Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy phần sinh thái học lớp 12 thpt_unprote...

Tài liệu Xây dựng và sử dụng câu hỏi – bài tập dạy phần sinh thái học lớp 12 thpt_unprotected

.PDF
15
130
86

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƢ PHẠM LÊ THỊ NGỌC LAN XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG CÂU HỎI - BÀI TẬP DẠY PHẦN SINH THÁI HỌC LỚP 12 THPT LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM SINH HỌC Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC (BỘ MÔN SINH HỌC) Mã số : 61 14 10 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đinh Quang Báo HÀ NỘI - 2009 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài. Nước ta đã là thành viên của WTO nên việc đổi mới trong giáo dục là yếu tố vô cùng quan trọng, mang tính chất quyết định đến sự phát triển của đất nước trong thời kì hội nhập. Luật giáo dục của Việt Nam đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Điều 24.2, Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính Phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại học phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân: tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập...” Để đáp ứng được sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, xã hội yêu cầu nhà trường không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh bao gồm việc cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản, khoa học, chính xác, hiện đại, làm phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, hình thành phương pháp học tập, làm việc khoa học, sáng tạo....góp phần rèn luyện và phát triển nhân cách của học sinh. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thực hiện đổi mới chương trình và SGK cho các bậc học từ tiểu học đến THPT. Việc đổi mới giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới PPDH. Vấn đề nghiên cứu các phương pháp dạy học để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh đã sớm được quan tâm ở nước ta, đặc biệt là trong những năm gần đây. Trong thực tiễn, để tổ chức được hoạt động học tập cho học sinh theo hướng tích cực người dạy cần phải có công cụ, phương tiện tham gia tổ chức như: câu hỏi, bài tập, bài toán nhận thức, tình huống có vấn đề, phiếu học tập… Một trong những biện pháp hiệu quả là sử dụng các câu hỏi, bài tập để tổ chức quá trình dạy học. Việc sử dụng câu hỏi (CH), bài tập (BT) trong dạy học đã và đang được các giáo viên thường xuyên sử dụng nhưng không ít giáo viên còn lúng túng, chưa có cơ sở khoa học trong cách đặt câu hỏi, ra bài tập. Vì vậy, CH BT được đưa vào sử dụng còn vụn vặt, quá dễ hoặc quá khó, nhiều khi chưa rõ vấn đề cần hỏi… Do đó chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, hứng thú học tập của học sinh. Các CH – BT được sử dụng để dạy học chủ yếu chỉ hình thành dựa trên kinh nghiệm cá nhân, mang tính cá thể, chưa có hệ thống hoàn chỉnh. Nếu cứ tiếp tục cách dạy và học thụ động như thế, giáo dục sẽ không đáp ứng những yêu cầu mới của xã hội và sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu. Sự cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi mới căn bản về phương pháp (PP) dạy và học.. Nhiệm vụ phát huy tính tích cực của học sinh ngày càng trở nên cấp bách. Câu hỏi, bài tập mã hoá các nội dung sách giáo khoa (SGK), kích thích, định hướng nhận thức của học sinh, giúp học sinh định hướng nghiên cứu SGK, định hướng quá trình củng cố, hoàn thiện, kiểm tra kết quả học tập của mình. Hơn nữa, dù có sử dụng phương pháp dạy học tích cực nào, phương tiện dạy học truyền thống hay hiện đại nào, hình thức tổ chức dạy học nào thì cũng không thể thiếu công cụ dạy học thiết yếu đó là câu hỏi, bài tập. Câu hỏi, bài tập không chỉ là công cụ dạy học của người thầy mà còn là động lực học tập của học trò, hướng dẫn cách tự học cho học sinh đồng thời qua đó rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và xử lý linh hoạt cho người học. Năm học 2008 – 2009, sách giáo khoa Sinh học 12 mới bắt đầu được áp dụng trên toàn quốc. Sinh thái học- một phần có nội dung tương đối khó nhưng kiến thức mà nó cung cấp lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Sử dụng câu hỏi, bài tập như thế nào cho có hiệu quả trong giảng dạy nội dung sinh thái học ở trưởng phổ thông là vấn đề cần được quan tâm. Để nâng cao được chất lượng dạy học phần Sinh thái học tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và sử dụng câu hỏi - Bài tập để dạy phần Sinh thái học lớp 12 THPT” làm đề tài nghiên cứu. 2.Mục tiêu nghiên cứu. a. Xây dựng bộ CH- BT sử dụng trong dạy- học sinh thái học lớp 12: b. GV tổ chức các hoạt động học tập tự lực cho HS trong các khâu: nghiên cứu tài liệu mới; ôn tập, kiểm tra- đánh giá (KT- ĐG) kết quả học tập. c. HS hoạt động tự lực chiếm lĩnh kiến thức, tự ôn tập, tự KT- ĐG quá trình học tập . d. Hướng dẫn GV và HS cách sử dụng bộ CH- BT có hiệu quả. 3.Phạm vi nghiên cứu. - Tình hình dạy- học phần Sinh thái học trong các trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu nguyên tắc, qui trình xây dựng, sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học nhằm tích cực hoá hoạt động học của học sinh. - Nghiên cứu việc đổi mới chương trình phân ban SGK Sinh học 12, từ đó phân tích nội dung chương trình phần Sinh thái học - Sinh học 12, để xác định trọng tâm kiến thức có thể mã hoá thành câu hỏi, bài tập. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống câu hỏi - bài tập phần Sinh thái học và tìm biện pháp sử dụng nó trong dạy học. - Thực nghiệm khoa học để kiểm tra giá trị của hệ thống câu hỏi và bài tập đã xây dựng trong dạy học. 4.Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu. 4.1.Khách thể nghiên cứu. - Điều tra giáo viên Sinh học ở một số trường THPT ở Hà nội về tình hình nhận thức và giảng dạy môn Sinh học nói chung và phần Sinh thái học nói riêng, việc sử dụng các phương pháp dạy học, việc sử dụng câu hỏi, bài tập vào các khâu của quá trình dạy học. - Điều tra về mức độ lĩnh hội kiến thức Sinh học, đặc biệt là phần Sinh thái học của Sinh học 12 phân ban thí điểm. Thực nghiệm dạy học phần Sinh thái học của Sinh học 12 nâng cao cho 10 lớp 12 ở trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm và THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội. - Thời gian: Năm học 2007- 2008 và năm học 2008-2009. 4.2. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu chương trình Sinh học 12 nâng cao đặc biệt là phần Sinh thái học từ đó xây dựng câu hỏi, bài tập sử dụng vào các khâu của quá trình dạy học. 5.Vấn đề nghiên cứu. - Khái niệm câu hỏi và bài tập - Nội dung Sinh thái học lớp 12 - Cách thức tiến hành xây dựng, sử dụng câu hỏi và bài tập ở một số bài cụ thể 6.Giả thuyết nghiên cứu. Xây dựng và sử dụng hợp lý CH- BT sẽ đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH phần Sinh thái học- THPT. 7.Phƣơng pháp nghiên cứu. - Nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu xác định cơ sở lý thuyết của đề tài: Các tài liệu về lý luận DH nói chung và lý luận DH Sinh học nói riêng; sách giáo khoa và các tài liệu về STH có liên quan làm cơ sở cho việc xây dựng bộ CH- BT STH. - PP điều tra cơ bản: Điều tra tình hình DH phần STH trong trường THPT hiện nay bằng PP trắc nghiệm, PP phỏng vấn, toạ đàm với GV và HS. - PP thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học. - PP thống kê toán học. 8.Nội dung nghiên cứu. - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đổi mới PPDH. - Tình hình dạy- học phần STH trong nhà trường THPT hiện nay. - Nghiên cứu việc đổi mới chương trình và SGK THPT được tiến hành từ năm 2001 đến nay. - Nguyên tắc, quy trình xây dựng và sử dụng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập tự lực của HS trong dạy- học STH. - Phân tích cấu trúc nội dung phần STH- Sinh học 12 hiện hành, tập trung nghiên cứu các bài lý thuyết trong chương I, và II, III để xác định các trọng tâm kiến thức có thể mã hoá thành CH- BT. - Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết khoa học của luận văn. 9.Những luận điểm bảo vệ. - Tính khoa học: Hệ thống CH- BT được xây dựng phù hợp với nội dung chương trình, đáp ứng được việc đổi mới PPDH. - Tính sư phạm: Hệ thống CH- BT được xây dựng, sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới cho phép GV tổ chức các hoạt động học tập tự lực của HS theo hướng tích cực hóa; các CH- BT được xây dựng, sử dụng trong khâu ôn tập, KT- ĐG đảm bảo việc ĐG và tự ĐG kết quả học tập của học sinh là khách quan, chính xác, toàn diện và có hệ thống. - Tính thực tiễn: Các CH- BT được xây dựng và sử dụng để tổ chức hoạt động học tập của HS phù hợp với quỹ thời gian và điều kiện nhà trường phổ thông hiện nay. 10.Những đóng góp của luận văn: - Về nội dung: + Đề xuất các nguyên tắc xây dựng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy học STH- THPT. + Xây dựng bộ CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong dạy học STH- THPT. + Các số liệu … là nguồn tư liệu tham khảo tốt cho GV, HS. - Về phương pháp: + Đổi mới về nội dung, hình thức xây dựng, sử dụng CH- BT. + PP sử dụng CH- BT để tổ chức hoạt động học tập của HS trong các khâu: nghiên cứu tài liệu mới; ôn tập, KT- ĐG. + Phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng CH- BT. - Về kết quả: + Biên soạn được bộ CH- BT dùng trong dạy học STH- THPT. + Các số liệu thực nghiệm là chính xác, phản ánh trung thực kết quả thực nghiệm. + Luận văn sẽ là tư liệu tham khảo cho giáo viên Sinh học nói riêng và giáo viên THPT nói chung. 11.Cấu trúc luận văn. Më ®Çu. Ch-¬ng 1: C¬ së lý luËn vµ c¬ së thùc tiÔn cña viÖc sö dông CH- BT trong d¹y häc STH. Ch-¬ng 2: Xây dựng vµ sö dông hÖ thèng CH- BT ®Ó tæ chøc ho¹t ®éng häc tËp tù lùc cña HS trong d¹y häc Sinh th¸i häc THPT. Ch-¬ng 3: Thùc nghiÖm s- ph¹m. KÕt luËn vµ khuyÕn nghÞ. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÂU HỎI- BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC SINH THÁI HỌC 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu câu hỏi, bài tập trong dạy học. 1.1.1. Trên thế giới. Từ nhiều thế kỷ trước do ảnh hưởng của các lý thuyết cổ điển về nhận thức, ng-êi ta vẫn tin rằng các tri thức khoa học là chân lý khách quan, nghiên cứu khoa học là con đường tìm kiếm chân lý, vì vậy giáo dục chủ yếu là truyền thụ cho người học các tri thức khoa học. Phương pháp dạy học chủ yếu là người thầy thuyết giảng và truyền thụ các niềm tin về chân lý đó cho người học với sự cảm hoá bằng các lập luận lôgích và các thực nghiệm cßn học trò tiếp thu một cách đầy đủ, trung thành, nhưng thụ động các niềm tin chân lý trong các “tri thức khoa học” được truyền giảng đó. Cho đến giao thời của hai thế kỷ 19 và 20, nhà triết học và giáo dục lớn của Hoa Kỳ John Dewey đề ra chủ trương “Học sinh đến trường không phải để tiếp thu những tri thức đã được ghi vào trong một chương trình mà rồi có lẽ sẽ không bao giờ dùng đến, mµ chính là để giải quyết các vấn đề, giải quyết các “bài toán” của nó, những thực tế mà nó gặp hằng ngày. Về phía người thầy giáo, người thầy hành động như một người bạn có kinh nghiệm, khuyên nhủ, hướng dẫn và cho trẻ biết những gì mà thầy biết về vấn đề được đặt ra”. Trong nền giáo dục thế giới đã có cơ sở để hình thành một cách học mới, một phương pháp dạy và học mới, nay ta gọi là phương pháp giải quyết vấn đề (problem solving), thay cho phương pháp cũ là truyền đạt và tiếp thu thụ động các bài giảng có sẵn trong chương trình và sách giáo khoa. Vào những năm 1920, ở Anh đã hình thành những “nhà trường mới” trong đó đề ra mục tiêu là phát triển năng lực trí tuệ của HS, khuyến khích các biện pháp tổ chức hoạt động do chính HS tự lực, tự quản trong học tập. Xu hướng này đã nhanh chóng ảnh hưởng sang Mỹ và các nước châu Âu. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ở Pháp cũng đã ra đời những “lớp học mới”: Tại một số trường trung học thí điểm, mọi hoạt động đều tùy thuộc vào sáng kiến, hứng thú, lợi ích, nhu cầu của HS; GV là người giúp đỡ, phối hợp các hoạt động của HS, hướng vào sự phát triển nhân cách của HS. Đến nửa sau của những năm 1950, ở một số nước XHCN trước đây như Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan… đã có các nhà nghiên cứu giáo dục nhận thấy cần thiết phải tích cực hóa quá trình DH, trong đó cần có những biện pháp tổ chức HS học tập sao cho kiến thức không được cung cấp dưới dạng có sẵn mà HS phải tự lực nghiên cứu để tự mình nắm bắt kiến thức dưới sự hướng dẫn của GV. Để rèn luyện tính tích cực của học sinh, người ta đã quan tâm đến việc dạy và học bằng câu hỏi và bài tập. ở một số nước Đông Âu, đặc biệt là Liên Xô (cũ), đã có nhiều tác giả nghiên cứu về mục đích, nội dung, phương pháp thiết kế và sử dụng cũng như vai trò, giá trị của câu hỏi, bài tập. Điển hình cho hướng nghiên cứu đó là: B.P Êxipop, Okon (Ba Lan); M.A Danilôp, N.A Crup xkaia (Liên Xô); N.M Veczinin và V.M Cooc xuncaia (Nga). Trong những năm 19701980, Bộ Giáo dục Pháp chủ trương khuyến khích áp dụng các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS, chỉ đạo áp dụng các PP này từ sơ học, tiểu học lên trung học. Như vậy, trong nền giáo dục thế giới việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS đã sớm được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, phương pháp dạy học mới này đã không phải dễ dàng được chấp nhận và sử dụng trong thực tiễn dạy học ở các nhà trường, mà đã phải trải qua nhiều thử thách, thực nghiệm trong gần suốt một thế kỷ 20 để đến gần đ©y mới được sử dụng thực sự ở nhiều trường học của Hoa Kỳ và trở thành một yếu tố chủ đạo trong cải cách giáo dục tại một số nước khác. 1.1.2. Ở Việt Nam. Ngày xưa, dưới thời phong kiến, hình thức tổ chức dạy học phổ biến là ông thầy cầm sách giảng giải, còn các trò ngồi xung quanh lắng nghe, tập đọc, tập viết… Sau Cách mạng Tháng 8, nền giáo dục có những định hướng mới, đó là nền giáo dục: Dân tộc - Khoa học - Đại chúng , Học đi đôi với hành, Giáo dục gắn liền với lao động sản xuất….. Từ những năm 1960, ngành Giáo dục quan tâm việc nghiên cứu các biện pháp giáo dục để tăng cường các hoạt động chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của HS với khẩu hiệu “Biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”. Trong những năm gần đây đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về vấn đề xây dựng và sử dụng câu hỏi, bài tập trong dạy học để phát huy tính tích cực của học sinh như:Luận án phó tiến sĩ của Nguyễn Đức Thành (1989) “Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy các định luật di truyền” đã nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi, bài tập vào các quá trình dạy- học các quy luật di truyền trong các khâu nghiên cứu các tài liệu mới, củng cố và hoàn thiện kiến thức. Luận án phó tiến sĩ của Lê Đình Trung (1994) “Xây dựng và sử dụng bài toán nhận thức để nâng cao hiệu quả dạy học phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền trong chương trình Sinh học ở bậc Phổ thông trung học”. Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Văn Duệ(1999) “ Nâng cao hiệu quả dạy học kiến thức tiến hoá lớp 12 phổ thông trung học bằng hỏi đáp tìm tòi thông qua mối quan hệ giữa sự kiện và lý thuyết” . Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Văn Kiên (2001) “Bồi dưỡng kỹ năng xây dựng câu hỏi, bài tập cho giáo viên để dạy phần cơ sở di truyền học ở trường trung học phổ thông”. Nhiều tác giả đã biên soạn các cuốn sách về câu hỏi, bài tập sinh học giúp học sinh ôn tập, củng cố, hoàn thiện, nâng cao kiến thức như: Đặng Hữu Lanh - Lê Đình Trung - Bùi Văn Sâm “Bài tập sinh học 11”, Trần Bá Hoành - Đặng Hữu Lanh - Nguyễn Minh Công “Bài tập sinh học 12”, Lê Đình Trung “100 câu hỏi chọn lọc và trả lời về di truyền- biến dị”, Vũ Đức Lưu “Tuyển chọn, phân loại bài tập di truyền hay và khó”, Lê Đình Trung “150 câu hỏi chọn lọc và trả lời về tiến hoá, sinh thái học, cơ sở chọn giống”, Nguyễn Tấn Lê “Bài tập định tính và câu hỏi thực tế- Sinh học 10, 11, 12” và nhiều tác giả khác. Trong các tài liệu này, các tác giả chủ yếu đưa ra các câu hỏi, phân loại bài tập và các đáp án với cách giải ngắn gọn, giúp học sinh dễ dàng ôn tập, rèn luyện kĩ năng giải bài tập chuẩn bị cho các kỳ thi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Vũ thị Mai Anh: Rèn luyện kỹ năng đọc sách cho sinh viên trong quá trình hướng dẫn giảng dạy STH 11- THPT. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 1998. 2. Đinh Quang Báo: Hình thành các biện pháp học tập trong DH Sinh học. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 2, năm 1986, trang 22- 25. 3. Đinh Quang Báo- Nguyễn Đức Thành: Lý luận DH Sinh học- Phần đại cương. Nxb Giáo dục- 2001. 4. Lê Trọng Cúc: Đa Dạng Sinh học và bảo tồn thiên nhiên. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội- 2002. 5. Huy Cường (dị ch): Ăn và kiếm ăn. Nxb Kim Đồng- 2004 (Dị ch từ cuốn “La vie des animaux” của Nxb Larousse, Pháp) 6. Dakholep Nui A.N: PP hình thành những kiến thức bảo vệ thiên nhiên trong giáo trình Sinh học phổ thông (Nguyễn Nhật Tân dị ch). Nxb Giáo dục- 1981. 7. Nguyễn Văn Duệ (Chủ biên) - Trần Văn Kiên- Dương Tiến Sỹ: DH Giải quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học. Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997- 2000 cho GV Sinh học- THPT. Nxb Giáodục2000. 8. Nguyễn Lân Dũng: Hỏi đáp về thế giới thực vật. Nxb Giáo dục- 2001. 9. Hồ Ngọc Đại (2000), Tâm lí dạy học. Nxb ĐHQG Hà nội,Hà nội 10. Đỗ Thị Hà: Sử dụng tiếp cận hệ thống hình thành các khái niệm STH trong chương trình Sinh học 11- THPT. Luận văn Thạc sỹ- ĐHSP 2002. 11. Trần Hồng Hải: Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học 11. Nxb Giáo dục- 1999. 12. Lê Văn Hảo: Vị trí và vai trò của việc KT học tập trong nhà trường. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 6, năm 1998, trang 26- 27. 13. Trần Bá Hoành: ĐG trong giáo dục- Dùng cho các trường ĐHSP, CĐSP. Hà Nội, 1995. 14. Trần Bá Hoành: Bản chất của việc DH lấy HS làm trung tâm. (Kỷ yếu hội thảo khoa học đổi mới PPDH theo hướng hoạt động hóa người học- 01/1995). 15. Trần Bá Hoành: Kỹ thuật dạy học Sinh học. Tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1993- 1996 cho GV THPT. Nxb Giáo dục 1993. 16. Trần Bá Hoành (Chủ biên) - Trị nh Nguyên Giao: Đại cương PPDH Sinh học. Giáo trình Đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng sư phạm. Nxb Giáo dục. 17. Holly Wallace: Chuỗi và mạng thức ăn (Đinh Ngọc Hưng dị ch). Nxb Kim Đồng- 2003. 18. Bùi Văn Huệ: Về bản chất của năng lực trí tuệ. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 9- 1986- trang 11- 12. 19. Ngô Văn Hưng (Chủ biên)- Đỗ Mạnh Hùng-Trần Minh Hương: Đề thi Olimpic Quốc tế môn Sinh học 1999- 2000- 2001. Nxb Giáo dục- 2003. 20. Phí Thị Bảo Khanh: Phân tích nội dung, xây dựng tư liệu để giảng dạy STH 11- THPT. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 1998. 21. Phạm Thị Ngọc Khánh: Thiết kế và sử dụng bài tập phần Tiến hóa lớp 12- THPT- Luận văn tốt nghiệp ĐHSP 2003. 22. Trần Kiên: Sinh thái động vật. Nxb Giáo dục- 1976 23. Trần Kiên- Phan nguyên Hồng: STH đại cương. Nxb Giáo dục1990. 24. Trần Kiên (Chủ biên)- Hoàng Đức Nhuận- Mai Sỹ Tuấn: STH và môi trường. Giáo trình đào tạo giáo viên THCS hệ Cao đẳng sư phạmNxb Giáo dục- 2002. 25. Trần Kiều: Đổi mới ĐG- Đòi hỏi bức thiết của đổi mới PPDH. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 11, 1995, trang 18. 26. Nguyễn Kỳ: PP giáo dục tích cực. Nxb Giáo dục- 1995. 27. Nguyễn Kỳ (Chủ biên): Mô hình DH tích cực lấy người học làm trung tâm. Trường Cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo Hà Nội- 1996. 28. Nguyễn Kỳ: Thiết kế bài học theo PP tích cực. Trường cán bộ quản lý Giáo dục- Đào tạo Hà Nội 1994. 29. Khoa chuyên nghiệp dạy nghề Trường BD cán bộ giáo dục HN: Đề cương bài giảng Tâm lý học. Hà Nội, 1998. 30. Lê Văn Khoa (Chủ biên): Khoa học môi trường. Nxb Giáo dục- 2003. 31. Lê Văn Khoa (Chủ biên): Đất và môi trường. Nxb Giáo dục- 2003. 32. N.M.Jacôlep (1978) Phương pháp và kĩ thuật lên lớp trong nhà trường phổ thông. Tập 1 Nxb Giáo dục, Hà nội. 33. Phạm Văn Lập: Một số đề xuất về đổi mới PPDH Sinh học ở bậc THPT. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 10, năm 2001, trang 37, 38, 41. 34. Lê Quang Long (Chủ biên)- Nguyễn Thanh Huyền: Từ điển tranh về các con vật. Nxb Giáo dục- 2003. 35. Trần Sỹ Luận: Xây dựng CH trắc nghiệm để dạy học STH- THPT. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 2000. 36. Nguyễn Như Mai (Biên dị ch): Cứu lấy Môi trường. Nxb Kim Đồng2003. (Dị ch theo nguyên bản tiếng Anh của NXB Time- Life Books). 37. Đức Minh: Một số vấn đề lý luận về KT- ĐG học sinh. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 36, năm 1975, trang 6- 10. 38. Phan Thị Bích Ngân: Tổ chức hoạt động học tập tự lực trong dạy học STH lớp 11- THPT. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 2003. 39. Hoàng Đức Nhuận- Phan Cự Nhân: Sinh học 11- Sách GV. Nxb Giáo dục- 2001. 40. Lê Thanh Oai: Sử dụng CH- BT để tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy học STH lớp 11-THPT. Luận án Tiến sỹ-ĐHSP 2003. 41. Nguyễn Thị Oanh: Xây dựng và sử dụng phần mềm dạy học STH lớp 11- THPT. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 2003. 42. E.P. Odum: Cơ sở STH- tập 1. (Phạm Bình Quyền- Hoàng Kim Nhuệ- Lê Vũ Khôi- Mai Đình Yên dị ch). Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội- 1978. 43. W.D.Philips và T.J.ChilTon: Sinh học- tập 2 (Nguyễn Bá- Nguyễn Mộng Hùng- Trị nh Hữu Hằng- Hoàng Đức Cự- Phạm Văn LậpNguyễn Xuân Huấn- Mai Đình Yên dị ch). Nxb - 2001. 44. Bùi Thúy Phượng: Sử dụng CH để tổ chức HS tự lực nghiên cứu SGK trong giảng dạy STH 11. Luận văn thạc sỹ- ĐHSP 2001. 45. Nguyễn Ngọc Quang (1986) -Tập 2. Trường cán bộ Quản lí Trung ương 46. Quentin Stodola, Ph.D- Kalmer Stordahl, Ph.D: Trắc nghiệm và đo lường cơ bản trong giáo dục. (Nguyễn Xuân Nùng biên dị ch). Bộ Giáo dục và Đào tạo- Vụ Đại học- Hà Nội 1995. 47. Dương Tiến Sỹ: Giáo dục MT qua dạy học STH lớp 11- THPT. Luận án Tiến sỹ- ĐHSP 1999. 48. Vũ Trung Tạng: Bài tập STH. Nxb Giáo dục- 2004. 49. Vũ Trung Tạng: Cơ sở Sinh thái học. Nxb Giáo dục- 2001. 50. Vũ Văn Tảo: Dạy cách học. Bộ Giáo dục và Đào tạo- Dự án đào tạo giáo viên THCS. Hà Nội, tháng 6/ 2003. 51. Dương Hữu Thời: Cơ sở STH. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội- 2000. 52. Đặng Bích Thủy (dị ch): Tìm hiểu sự sống. Nxb Kim Đồng- 2004. (Dị ch từ cuốn “La vie” của NXB Larousse, Pháp). 53. Lê Đình Trung- Trị nh Nguyên Giao: Các CH chọn lọc và trả lời về Sinh thái- Môi trường. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội- 2000. 54. C.ViLi: Sinh học. (Nguyễn Như Hiền- Nguyễn Bá- Lê Đức BiênNguyễn Lân Dũng- Nguyễn Đình Giậu … dị ch). Nxb Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội- 1978. 55. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu (Chủ biên)Nguyễn Minh Công- Mai Sỹ Tuấn: Sinh học 9- SGK thí điểm. Nxb Giáo dục- 2003. 56. Nguyễn Quang Vinh (Tổng chủ biên) - Vũ Đức Lưu (Chủ biên)Nguyễn Minh Công- Mai Sỹ Tuấn: Sinh học 9 - SGV thí điểm. Nxb Giáo dục- 2003. 57. Mai Đình Yên: Bài giảng Cơ sở STH. Tủ sách trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội- 1990. 58. Nguyễn Như Ý (1988) Đại từ điển tiếng Việt, Bộ Giáo Dục và Đào tạo Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Việt nam, Nxb Văn hoá Thông tin. 59. Hội ngôn ngữ học tp Hồ Chí Minh (2004) English – English – Vietnamese, Nxb Thế giới. 60. Lê Phương Thanh và nhóm cộng tác (2001) Francais-FrancaisVietnamien, Nxb Văn hoá Thông tin.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất