mà xã hội thu được có nhiều khi không định lượng được như sự phù hợp dự án đối với những mục tiêu phát triển kinh tế, những lĩnh vực được ưu tiên, ảnh hưởng dây chuyền đối với sự phát triển các ngành khác Những cái định lượng được, chẳng hạn sự gia tăng sản phẩm, thu nhập quốc dân, sử dụng lao động, tăng thu ngoại tệ, tăng thu ngân sách cho Nhà nước. Phân tích hiệu quả tài chính của các dự án đầu tư nhằm giải quyết nhiệm vụ đánh giá khả năng sinh lãi của đồng vốn đầu tư bỏ vào hoạt động kinh tế. GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 7 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Để phân tích hiệu quả tài chính đối với một dự án, người ta sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính. Trong đó, có một số chỉ tiêu kinh tế, tài chính được coi là chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp để quyết định lựa chọn phương án (kể cả kỹ thuật và xã hội). Theo phương pháp hiện hành, các chỉ tiêu kinh tế, tài chính, xã hội của dự án đầu tư được chia thành hai loại:  Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội (theo quan điểm của nhà nước).  Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính (phản ánh lợi ích trực tiếp của chủ đầu tư). Các chỉ tiêu này gồm 2 loại:  Các chỉ tiêu tĩnh: Khi tính toán không tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và chỉ tính toán cho một thời đoạn nhất định, thường là 1 năm. Nhóm này bao gồm: o Các chỉ tiêu chi phí của một đơn vị sản phẩm; o Lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm; o Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư; o Thời hạn thu hồi vốn đầu tư nhờ lợi nhuận; o Khấu hao cơ bản hàng năm. o Ưu điểm:  Tính toán đơn giản  Phù hợp với các dự án nhỏ, ngắn hạn (thường dung cho lập dự án tiền khả thi).  Chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn phù hợp cho trường hợp muốn thu hồi vốn nhanh (để tránh rủi ro của thị trường). o Nhược điểm: Độ chính xác không cao.  Các chỉ tiêu động: Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian và tính toán cho cả vòng đời dự án. Các chỉ tiêu thường sử dụng: Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần; Chỉ tiêu suất thu lợi nội tại; Chỉ tiêu tỷ số thu chi. o Ưu điểm: Có tính đến sự biến đổi của các chỉ tiêu theo thời gian, tính toán cho cả đời dự án, phù hợp với nền kinh tế thị trường. GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 8 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ o Nhược điểm: Chỉ phù hợp với thị trường vốn hoàn hảo, điều mà ngau cả ở các nước tư bản phát triển cũng chưa được hoàn hảo. →Khi phân tích hiệu quả tài chính, ta thường sử dụng hỗn hợp các chỉ tiêu ở cả 2 nhóm trên. 1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án a) Giá trị hiện tại thuần NPV (Net Present Value) 1. Khái niệm Giá trị hiện tại thuần NPV (Hiện giá thu hồi thuần): Là hiệu số của tổng hiện giá thu hồi tính cho toàn bộ thời hạn đầu tư trừ đi tổng hiện giá vốn đầu tư, nghĩa là bằng tổng hiện giá tiền lãi sau khi đã hoàn đủ vốn. Nói một cách khác, giá trị hiện tại thuần là lượng dư của khả năng tự tài trợ đối với chi phí đầu tư đã được hiện tại hóa. Giá trị hiện tại thuần là một chỉ tiêu quan trọng luôn luôn được tính toán khi phân tích đánh giá dự án đầu tư. 2. Công thức tính toán n n NPV = ∑ PV ( Rt −Et )−∑ PV ( I t ) t =0 n Hay: n NPV = ∑ PV ( Ft )−∑ PV ( I t ) t =0 n Nghĩa là: NPV = ∑ t =0 (1) t=0 (2) t =0 n Ft t (1+ r) −∑ t =0 It t (1+r ) (3) Trong đó:  n: Tổng thời hạn đầu tư (năm);  It: Chi phí (vốn) đầu tư tại năm t;  Ft: Giá trị thu hồi tại năm t. Khi tính toán thường lấy bằng lãi ròng cộng khấu hao tại năm t, nếu sau một số năm hết khấu hao thì còn lại giá trị lãi ròng;  r: Lãi suất chiết khấu (Suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được): Do nhà đầu tư tự xác định tùy thuộc vào tình hình thị trường vốn và trong thực tế, thường được tính bằng tỉ lệ lãi vay ngân hàng hoặc tỷ lệ lãi dự kiến nếu đem lượng vốn đó đầu tư vào một dự án khác. Hệ số này xác định hiệu quả tối thiểu mà người chủ dự án đòi hỏi khi xem xét, GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 9 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ đánh giá dự án về mặt tài chính. Việc xác định hệ số r cần căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau phụ thuộc vào nguồn vốn tài trợ cho dự án:  Nếu dự án được tài trợ bằng quỹ riêng (Vốn tự có của chủ dự án) thì r được lấy bằng lãi suất cho vay hoặc đầu tư của quỹ;  Nếu dự án được tài trợ bằng quỹ vay thì r được lấy bằng lãi suất đi vay trên thị trường;  Nếu dự án được tài trợ bằng quỹ hỗn hợp thì r được lấy bằng giá trị trung bình của các lãi suất cho vay và đi vay. Thông thường khi chọn giá trị của r thì nên dựa vào một dự án quy chiếu đã được thực hiện có hiệu quả. Đối với các dự án xây dựng và phát triển đô thị, việc đầu tư thường dựa vào khoản vay với lãi suất tương đối cao, nếu chọn r theo các tỉ lệ lãi suất đó sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các tính toán tài chính của dự án. Do đó cần phải xem xét và cân nhắc cẩn thận khi chọn giá trị của r đối với các dự án này. Trị số của r có mối tương quan rất chặt chẽ với độ rủi ro của phương án đầu tư. Vì vậy việc lựa chọn đúng trị số r là một công việc khó khăn đối với các nhà đầu tư. Trong một số trường hợp khi xác định NPV có thể tính thêm giá trị thanh lý Bt, nhất là khoản thanh lý tài sản cố định ở cuối kỳ sử dụng. Khi đó công thức tính là: n n n It Bt − + ∑ t t ∑ t t =0 (1+r) t =0 (1+r ) t =0 (1+r ) NPV = ∑ Ft (4) →Đây là công thức tổng quát nhất. Ngoài ra còn có một số trường hợp đặc biệt khác có thể xảy ra.  Trường hợp vốn đầu tư chỉ được bỏ vào một lần tại thời điểm t = 0 và sang các năm thứ t = 1, 2, 3..., n thu lại hàng năm các giá trị thu hồi F t, lúc đó công thức tính NPV là: n NPV = −I 0+ ∑ t =0 Ft t (1+r ) + Bn (1+ r )n (5)  Trường hợp vốn đầu tư được bỏ vào một lần tại thời điểm t = 0 và các giá trị thu hồi tại các năm là không đổi, nghĩa là: F1 = F2 = F thì: GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 10 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ NPV = −I 0+ ¿ F n Bn (1+r ) −1 + n (1+r ) (1+r )n (6) 3. Ưu điểm và nhược điểm  Ưu điểm:  Cho biết tổng hiện giá của tiền lãi của dự án sau khi đã hoàn đủ vốn  Chỉ tiêu NPV đã khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn T.  Được dùng làm một trong những tiêu chuẩn chủ yếu khi đánh giá và so sánh hiệu quả của các dự án đầu tư về mặt tài chính. Những dự án có NPV ≥0 là những dự án đánh giá về mặt hiệu quả tài chính:  Nếu NPV > 0 thì dự án có lãi.  Nếu NPV = 0 thì dự án không lãi mà cũng không bị lỗ, tức là giá trị thu hồi chỉ vừa đủ trả lại vốn tính trên quan điểm hiện giá. Khi lựa chọn một trong nhiều phương án loại trừ nhau thì phương án nào có giá trị NPV lớn nhất sẽ là phương án lợi nhất.  Nhược điểm:  Chỉ cho biết dự án lãi hay lỗ và số tiền lãi hay lỗ đó là bao nhiêu nhưng chưa cho biết mức độ sinh lợi (lãi suất) của bản thân dự án  Đôi khi dự án tuy có lãi Nếu NPV > 0 nhưng vẫn chưa nên đầu tư vì mức độ sinh lãi thấp.  Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất nhiều vào độ lớn của trị số r, khi mọi điều kiện tính toán được giữ nguyên và chỉ có trị số r có độ lớn thay đổi thì giá trị NPV sẽ càng nhỏ (thậm trí có thể trở thành số âm) nếu trị số r càng lớn. Trong khi đó việc xác định trị số r còn gặp nhiều khó khăn và nhiều khi phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ dự án.  Chỉ cho biết kết quả của dự án mà chưa cho biết hiệu quả của dự án  Vì vậy khi sử dụng để lựa chọn phương án có thể sẽ cho kết quả không chính xác. Trong nhiều trường hợp NPV của dự án A lớn hơn dự án B nhưng xét tổng thể về hiệu quả tài chính thì có thể dự án B lại tốt hơn dự án A. →Vì thế nên sử dụng kết hợp chỉ tiêu NPV với các chỉ tiêu khác khi phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án đầu tư. 4. Cách sử dụng GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 11 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Được sử dụng để giải quyết hai bài toán: a. Bài toán 1: Xét sự đáng giá của dự án. Nhiệm vụ của người phân tích dự án là xác định NPV, nếu NPV ≥0 là những dự án đánh giá về mặt hiệu quả tài chính (Phát sinh lợi nhuận). Đây là điều kiện cần thiết đầu tiên khi đánh giá lựa chọn phương án. b. Bài toán 2: So sánh hiệu quả đầu tư về mặt tài chính giữa các phương án và lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất, khi đó cần đảm bảo các yêu cầu sau: Thời gian sử dụng hay tuổi thọ của các phương án đem so sánh phải bằng nhau (Bằng thời kỳ tồn tại của dự án hay bằng bội số chung bé nhất của các trị số tuổi thọ của các phương án). Vốn đầu tư của các phương án bị so sánh phải như nhau. Để đảm bảo điều kiện này, trong trường hợp các phương án đầu tư có vốn đầu tư khác nhau thì ta phải bổ sung cho phương án có vốn bé một phương án đầu tư tài chính bổ sung (Chẳng hạn đi vay vốn để hoạt động trên thị trường vốn). Tuy nhiên, trong thị trường vốn hoàn hảo (Lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay), người ta đã chứng minh được rằng trị số NPV của phương án đầu tư tài chính bổ sung = 0  Có thể kết luận rằng khi sử dụng NPV để so sánh lựa chọn phương án trong thị trường vốn hoàn hảo thì không chú ý đến điều kiện vốn đầu tư của các phương án có bằng nhau hay không. Khi so sánh lựa chọn phương án sẽ có hai trường hợp cần nghiên cứu:  Trường hợp 1: So sánh các phương án bỏ vốn đầu tư một lần với chi phí vốn đầu tư và tuổi thọ của các phương án là như nhau. Khi đó phương án nào có NPV lớn nhất là phương án tốt nhất.  Trường hợp 2: So sánh các phương án khi vốn đầu tư bằng nhau hoặc khác nhau và có thời gian sử dụng khác nhau. →Khi so sánh các phương án có thời gian sử dụng khác nhau thì phương án có thời gian sử dụng ngắn hơn cần có đầu tư bổ sung gối đầu. Đầu tư bổ sung này phải có chức năng kỹ thuật giống hoặc tương đương với đầu tư trước đó, có như vậy số liệu của đầu tư bổ sung mới được phép đưa vào tính toán. Khi đó cần xác định thời kỳ phân tích so sánh các phương án (Là bội số chung nhỏ nhất của các thời kỳ sử dụng các đối tượng đầu tư. Sau khi tiến hành tính toán, so sánh giữa các phương án đánh giá, GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 12 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ phương án nào có giá trị NPV lớn nhất sẽ là phương án tốt nhất về mặt tài chính để đầu tư. b) Suất thu lợi nội tại IRR (Internal Rate of Return) 1. Khái niệm Suất thu lợi nội tại còn được gọi là tỷ suất hoàn vốn nội bộ hay suất thu hồi nội bộ. Suất thu lợi nội tại IRR là một loại suất thu lợi đặc biệt khi mà dùng nó để tính chỉ tiêu NPV thì NPV = 0, nghĩa là NPV phải thỏa mãn điều kiện: n NPV  t 0 Ft  (1  IRR)t n It  (1  IRR) t 0 t 0 (7) → Giải (7) tìm ra IRR  IRR là một lãi suất r đặc biệt mà nếu ta dùng nó để tính toán NPV khi đánh giá dự án sau n năm, nghĩa là hết hạn đầu tư, dự án sẽ tự nó hoàn vốn mà không lời không lỗ. Hay nói cách khác, IRR chính là một lãi suất giúp phân biệt được đâu là vùng lời NPV > 0, đâu là vùng lỗ NPV < 0 của dự án xét trong toàn bộ thời hạn đầu tư. Lãi suất này không do chủ dự án lựa chọn mà do tự bản thân dự án cân đối mang tính chất khách quan. 2. Cách xác định Được xác định thông qua việc giải (7) để tìm IRR. Tuy nhiên việc làm này rất khó khăn vì đây là phương trình bậc cao (Nếu thời hạn đầu tư là 20 hoặc 30 năm). Thông thường IRR được tính toán thông qua phương pháp nội suy gần đúng, nghĩa là xác định một giá trị gần đúng giữa các giá trị đã chọn. Theo phương pháp này, gán cho trị số IRR ở (7) hai giá trị bất kỳ nào đó IRR a và IRRb sao cho ứng với IRRa sẽ có giá trị NPVa > 0 và ứng với IRR b sẽ có giá trị NPVa < 0, sau đó dò dần trị số IRR trong khoảng IRRa và IRRb Trị số IRR chính thức sẽ được tìm ra theo công thức sau nếu dòng tiền đều: GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 13 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ IRR IRR a  (IRR b  IRR a ) NPVa NPVa  NPVb (8) → Trị số IRRa và IRRb chênh lệch nhau càng bé thì trị số IRR tính theo công thức (8) càng chính xác. 3. Ưu điểm và nhược điểm Ưu điểm: Chỉ rõ mức độ lãi suất mà dự án có thể đạt được  Qua đó cho phép xác định được mức lãi suất tính toán rtt tối đa mà dự án có thể chịu được. Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan, không giống việc xác định trị số suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được r ở phương pháp xác định NPV phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của chủ dự án. Sử dụng IRR rất thích hợp với trường hợp vì một lý do nào đó mà người phân tích muốn tránh hoặc khó xác định chính xác giá trị của tỉ suất chiết khấu r dùng trong phương pháp hiện tại hóa. Nhược điểm: Chỉ cho kết quả chính xác với điều kiện thị trường vốn hoàn hảo - Điều khó đảm bảo trong thực tế. Nếu chỉ dựa vào IRR đơn thuần để lựa chọn phương án thì có thể sẽ cho kết quả không chính xác, vì phương pháp này nâng đỡ các dự án ít vốn đầu tư, ngắn hạn, có tỉ số doanh lợi cao và ít nâng đỡ các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có tỉ số doanh lợi thấp nhưng lại có giá trị NPV cao. Tính toán IRR tương đối phức tạp. 4. Cách sử dụng Dự án đầu tư sinh lợi có trị số suất thu lợi nội tại IRR lớn hơn trị số lãi suất chiết khấu r, nghĩa là IRR > r. Trong các dự án đầu tư độc lập, dự án nào có IRR cao hơn sẽ có vị trí cao hơn về khả năng sinh lợi. GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 14 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Khi so sánh xếp hạng phương án đầu tư nên sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu khác, đặc biệt là NPV. Khi đó phương án nào đạt được đồng thời IRR > r và NPV lớn nhất là phương án tốt nhất. 1.2. Cơ sở pháp lý Căn cứ pháp lý được áp dụng trong nội dung tính toán Bài tập: - Quyết định số 1161/QĐ-BXD, 15/10/2015 của Bộ Xây dựng. - Nghị định số 52/1999/NĐ – CP ngày 8 tháng 7 năm 1999; - Nghị định số 16/2005/NĐ – CP ngày 7 tháng 2 năm 2005; - Nghị định số 99/2007/NĐ – CP; - Thông tư 05/2007/TT – BXD; - Nghị định số 16/2004/NĐ-CP; II. TÍNH TOÁN, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN 2.1. Đặc điểm của dự án Việc xây dựng Nhà máy cấp nước có quy mô công suất thiết kế 100.000 m 3/ngày đêm tại Thành phố X, tỉnh Y, bao gồm các hạng mục chính như sau: Các hạng mục xây dựng gồm: Bể trộn và phân phối; Bể lắng và bể lọc; Hệ thống châm hóa chất; Trạm bơm nước rửa lọc, nước kỹ thuật và nước sinh hoạt; Hệ thống thu nước thải; Bể chứa nước sạch; Các công trình phụ trợ như sân, nhà thường trực, bảo vệ, nhà điều hành và phòng thí nghiệm, gara, kho xưởng, hệ thống thoát nước, trạm điện và chi phí phòng cháy chữa cháy, hệ thống đường ống cấp nước cấp 1 và các công trình khác,… đến đầu mối tiêu thụ chính. Các hạng mục thiết bị gồm thiết bị dây chuyền công nghệ, các thiết bị phi tiêu chuẩn chế tạo trong nước và trang thiết bị của công trình. Đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước bằng 65% nguồn vốn vay thương mại và 35% vốn tự có của doanh nghiệp, thời gian xây dựng dự án là 03 năm (1/201812/2020). Các khoản mục chi phí khác của dự án (quản lý dự án, chi phí tư vấn và chi phí khác) ước tính bằng 14% tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị của dự án. Chi phí GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 15 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ dự phòng cho khối lượng phát sinh theo quy định (8%), chi phí dự phòng do yếu tố trượt gia do biến động giá nguyên, nhiên, vật liệu, dựa trên các số liệu dự báo ước tính chỉ sổ giá xây dựng công trình cấp nước bình quân là 2%/năm. 2.2. Các số liệu phục vụ phân tích hiệu quả kinh tế - tài chính 2.2.1. Các điều kiện cơ bản để phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính 1. Giá trị vốn đầu tư của dự án được xác định theo phương pháp sử dụng suất vốn đầu tư xây dựng công trình với chỉ tiêu suất chi phí xây dựng và suất chi phí thiết bị tại Bảng 50, Quyết định số 706/QĐ-BXD, 30/06/2017 của Bộ Xây dựng về Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xây dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình năm 2016. Các suất chi phí trên đã gồm thuế VAT. 2. Tiền tệ Vốn đầu tư của Dự án được tính bằng tiền đồng Việt Nam. 3. Thuế và các nghĩa vụ tài chính Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước Thành phố X với công suất 300.000 m3/ngày đêm được Chủ đầu tư A đầu tư xây dựng mới với Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) theo Nghị định 15/2015/NĐ – CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Dự án được miễn trả tiền thuê đất và một số các chế độ tưu tiên ưu đãi khác theo Quy định. Tỉnh Y thuộc tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn (Phụ lục Danh mục địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, Ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ). Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 15/2/2014. 4. Vốn lưu động GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 16 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Căn cứ vào các yêu cầu thiết kế công nghệ của Nhà máy để xác định các chi phí cần thiết ban đầu đảm bảo cho Nhà máy vận hành bình thường. Trong dự án này vốn lưu động ban đầu được ước tính là 15 tỷ đồng. 5. Mức lãi vay vốn đầu tư Mức lãi suất vay vốn đầu tư được xác định theo sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư với Ngân hàng C là 8%/năm với thời hạn thanh toán là 5 năm kể từ khi đưa công trình đi vào vận hành. 6. Nhu cầu vốn đầu tư và tiến độ thực hiện theo phương án Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư của Nhà máy cấp nước tính theo mặt bằng giá Quý 4 năm 2016. Phương án phân bổ vốn đầu tư là: năm thứ 1: 15%. Năm thứ 2: 50% và năm thứ 3: 35%. Dự kiến xây dựng Dự án trong 3 năm từ tháng 1/2018. Để cân đối với khả năng tài chính của Chủ đầu tư, giả định tất cả các hoạt động đầu tư ban đầu sẽ sử dụng vốn tự có của Chủ đầu tư, sau khi sử dụng hết vốn tự có của Chủ đầu tư sẽ sử dụng vốn vay của ngân hàng C. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng vốn và thời điểm huy động vốn để xác định tiền lãi trong thời gian xây dựng. Việc tính lãi vay căn cứ vào điều kiện vay và sự thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Ngân hàng C. 2.2.2. Các điều kiện tính toán và đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của dự án Việc đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính của Dự án dựa trên các điều kiện cơ bản sau đây: 1. Thời hạn phân tích đánh giá Dự án Chu kỳ hoạt động của Dự án BOT là 30 năm. Thời gian phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - tài chính là 30 năm kể từ khi Nhà máy đi vào vận hành (2021 – 2051). 2. Vốn vay bổ sung Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh của Dự án trong suốt thời gian vận hành để xác định số lượng vốn cần vay bổ sung với lãi suất vay là 7%/ năm (nếu có). 3. Chi phí khấu hao và trừ dần GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 17 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ Căn cứ vào thông tư 45/2013/TC-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ tài chính đề xác định chi phí khấu hao cho từng loại tài sản cụ thể: Máy móc thiết bị - khấu hao 10 năm; công trình xây dựng, hệ thống đường ống – khấu hao 30 năm. Còn các khoản trừ dần (các chi phí khác) được khấu hao dần trong 10 năm. 4. Vấn đề tái đầu tư tài sản cố định và giá trị còn lại của công trình Vấn đề tái suất đầu tư tài sản cố định được thực hiện sau khi khấu hao hết tài sản đó để duy trì công suất của Nhà máy, ước tính đầu tư giá trị khoảng 50% giá trị đầu tư ban đầu. Giá trị còn lại của Dự án cấp nước được xác định tại thời điểm kết thúc phân tích Dự án. 2.2.3. Kế hoạch sản xuất và xác định đối tượng tiêu thụ nước 1. Kế hoạch sản xuất Công suất thiết kế của Nhà máy cấp nước là 100.000 m3/ngày – đêm. Căn cứ vào kết quả phân tích thị trường và năng lực sản xuất của thiết bị công nghệ dự kiến mức khai thác công suất của nhà máy như sau:  Năm thứ nhất đạt 75% công suất thiết kế;  Năm thứ 2 đạt 90% công suất thiết kế;  Năm thứ 3 trở đi Nhà máy sẽ đạt 100% công suất thiết kế. 2. Đối tượng sử dụng nước sạch Dự án này chủ yếu cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ. Trong dự án này dự kiến bán nước cho Công ty kinh doanh nước Thành phố X. 3. Phương án kinh doanh sản phẩm Chủ đầu tư đầu tư xây dựng Nhà máy cấp nước, sau đó toàn bộ khối lượng nước sản xuất ra được bán đến đầu mối tiêu thụ chính trong khu vực cho Công ty kinh doanh nước Thành phố B hay còn gọi là “Phương án bán lẻ cấp 1”. Trong trường hợp này dự kiến thất thoát và thất thu trong quá trình sản xuất và quá trình tiêu thụ nước là 10% (trong đó gồm 5% thất thoát lượng nước dùng cho chính nhà máy như rửa lọc các bể GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 18 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ lắng, …và 5% là bị thất thoát và thất thu trong quá trình tiêu thụ nước). Trong bài tập này giả thiết chi phí bán hàng không đáng kể (CP bán hàng = 0). 4. Giá thành sản xuất và giá tiêu thụ nước sạch a) Giá thành sản xuất 1 m3 nước sạch ước tính là 5.200 đ/m3 nước sạch. Mức biến động giá bán 1 m3 nước sạch được giả định là cứ sau 5 năm thì giá bán được tăng 5% so với giá bán cũ. b) Số lượng người lao động trực tiếp và gián tiếp của Nhà máy cấp nước được dự kiến đối với phương án bán lẻ cấp 1 là 45 người trong đó gồm 35 người lao động trực tiếp và 10 người lao động gián tiếp. c) Giá bán nước sạch cho công ty KD nước Thành phố X giả định là 7.800 đ/m 3, trong đó đã bao gồm Phí bảo vệ môi trường 10% giá bán nước sạch. 2.2.4. Kế hoạch trả nợ Căn cứ vào các điều kiện vay và thời hạn vay như đã thỏa thuận giữa Chủ đầu tư và Ngân hàng C và căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy để xác định kế hoạch trả nợ. Ghi chú: + Các giá trên là tính trước thuế giá trị gia tăng. + Các số liệu, thông số sử dụng trong bài tập là số liệu giả định. 2.3. Tính toán tổng mức đầu tư của dự án Bảng 1. Tổng mức đầu tư xây dựng dự án Nhà máy nước, CS 100.000 m3/ngđ STT 1 Hạng mục chi phí Cách tính Giá trị trước thuế Thuế GTGT Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị tính theo suất vốn đầu tư 2 Đơn vị tính Giá trị, sau thuế 172,000 triệu đ 100.000m3*1720.000đ/m3 156,364 Chi phí xây dựng GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 15,636 172,000 140,000 19 BÀI TẬP MÔN HỌC: KINH TẾ ĐẦU TƯ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ STT Hạng mục chi phí Đơn vị tính Cách tính Giá trị trước thuế Chi phí xây dựng tính theo suất vốn đầu tư triệu đ 100.000m3*1.400.000đ/m3 127,273 12,727 140,000 0,14*(CPxd+CPtb) 39,709 3,971 43,680 323,345 32,335 355,680 3 Chi phí bồi thường, hỗ trợ TĐC 4 Chi phí khác (quản lý dự án, CP tư vấn đầu tư XD, chi phí khác) Cộng Thuế GTGT Giá trị, sau thuế 5 Chi phí lãi vay 15,712 1,571 17,284 6 Chi phí dự phòng 35,348 3,535 38,882 7 Dự phòng phát sinh 0,08*(CPxd+CPtb) 22,691 2,269 24,960 Dự phòng trượt giá 2%/năm (CPxd+CPtb) 12,657 1,266 13,922 374,405 37,441 411,846 Tổng cộng vốn cố định Vốn lưu động ban đầu Tổng cộng VĐT dự án Dự kiến 15,000 389,405 15,000 37,441 426,846 Bảng 2. Bảng tiến độ huy động vốn và lãi vay trong thời gian xây dựng TT I Nguån vèn vµ kho¶n vay Tổng vốn (chưa kể lãi vay) Thêi gian vay vèn N¨m 2 N¨m 3 409,562 2018 0.15 61,434 2019 0.50 204,781 2020 0.35 143,347 143,347 21,502 71,673 50,171 266,216 39,932 133,108 93,175 Tiến độ huy động vốn, % N¨m 1 Tæng vèn vay Tæng l·i vay Vốn tự có 35% 35% Vốn vay ngân hàng C 65% 65% GVHD: TS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH – NHÓM 2 – LỚP: CH17Đ 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145