Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Xuất khẩu cao su việt nam sang trung quốc thực trạng và giải pháp...

Tài liệu Xuất khẩu cao su việt nam sang trung quốc thực trạng và giải pháp

.PDF
102
1361
115

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM *** VĂN THỊ TƯỜNG VY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành Mã số : Thương mại : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM *** VĂN THỊ TƯỜNG VY XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành Mã số : Thương mại : 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS ĐOÀN THỊ HỒNG VÂN TP.Hồ Chí Minh – Năm 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Quý Thầy, Cô Khoa Thương Mại- Du Lịch- Marketing và Khoa Sau Đại Học của trường Đại Học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi những kiến thức quý báu, giúp tôi tiếp cận tư duy khoa học để phục vụ tốt cho công tác và cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn Gs.Ts. Đoàn Thị Hồng Vân đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, dưới sự hướng dẫn khoa học của cô, tôi đã học hỏi được những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học bổ ích. Tôi vô cùng cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Người viết Văn Thị Tường Vy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu trong luận văn này là trung thực, được thu thập từ nguồn thực tế đã công bố trên các báo cáo của các cơ quan Nhà nước, được đăng tải trên các tạp chí, báo chí, các website hợp pháp. Các giải pháp và kiến nghị là của cá nhân tôi rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Nội dung công trình nghiên cứu này chưa từng được ai công bố. TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2009 Người cam đoan Văn Thị tường Vy MỤC LỤC Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CẦN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU 1.1. CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1.1Thuyết trọng thương 5 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith 6 1.1.3. Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo 7 1.1.4. Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler 7 1.1.5. Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher- Ohlin 8 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU 1.2.1. Cao su và vai trò của nó 8 1.2.2. Thị trường cao su trên thế giới 9 1.3. NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI. 1.4.1. Thái Lan 18 1.4.2. Indonesia 19 1.4.3. Malaysia 20 1.4.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 22 Chương 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA. 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CAO SU VIỆT NAM 2.1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su cả nước đến năm 2008 25 2.1.2. Cơ cấu sản phẩm 28 2.1.3. Xuất khẩu cao su Việt Nam 29 2.2. GIỚI THIỆU VỀ THỊ TRƯỜNG CAO SU TRUNG QUỐC 2.2.1. Quy mô và tiềm năng của thị trường cao su Trung Quốc 41 2.2.2. Các qui định về nhập khẩu của Trung Quốc 43 2.2.3. Quan hệ thương mại Việt Nam - trung Quốc 44 2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC THỜI GIAN QUA 2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu 45 2.3.2. Cơ cấu và chất lượng sản phẩm xuất khẩu 48 2.3.3. Giá xuất khẩu 49 2.3.4. Hình thức xuất khẩu 52 2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC 2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài 53 2.4.2. Phân tích môi trường bên trong. 57 2.5. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CAO SU SANG TRUNG QUỐC 2.5.1. Điểm mạnh 61 2.5.2. Điểm yếu 61 2.5.3. Cơ hội 62 2.5.4. Nguy cơ 64 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC. 3.1. CĂN CỨ ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 69 3.2. MỤC TIÊU 71 3.3.CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 3.4. KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 71 80 DANH SÁCH CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang Bảng 2.1 Bảng 2.1: Diện tích gieo trồng cao su phân theo địa phương, năm 2002- 2007 25 Bảng 2.2 Sản lượng và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao su Việt Nam, 28 năm 2000-2009 Bảng 2.3 Kim ngạch (USD) và tỷ trọng (%) của top 10 thị trường cao 31 su xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2007 Bảng 2.4 Kim ngạch (USD) và tỷ trọng (%) của top 10 thị trường cao 32 su xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, năm 2008 Bảng 2.5 Kim ngạch của top 10 thị trường cao su xuất khẩu lớn nhất 34 của Việt Nam, năm 2009 Bảng 2.6 Khối lượng sản phẩm cao su xuất khẩu theo chủng loại của 36 Việt Nam Bảng 2.7 Thống kê và dự báo về tiêu thụ cao su Trung Quốc 40 Bảng 2.8 Chủng loại xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2009 46 DANH SÁCH BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 1.1 Diện tích cao su tự nhiên của một số quốc gia năm 2005- 8 2009 Biểu đồ 1.2 Sản lượng cao su tự nhiên thế giới và một số nước sản 9 xuất lớn, năm 2006-2008 Biểu đồ 1.3 Tiêu thụ cao su tự nhiên thế giới năm 2005-2009 11 Biểu đồ 1.4 Nhập khẩu cao su tự nhiên của các nước 13 Biểu đồ 1.5 Giá cao su và dầu thô trên thế giới từ năm 2002-2009 14 Biểu đồ 1.6 Diễn biến giá cao su thiên nhiên trên thị trường thế giới, 15 năm 2007-2008 Biểu đồ 2.1 Diện tích và sản lượng cao su của cả nước từ 2000 – 2008 23 Biểu đồ 2.2 kim ngạch xuất khẩu cao su thiên nhiên, năm 2002-2009 29 Biểu đồ 2.3 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2007 31 Biểu đồ 2.4 Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam năm 2008 33 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng cao su xuất khẩu chất lượng cao của Việt Nam 35 so với các nước trong khu vực năm 2008 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2008 37 Biểu đồ 2.7 Diễn biến giá cao su xuất khẩu của Việt Nam và giá cao 38 su thế giới, tháng 1- tháng 12/08 Biểu đồ 2.8 Kim ngạch xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, năm 2002-2009 44 Biểu đồ 2.9 Kim ngạch của top 10 doanh nghiệp xuất khẩu cao su 45 Việt Nam sang Trung Quốc năm 2008 Biểu đồ 2.10 Giá xuất khẩu cao su tự nhiên của một số doanh nghiệp 48 cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc năm 2008, USD/tấn Biểu đồ 2.11 Giá cao su xuất khẩu theo thị trường năm 2008 49 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CIF : Cost Insurance and freight CV : constant viscosity DAF : Delivered at frontier FOB : Free on Board GDP : Gross domestic product RSS : Ribbed Smoket Sheet SIR : Standard Indonesia Rubber SMR : Standard Malaysia Rubber SVR : Standard Vietnam Rubber WTO : World Trade Organization IRSG : International Rubber Study Group 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa của đề tài Ngành cao su Việt Nam trong những năm qua không ngừng lớn mạnh và phát triển, có kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, đóng góp to lớn cho nền kinh tế đất nước. Cao su đã trở thành mặt hàng nông sản đứng thứ 3 về kim ngạch xuất khẩu sau 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), xuất khẩu được gần 3tỉ USD, chiếm 2,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trung Quốc hiện là đối tác nhập khẩu cao su nhiều nhất của Việt Nam. Việc chính phủ Trung Quốc bãi bỏ chế độ hạn ngạch nhập khẩu đối với loại cao su thiên nhiên từ 1/1/2005, đã khiến nhu cầu nhập khẩu cao su từ Việt Nam tăng mạnh. Mặt khác, những năm vừa qua, ngành công nghiệp sản xuất ôtô và xe máy của Trung Quốc phát triển mạnh, trong khi đó ngành sản xuất cao su nội địa chưa đáp ứng đủ nhu cầu, giá cao su nước ngoài rẻ hơn nên Trung Quốc luôn là thị trường tiềm năng cho ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu chưa xứng với điều kiện thị trường, có lúc nước ta phải mua từ Thái Lan, Campuchia để xuất khẩu sang Trung Quốc. Bên cạnh đó, hơn 90% sản lượng cao su Việt Nam phục vụ xuất khẩu dưới hình thức cao su nguyên liệu, nên thời gian qua tuy Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cao su lớn trên thế giới, nhưng lợi nhuận thấp hơn nhiều so với Malaysia và Thái Lan. Ngoài ra, thị trường Trung Quốc có nhiều biến động, giá cả lên xuống thất thường, cạnh tranh gay gắt, đặc biệt là suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2007, 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu, nói chung và xuất khẩu sang Trung Quốc, nói riêng. Xuất phát từ tình hình trên, việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu cao su sang Trung Quốc là cần thiết. Do đó tác giả mạnh dạn chọn đề tài “XUẤT KHẨU CAO SU VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP” để làm luận văn tốt nghiệp cao học. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. - Nghiên cứu các học thuyết kinh tế làm nền tảng cho việc đưa ra những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. - Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu cao su của một số quốc gia như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. - Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu cao su sang Trung Quốc. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động xuất khẩu cao su sang Trung Quốc - Phạm vi nghiên cứu: • Không gian: Các doanh nghiệp Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên Hải Miền Trung. • Thời gian : Từ năm 2006 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu. Dựa trên nền tảng các học thuyết kinh tế, các số liệu thứ cấp, số liệu từ các niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành cao su, sách, báo, internet….khảo sát một số doanh nghiệp tiêu biểu từ đó đưa ra các giải pháp. 5. Tính mới của đề tài. Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã tham khảo trước các đề tài nghiên cứu của các tác giả dưới đây. - Hà Huy Thịnh- Một số giải pháp nâng cao xuất khẩu cao su Việt Nam. - Nguyễn Đình Khanh- Những giải pháp chiến lược xuất khẩu cao su từ 2004-2010. 3 - Bùi Thùy Uyên Vi- Chiến lược maketing xuất khẩu sản phẩm cao su thiên nhiên Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam. - Nguyễn Thị Ngọc Hiếu- Nghiên cứu phát triển công tác xuất khẩu cao su của Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam đến năm 2015. - Nguyễn Hồng Phú- Một số giải pháp hoàn thiện công tác xuất khẩu của Tổng Công Ty Cao Su Việt Nam. Các đề tài trên không hoặc ít phân tích về thị trường Trung Quốc, thời gian nghiên cứu trước khi Việt Nam gia nhập WTO. Do đó, tính mới của đề tài so với các đề tài trên thể hiện ở chỗ: - Tập trung nghiên cứu thị trường xuất khẩu lớn nhất nước ta- thị trường Trung Quốc- để từ đó đưa ra các giải pháp giúp các doanh nghiệp hoàn thiện hơn công tác xuất khẩu sang thị trường này. - Đề tài được nghiên cứu vào thời điểm sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Đưa ra kiến nghị đối với nhà nước và các bộ nghành nhằm khắc phục các điểm yếu để đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang thị trường Trung Quốc. 6. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 84 trang, 8 bảng, 11 hình, được chia làm 3 chương Chương 1: Cơ sở khoa học để khẳng định cần đẩy mạnh xuất khẩu cao su Chương 2: Thực trạng xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc thời gian qua Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cao su Việt Nam sang Trung Quốc 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH CẦN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CAO SU 5 1.1. CÁC HỌC THUYẾT VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Vào cuối thế kỷ 15, các nhà kinh tế học cổ điển đã phát hiện ra vai trò rất quan trọng của thương mại quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Kể từ đó đến nay các nhà khoa học nhiều thế hệ tiếp sau đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước về mặt lý luận của vấn đề này. Sau đây là một số nội dung cơ bản của hệ thống lý luận về thương mại quốc tế. 1.1.1. Thuyết trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương ra đời vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI ở Anh và Pháp sau đó lan rộng ra cả châu Âu trong bối cảnh trình độ sản xuất đã được nâng cao nhất định, công nghiệp phát triển, sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hóa…tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển. Lúc bấy giờ giới thương nhân được đề cao và chính họ đã đề xướng ra lý thuyết căn bản của trường phái kinh tế này. Nội dung cơ bản của thuyết trọng thương là coi trọng xuất khẩu, cho rằng xuất khẩu là con đường mang lại phồn vinh cho đất nước. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà kinh tế theo chủ nghĩa trọng thương còn hạn chế và rất cực đoan khi họ xem hoạt động thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không, giữa hai quốc gia giao thương nếu bên này có lợi thì bên kia phải chịu thiệt hại tương ứng. Do đó, họ đòi hỏi trong quan hệ ngoại thương phải luôn xuất siêu để đảm bảo lợi ích quốc gia. Mặt khác, họ chủ trương thực hiện mọi biện pháp có thể được để đạt thặng dư trong cán cân thương mại quốc tế, như: kêu gọi chính phủ bảo vệ mậu dịch, bảo hộ sản xuất trong nước bằng hàng rào thuế quan và cấm ngặt việc xuất khẩu nguyên liệu; đảm bảo độc quyền kinh doanh để dành ưu thế cạnh tranh với nước ngoài. Nhưng dẫu sao thì chủ nghĩa trọng thương cũng đã nêu lên được quan điểm rất tiến bộ thời bấy giờ là biết coi trọng thương mại quốc tế và cho rằng chính phủ có vai trò can thiệp nhất định vào hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động ngoại thương, mở đường cho các học thuyết về thương mại quốc tế sau này. 6 1.1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith: Đến giữa thế kỷ XVIII công nghiệp đã phát triển mạnh ở châu Âu, mậu dịch phát triển sâu rộng, tiền tệ được phát hành rộng rãi cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh là Adam Smith đã đưa ra quan điểm mới về thương mại quốc tế tích cực hơn so với phái trọng thương. Quan điểm của A.Smith đề cao vai trò cá nhân, ông cho rằng mọi người khi làm gì cũng nghĩ đến tư lợi của mình, nhưng điều đó cũng có lợi cho tập thể và quốc gia. Do vậy, trong một quốc gia chính quyền không cần can thiệp vào hoạt động của cá nhân và doanh nghiệp, cứ để họ phát triển sẽ có lợi cho nền kinh tế. Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith cho rằng hai quốc gia giao thương nên hợp tác trên cơ sở tự nguyện, hai bên cùng có lợi và dựa trên các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Lợi thế tuyệt đối là sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng loại sản phẩm. Mỗi quốc gia chỉ xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối. Theo lý thuyết này, sự chuyên môn hóa sản xuất những sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối sẽ giúp các quốc gia khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên kinh tế của đất nước. Thông qua mậu dịch quốc tế, tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng sẽ tăng cao hơn và chi phí rẻ hơn so với trường hợp phải tự sản xuất hoàn toàn trong nước. Ưu điểm của lý thuyết lợi thế tuyệt đối chỉ rõ, mỗi quốc gia phải chuyên môn hóa sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối. Đồng thời thông qua trao đổi sản phẩm có lợi thế của nước khác để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Điều cốt lõi của khái niệm này cho rằng: các quốc gia giao thương đều có lợi trong các hoạt động thương mại quốc tế. 7 1.1.3. Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo: Nội dung của học thuyết lợi thế so sánh được phát biểu như sau: một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế so sánh và nhập khẩu trở lại những sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh. Khác với lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lợi thế so sánh được hiểu là sự khác biệt tương đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng loại sản phẩm. Lý thuyết về lợi thế so sánh chỉ ra rằng: một quốc gia dù không có lợi thế tuyệt đối, nhưng có lợi thế so sánh (tương đối) về một loại sản phẩm nhất định và biết cách khai thác tốt các lợi thế này thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất và thương mại quốc tế thì vẫn có thể nâng cao được hiệu quả của nền kinh tế của mình. Điều này đã khắc phục được nhược điểm cơ bản về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và được coi là một trong những quy luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển. 1.1.4. Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler: Theo Haberler, chi phí cơ hội của một loại sản phẩm (X) là số lượng sản phẩm loại khác mà người ta phải hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm X. Theo Haberler chi phí cơ hội không đổi trong mỗi quốc gia nhưng lại khác nhau giữa các nước. Chính sự khác biệt này là cơ sở làm nảy sinh ra sự trao đổi mậu dịch quốc tế, nó cho phép mỗi quốc gia có thể tập trung chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào loại sản phẩm có chi phí cơ hội thấp, sau khi tiến hành trao đổi hàng hóa, lợi ích kinh tế của từng nước và toàn thế giới đều tăng lên. Luận điểm này cho rằng các nước có quy mô nền kinh tế nhỏ bé vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào các sản phẩm có lợi thế so sánh, thông qua trao đổi mậu dịch quốc tế vẫn nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn do nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào ngoại thương trong khi giá cả và tỷ giá trao đổi hàng hóa do các nước có quy mô sản xuất lớn quy định 8 1.1.5. Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher- Ohlin: Trong thế kỷ 20 nhiều lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế lần lượt xuất hiện nhằm khắc phục nhược điểm của những lý thuyết cổ điển đã nêu trên, trong đó nổi bật là tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1993 của hai nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin. Lý thuyết này cho rằng để làm ra sản phẩm người ta phải sử dụng kết hợp các yếu tố sản xuất theo những tỷ lệ cân đối khác nhau nhất định. Trong điều kiện kinh tế mở, mỗi nước sẽ hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào những ngành mà nước mình có thể sử dụng các yếu tố sản xuất một cách thuận lợi nhất, nguồn cung cấp dồi dào, chi phí rẻ, chất lượng hàng hóa sản xuất ra tốt hơn so với các nước khác. Như vậy, theo quy luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất thì sự dư thừa hay khan hiếm các yếu tố sản xuất quyết định mô hình thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Trong đó, một quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm tương đối. Thương mại quốc tế sẽ dẫn đến sự cân bằng tương đối và cân bằng tuyệt đối giá cả các yếu tố sản xuất giữa các quốc gia giao thương. Từ các cơ sở lý luận trên chúng ta nhận thấy rằng Việt Nam có thể chuyên môn hóa để đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sản phẩm mà nước ta có ưu thế và vị thế trên thị trường đó là cao su. Nước ta có nguồn cung cao su dồi dào, chi phí rẻ và chất lượng không thua kém các nước khác. Để hiểu thêm về vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thị trường thế giới, tác giả xin giới thiệu tổng quan về thị trường cao su thế giới và những tác động của nó đến ngành cao su Việt Nam. 1.2. GIỚI THIỆU VỀ CAO SU 1.2.1. Cao su và vai trò của nó Cây cao su có tên khoa học là HEVEA BRASILIENSIS thuộc họ Eu Phorbiace, được con người biết đến trong tình trạng hoang dã vào khoảng thế kỷ 15 tại vùng 9 châu thổ rộng lớn của sông Amazone thuộc Nam Mỹ. Cuối thế kỷ 19, cây cao su bắt đầu được nhân trồng với quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới. Cây cao su được bác sĩ Yersin đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 1897. Cây cao su cung cấp cho con người nhiều sản phẩm đặc biệt như: mủ cao su, gỗ cao su, và dầu hạt cao su. Đó là các nguyên liệu chủ yếu, không thể thiếu của nhiều ngành công nghiệp quan trọng trong nền kinh tế thế giới và đời sống con người. Đặc tính hơn hẳn của sản phẩm cao su tự nhiên so với cao su tổng hợp là tính co dãn, đàn hồi, bám dính, chịu lạnh tốt, chống được đứt gãy, dễ gia công chế biến…vì thế cao su tự nhiên được coi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu được trong công nghiệp cơ khí, đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo xe máy, xe hơi. 1.2.2. Thị trường cao su trên thế giới. 1.2.2.1. Cung cao su thế giới. Biểu đồ 1.1. Diện tích cao su tự nhiên của một số quốc gia năm 2005-2009 Đvt: nghìn ha Nguồn: Báo cáo ngành cao su Quý 3/2009, AGROINFO 10 Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới hiện nay chủ yếu do tiểu điền nắm giữ, với tỷ lệ 76-78%, phần còn lại là sản xuất cao su quốc doanh. Những nước có tỷ lệ diện tích cao su tiểu điền cao là Thái Lan (99,2%), Malaysia (95,8%), Ấn Độ (89,7%) và Indonesia (85%). Biểu đồ 1.2: Sản lượng cao su tự nhiên thế giới và một số nước sản xuất lớn năm 2006-2008 Đvt: 1000 tấn 12000 10000 8000 Thế giới Thái Lan 6000 Indonesia Malaysia 4000 Việt Nam 2000 0 2006 2007 2008 2009 (Nguồn: AGROINFO, tính toán theo số liệu của IRSG) Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG) dự báo sản lượng cao su tự nhiên toàn thế giới năm 2009 đạt 9,36 triệu tấn, giảm 6,21% so với năm 2008. Nguyên nhân chính do các nước sản xuất chính cùng nhau cắt giảm sản lượng để nâng đỡ giá sau khi giá cao su xuống mức thấp nhất vào những tháng cuối năm 2008. Thái Lan dẫn đầu về sản lượng cao su thiên nhiên, năm 2007 là 3,06 triệu tấn, năm 2008 là 3,1triệu tấn. Indonesia đứng thứ 2 với sản lượng năm 2007 là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng