Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của khoa luật đ...

Tài liệu Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của khoa luật đại học quốc gia hà nội

.PDF
12
79
100

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi ®¹i häc quèc gia hµ néi Khoa s- ph¹m -------*------- TrÇn hång h¹nh X©y dùng vµ vËn hµnh hÖ thèng ®¶m b¶o chÊt l-îng ®µo t¹o ®¹i häc cña khoa luËt ®¹i häc quèc gia hµ néi LuËn v¨n th¹c sü qu¶n lý gi¸o dôc Hµ néi – 2008 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục ở bất cứ thời đại và quốc gia nào cũng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Một vấn đề cấp thiết hiện nay trong ngành giáo dục của nước ta là đảm bảo và nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo. Nghị quyết Trung ương II khóa VIII của Đảng đã khẳng định: “Giáo dục và Đào tạo hiện nay phải có một bước chuyển nhanh về chất lượng và hiệu quả đào tạo, về số lượng và qui mô đào tạo, nhất là chất lượng dạy – học trong các nhà trường nhằm nhanh chóng đưa giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước, thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước”. Bước sang thế kỷ XXI, xã hội loài người đã và đang chuyển sang một giai đoạn phát triển mới với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và quản lý chất lượng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Chất lượng và các phương thức quản lý chất lượng hiện đại thực sự đã và đang trở thành nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh và phát triển của các quốc gia nói chung và của từng tổ chức nói riêng. Đối với ngành giáo dục của nước ta cũng vậy, đổi mới quản lý giáo dục nhằm phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đã và đang là một nhiệm vụ mang tính chiến lược trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo theo định hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá. Chúng ta cũng nhận thấy rằng một trong những rào cản lớn nhất của sự phát triển kinh tế ở nhiều quốc gia là sự thiếu vắng một nền giáo dục có chất lượng. Sự thất bại của nền giáo dục bộc lộ ở việc nó không đến được với tất cả mọi người, không cung ứng cho mọi người những cơ hội học tập bình đẳng, đảm bảo chất lượng học tập tốt. Cho nên việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng đào tạo đối với cơ sở giáo dục là vô cùng cần thiết. Nó sẽ giúp cho chúng ta nhìn nhận lại thực tế những gì mà nền giáo dục của ta đã làm được để từ đó xác định hướng đi cho phù hợp. Đây cũng đã và đang là vấn đề được đông đảo đội ngũ giáo viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục ở các cấp quan tâm. Đã từ lâu chúng ta tốn rất nhiều thời gian để bàn về chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay, đặc biệt là chất lượng giáo duc đại học- một vấn đề nóng hổi mà bất kỳ ai cũng phải quan tâm trong những năm gần đây. Chất lượng giáo dục của chúng ta hiện nay còn thấp vì chưa thỏa mãn được yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho xã hội. Có lẽ một trong những nguyên nhân quan trọng là do việc quản lý chất lượng, tức là việc kiểm định quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm trong giáo dục, cũng như xác định các điều kiện cần và đủ để đảm bảo chất lượng trong giáo dục chưa được thực thi theo một hệ thống chuẩn mực thống nhất. Hay nói cách khác chúng ta chưa thực sự tuân thủ và vận hành theo quy trình hệ thống đảm bảo chất lượng sao cho có hiệu quả nhất. Vậy phải làm thế nào để có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học. Đây chính là ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề mà chúng ta đang tìm hiểu, nghiên cứu. Khoa Luật trưc thuộc ĐHQGHN, tiền thân là một Khoa thuộc Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội được thành lập từ năm 1976. Là một trong những trung tâm đào tạo, nghiên cứu luật học hàng đầu của cả nước đào tạo cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ luật học. Năm 2000 Khoa Luật đã trở thành một Khoa độc lập trực thuộc ĐHQGHN có tư cách pháp nhân (theo Quyết định số 85/TCCB ngày 07/3/2000 của Giám đốc ĐHQGHN). Trong giai đoạn hiện nay yêu cầu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo dù diễn ra nhanh hay chậm nhưng đó là điều tất yếu. Nhận thức rõ điều đó năm 2006 Khoa Luật đã đăng ký tham gia chương trình kiểm định chất lượng đơn vị đào tạo của ĐHQGHN nhằm đảm bảo chất lượng và nâng cao vị thế của mình trong giới đào tạo luật học trong và ngoài nước, tiến tới thành lập Trường đại học Luật thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010. Xuất phát từ ý nghĩa đó chúng tôi đã quyết định chọn đề tài: “Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội” để nghiên cứu với hy vọng góp phần nhỏ bé trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo bậc đại học- một trong những mảng đào tạo chính của Khoa, đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho xã hội trong tương lai. Trong những năm gần đây, ngành giáo dục Việt Nam có chú trọng nhiều đến công tác quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo. Song đây vẫn còn là một vấn đề rộng lớn, phức tạp và phạm vi ứng dụng còn hạn hẹp. Vì vây công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng trong giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn còn là một lĩnh vực tương đối mới mẻ, chưa thực sự được nhiều người thậm chí cả những nhà quản lý trực tiếp ở các cấp biết đến và quan tâm đến một cách đúng mức. Đây cũng là một khó khăn cho việc triển khai hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Làm thế nào để giúp cho mọi người hiểu được bản chất của quy trình kiểm định chất lượng để tiến tới việc tuân thủ và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng phù hợp, nhằm phát huy tính hiệu quả cao nhất và có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục đại học, đó chính là tính cấp thiết và tầm quan trọng của đề tài luận văn nêu trên. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong công tác đảm bảo, quản lý và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học phù hợp với điều kiện hiện nay của Khoa Luật, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa, góp phần thực hiện đúng mục tiêu phấn đấu trở thành trường đại học Luật, thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010. 3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đạo học và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. - Về phạm vi thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật từ năm 2003 đến nay. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của các khái niệm quản lý, quản lý chất lượng và hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN. - Lựa chọn một hoặc hai lĩnh vực để xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN sao cho phù hợp và hiệu quả nhất. 5. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Công tác đảm bảo chất lượng giáo dục đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. - Đối tượng nghiên cứu: Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học của Khoa Luật ĐHQGHN. 6. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu vấn đề cơ bản sau: - Làm thế nào để xây dựng được hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học và vận hành nó sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất với Khoa Luật ĐHQGHN? 7. Giả thuyết khoa học: Nếu xây dựng và vận hành một cách sáng tạo, linh hoạt, đồng thời triển khai đồng bộ hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo chung của Khoa cũng như hoàn thành được mục tiêu sứ mạng trở thành trường đại học Luật, thành viên của ĐHQGHN vào năm 2010. 8. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn sẽ được trình bày trong 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo bậc đại học. Chƣơng 2: Thực trạng công tác đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Chƣơng 3: : Xây dựng và vận hành hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đại học của Khoa Luật trực thuộc ĐHQGHN. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.1.1. Khái niệm Quản lý Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là sản phẩm và là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo C.Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng đều ít nhiều cần đến sự quản lý. Marx cũng cho rằng, quản lý về bản chất nó là quá trình điều chỉnh mọi quá trình xã hội khác. Một cách ví von đầy hình ảnh, ông nói “Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều chỉnh mình còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng” [1.tr.23] để nêu lên sự tất yếu và vô cùng quan trọng của hoạt động quản lý trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Hoạt động quản lý điều khiển mọi hệ thống động xã hội ở tầm vi mô cũng như vĩ mô, vì vậy cách tiếp cận quản lý cũng xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động. Chính sự phân công hợp tác lao động nhằm đạt đến hiệu quả nhiều hơn, năng suất cao hơn. Trong công việc đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý [8,T17] Theo lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về quản lý: “Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó, nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra” [1.tr.283]. Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS. Nguyễn Quốc Chí thì quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra [12,T19] . Như vậy có thể nói rằng bất luận một tổ chức nào với mục đích gì, cơ cấu và quy mô ra sao đều cần phải có sự quản lý và người quản lý để tổ chức hoạt động để đạt được mục đích của mình. Người quản lý phải là người có trách nhiệm phân bố nhân lực và các nguồn lực khác, đồng thời chỉ dẫn sự vận hành của một bộ phận hay toàn bộ tổ chức để tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt được mục đích đặt ra. Trên phương diện hoạt động của một tổ chức thì: “Quản lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động nói chung và khách thể quản lý nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [14,tr24]. Nói cách khác “Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý hay tổ chức quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế…bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”. [26,tr71] Nói một cách tổng quát nhất có thể xem Quản lý là một quá trình tác động gây ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý nhằm đạt được mục đích của quản lý. Các nhà lý luận quản lý quốc tế như Prederics William Taylor (Mỹ - 1856 – 1915), Henri Fayol (Pháp – 1841 – 1925), Max Weber (Đức – 1864 – 1920) đều đã khẳng định: “Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật”. Bởi vì quản lý tuỳ thuộc và điều kiện, tình huống cụ thể dẫn đến sự vận động của đối tượng đến hiệu quả tối ưu, cho nên người quản lý khi vận dụng lý thuyết quản lý vào công việc của mình phải hết sức linh hoạt và mềm dẻo. Vậy người quản lý phải làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích quản lý? Có bốn quy trình (chức năng quản lý) mà người quản lý phải vận hành trong quá trình quản lý đó là: - Kế hoạch hoá (Planning) - Tổ chức (Organizing) - Chỉ đạo-lãnh đạo (Leading) - Kiểm tra (Controlling) 1.1.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, giáo dục cũng được quản lý trên bình diện thực tiễn ngay từ khi hoạt động giáo dục có tổ chức mới hoàn thành. Bản thân giáo dục được tổ chức và có mục đích đã là một thực tiễn giáo dục cộng đồng. Các nhà lý luận về quản lý giáo dục Xô Viết cũ đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về quản lý giáo dục và đưa ra một số định nghĩa như sau: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp với lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo các thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội. Một vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu trong quản lý giáo dục đó là tính đặc trưng nhân văn của nhà trường với tư cách là một hệ thống xã hội. Các quan hệ cơ bản trong quản lý giáo dục là quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học trong các hoạt động giáo dục. Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậc quản lý, giữa người với người (Giáo viên- giáo viên-Sinh viên, Giáo viên-Lãnh đạo…), giữa người với việc (quá trình hoạt động giáo dục), giữa người với vật (điều kiện giáo dục, cơ sở vật chất…) Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà tâm điểm là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. Nói cách khác khác quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý lên khách thể, tập hợp đối tượng quản lý nhằm thực hiện mục tiêu của hệ quản lý. Trong đó chủ thể quản lý là người quản lý còn khách thể quản lý là các điều kiện đảm bảo chất lượng trong giáo dục. Trong nội dung quản lý nhà nước về giáo dục cũng được xác định rõ trong điều 99 của Luật giáo dục (sửa đổi-2005), trong đó có đề cập đến việc “Tổ chức quản lý việc đảm bảo chất lượng giáo dục và kiểm định chất lượng giáo dục”, điều này có một ý nghiã vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, trong việc phát triển quy mô của hệ thống giáo dục quốc dân nước ta hiện nay. Chúng ta thấy các nội dung quản lý đều liên quan trực tiếp đến chất lượng giáo dục từ mục tiêu giáo dục, các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục (Chương trình, giáo viên, cơ sở vật chất, tổ chức quản lý…) cho đến các công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (2001 – 2010) cũng đã nêu lên yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục. 1.1.3. Quản lý giáo dục đại học Theo Luật Giáo dục (2005), giáo dục đại học bao gồm: - Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện từ hai năm đến ba năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành. - Đào tạo trình độ đại học được thực hiện từ bốn đến sáu năm học tuỳ theo ngành nghề đào tạo đối với người có bằng tốt nghiệp THPT hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ hai năm rưỡi đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng chuyên ngành; từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng chuyên ngành. - Đào tạo trình độ thạc sỹ được thực hiện từ hai năm đến ba năm học đối với người có bằng tốt nghiệp đại học. - Đào tạo trình độ tiến sỹ được thực hiện trong bốn năm học đối với người tốt nghiệp đại học, từ hai đến ba năm đối với người có bằng tốt nghiệp thạc sỹ. Ngoài ra còn có phương thức giáo dục không chính quy đó là phương thức giáo dục giúp mọi người vừa học vừa làm, học liên tục, học suốt đời (bao gồm các chương trình xoá mù chữ, giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức kỹ năng, đáp ứng nhu cầu người Tµi liÖu tham kh¶o I. C¸c v¨n kiÖn: 1. C¸c M¸c- Anghen toµn tËp, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia-HN 1993 2. §¶ng Céng s¶n ViÖt nam, V¨n kiÖn §¹i héi ®¹i biÓu toµn quèc lÇn thø IX- Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi - 2001 3. HiÕn ph¸p n-íc CHXHCN ViÖt Nam, 1992, Nxb ChÝnh trÞ Quèc gia 4. NghÞ quyÕt §¹i héi §¶ng lÇn thø VIII (th¸ng 6 n¨m 1996) 5. NghÞ quyÕt cña ChÝnh phñ sè 14/2005/NQ-CP ngµy 02/11/2005 vÒ ®æi míi c¬ b¶n vµ toµn diÖn gi¸o dôc ®¹i häc ViÖt Nam giai ®o¹n 2006- 2020. 6. Quèc héi n-íc Céng hoµ x· héi chñ nghÜa ViÖt Nam- LuËt gi¸o dôc- Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, 2005. 7. Thñ t-íng ChÝnh phñ, QuyÕt ®Þnh sè 153/2003/Q§-TTg ngµy 30/7/2003 vÒ viÖc ban hµnh “§iÒu lÖ tr­êng ®¹i häc” II. C¸c tµi liÖu s¸ch b¸o tham kh¶o 8. §Æng Quèc B¶o- Qu¶n lý nhµ n-íc vÒ gi¸o dôc ®µo t¹o, Gi¸o tr×nh Cao häc Qu¶n lý gi¸o dôc §HQGHN 2005. 9. B¸o c¸o KÕ ho¹ch chiÕn l-îc ph¸t triÓn Khoa LuËt §HQGHN ®Õn n¨m 2010, tÇm nh×n ®Õn n¨m 2020, CV sè 144/HCTH-KL ngµy 16/4/2007 cña Khoa LuËt §HQGHN. 10. Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o - Bé Tiªu chuÈn ®¸nh gi¸ chÊt l-îng gi¸o dôc Tr-êng §¹i häc (Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè: 65/2007/Q§-BGD§T ngµy 01 th¸ng 11 n¨m 2007 cña Bé tr-ëng Bé GD&§T). 11. Bé Gi¸o dôc & §µo t¹o- Dù th¶o chiÕn l-îc ph¸t triÓn gi¸o dôc tõ nay ®Õn n¨m 2020, Hµ Néi th¸ng 5-1997. 12. NguyÔn Quèc ChÝ- NguyÔn ThÞ Mü Léc- Nh÷ng quan ®iÓm gi¸o dôc hiÖn ®¹i, Hµ Néi- 2001. 13. NguyÔn Quèc ChÝ- NguyÔn ThÞ Mü Léc- C¬ së khoa häc qu¶n lý, §Ò c-¬ng bµi gi¶ng. 14. NguyÔn Quèc ChÝ- Nh÷ng c¬ së lý luËn QLGD, Hà Néi- 2003. 15. NguyÔn §øc ChÝnh- ChÊt l-îng vµ kiÓm ®Þnh chÊt l-îng trong c¬ së gi¸o dôc ®µo t¹o, Hà Nội- 2003. 16. NguyÔn §øc ChÝnh- §¸nh gi¸ trong gi¸o dôc, §Ò c-¬ng bµi gi¶ng. 17. NguyÔn §øc ChÝnh- KiÓm ®Þnh chÊt l-îng trong gi¸o dôc ®¹i häc, HN 2002. 18. NguyÔn §øc ChÝnh- Qu¶n lý chÊt l-îng trong gi¸o dôc, §Ò c-¬ng bµi gi¶ng. 19. Vò Cao §µm- Ph-¬ng ph¸p luËn, nghiªn cøu khoa häc, Nxb Khoa häc vµ kü thuËt 2005, cuèn t¸i b¶n lÇn thø 11. 20. §¹i häc Quèc gia Hµ Néi- Bé tiªu chuÈn KiÓm ®Þnh chÊt l-îng ®¬n vÞ ®µo t¹o ®¹i häc quèc gia Hµ Néi (Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 05/2005/Q§K§CL ngµy 13 th¸ng 12 n¨m 2005 cña Gi¸m ®èc §HQGHN) 21. NguyÔn TiÕn §¹t- Kinh nghiÖm vµ thµnh tùu ph¸t triÓn GD&§T trªn thÕ giíi, ViÖn Nghiªn cøu vµ ph¸t triÓn gi¸o dôc, Hµ Néi 2003. 22. NguyÔn V¨n §¶n- Quan niÖm vÒ chÊt l-îng gi¸o dôc- TCGD 5/2004 23. TrÇn Kh¸nh §øc- Qu¶n lý vµ kiÓm ®Þnh chÊt l-îng ®µo t¹o nh©n lùc theo ISO&TQM, Nhµ xuÊt b¶n gi¸o dôc 2004. 24. Khoa LuËt §HQGHN- B¸o c¸o thùc tr¹ng chÊt l-îng gi¸o dôc ®¹i häc n¨m 2008 cña Khoa LuËt §HQGHN 25. Khoa LuËt trùc thuéc §¹i häc Quèc gia Hµ Néi 30 n¨m truyÒn thèng (19762006), Nhµ xuÊt b¶n C«ng an nh©n d©n 2006. 26. NguyÔn ThÞ Mü Léc- Qu¶n lý nhµ n-íc vÒ gi¸o dôc vµ ®µo t¹o- trong Gi¸o dôc- Nh÷ng vÊn ®Ò qu¶n lý nhµ n-íc vµ qu¶n lý gi¸o dôc, Tr-êng C¸n Bé Qu¶n lý gi¸o dôc vµ ®µo t¹o, Hµ Néi - 1998 27. Mét sè vÊn ®Ò vÒ Gi¸o dôc häc ®¹i häc, Nxb §¹i häc Quèc gia Hµ Néi. 28. Ph¹m Thµnh NghÞ- Qu¶n lý chÊt l-îng gi¸o dôc vµ ®µo t¹o- Nxb ChÝnh trÞ quèc gia, Hµ Néi – 2000 29. NguyÔn Ngäc Quang- Nh÷ng kh¸i niÖm c¬ b¶n QLGD, Nxb Gi¸o dôc 1999. 30. Quy ®Þnh t¹m thêi vÒ kiÓm ®Þnh chÊt l-îng tr-êng ®¹i häc (®-îc ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 38/2004/Q§-BGD&§T ngµy 02/12/2004 cña Bé tr-ëng Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o) 31. Quy ®Þnh t¹m thêi cña §¹i häc Quèc gia Hµ Néi vÒ kiÓm ®Þnh chÊt l-îng (Ban hµnh kÌm theo QuyÕt ®Þnh sè 01/Q§-K§CL ngµy 03/06/2005 cña Gi¸m ®èc §HQGHN) 32. L-u Thanh T©m- Qu¶n lý chÊt l-îng theo tiªu chuÈn quèc tÕ- Nxb §HQG TP HCM- 2003
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất