Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay....

Tài liệu Vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở việt nam hiện nay.

.PDF
21
173
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- DƢƠNG HỒNG HẠNH ` VẤN ĐỀ LÀM TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành Báo chí học HÀ NỘI, 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------- DƢƠNG HỒNG HẠNH ` VẤN ĐỀ LÀM TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã sô: 60 32 01 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Quang Hào HÀ NỘI, 2016 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 7 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8 5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 8 6.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn ............................................................................ 9 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 10 PHẦN NỘI DUNG ........................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ SẢN XUẤT TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ................. Error! Bookmark not defined. 1.1 Một số khái niệm cơ bản ........................... Error! Bookmark not defined. 1.1.1 Báo điện tử ............................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.2 Điện thoại di động................................. Error! Bookmark not defined. 1.1.3 Phiên bản................................................ Error! Bookmark not defined. 1.2 Đặc điểm của truyền thông trên điện thoại di độngError! Bookmark not defined. 1.3 Những yếu tố tác động đến quá trình sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động ............................................................. Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Công chúng ............................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Công nghệ .............................................. Error! Bookmark not defined. 1.4 Tin và quy trình sản xuất tin ..................... Error! Bookmark not defined. 1.4.1 Tin........................................................... Error! Bookmark not defined. 1.4.2 Các bước trong quy trình sản xuất tin .... Error! Bookmark not defined. 1.4.3 Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí thuộc loại hình báo mạng điện tử ......................................................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 1 ............................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SẢN XUẤT TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ........... Error! Bookmark not defined. 2.1 Giới thiệu 3 cơ quan báo chí được khảo sátError! Bookmark not defined. 2.1.2 Phiên bản VietnamPlus mobile .............. Error! Bookmark not defined. 2.1.3 Phiên bản Tuổi Trẻ Mobile: ................... Error! Bookmark not defined. 2.2 Tin trên phiên bản dành cho điện thoại di động của các trang báo.... Error! Bookmark not defined. 2.3.1 Số lượng tin trên phiên bản điện thoại di độngError! Bookmark not defined. 2.3.2 Nội dung ................................................. Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Hình thức ................................................ Error! Bookmark not defined. 2.3.4 Phương thức tổ chức sản xuất................................................................ 60 2.3 Ưu thế về công nghệ của phiên bản điện thoại di động ............................ 68 2.3.1 Xử lý ảnh trong tin ................................................................................. 68 2.3.2 Tính năng thông báo tin tức Push Notification Services và chức năng cá nhân hóa thông tin .......................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.3 Tính năng tương tác và chia sẻ thông tin qua điện thoại di động ......... 74 2.4 Thành công và hạn chế trong việc làm tin cho phiên bản điện thoại di động của 3 cơ quan báo chí được khảo sát ..... Error! Bookmark not defined. 2.4.1 Thành công ............................................. Error! Bookmark not defined. 2.4.2 Hạn chế .................................................. Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 2 ............................................ Error! Bookmark not defined. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VIỆC SẢN XUẤT TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ............................................................. Error! Bookmark not defined. 3.1 Một số thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động .................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.1 Thuận lợi ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.1.2 Khó khăn ................................................ Error! Bookmark not defined. 3.2 Một số khuyến nghị................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.1 Đối với các cơ quan quản lý .................. Error! Bookmark not defined. 3.2.2 Đối với các cơ quan báo chí .................. Error! Bookmark not defined. 3.3 Một số khuyến nghị về yêu cầu của quy trình sản xuất tin dành cho phiên bản điện thoại di động ..................................... Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chương 3 ............................................ Error! Bookmark not defined. PHẦN KẾT LUẬN ........................................ Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112 PHỤ LỤC ....................................................... Error! Bookmark not defined. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao hơn thì nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng cũng ngày càng tăng. Tuy nhiên, quỹ thời gian dành cho việc tiếp nhận thông tin ngày càng bị thu hẹp bởi cuộc sống hiện đại đã hình thành trong công chúng xu hướng tiếp nhận thông tin mọi lúc mọi nơi, thậm chí ngay trong khi di chuyển. Hình ảnh những bạn trẻ cắm cúi bên chiếc smartphone cũng không còn trở nên xa lạ. Bên cạnh đó, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ với sự tích hợp của internet và sự ra đời của nhiều thế hệ điện thoại di dộng thông minh đã giúp công chúng có thể dễ dàng tiếp nhận thông tin mà không bị hạn chế về không gian và thời gian. Theo thống kê của trung tâm số liệu Internet quốc tế, Việt Nam xếp hạng 18/20 quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới (năm 2012). Dân số Việt Nam hiện có hơn 91 triệu người nhưng trong đó có tới 31 triệu người dùng internet (đứng thứ 18 thế giới) và 19 triệu người đang sử dụng internet trên di động. Bên cạnh đó, Việt nam lại là thị trường smartphone giàu tiềm năng. Theo một công bố mới của công ty nghiên cứu thị trường GfK, Việt Nam cùng với 6 thị trường khác ở Đông Nam Á đã có mức tăng trưởng doanh số điện thoại di động thông minh khá ấn tượng. Cụ thể, trong năm 2013, tại Việt Nam có khoảng 17 triệu chiếc điện thoại được bán ra, chiếm 38% trong số này là các dòng smartphone. Năm 2014, tại Việt Nam, số lượng điện thoại thông minh bán ra trong 3 tháng đầu năm đã tăng 59% so với cùng kỳ năm 2013; đứng thứ 2 trong top 3 thị trường có mức tăng trưởng cao nhất cùng với Indonesia và Thái Lan.. Qua đó cho thấy, xu hướng người dùng đọc tin tức trên thiết bị di động sẽ là một tiềm năng rất lớn trong thời gian tới. 1 Ngày nay người ta không còn tranh cãi về việc báo điện tử sẽ lên ngôi hay báo in sẽ đi xuống mà thay vào đó, trong môi trường hội tụ truyền thông, sự tích hợp của nhiều loại hình báo chí đang dần được phát triển. Cùng với sự phát triển của nhiều thế hệ điện thoại thông minh, các ứng dụng di động cũng ngày càng được cải thiện như lẽ tất yếu để thu hút công chúng, đáp ứng nhu cầu giải trí nói chung và tiếp nhận thông tin báo chí nói riêng. Công chúng đã dần thay đổi hành vi đọc báo giấy sang đọc báo điện tử và bây giờ là lướt web trên điện thoại di động. Có lẽ là do sự tiện ích đa năng của phương tiện truyền thông mới này nên vị trí và vai trò của nó ngày càng được khẳng định. Sự phát triển không ngừng của các thiết bị di động trong đó có điện thoại di động thông minh là lí do tất yếu dẫn đến một xu hướng phát triển mới của báo chí truyền thông hiện đại, đó là xu hướng báo di động. Để bắt kịp xu hướng mới mẻ này, các trang báo điện tử của Việt Nam cũng liên tục cho ra đời phiên bản điện thoại di động như VNExpress, VietnamPlus mobile, Dân trí mobile… Bên cạnh đó, các cơ quan báo in cũng chuyển mình nhanh chóng khi xuất bản phiên bản điện tử và phiên bản điện thoại di động: Tuổi trẻ mobile, Thanh niên mobile… Tuy nhiên, báo chí di động hiện đại không đơn giản chỉ là xây dựng giao diện tuỳ biến cho thiết bị di động như những năm trước đây. Nhiều toà soạn bắt đầu có xu hướng viết nội dung ngắn gọn để xuất bản trên phiên bản mobile, hoàn toàn độc lập với bản điện tử và báo giấy. Chẳng hạn, khi một sản phẩm mới ra đời, nội dung đăng trên báo mobile sẽ đơn giản là dòng tin tức ngắn gọn và đầy đủ nhưng kịp thời về thiết bị đó, còn thông tin chi tiết về sự kiện diễn ra ra sao và các mô tả khác về sản phẩm sẽ được đăng sau trên phiên bản điện tử (PC) và báo giấy. Tuy nhiên, từ thực trạng hiện nay cho thấy, các tòa soạn vẫn chưa thoát khỏi mô hình khung nền tàng là phiên bản điện tử (PC). Tức là tin tức được sản xuất cho báo giấy được giữ nguyên trên phiên bản điện tử hoặc từ phiên bản điện tử đăng nguyên gốc lên phiên bản điện thoại di động mà không có 2 chỉnh sửa cho phù hợp với đặc điểm của điện thoại di động Như vậy hiệu quả đạt được sẽ không cao và không đáp ứng được nhu cầu thông tin trong thời đại mới. Mặt khác, vì hạn chế bởi giao diện hoặc diện tích màn hình, người làm báo phải đặt ra câu hỏi phải làm thế nào để sản xuất được tin bài vừa ngắn gọn vừa cung cấp đầy đủ thông tin cho công chúng, làm sao để độc giả không phải sử dụng quá nhiều thao tác với thiết bị để đọc hết một tin, bài. Hơn nữa, trong cuộc sống năng động, công chúng khó có thời gian rảnh để xem hết toàn bộ những bài viết chuyên sâu phân tích hay những bài bình luận sâu sắc. Nhu cầu thiết yếu của công chúng phần lớn là nắm bắt thông tin, sự kiện xảy ra hàng ngày hàng giờ trong đời sống và họ sử dụng điện thoại di động để tìm kiếm ngay thông tin một cách nhanh nhất, ngắn gọn và đầy đủ nhất. Chính vì những lí do kể trên, cùng với sự gợi ý của giảng viên hướng dẫn, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu cho luận văn của mình. Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu lý luận về truyền thông mới, nhận diện công chúng của báo chí dành cho điện thoại di động và những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc làm tin cho phiên bản điện thoại di động. Từ đó khái quát một quy trình hoàn chỉnh về cách thức làm tin cho phiên bản điện thoại di động, đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hoạt động sản xuất tin cho các cơ quan báo chí có phiên bản điện thoại di động. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong quá trình nghiên cứu về đề tài này, tác giả đã tìm hiểu một số công trình nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn và một số tài liệu liên quan làm tiền đề nghiên cứu. Trong các nghiên cứu về sự phát triển của phương tiện truyền thông điện thoại di động và báo di động trên thế giới, một công trình tiêu biểu là “Cross – media news work – Sensemaking of the mobile media (R)evolution 3 (Sản xuất tin tức truyền thông hội tụ: Một nghiên cứu đa ngành về cuộc cách mạng của truyền thông di động) của tác giả Oscar Westlund năm 2011. Trong vài năm trở lại đây, xu hướng mobile news đã từng bước phát triển và bắt đầu thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực báo chí – truyền thông. Đây là một nghiên cứu định tính về giai đoạn hình thành một loại hình báo chí mới, tạm gọi là báo di động và những vấn đề thực tiễn đặt ra trong việc đổi mới tổ chức và cách thức làm việc của một tờ báo lớn ở Bắc Âu, Goteborgs – Posten Thụy Điển. Tác giả Oscar Westlund đã tiến hành phỏng vấn sâu với 62 nhà báo, biên tập viên và nhân viên truyền thông trong vòng 3 năm từ 2008 đến 2011. Công trình nghiên cứu đã làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với báo chí hiện đại và những trăn trở của đội ngũ người làm báo từ khâu biên tập, kinh doanh đến công nghệ thông tin, những nỗ lực khám phá và thích ứng của đội ngũ người làm báo trước những thay đổi liên tục của môi trường truyền thông số, từ sản xuất báo chí truyền thống sang sản xuất báo chí dành cho điện thoại di động. Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về điện thoại di động như một phương tiện truyền thông hiện đại chưa được chú ý nghiên cứu toàn diện nhưng bước đầu đã có sự quan tâm nhất định. Trong đó phải kể đến một số công trình như: “Những tác động của của phương tiện truyền thông mới đối với cư dân đô thị” của nhóm tác giả Bùi Quang Thắng, Bùi Hoài Sơn, Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thanh Hòa; “Sự vận động và phát triển của báo chí trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp đa phương tiện” (Nguyễn Tiến Vụ, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại năm 2011). Công trình nghiên cứu “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam” (Bùi Hoài Sơn, 2008) đã khái quát lịch sử phát triển của những phương tiện truyền thông mới, những ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa xã hội tại Việt nam 4 trên 3 phương diện: Cá nhân hóa thông tin giao tiếp, hình thành thế giới số và không gian ảo, làm thay đổi thói quen tiếp nhận sản phẩm báo chí của công chúng theo xu hướng cá nhân hóa và di động ngày càng rõ nét. Trong khi đó, công trình nghiên cứu “Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di dộng ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Nguyệt Ánh, năm 2011, lại chỉ ra một thực trạng là việc tiếp nhận thông tin báo chí trên các phương tiện truyền thống như báo giấy, phát thanh, truyền hình, thậm chí là báo điện tử đang ngày càng bị thu hẹp. Hình thức đọc báo trên điện thoại di động đang dần được ưa chuộng. Nhìn chung, luận văn đã đi sâu nghiên cứu sự ra đời, hình thành và các đặc điểm của loại hình mobile news, việc ứng dụng dịch vụ thông tin trên điện thoại di động, sự đón nhận của công chúng cũng như xu hướng phát triển của truyền thông hiện đại trên điện thoại di động. Ngoài ra, ngày 14/5/2014, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam cũng đã tổ chức Hội thảo khoa học “Smartphone với truyền thông hiện đại”. Hội thảo đã khẳng định với sự phổ biến của smartphone và tablet, các tờ báo đang không chỉ đơn thuần xây dựng giao diện mobile mà còn sản xuất nội dung dành riêng cho thiết bị di động. Điều đó cho thấy sự thừa nhận và tầm quan trọng của điện thoại di động dưới vai trò một phương tiện truyền thông hiện đại trong môi trường truyền thông số. Dưới góc nhìn kinh tế học truyền thông, năm 2013, tác giả Lê Đình Hải (Khoa Báo chí – Học viện Báo chí và Tuyên Truyền) đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ với đề tài “Phát triển kinh tế báo mạng điện tử qua hình thức kinh doanh trên điện thoại di động” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn chủ yếu tập trung giải quyết những vấn đề về kinh tế báo mạng điện tử và hình thức kinh doanh trên điện thoại di động dưới góc nhìn kinh tế truyền thông thông qua mô hình Mobile Payment. Đồng thời tác giả cũng dự báo xu hướng phát triển của kinh tế báo mạng điện tử trên điện thoại di động. 5 Cũng trong năm 2013, dưới góc độ nghiên cứu công chúng, tác giả Hoàng Thị Thu Hằng đã bảo vệ thành công luận văn “Hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng thanh niên đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay” tại Khoa báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Luận văn là một công trình tập trung nghiên cứu công chúng của phương tiện truyền thông mới, một lĩnh vực đang có sự phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tác giả đã tiến hành khảo sát ngẫu nhiên bằng bảng hỏi với 500 công chúng tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước và phỏng vấn sâu 5 nhà báo, nhà nghiên cứu để làm rõ những cứ liệu khoa học liên quan. Luận văn đã chứng minh rằng điện thoại di động không đơn thuần là phương tiện liên lạc đơn thuần mà còn là thiết bị đa phương tiện để truy cập internet ở mọi lúc mọi nơi nhằm đáp ứng những nhu cầu về thông tin giải trí. Tác giả luận văn đánh giá đây là hành vi xã hội, thích nghi với văn hóa thị giác của môi trường truyền thông số. Một công trình nghiên cứu khác cũng được bảo vệ thành công đó là khóa luận tốt nghiệp cử nhân “Khảo sát việc sử dụng thiết bị di động có truy cập internet với mục đích giải trí của công chúng đô thị Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Cẩm Lệ, khoa Báo chi và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Khóa luận này phần nào đã chỉ ra được nhu cầu sử dụng điện thoại di động trong việc tiếp nhận thông tin báo chí như một mục đích giải trí. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng ở mức độ nêu tên và mô tả chứ chưa thực sự đi sâu nghiên cứu bản chất vấn đề theo hướng nghiên cứu điện thoại di dộng như một phương tiện truyền thông. Mặc dù các công trình nghiên cứu đều đạt được thành tựu nhất định, có nhiều đóng góp về lí luận cũng như thực tiễn trong lĩnh vực báo chí truyền thông, song vẫn chưa có một công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động. Trong khi báo di động ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của mình trong môi trường truyền thông số 6 thì hoạt động làm báo cho riêng loại hình phương tiện truyền thông đặc biệt là điện thoại di động lại chưa thực sự được quan tâm. Chính vì vậy, kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu đi trước và thực tiễn hoạt động báo chí truyền thông tại Việt Nam, luận văn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động, xây dựng quy trình chuẩn cho hoạt động viết tin trên điện thoại di động. 3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Luận văn hướng đặt mục đích tìm hiểu, đánh giá cách thức sản xuất tin, tìm hiểu những vấn đề trong quá trình sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động, từ đó rút ra những vấn đề cốt lõi đồng thời đề xuất một số yếu tố nhằm xây dựng quy trình sản xuất tin cho phiên bản di động, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của báo chí hiện đại nói chung và báo điện tử dành cho phiên bản điện thoại di động nói riêng. 3.2 Nhiệm vụ Từ mục đích nghiên cứu đã nêu ở trên, luận văn cần hoàn thành những nhiệm vụ sau: - Làm rõ xu thế phát triển của báo chí hiện đại nói chung và xu hướng “mobile news” nói riêng đồng thời chỉ rõ tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu cách thức làm tin cho phiên bản điện thoại di động. - Tìm hiểu thực trạng vấn đề làm tin cho phiên bản điện thoại di động hiện nay. Bên cạnh đó khái quát được những vấn đề cơ bản được đặt ra trong quá trình sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động. - Thông qua việc phỏng vấn sâu các nhà báo, phóng viên, các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này, đóng góp những khuyến nghị nhằm xây dựng một quy trình hoàn chỉnh về cách thức sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động, góp phần làm phong phú hệ thống cơ sở lí luận chuyên ngành báo chí truyền thông, đồng thời nâng cao nghiệp vụ báo chí trong hoạt động thực tiễn. 7 4.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là cách thức sản xuất tin trên phiên bản điện thoại di động hiện nay của một số trang báo: Vnexpress mobile, Tuổi trẻ mobile, VietnamPlus mobile. 4.2 Phạm vi Luận văn có phạm vi nghiên cứu là những tài liệu, tư liệu khoa học chuyên ngành báo chí – truyền thông; những báo cáo khoa học liên quan đến đề tài trong phạm vi 5 năm trở lại đây; những tin tức trên phiên bản di động của 3 trang báo Vnexpress mobile, Tuổi trẻ Mobile và VietnamPlus mobile trong vòng 6 tháng từ tháng 3/2015 đến tháng 9/2015. 5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lí luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên một số hệ thống lý thuyết: lý thuyết về truyền thông, lý thuyết về xu hướng hội tụ truyền thông trong môi trường truyền thông hiện đại và lý thuyết về thể loại Tin báo chí. 5.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu này nhằm phân tích, tổng hợp những tài liệu khoa học, tài liệu tham khảo có liên quan đến đề tài nghiên cứu tạo cơ sở lí luận vững chắc cho luận văn. Đề tài cũng sử du ̣ng các thao tác công cụ như: tổng hợp, so sánh, phân tích đối chiếu, nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân loại để từ đó đi đế n những kế t luâ ̣n mang tính khoa ho ̣c. - Phương pháp phân tích nội dung: Tác giả sử dụng phương pháp này để khảo sát, phân tích, tổng hợp các tin, bài trên phiên bản điện thoại di động của 3 trang báo Vnexpress mobile, Tuổi trẻ mobile và VietnamPlus mobile. 8 - Phương pháp phỏng vấn sâu: Trong chương 2 và chương 3 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số nhà báo, phóng viên, kỹ thuật viên trực tiếp tham gia sản xuất tin cho phiên bản di động của một số trang báo có phiên bản điện thoại di động nhằm tìm hiểu cách thức viết tin cho báo điện tử và phiên bản di động, tìm hiểu sự khác biệt giữa cách thức làm tin cho 2 loại hình này, những yêu cầu trong quá trình làm tin, những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động sản xuất tin... Từ đó đề xuất xây dựng quy trình sản xuất tin hoàn chỉnh dành cho phiên bản điện thoại di động. Tùy theo điều kiện chủ quan và khách quan, tác giả sẽ thực hiện phỏng vấn sâu theo cách thức phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn gián tiếp (qua điện thoại, email...). Bên cạnh đó tác giả cũng tiến hành phỏng vấn sâu một số giảng viên đang giảng dạy tại các trường chuyên đào tạo về báo chí tại Việt Nam hiện nay để có cái nhìn tổng quát hơn về các khía cạnh của đề tài. 6.Ý nghĩa lí luận và thực tiễn Qua phần lịch sử nghiên cứu vấn đề ở trên, có thể thấy đây là một đề tài khá mới, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu sâu về khía cạnh này. Chính vì vậy, đề tài mang một ý nghĩa lí luận mới mẻ và quan trọng khi có những đóng góp thiết thực về mặt lí thuyết trong đào tạo báo chí cũng như trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay. Về phần lí luận, đề tài đã tập trung làm rõ, phân tích, tổng hợp những tài liệu khoa học chuyên ngành báo chí – truyền thông làm cơ sở nền tảng cho quá trình nghiên cứu đồng thời. Đây có thể coi là một nguồn tài liệu tham khảo dành cho những thế hệ sinh viên, học viên của các ngành khoa học xã hội nhân văn nói chung và ngành báo chí truyền thông nói riêng, cũng như những ai có quan tâm đến lĩnh vực này. Đồng thời về mặt thực tiễn, đề tài cũng rút ra một số yêu cầu quy trình sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động, góp phần cải thiện, khắc phục những hạn chế trong hoạt động sản xuất tin dành cho phiên bản điện thoại di động. Trong bối cảnh internet phát triển mạnh mẽ, điện thoại di động trở 9 thành một người bạn đồng hành không thể thiếu trong nhu cầu thông tin của công chúng thì quy trình này có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động thực tiễn của nhà báo, phóng viên tại các tòa soạn báo điện tử có phiên bản dành cho điện thoại di động hiện nay. 7. Kết cấu luận văn Luận văn gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động Chương 2: Thực trạng vấn đề sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động tại Việt Nam Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả cho việc sản xuất tin cho phiên bản điện thoại di động 10 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Châu An (2014): Xu hướng báo chí trong kỷ nguyên di động, Báo điện tử VNExpress http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/xu-huong-bao-chimobile-trong-ky-nguyen-di-dong-2990858.html 2. Trần Thị Nguyệt Ánh (2011): “Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ khoa Báo chí và Truyền thòng, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội. 3. Báo VNExpress phiên bản điện thoại di động (Vnexpress.net) 4. Báo Tuổi trẻ Mobile 5. Báo Vietnamplus mobile 6. Linh Chi (2012): “Yahoo: Bùng nổ xu hướng kết nối internet di động”, Tạp chí Thế giới vi tính, http://www.thongtincongnghe.com/article/33018 7. Anh Dũng, “Xu hướng làm báo điện tử hiện đại”, 2014, http://vpcp.chinhphu.vn/Home/Xu-huong-lam-bao-dien-tu-hiendai/20136/11923.vgp 8. Thành Duy (2013) “Thị trường smartphone Việt Nam tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới”, zing.vn, http://news.zing.vn/Thi-truongsmartphone-VN-tang-truong-nhanh-thu-2-the-gioi-post347415.html 9. Phạm Duyên (2013) “Việt Nam xếp thứ hai thế giới về tăng trưởng smartphone, tablet”, ICTnews, http://ictnews.vn/the-gioi-so/di- dong/viet-nam-xep-thu-2-the-gioi-ve-tang-truong-smartphone-tablet108133.ict 10.PGS.TS Nguyễn Văn Dững (2012) Cơ sở Lý luận báo chí – Truyền thông, NXB Lao Động, Hà Nội. 11 11.Nguyễn Văn Dững, (2011), Báo chí và dư luận xã hội, Nhà Xuất bản Lao động. tr116 12.Hà Minh Đức (1997) Báo chí những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Đại Học Quốc gia Hà Nội. 13. PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang: Phát triển báo mạng điện tử dành cho thiết bị di động – xu hướng tất yếu 14.Lê Đình Hải (2013) “Phát triển kinh tế báo mạng điện tử qua hình thức kinh doanh trên điện thoại di động”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 15.Khoa Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn “Báo chí – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 16.Hoàng Hà, (2014) “Làm báo thời smartphone” http://laodong.com.vn/thi-truong/lam-bao-thoi-smartphone-201229.bld 17. PGS.TS Vũ Quang Hào (2009) “Ngôn ngữ báo chí”, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. 18. PGS.TS Vũ Quang Hào (2004), Báo chí và đào tạo báo chí Thụy Điển, NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội. 19.Hoàng Thị Thu Hằng (2013): “Hành vi tiếp nhận thông tin báo chí trên điện thoại di động của công chúng thanh niên đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Phước hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ, khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 20.PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng (2008) “Báo chí thế giới xu hướng phát triển”, Nhà xuấ bản Thông tấn, Hà Nội. 21.Lê Thị Huyền, “Xu hướng phát triển của Internet tại Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại Học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 12 22.Đặng Thị Thu Hương (2011) “Nâng cao tính chuyên nghiệp của nền báo chí Việt Nam bằng đào tạo chuyên nghiệp và nghiên cứu chuyên nghiệp”, Tham luận Hội thảo khoa học, Học viện Báo chí và tuyên truyền, Hà Nội. 23.PGS.TS Đinh Văn Hường, PGS.TS Dương Xuân Sơn, Trần Quang “Cơ sở lý luận báo chí – truyền thông”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 24.PGS.TS Đinh Văn Hường, “Các thể loại báo chí thông tấn”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 25.PGS.TS Đinh Văn Hường (2004,2007) “Tổ chức và hoạt động của tòa soạn”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 26.Nguyễn Thị Cẩm Lệ (2010), “Khảo sát việc sử dụng thiết bị di động có truy cập internet với mục đích giải trí của công chúng đô thị Hà Nội”, Khóa luận cử nhân, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 27.TS Nguyễn Thành Lợi “Sự vận động và phát triển của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông” (3 kỳ), Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ Báo chí – Hội Nhà báo Việt Nam. 28.Thành Luân, 2014, “Đọc báo trên thiết bị điện thoại di động sẽ lên ngôi”, http://www.thanhnien.com.vn/cong-nghe-thong-tin/doc-bao- tren-thiet-bi-di-dong-se-len-ngoi-467634.html 29.Vũ Trà My, 2012, Văn hóa ứng xử với truyền thông hiện đại, Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. 30.Hải Mỹ (2013), “Ba xu hướng di động nổi bật năm 2013), báo điện tử VNExpress http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/ba-xu-huong-di-dongnoi-bat-nam-2013-2441326.html 13 31.Nguyễn Kim Ngân (2005), “Nhu cầu giải trí của thanh niên Hà Nội”, Luận văn Thạc sĩ, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 32.Nhiều tác giả (2006), “Các thủ thuật làm báo điện tử”, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. 33.Đỗ Chí Nghĩa, “Đào tạo nhà báo đa phương tiện ở Việt Nam hiện nay” http://nguvan.ued.udn.vn/index.php/dao-tao-nha-bao-da-phuong-tien-oviet-nam-hien-nay/ 34.Phan Quang (2007), “Về diện mạo báo chí Việt Nam”, Nhà xuất bản Thông tin, Hà Nội. 35.Bảo Quyên, 2015, Các xu thế phát triển của báo chí hiện đại trong kỷ nguyên mới http://www.vietnamplus.vn/cac-xu-the-phat-trien-cua-bao-chi-hien-daitrong-ky-nguyen-moi/328795.vnp 36.Bùi Hoài Sơn (2008), Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 37.Tạ Ngọc Tấn (2001) Truyền thông đại chúng, Nhà xuẩ bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 38.Nguyễn Quý Thanh (2006), Xã hội học về Dư luận xã hội, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 39.Lâm Thảo (2013) “Công nghệ di động trở thành xu hướng làm việc mới”, Nhân dân điện tử http://www.nhandan.org.vn/mobile//mobile/_mobile_congnghe/_mobil e_vienthong/item/64802.html 40.Huy Thắng (2013) “63% người dùng điện thoại di động lên mạng bằng smartphone”, báo điện tử VNExpress http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/63-nguoi-dung-dienthoai-di-dong-len-mang-bang-smartphone-2880712.html 14 41. Tuần Vietnamnet, Truyền thông nóng – lạnh và sức sống của sách in, ngày 19/7/2010. 42. Tạp chí thông tin lý luận và khoa học công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông, (2014), “Báo chí trên thiết bị di động – xu hướng tất yếu” http://tapchibcvt.gov.vn/TinBai/3852/Bao-chi-tren-thiet-bi-di- dong-%E2%80%93-xu-huong-tat-yeu 43. Hà Vân, 2013, “Nhà báo Lê Quốc Minh – Tổng biên tập Vietnamplus: Mobile News- Quan trọng là biết đón đầu” http://www.baomoi.com/Nha-bao-Le-Quoc-Minh-Tong-bien-tapVietnamplus-Mobile-News-Quan-trong-la-biet-dondau/c/10982678.epi 44.Nguyễn Tiến Vụ (2011) Sự vận động và phát triển của báo chí trong thời kì hội tụ truyền thông, tích hợp đa phương tiện, Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia Tính chuyên nghiệp của báo chí hiện đại. 45.Claudia Mast (2004) “Truyền thông đại chúng – Những kiến thức cơ bản”, Trần Hậu Thái biên dịch, Nhà xuất bản Thông tấn, Hà Nội. 46.Martin Lister, Jon Dovey, Seth Giddings, Iain Grant, Kieran Kelly (second edition 2009), New media: a critical introdution, by Routledge Taylor and Francis group published in the USA in 2009. 47.Lev Manovich, Language of new media, the MIT Press, 2001. 48.Mike Ward (2004), “Journalism online – Báo trực tuyến”, Vũ Tuấn Anh biên dịch, Nhà xuất bản Pocal Press. 49.The Missouri Group, “News reporting and writing – Nhà báo hiện đại”, Nhóm tác giả biên dịch, Nhà xuất bản Trẻ 50.Philippe Brton, Serge Proulx (1996), “Sự bùng nổ truyền thông”, Vũ Đinh Phòng biên dịch, Nhà xuất bản Văn Hóa, Hà Nội. 51.Priest.S (2003), Nghiên cứu truyền thông, Thu Hằng dịch, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất