Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội...

Tài liệu Xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội

.PDF
136
107
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội – 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- NGUYỄN VĂN MẠNH XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐINH XUÂN HẠNG XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Xuân Hạng. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học Trƣờng Đại học Kinh tế, Khoa đào tạo Sau Đại Học, Trƣờng Đại học Kinh quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian học tập, nghiên cứu và góp nhiều ý kiến quý báu cho em trong quá trình thực hiện luận văn. Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Đinh Xuân Hạng đã tận tình chỉ bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn. Xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo, các Phòng nghiệp vụ tại ngân hàng chƣơng mại cổ phần Quân Đội đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp thông tin tƣ liệu, đóng góp ý kiến cho tôi trong việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, Tác giả xin g ửi lời cảm ơn sâu sắc tới những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình hoàn thành khóa học. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Nguyễn Văn Mạnh MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iv PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...........................................................................................................4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................4 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu đã công bố. ........4 1.1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các công trình trên. .............................5 1.1.3 Những câu hỏi đặt ra để nghiên cứu. ......................................................6 1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại. ...........7 1.2.1 Rủi ro hoạt động tín dụng. ......................................................................7 1.2.2 Tổng quan về nợ xấu của ngân hàng thương mại .................................14 1.2.3 Xử lý nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại. .......................................20 1.3 Thực tiễn xử lý nợ xấu tại Việt Nam và quốc tế...........................................25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..........................................................................................42 CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................43 2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ..............................................................................43 2.1.1 Phương pháp luận khoa học .................................................................43 2.1.2 Phương pháp thu thập thông tin ...........................................................43 2.1.3 Phương pháp phân tích thông tin. .........................................................44 2.1.4 Phương pháp chuyên gia .......................................................................44 2.2 Thiết kế nghiên cứu luận văn .......................................................................44 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................46 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. .................................................................47 3.1 Khái quát chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội. ..................47 3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của ngân hàng TMCP Quân Đội. ...47 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội..49 3.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội. ....52 3.2 Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cố phần Quân Đội. ..............62 3.2.1 Tổng hợp tình hình nợ xấu. ...................................................................62 3.2.2 Nợ xấu của MB phân theo nhóm nợ ......................................................63 3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội. .....64 3.3.1 Về mô hình tổ chức xử lý nợ xấu của MB .............................................64 3.3.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu tại MB .......................................................69 3.3.3 Những kết quả đạt được. .......................................................................85 3.3.4 Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân. .............................................87 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................95 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI.........................................96 4.1. Định hƣớng xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội trong thời gian tới ...............................................................................................96 4.1.1. Mục tiêu của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội giai đoạn 2015-2020.......................................................................................................96 4.1.2. Định hướng cơ bản về xử lý nợ xấu của của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội trong thời gian tới. ................................................................97 4.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội. ....................................................................................................98 4.2.1 Nhóm giải pháp tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ xấu..............................97 4.2.2 Nhóm giải pháp ngăn ngừa nợ xấu phát sinh......................................106 4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................112 4.3.1. Kiến nghị với Chính phủ ....................................................................112 4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước. ...........................................117 4.3.3. Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan. ............................................119 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4........................................................................................122 KẾT LUẬN .............................................................................................................123 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................124 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA 1 ALCO Ủy ban quản lý tài sản Nợ - tài sản Có 2 AMC Công ty quản lý tài sản 3 CAR Tỷ lệ an toàn vốn 4 CĐ-KHNN 5 CĐKT Cân đội kế toán 6 CIC Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nƣớc 7 CNH-HĐH Công nghiệp hóa hiện đại hóa 8 DN Doanh nghiệp 9 DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc 10 GDĐH Giáo dục đại học 11 GTGT Giá trị gia tăng 12 HĐKD Hoạt động kinh doanh 13 HĐKD Hoạt động kinh doanh 14 HĐQT Hội đồng quản trị 15 HFM Công ty quản lý quỹ đầu tƣ chứng khoán hà nội 16 KAMCO Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc 17 KD Kinh doanh 18 KT-XH Kinh tế - Xã hội 19 MB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội 20 NĐT Nhà đầu tƣ i 21 NH Ngân hàng 22 NHNN Ngân hàng nhà nƣớc 23 NHTM Ngân hàng thƣơng mại 24 QHKHDN Quan hệ khách hàng doanh nghiệp 25 QLRR Quản lý rủi ro 26 QLRRTD Quản lý rủi ro tín dụng 27 SXKD Sản xuất kinh doanh 28 TCTC Tổ chức tài chính 29 TCTD Tổ chức tín dụng 30 TMCP Thƣơng mại cổ phần 31 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 32 TSBĐ Tài sản bảo đảm 33 VAFI Hiệp hội các nhà đầu tƣ tài chính Việt Nam ii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Nội dung Phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN và Trang 1 Bảng 1.1 2 Bảng 3.1 3 Bảng 3.2 4 Bảng 3.3 5 Bảng 3.4 Vốn huy động theo loại tiền gửi giai đoạn 2013-2015 55 6 Bảng 3.5 Dƣ nợ theo các loại hình cho vay giai đoạn 2013-2015 56 7 Bảng 3.6 8 Bảng 3.7 Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn giai đoạn 2013-2015 59 9 Bảng 3.8 Các hoạt động dịch vụ của MB giai đoạn 2013-2015 60 10 Bảng 3.9 Báo cáo kết quả kinh doanh của MB giai đoạn 2013-2015 61 11 Bảng 3.10 Nợ xấu tại NH TMCP MB giai đoạn 2013-2015 62 12 Bảng 3.11 13 Bảng 3.12 14 Bảng 3.13 15 Bảng 3.14 Kết quả thu nợ hạch toán ngoại bảng năm 2013-2015 78 16 Bảng 3.15 Kết quả thu hồi nợ xấu của MB giai đoạn 2013- 2015 86 17 Bảng 3.16 Tỷ lệ an toàn vốn của MB 86 Thông tƣ 09/2014/TT- NHNN của NHNN VN Vốn huy động theo hình thức huy động giai đoạn 2013-2015 Vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2015 Vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2013-2015 Cơ cấu tín dụng theo đối tƣợng cho vay giai đoạn 2013-2015 Phân loại nợ xấu theo nhóm nợ tại NH TMCP MB giai đoạn 2013-2015 Trích lập dự phòng rủi ro tại MB giai đoạn 2013-2015 Bảng kết quả xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng giai đoạn 2013-2015 iii 17 53 54 55 58 63 75 78 DANH MỤC SƠ ĐỒ STT Sơ đồ Nội dung Trang 1 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ tổ chức Ngân hàng TMCP Quân Đội 49 2 Sơ đồ 3.2 Mô hình của Ban Quản lý Tín dụng 67 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay thì vấn đề giải quyết nợ xấu của các ngân hàng là bài toán nan giải nhất trong ngắn hạn. Nợ xấu của ngân hàng đƣợc xem là nguyên nhân cơ bản gây tắc nghẽn sự lƣu thông lành mạnh của nền kinh tế, gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng và cũng phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn của doanh nghiệp. Điển hình vào năm 2012, do bị ảnh hƣởng bởi nhiều nguyên nhân nên hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị thua lỗ. Hệ quả là nợ xấu của các ngân hàng đã không ngừng tăng lên, trở thành “điểm nghẽn” của nền kinh tế, cản trở sự lƣu thông của dòng vốn tín dụng. Trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đã coi chính sách mở rộng tín dụng là một giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần. Nhƣng không thể đồng nghĩa với việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch mà vẫn phải thực hiện đúng quy trình tín dụng để giảm tỷ lệ nợ xấu, tránh tổn thất cho Ngân hàng. Những khoản cho vay không thu hồi đƣợc cả gốc và lãi đúng thời hạn càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, đã có lúc đe dọa tới tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng. Do vậy, hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của Ngân hàng. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội đã coi quản trị nợ xấu là một trong những việc cần đƣợc giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm túc đƣa ra những giải pháp quản trị nợ xấu, góp phần tăng cƣờng một cách toàn diện hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội. Song, thực tiễn vấn đề xử lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội cũng cho thấy còn những khó khăn, hạn chế. Việc tìm ra các biện pháp 1 nhằm xử lý hiệu quả nợ xấu cũng nhƣ giúp Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội khẳng định vị thế, thƣơng hiệu của mình vẫn là vấn đề đã và đang đƣợc đặt ra khá bức thiết. Xuất phát từ lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Xử lý Nợ Xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ kinh tế. 2. Mục đích nghiên cứu - Tìm hiểu rõ những vấn đề cơ bản về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại. - Phân tích thực trạng, những thuận lợi, thành công cũng nhƣ những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân trong việc xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội, nhằm tìm ra cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất giải pháp. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nợ xấu và xử lý nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội. Thời gian: Đánh giá thực trạng trong khoảng thời gian 2012 – 2015. Đề xuất định hƣớng và giải pháp để thực hiện đến năm 2020. 4. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 04 chƣơng: CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 2 CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI. 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ XẤU VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về nợ xấu và xử lý nợ xấu đã công bố. Bản chất của nợ xấu của hệ thống ngân hàng là những tài sản không sinh lời của nền kinh tế đƣợc tài trợ bởi các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, xử lý nợ xấu là yêu cầu cấp bách và nhiệm vụ chính trị quan trọng của ngành Ngân hàng, đồng thời cần có sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và xã hội nhằm khơi thông trở lại dòng vốn trong nền kinh tế đang bị đóng băng trong các khoản nợ xấu và lành mạnh hóa tài chính cho các tổ chức tín dụng (TCTD). Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tài liệu thực tiễn liên quan đến đề tài nợ xấu, hiện nay đã có rất nhiều đề tài đi sâu vào lĩnh vực này nhƣ: Trần Thị Thu Tâm (2006), Hoàn thiện công tác xử lý nợ tồn đọng tại hệ thống ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam, luận văn thạc sĩ kinh tế, đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua các giải pháp và kiến nghị đề xuất, các vấn đề về xử lý nợ tồn đọng đã đƣợc xác lập và giải quyết một cách triệt để nhƣ về cơ chế quản lý nợ xấu phát sinh, việc trích lập quỹ dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, các giải pháp thu hồi nợ vay, công tác tổ chức thực hiện, môi trƣờng pháp lý về xử lý nợ xấu, cơ chế, chính sách về xử lý nợ xấu, chính sách riêng cho công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng, phát triển thị trƣờng mua, bán nợ, điều kiện ràng buộc và khuyến khích các Ngân hàng thƣơng mại trong công tác xử lý nợ, nguồn tái cấp vốn cho các Ngân hàng thƣơng mại để xử lý nợ… Phạm Tƣờng Huy (2010), Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín, luận văn thạc sĩ giúp tác giả hiểu rõ hơn về các phƣơng thức mở rộng và định hƣớng hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín. Tuy nhiên với những định hƣớng chƣa phù hợp với thực tế do đó phát sinh tình trạng nợ xấu trong bối cảnh hiện nay. Đề tài đã nêu đƣợc các nguyên nhân cơ bản dẫn 4 đến nợ xấu và các giải pháp cụ thể có ý nghĩa thiết thực trong công tác phòng ngừa nợ xấu phát sinh, giải quyết những vƣớng mắc trong quá trình xử lý nợ xấu từ đó tìm ra các biện pháp để thu hồi nợ xấu, hạn chế rủi ro thấp nhất cho Ngân hàng. Trần Văn Ba (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Phú Tài, luận văn thạc sĩ kinh tế, trƣờng đại học Đà Nẵng. Tài liệu tham khảo giúp tác giả có một cái nhìn tổng quan về quản lý nợ xấu của Chi nhánh tại địa bàn Khu công nghiệp Phú Tài. Qua nghiên cứu thực trạng tại Chi nhánh tác giả đã đƣa ra đƣợc các giải pháp nhằm nâng cao khả năng quản lý nợ xấu tại ngân hàng cụ thể bằng cách hạn chế cho vay tập trong vào một vài ngành nghề chính trên khu công nghiệp, cơ cấu lại ngành nghề cho vay để hạn chế những rủi ro nhất định. Về mặt thực tiễn thì đề tài đã đƣa ra đƣợc đánh giá của bản thân về thực trạng của quản lý nợ xấu tại ngân hàng Đầu tƣ và phát triển - chi nhánh Phú Tài, qua đó phản ảnh đƣợc kết quả đạt đƣợc của Chi nhánh trong quá trình quản lý nợ xấu. Nguyễn Thị Hoài Phƣơng (2012), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học kinh tế quốc dân. Tác giả lựa chọn cách tiếp cận quản lý nợ xấu của ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành trên phạm vi hệ thống Ngân hàng thƣơng mại chứ không phải một ngân hàng riêng biệt cụ thể nào. Luận án đã chứng minh rằng chỉ khi nào nợ xấu đƣợc nhận biết và đo lƣờng một cách chính xác thì các ngân hàng mới có thể quản lý một cách hiệu quả đƣợc. Ngoài ra các vấn đề nợ xấu cũng đƣợc đề cập đến trong rất nhiều những luận văn thạc sĩ nhƣ: Luận văn của Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), Mai Xuân Thịnh (2012), nghiên cứu về vấn đề nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Hoài Diễm (2012) nghiên cứu về các giải pháp nhằm hạn chề và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam… 1.1.2 Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các công trình trên. Các luận văn nhìn chung đã dựa trên những cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng để đi sâu nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng cũng nhƣ công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, chỉ ra những mặt c ̣òn 5 hạn chế cần khắc phục. Từ đó, tác giả đã mạnh dạn đƣa ra những giải pháp cụ thể để nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng trên cơ sở những quan điểm định hƣớng và mục tiêu trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của ngân hàng, tác giả đã đề xuất và kiến nghị Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và Chính phủ để hỗ trợ cho sự tăng trƣởng tín dụng bền vững. 1.1.3 Những câu hỏi đặt ra để nghiên cứu. Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề vẫn chƣa thể đi sâu nhƣ: Chất lƣợng khách hàng, chất lƣợng từng sản phẩm tín dụng, lĩnh vực tài trợ; Năng lực quản trị rủi ro của đội ngũ nhân lực; Nghiên cứu các phƣơng án giải quyết cụ thể cho tình hình nợ ngoại bảng…Do đó, còn khá nhiều nội dung nghiên cứu mà đề tài này có thể tiếp tục triển khai nghiên cứu một cách chi tiết và sát với yêu cầu của thực tiễn hơn nhƣ: Nghiên cứu sâu vào quản trị rủi ro tín dụng đối với từng loại sản phẩm tín dụng cụ thể, hoặc từng nhóm đối tƣợng khách hàng; Nghiên cứu về xử lý nợ ngoại bảng… Ngoài ra, còn có một số vấn đề nhƣ: + Số liệu nghiên cứu của các đề tài trên phần lớn đều là số liệu cũ chƣa cập nhật đƣợc cho giai đoạn 2013-2015. Trong mỗi một giai đoạn thì nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu cũng nhƣ nguy cơ phát sinh nợ xấu có sự khác nhau. Giai đoạn 20132015 là một giai đoạn hết sức phức tạp với nhiều sự biến đổi về mặt thị trƣờng tài chính cũng nhƣ sự gia nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp các ngân hàng quốc tế. + Các đề tài trên chƣa đề xuất đƣợc các giải pháp kịp thời, hợp lý cho giai đoạn hiện nay. + Hiện tại, chƣa có công trình nào nghiên cứu về “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội” do đó tác giả đã chọn đề tài để viết về giải pháp xử lý nợ xấu đối với ngân hàng mà các công trình của các tác giả trƣớc đây chƣa từng viết làm đề tài nghiên cứu. Với những yếu tố trên tác giả lựa chọn đề tài “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội”, đây là một đề tài tƣơng đối mới tại ngân hàng, với nhiều những vấn đề cần hoàn thiện nhƣ đã nêu trên, nhƣng đƣợc sự tƣ vấn và giúp đỡ tận tình của cán bộ hƣớng dẫn PGS.TS. Đinh Xuân Hạng tác giả đã chọn đề tài 6 này để thực hiện nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ kinh tế - Chuyên ngành Tài chính ngân hàng. 1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại. 1.2.1 Rủi ro hoạt động tín dụng. 1.2.1.1 Khái niệm: Có rất nhiều cách quan niệm khác nhau về rủi ro tuỳ thuộc vào chủ thể và hoạt động của chủ thể đó trong mối quan hệ với các yếu tố khác của môi trƣờng. Tuy nhiên, các quan niệm đó đều thống nhất một nội dung coi rủi ro là sự bất trắc không mong đợi, gây ra thiệt hại và có thể đo lƣờng đƣợc. Nhƣ vậy, trong hoạt động kinh tế nói chung và trong hoạt động Ngân hàng nói riêng thì vấn đề rủi ro là không thể tránh khỏi. Vì thế, các nhà quản trị không thể loại bỏ đƣợc rủi ro mà chỉ có thể phát hiện kịp thời để có những biện pháp chủ động xử lý. Trong sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, các nhà quản trị phải biết nhận biết và dự đoán trƣớc các rủi ro để sớm đƣa ra các giải pháp phòng ngừa chống đỡ tác hại của nó. Trong tài liệu “Financual Institutions Mangagement - a Modern Perpective” của A. Saunder và H. Lange định nghĩa: Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể đƣợc thực hiện đầy đủ về cả số lƣợng và thời hạn. Còn theo Timothy W.Koch: Rủi ro tín dụng là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và trị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hoặc thanh toán trễ hạn. Theo khoản 1 điều 2 quy định về loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc ngân hàng Nhà nƣớ, rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tốn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. 7 Các định nghĩa khá đa dạng nhƣng tập trung lại chúng ta có thể rút ra định nghĩa cơ bản: Rủi ro tín dụng là khả năng có thể xảy ra tổn thất trong hoạt động tín dụng của ngân hàng do khách hàng vay vốn không thực hiện được các nghĩa vụ theo đúng cam kết của mình dẫn đến việc ngân hàng có thể bị thiệt hại. 1.2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích , yêu cầ u nghiên cƣ́u. Tùy theo tiêu chí phân loại mà ngƣời ta chia rủi ro tín dụng thành các loại khác nhau. * Nế u căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng được phân chia thành các loại sau đây: a) Rủi ro danh mục : Là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng , đƣơ ̣c phân chia thành hai loa ̣i: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại : Xuấ t phát tƣ̀ các yế u tố các đă ̣c điể m riêng có , mang tính riêng biê ̣t bên trong mỗi chủ thể đi vay hoă ̣c ngành , lĩnh vực kinh tế . Nó xuất phát đặc điể m hoa ̣t đô ̣ng hoă ̣c đă ̣c điể m sƣ̉ du ̣ng vố n của khách hàng vay vố n . - Rủi ro tập trung : Là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đố i với mô ̣t số khách hàng , cho vay quá nhiề u doanh nghiê ̣p hoa ̣t đô ̣ng trong cùng mô ̣t ngành, lĩnh vực kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định , hoă ̣c cùng mô ̣t lo ̣ai hiǹ h cho vay có rủi ro cao. b) Rủi ro giao dịch : Là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do nhƣ̃ng ha ̣n chế trong quá trin ̣ và xét duyê ̣t hồ sơ cho vay , đánh ̀ h giao dich giá khách hàng . Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn , rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiê ̣p vu .̣ - Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lƣ̣a cho ̣n nhƣ̃ng phƣơng án vay vố n có hiê ̣u quả để ra quyế t đinh ̣ cho vay. - Rủi ro bảo đảm : Phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm nhƣ các điều khoản trong hơ ̣p đồ ng cho vay , các loại tài sản bảo đảm, chủ thể bảo đảm , cách thức bảo đảm và mƣ́c cho vay trên giá tri ̣bảo đảm . 8 - Rủi ro nghiệp vụ : Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt đô ̣ng cho vay , bao gồ m cả viê ̣c sƣ̉ du ̣ng hê ̣ thố ng xế p ha ̣ng rủ i ro và kỹ thuâ ̣t cƣ̉ lý các khoản cho vay có vấn đề . * Nế u phân loại theo tính khách quan , chủ quan của nguyên nhân gây ra rủi ro thì rủi ro tín dụng được phân ra thành các loại sau: a) Rủi ro khách quan : là rủi ro do các nguyên nhân khách quan nhƣ thiên tai , dịch họa , ngƣời vay biị chế t , mấ t tích và các biế n đô ̣ng ngoài dƣ̣ kiế n khách làm thấ t thoát vố n vay trong khi ngƣời vay đã thƣ̣c hiê ̣n nghiêm túc chế đô ̣ chính sách . b) Rủi ro chủ quan: Là do nguyên nhân thuô ̣c về chủ quan ngƣời vay và ngƣời cho vay vì vô tình hay cố ý làm thấ t thoát vố n vay hay vì nhƣ̃ng lý do chủ quan kha . ́c Ngoài ra còn nhiều hình thức phân loại khác nhƣ phân loại theo cơ cấu các loại hình rủi ro, phân loa ̣i theo nguồ n gố c hin ̀ h thành, theo đố i tƣơ ̣ng sƣ̉ du ̣ng vố n vay... 1.2.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng a) Nguyên nhân từ phía khách hàng Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động kinh doanh (HĐKD) của các doanh nghiệp thƣờng xuyên phải đƣơng đầu với cạnh tranh và chịu sự chi phối rất lớn của quy luật cung cầu ,giá cả thị trƣờng ...nên cũng phải thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro từ nhiều phía kể cả các rủi ro thuần tuý nhƣ thiên tai, hoả hoạ, trộm cắp...có khi do giá cả thay đổi, khả năng quản lý kém, sự thay đổi cơ chế chính sách của nhà nƣớc ...dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp làm cho KD gặp khó khăn thua lỗ, thậm chí phá sản. Đồng thời hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không thể thoát ly khỏi mối quan hệ với ngân hàng. Chính vì vậy rủi ro của NHTM là cộng hƣởng rủi ro của các doanh nghiệp. Nếu đứng trên góc độ tƣ cách đạo đức của ngƣời đi vay (khách hàng) thì nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng có thể chia làn hai trƣờng hợp lớn. Khách hàng gian lận hoặc khách hàng không gian lận. Khách hàng gian lận, cố ý lừa ngân hàng Điều này đƣợc thể hiện qua việc gian lận về số liệu, giấy tờ, quyền sở hữu tài sản 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng